Không ít tài xế chưa hiểu rõ phạt nguội là gì và cách tra cứu phạt nguội ô tô xe máy như thế nào. Đừng lo, quí vị hãy cùng xuphat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé.
1.Khi nào có thể tra cứu phạt nguội nếu vi phạm?
Tính đến hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào thể hiện chính xác khi nào có thể tra cứu thông tin phạt nguội. Vì thời gian tra cứu sớm hay muộn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện hành vi sai phạm. Trong trường hợp vi phạm được phát hiện ngay lập tức thì bạn hãy tra cứu sau 10 ngày.
2.Tìm hiểu phạt nguội là gì?
Phạt nguội là một trong các hình thức xử lý vi phạm quy định an toàn giao thông phổ biến. Điểm đặc biệt của hình thức này là chủ phương tiện không bị xử lý ngay lập tức, mà hình ảnh vi phạm (được ghi lại bởi hệ thống camera an ninh) tự động gửi về trung tâm xử lý. Tiếp đến, cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành ban hành thông báo nộp phạt vi phạm giao thông sau một khoảng thời gian nhất định.
TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu xử phạt, phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc
3.Cách tra cứu phạt nguội trên điện thoại bằng ứng dụng
Công dân Việt Nam có thể tra cứu mình có bị phạt nguội hay không thông qua một số ứng dụng và app tra cứu phạt nguội toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những ứng dụng có thể giúp quí vị dễ dàng tìm kiếm thông tin phạt nguội nhất chính là www.xuphat.com
-
Một số lưu ý cần biết khi bị phạt nguội ô tô
Một số điều quan trọng công dân Việt Nam cần biết nếu vi phạm an toàn giao thông và nhận hình thức phạt nguội:
Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2021 quy định cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định; trong trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
– Một số lỗi phạt nguội phổ biến là chuyển làn/chuyển hướng không có tín hiệu đèn báo trước, vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, đi vào đường có biển báo cấm, điều khiển xe chạy quá nhanh…
– Đối tượng vi phạm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Thương mại hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
– Mức phạt nguội dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo sai phạm.
5. Các thắc mắc liên quan đến phạt nguội ô tô
Liên quan đến vấn đề phạt nguội giao thông, có một số câu hỏi thường gặp cần được giải đáp ngay như:
5.1. Không nộp phạt nguội có sao không?
Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn thì hồ sơ cá nhân, tổ chức bị phạt được thông báo cho cơ quan đăng kiểm (*) để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính và bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cứ mỗi ngày nộp phạt chậm thì đối tượng vi phạm phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền chưa nộp.
(*) Đăng kiểm là một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy cũng như an toàn của người và hàng hóa trên các phương tiện đó.
5.2. Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?
Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tước bằng lái xe của đối tượng vi phạm. Chẳng hạn, chủ phương tiện bị tước bằng lái khi sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe hoặc dừng xe/quay đầu xe/đỗ xe sai vị trí.
5.3. Cảnh sát giao thông (CSGT) có gọi điện thông báo phạt nguội không?
Mọi trường hợp phạt nguội đều nhận được văn bản thông báo hoặc giấy mời nộp phạt tại trụ sở Công an cấp xã, phường tiếp nhận thông báo từ CSGT. Vì thế, CSGT không gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho bất kỳ đối tượng vi phạm nào.
Trong trường hợp bạn nhận được điện thoại hoặc tin nhắn nộp phạt trực tuyến thì đây có khả năng cao là một hình thức lừa đảo tài sản từ nhóm đối tượng lừa đảo nguy hiểm. Điều bạn nên làm là ghi lại số điện thoại và gửi thông tin đến đầu số 156 để Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.
Trên đây là một số cách tra cứu phạt nguội. Tuy nhiên, nhanh chóng và hiệu quả và ít mất thời gian nhất, bạn chĩ cần truy cập www.xuphat.com là có ngay kết quả và những lời khuyên cần làm gì ngay, hữu ích nhất.
XEM THÊM>>Nóng: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường “phạt nguội” thay vì trực tiếp