Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

“Nóng: Sẽ đổi 22 triệu giấy phép lái xe ?

Ở Việt Nam theo thống kê hiện có ít nhất 22 triệu giấy phép lái xe. Theo dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải được đổi sang giấy phép lái xe mới. Sau đây là thông tin chi tiết…

Giấy phép lái xe cấp trước ngày 1/7/2012

Trong bản cập nhật mới nhất của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã bổ sung điều khoản: “Giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải được đổi sang giấy phép lái xe mới theo lộ trình do Chính phủ quy định“. Thông tin này thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi số người phải đổi bằng lái xe nhất là xe máy là vô cùng lớn.

Ở Việt Nam theo thống kê hiện có ít nhất 22 triệu giấy phép lái xe
Ở Việt Nam theo thống kê hiện có ít nhất 22 triệu giấy phép lái xe

Một lãnh đạo Phòng Quản lý người lái và phương tiện, Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết: Bộ Công an đã bổ sung điều khoản này căn cứ theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để thuận lợi hơn trong việc quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo ước tính, số lượng giấy phép lái xe được cấp trước ngày 1/7/2012 là khoảng 22 triệu giấy phép. Trong đó 100% là bằng lái xe mô tô.

Ông Thống cho biết 22 triệu giấy phép lái xe này thiếu dữ liệu về ngày tháng sinh nên không thể tích hợp được vào dữ liệu quốc gia về dân cư và các ứng dụng đi kèm (như tài khoản định danh điện tử, ứng dụng VNeID…).

Không giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt
Không giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt

Khi nào áp dụng xử phạt?

Trả lời câu hỏi về lộ trình cấp đổi cho 22 triệu giấy phép lái xe này, lãnh đạo Phòng Quản lý người lái và phương tiện cho biết: khi dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng lộ trình chi tiết.

Trong thời gian này, người dân có bằng lái xe máy cấp trước ngày 1/7/2012 có thể chủ động đi làm thủ tục cấp đổi bằng lái xe mới để tích hợp được bằng lái vào ứng dụng VNeID

TIN NÓNG XEM NGAY>>“Giỡn mặt” với quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cái giá phải trả

XEM THÊM>>Xử phạt thầy dạy lái xe vì không nhường đường cho xe… ưu tiên

“Giỡn mặt” với quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cái giá phải trả

Những ngày qua, thông tin hàng loạt cán bộ, viên chức, công chức, nhà báo thậm chí lãnh đạo nhiều địa phương bị tổ tuần tra xử lý Cục CSGT Bộ Công an xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông thu hút sự quan tâm lớn của người dân.

Từ những vụ vi phạm liên quan đến những người có chức trách, dư luận lại bàn quyết tâm thực thi các quy định xử phạt tài xế lái xe khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Mời quí vị cùng xuphat.com cùng tìm hiểu câu chuyện nóng này để rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người…

Tổ CSGT Cục CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại Bình Dương
Tổ CSGT Cục CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại Bình Dương

TIN NÓNG >>Cấp dưới nhậu xỉn lái xe, “sếp” đứng đầu có thể bị xử phạt

Khổ lắm nói mãi…

Ai vi phạm phải chịu xử phạt, cho dù người vi phạm là ai, đang làm việc gì. Khi người có chức trách hoặc tài xế của người có chức trách bị thổi phạt, mức độ quan tâm của dư luận cao hơn. Bởi vì họ hiểu hơn người khác về mức độ nguy hiểm của hành vi này, không chỉ là chuyện họ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền mà điển hình về việc xem thường pháp luật về giao thông, coi nhẹ an toàn cho mình và người khác.

Nhưng nhìn ở một góc khác, khi người có chức trách bị thổi phạt và thông tin vi phạm được công khai cho thấy quyết tâm xử lý vi phạm của cơ quan chức năng, mạnh mẽ xử lý, không kiêng dè. Mọi công dân đều công bằng trước pháp luật. Mong là sau khi vi phạm được phát hiện, sai ở mức nào được xử lý đúng mức đó.

Nghĩ rộng hơn, anh tài xế lái xe chở giám đốc bệnh viện hay một anh cảnh sát giao thông vi phạm nồng độ cồn cũng là những ví dụ điển hình cho hàng trăm, hàng ngàn người đã vi phạm lỗi tương tự. Chỉ khác nhau ở chỗ ai từng vi phạm nhưng đã không bị phát hiện. Và số người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn còn cao gấp bội so với tài xế ô tô. Vùng miền nào cũng có người vi phạm, có nam và cả nữ, độ tuổi nào cũng có, nghề nghiệp nào cũng có.

Dân đi nhậu vẫn luôn bất bình trước những thông tin cảnh sát giao thông lập chốt gần quán nhậu. Thử hỏi: nếu mọi người đều chấp hành nghiêm chỉnh “đã uống rượu bia, không lái xe” thì lo gì chuyện bị xử phạt! Còn ngược lại, ai cũng là người vi phạm, chỉ là chưa bị thổi phạt thôi.

Mọi quy định pháp luật đều hướng đến trật tự, lợi ích và an toàn cho xã hội. Khi nghị định 100/2019 có hiệu lực pháp luật, phần lớn người uống rượu bia đã hạn chế lái xe sau khi uống các thứ có cồn. Nhưng ít lâu sau đó, người người lại quên! Cho nên khoan vội cười ai khi mình cũng có lúc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.

Không phải là chuyện ai bị xử phạt bao nhiêu tiền, điều đáng mong đợi nhất là việc dần dần có thêm số đông người không lái xe khi có men.

Chưa nói đến những hệ lụy do say xỉn gây ra về an ninh trật tự và tai nạn giao thông thì việc xử phạt của CSGT cũng chỉ là một trong những cách thực thi pháp luật.

Tốt hơn hết là thay đổi ở mỗi người, dù bạn là ai! Đó là sự thay đổi văn minh và an toàn cho bản thân, gia đình mình, cho xã hội.

 

Thượng tôn pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân
Thượng tôn pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân

TIN HOT>>“Nóng”: Phát hiện thêm nhiều cán bộ, lãnh đạo vi phạm nồng độ cồn

Thủ Tướng yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ say xỉn lái xe,  không có ngoại lệ

Đầu tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Thủ tướng yêu cầu xử lý, xử phạt các vi phạm giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm giao thông; nghiêm cấm lực lượng chức năng “xuê xoa”, bỏ qua trong xử lý, xử phạt vi phạm dưới mọi hình thức.

Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị.

Cương quyết khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm và đối tượng chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Chiến dịch tổng kiểm soát vi phạm giao thông của Cục CSGT sẽ còn tiếp diễn 
Chiến dịch tổng kiểm soát vi phạm giao thông của Cục CSGT sẽ còn tiếp diễn

Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, phải tiếp tục thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý, xử phạt đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn nhằm tạo chuyển biến tích cực, tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe”, trước hết trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đến nhân dân.

Hi vọng, câu chuyện này sẽ giúp cho quý vị, nhất là cán bộ, công viên chức…sẽ có cái nhìn “chuẩn” hơn về qui định xử phạt nồng độ cồn trước khi xảy ra những điều đáng tiếc…

TIN HOT>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

XEM THÊM>>Buôn bán lương thực, thực phẩm năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào? (tiếp theo)

 

 

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI