Chu Hải

Cục Đăng kiểm Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ xây dựng quy chuẩn khí thải xe máy

Ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, nếu Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị hỗ trợ trong quá trình xây dựng bộ quy chuẩn khí thải thì Cục luôn sẵn sàng.

Tại cuộc họp về lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành vào chiều qua (13/3), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc áp dụng quy chuẩn khí thải trước hết tại một số khu vực, tuyến đường phố trọng điểm ở Hà Nội và TPHCM, nơi có mức ô nhiễm không khí cao.

Bộ Xây dựng, Bộ Công an được giao phối hợp với Hà Nội, TPHCM rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông (tuyến đường, bến, điểm đỗ) để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ xe cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng; thiết kế làn đường dành riêng cho xe đạp, người đi bộ, xe máy; tăng cường truyền thông về tác hại của phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí…

xe may12 1 472 51891.jpg
Kiểm định khí thải xe máy. Ảnh: Tư liệu 

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có trên 70 triệu xe máy đăng ký. Tại các thành phố lớn, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính. Riêng Hà Nội có hơn 7 triệu xe máy, trong đó xe máy đã sử dụng trên 10 năm chiếm 72,58%. Đây là nguyên nhân làm gia tăng mức phát thải chất độc hại vào không khí.

Cơ quan chức năng cho biết, xe máy là nguồn phát thải ô nhiễm lớn nhất. Theo kết quả từ 3 chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại 3 thành phố Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng cho thấy, xe sử dụng trên 5 năm đã có xu hướng vượt tiêu chuẩn khí thải hiện hành, còn xe dùng trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn.

Trong khi đó, xe dùng trên 10 năm tại cả 3 thành phố trên đều chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn.

Ủng hộ việc kiểm định khí thải xe máy, một chuyên gia giao thông cho rằng đây là việc làm cần thiết bởi thực tế xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở nước ta. Theo vị chuyên gia này, không dễ để kiểm định gần 70 triệu xe máy nhưng vẫn cần phải triển khai sớm.

“Càng kéo dài mốc thời gian thực hiện sẽ càng gây khó khăn trong quá trình thực thi do lượng xe máy có tuổi đời trên 5 năm sẽ tăng lên”, vị chuyên gia này nói.

Tại cuộc họp vào chiều 13/3, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cho rằng Quy chuẩn Việt Nam về khí thải đối với xe máy đang lưu hành là quy định có liên quan đến số lượng, chủng loại xe máy rất lớn, tác động trực tiếp đến đa số người dân nên cần có thêm thời gian đánh giá tác động, cũng như xây dựng lộ trình áp dụng, cơ sở vật chất để kiểm định khí thải.

Trao đổi thêm với VietNamNet về vấn đề trên, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, Cục sẽ phối hợp với Bộ NN&MT để xây dựng lộ trình triển khai. Nếu Bộ NN&MT đề nghị hỗ trợ trong quá trình xây dựng bộ quy chuẩn thì Cục luôn sẵn sàng.

Đối với ý kiến có thể triển khai sớm việc kiểm định khí thải xe máy ở Hà Nội, TPHCM, ông An cho rằng các cơ quan phải họp bàn để đưa ra cách thức thực hiện. Tuy nhiên, đến lúc này Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa nhận được nội dung cụ thể.

Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng), xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời dưới 5 năm được miễn kiểm định khí thải.

Xe từ 5 – 12 năm tuổi phải kiểm định hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hằng năm.

Trường hợp xe mô tô, xe gắn máy trong cơ sở dữ liệu không có thông tin về ngày xuất xưởng thì tính từ ngày 31/12 của năm sản xuất xe.

Giấy chứng nhận kiểm định khí thải sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.

CSGT Hà Nội xử lý xe máy đi ngược chiều, người vi phạm xếp hàng nhận biên bản

Đội CSGT đường bộ số 6 – Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội xử lý tình trạng xe máy đi ngược chiều tại phố Cương Kiên. Trong ít phút sáng nay (14/3), có 10 tài xế bị lập biên bản.

W-di nguoc chieu 1.JPG.jpg

Gần đây, tại phố Cương Kiên (đoạn từ đường Lương Thế Vinh hướng đi Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) xuất hiện tình trạng xe máy đi ngược chiều để lên cầu vượt Mễ Trì.

W-di nguoc chieu 4.JPG.jpg

Người điều khiển xe máy đi ngược chiều theo 2 hướng: Từ đường gom Đại lộ Thăng Long qua điểm quay đầu dưới gầm cầu vượt Mễ Trì; từ đường Lương Thế Vinh vào phố Cương Kiên, bất chấp biển báo “Cấm đi ngược chiều”.

W-di nguoc chieu cuong kien.JPG.jpg

Sau khi đi ngược chiều hơn 100m, dòng xe máy tiếp tục bất chấp nguy hiểm để quay đầu xe đi lên cầu vượt Mễ Trì, cản trở các phương tiện lưu thông theo hướng Trung Văn – Mễ Trì.

W-nguoc chieu 14 copy.jpg

Để xử lý tình trạng trên, sáng 14/3, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) đã bố trí cán bộ, chiến sĩ tại khu vực cầu vượt Mễ Trì để điều tiết giao thông và xử lý vi phạm.

W-nguoc chieu 11 copy.jpg

Chỉ trong ít phút, tổ CSGT đã xử lý 10 trường hợp tài xế xe máy đi ngược chiều tại đây. Đáng chú ý, có trường hợp cùng lúc vi phạm nhiều lỗi.

W-z6405069874161_b17de816ea4b95f545129f1cef48245b.jpg

Anh B.T.K. (SN 1981, trú tại quận Cầu Giấy) cho biết bản thân thường xuyên đi ngược chiều tại đây để “tiết kiệm” một đoạn đường.

“Nếu đi đúng chiều đường thì tôi phải đi vòng khoảng 1km, đường lại thường xuyên ùn tắc nên tranh thủ đi ngược chiều cho nhanh”, anh K. nói.

Tổ CSGT đã lập biên bản xử phạt anh K. với lỗi “Điều khiển xe máy đi ngược chiều tại nơi có biển cấm đi ngược chiều”. Với lỗi này, anh K. sẽ bị phạt 5 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.

W-z6405069677587_f3d597da96c9b2599aa9d8835b5dda2b.jpg

Anh P.T.A. (SN 1998, quê Phú Thọ; trong ảnh là người đội mũ bảo hiểm đỏ) không chỉ vi phạm lỗi đi ngược chiều đường mà còn không có giấy phép lái xe.

“Tôi vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe vì lỗi vi phạm nồng độ cồn, hôm nay lại tiếp tục bị xử lý lỗi đi ngược chiều”, anh P.T.A. trình bày.

Tổ CSGT đã lập biên bản với anh P.T.A. về các lỗi điều khiển xe máy đi ngược chiều, không có giấy phép lái xe. Với 2 lỗi này, anh P.T.A. sẽ bị xử phạt 8 triệu đồng.

W-di nguoc chieu 3.JPG.jpg

Trung tá Phạm Văn Chiến – Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết, việc đi ngược chiều tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, nhất là ở các đoạn đường là điểm lên, xuống cầu vượt vì các phương tiện lưu thông nhanh, đường dốc.

“Nhiều người có tâm lý cho rằng CSGT sẽ không xử lý vào khung giờ cao điểm vì bận điều tiết, phân luồng giao thông, nhưng đó là quan điểm sai lầm. Chúng tôi sẽ tăng cường xử lý vi phạm, nhất là khung giờ cao điểm để kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông”, Trung tá Phạm Văn Chiến nhấn mạnh.

Cục CSGT đề xuất khôi phục, mở rộng hệ thống đồng hồ đếm ngược tín hiệu đèn

Cục CSGT cho biết, thời gian tới sẽ đề xuất khôi phục hoặc mở rộng hệ thống đồng hồ đếm ngược tín hiệu đèn.

Ngày 14-3, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) thông tin về kết quả hai tháng rưỡi thực hiện Nghị định 168.

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Theo đó, từ ngày 1-1 đến ngày 14-3, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 587.075 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn 43.195 trường hợp.

Thống kê cũng cho thấy, có 58.578 giấy Phép lái xe bị trừ điểm; tạm giữ 166.773 phương tiện (2.964 ô tô, 157.795 mô tô, 6014 phương tiện khác).

Cục CSGT đề xuất khôi phục, mở rộng hệ thống đồng hồ đếm ngược tín hiệu đèn
Tình hình tai nạn giao thông đã giảm 3 tiêu chí sau 2,5 tháng thực hiện Nghị định 168. Ảnh PHI HÙNG

So với cùng kỳ, xử phạt giảm 299.111 trường hợp (-38,8%). Trong đó, xử lý vi phạm nồng độ cồn 121.861 trường hợp, so với cùng kỳ -115.468 trường hợp (-48,7%); vi phạm tốc độ 138.725 trường hợp, so với cùng kỳ giảm 74.919 trường hợp (-35,1%); người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 861 trường hợp, so với cùng kỳ giảm 425 trường hợp (-33%).

Vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng 7.810 trường hợp, so với cùng kỳ giảm 9.044 trường hợp (-53,7%); chở quá số người quy định 4.527 trường hợp, giảm 7.585 trường hợp (-62,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông 7.746 trường hợp, giảm 3.171 t/h (-29%).

Vi phạm phần đường, làn đường 24.042 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 453 trường hợp; vi phạm về mũ bảo hiểm 52.872 trường hợp; phương tiện quá hạn hoặc hết hạn kiểm định 331 trường hợp…

Về tình hình tai nạn giao thông, có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước và thời gian trước liền kề. Cụ thể, toàn quốc đã xảy ra 3.535 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 1.933 người, bị thương 2.436 người.

So với thời gian trước liền giảm 1.288 vụ (-26,71%), giảm 451 người chết (-18,92%), giảm 950 người bị thương (-28,06%); so với cùng kỳ năm 2024 giảm 1.635 vụ (-31,62%), giảm 290 người chết (-13,05%), giảm 1.621 người bị thương (-39,96%).

Tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ thông tin

Đại diện cho hay, có thể thấy việc quy định và thực thi nghiêm túc Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168 đã tác động mạnh tới ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, được đông đảo quần chúng nhân dân đánh giá sẽ tác động hiệu quả như việc quy định yêu cầu đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tham gia giao thông, nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn…

“Qua đó đã góp phần thay đổi căn bản nhận thức, hành vi của người tham gia giao thông, bước đầu xây dựng, hình thành văn hóa giao thông, nhất là tại các đô thị lớn. Người dân tự giác chấp hành, an tâm hơn khi ra đường”, đại diện Cục CSGT khẳng định.

Cũng theo Cục CSGT, thời gian tới lực lượng CSGT sẽ tập trung tham mưu, báo cáo đề xuất với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, hoàn thiện hạ tầng giao thông theo thẩm quyền, trong đó, tập trung rà soát, khắc phục, tổ chức các hệ thống báo hiệu đường bộ hợp lý, bổ sung biển báo hướng dẫn; kẻ vạch phân chia làn đường, phần đường…

Đồng thời, sửa chữa, khắc phục hệ thống đèn tín hiệu giao thông, khôi phục hoặc mở rộng hệ thống đồng hồ đếm ngược tín hiệu đèn; xử lý trật tự đô thị, lấn chiếm lòng, lề đường, trông giữ xe trái phép gây cản trở, ùn tắc giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ thông tin trong công tác, nhất là ứng dụng hệ thống camera giám sát vào phát hiện, xử phạt giao thông…

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 15/3/2025

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 15/3/2025: Ô tô tải va chạm với hai xe máy, ba người thương vong; Bị ô tô khách tông trúng, người phụ nữ đi xe máy thiệt mạng…

Ô tô tải va chạm với hai xe máy, ba người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn khiến ba người thương vong - Ảnh: H. Quang.

Hiện trường vụ tai nạn khiến ba người thương vong. (Ảnh: H.Quang)

Tối 14/3, tại đường Mê Linh (đoạn qua xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa ô tô tải và xe máy khiến ba người thương vong.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 20h10 cùng ngày, xe ô tô tải (chưa rõ biển số, người lái) lưu thông trên đường Mê Linh theo hướng Hà Nội – Vĩnh Phúc.

Khi đến Km 4+900 thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy BKS 88G1 – 378.xx (chưa rõ người điều khiển) và 1 xe máy (chưa rõ biển số, người điều khiển) đang lưu thông cùng chiều.

Cú va chạm mạnh khiến anh Đ và anh Q tử vong tại chỗ; chị L bị gãy chân được người dân đưa đi cấp cứu ngay sau đó. Hai xe máy bị hư hỏng nặng, văng xa khoảng 10m.

Bị ô tô khách tông trúng, người phụ nữ đi xe máy thiệt mạng

Lực lượng công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn - Ảnh: VN.

Lực lượng công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn – Ảnh: VN.

Chiều 14/3, Bệnh viện Quân y 211 thông tin, bệnh nhân H.T.T.H (39 tuổi, ngụ phường Yên Thế, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông giữa ô tô khách và xe máy xảy ra trên địa bàn TP Pleiku đã không qua khỏi.

Trước đó, khoảng 8h cùng ngày, chị H.T.T.H điều khiển xe máy BKS 81AX – 008.90 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng từ ngã tư Biển Hồ – ngã ba Hoa Lư.

Khi đến đoạn trước Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã bị ô tô khách giường nằm của nhà xe Đức Đạt mang BKS 81B – 019.98 do tài xế Lê Anh Tuấn (SN 1988, trú huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk) điều khiển từ đường Nguyễn Thị Định ra Phạm Văn Đồng tông văng xa khoảng 10m.

Vụ tai nạn khiến chị H bị chấn thương sọ não, dập nội tạng, gãy dập chân phải, gãy xương sườn và rơi vào tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch. Tuy được các y, bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 211 tích cực cứu chữa nhưng chị H đã tử vong.

Hai mẹ con cô giáo tử vong sau va chạm với xe tải ở Hà Tĩnh

Hiện trường vụ tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn.

Vào khoảng 7h ngày 14/3, trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra vụ TNGT giữa ô tô tải và xe máy khiến hai người tử vong.

Theo đó, thời điểm trên, ô tô tải BKS 38C – 165.xx (chưa rõ danh tính tài xế) di chuyển trên đường Hồ Chí Minh theo hướng Bắc – Nam. Khi tới Km773+400 thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, xe tải xảy ra va chạm với xe máy BKS 38AS – 039.xx chở 2 người chạy ngược chiều.

Sau cú va chạm mạnh, ô tô tải bị lật nghiêng, xe máy tông vào hàng rào hộ lan tôn.

Hậu quả, hai người đi trên xe máy là chị N.T.T (SN 1975, giáo viên một trường THCS trên địa bàn) tử vong tại chỗ và con là T.Đ.T (SN 1999) tử vong sau khi đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho học sinh đi học

(CATP) Không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra từ việc học sinh không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông, cơ quan chức năng cũng thường xuyên cảnh báo, lực lượng CSGT đã liên tục xử phạt cả phụ huynh lẫn học sinh nhưng tình trạng này vẫn còn tái diễn.

Theo kế hoạch phối hợp giữa Phòng CSGT cùng Sở GD&ĐT TPHCM, các trường hợp học sinh vi phạm luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đều bị CSGT gửi thông báo về trường. Riêng Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng đã tăng mức phạt cả phụ huynh lẫn học sinh cao hơn rất nhiều lần Nghị định 100, nhưng dường như vẫn chưa đủ răn đe đối với tình trạng học sinh điều khiển xe máy đến trường.

Hàng loạt vụ tai nạn thương tâm

Tại nhiều điểm trường THPT trên địa bàn TPHCM, vào giờ tan trường, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh sử dụng xe máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 lưu thông trên đường. Hành vi trên vừa gây nguy hiểm cho bản thân và nguy cơ mất an toàn cho những người cùng tham gia giao thông, từ đó đã có không ít những vụ va chạm, TNGT xảy ra.

Đơn cử, ngày 23/02/2024, Công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Dũng (SN 2004, ngụ xã Đồng Du, huyện Bình Lục) về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, xảy ra ngày 24/12/2023, tại thôn An Hoàng (xã Trịnh Xá, TP.Phủ Lý).

Theo điều tra, khoảng 20 giờ ngày 23/12/2023, Trần Văn Dũng uống rượu cùng Nguyễn Ngọc H. (SN 2007) cùng 4 người khác tại một đám cưới tại thôn An Bài 1 (xã Đồng Du, huyện Bình Lục). Sau đó, Nguyễn Ngọc H. mượn xe môtô nhãn hiệu Yamaha Exciter của Dũng đi đón bạn. Khi đi đến km 123 + 600 trên tuyến Quốc lộ 37 theo hướng Quốc lộ 21B (thuộc địa phận xã Tràng An, huyện Bình Lục), do không làm chủ được tốc độ, đi không đúng phần đường quy định nên Nguyễn Ngọc H. tự đâm vào gốc cây bên đường và tử vong.

CSGT TP.Thủ Đức xử phạt nhiều học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mà đi xe máy đến trường

Căn cứ vào tài liệu hồ sơ, lời khai của bị can, nhân chứng, Cơ quan CSĐT Công an TP.Phủ Lý đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Dũng để điều tra về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 264 Bộ luật Hình sự.

Hay cuối tháng 10/2024, chỉ trong 12 ngày, Công an TP.Thủ Đức (TPHCM) ghi nhận 4 vụ tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, sinh viên khiến 5 người tử vong. Trong đó, vụ việc xảy ra ngày 15/10/2024, trên đường Mai Chí Thọ khiến nữ sinh 14 tuổi (học lớp 9) tử vong khi điều khiển xe máy 50 phân khối tông trúng xe ôtô đỗ ven đường.

Hay vào sáng ngày 10/12/2024, ôtô 7 chỗ do một người đàn ông quê tỉnh Bình Phước điều khiển đã xảy ra tai nạn với xe máy do 2 học sinh (SN 2011 và 2010) điều khiển. Vụ tai nạn khiến cả hai bị văng xuống đường, tử vong.

Cũng trong tháng 12/2024, xe máy do 3 nam sinh (SN 2010 và 2007) điều khiển trên Quốc lộ 6 qua xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (TP.Hà Nội). Cả 3 đều đầu trần, không ai đội mũ bảo hiểm, chạy xe theo hướng Hà Nội đi Hòa Bình. Khi đến địa phận thôn Nghĩa Hảo của xã Phú Nghĩa thì va chạm với ôtô đầu kéo đang lưu thông hướng ngược lại khiến một nam sinh tử vong tại chỗ, 2 người bị thương.

Ngoài ra còn rất nhiều vụ tai nạn thương tâm khác liên quan đến học sinh điều khiển xe máy từng được báo chí đưa tin, lực lượng chức năng tuyên truyền, cảnh báo. Thế nhưng, tình trạng này vẫn còn tái diễn rất nhiều.

Cha mẹ chiều con, cẩn thận rước họa

Nhiều trường hợp học sinh khi bị CSGT dừng xe, lập biên bản đã phân trần rất nhiều nguyên do dẫn đến phải tự đi xe máy đến trường. Trong một lần PV đi theo tổ công tác Đội CSGT – TT Công an TP.Thủ Đức làm nhiệm vụ tại đường Lê Thị Hoa (phường Bình Chiểu) thì chứng kiến chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, đã có đến 17 trường hợp học sinh đi xe máy đến trường.

Theo ghi nhận, các trường hợp vi phạm là học sinh đang ở độ tuổi từ 14 – 17 tuổi, chưa đủ tuổi điều khiển xe máy nhưng vẫn đi xe máy đến trường. Hầu hết các em đều giải thích là nhà trường đã tuyên truyền nhiều, nhưng do nhà không có người đưa đi học, ba mẹ làm việc khuya bận ngủ, người nhà đi công tác, không có tiền đi xe công nghệ… nên ba mẹ cho con đi xe máy đến trường.

CSGT TPHCM vào tận trường học kiểm tra, nhằm ngăn chặn việc học sinh tự đi xe môtô đến trường

Thực tế cho thấy, một nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn, va chạm giao thông liên quan đến lứa tuổi vị thành niên, học sinh gia tăng có một phần do học sinh chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, song vẫn được cha mẹ, gia đình mua xe, giao xe môtô, xe gắn máy để tự đi. Mặc dù pháp luật quy định rất cụ thể về mức xử phạt khi cha mẹ giao xe hoặc để con chưa đủ tuổi điều khiển xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự như môtô tham gia giao thông, nhưng do nuông chiều con cái, hoặc quá bận công việc không thể đưa, đón con đi học, thậm chí không hiểu biết các quy định của pháp luật nên không ít cha mẹ vẫn giao xe cho con. Cá biệt, có một số bậc cha mẹ còn thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục, khi con em vi phạm TTATGT còn tỏ thái độ thiếu hợp tác với lực lượng chức năng, bao che hành vi vi phạm của con em mình.

Cũng chính từ việc giao xe môtô, xe gắn máy cho con em khi chưa đủ tuổi và điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ dẫn đến nhiều vụ tai nạn, va chạm giao thông đau lòng, khiến một số người phải vướng vào vòng lao lý. Nhiều người cho rằng, bố mẹ chiều chuộng giao xe cho con đến trường như vậy là rất nguy hiểm. Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khiến các cháu mất đi tương lai.

Cũng theo CSGT tại TPHCM, hiện nay mức xử phạt đối với phụ huynh giao xe cho con đi học đã cao hơn rất nhiều lần so với trước đây. Cụ thể, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển từ 8 – 10 triệu đồng đối với cá nhân và từ 16 – 20 triệu đồng đối với tổ chức. Đối với ôtô, mức phạt tăng lên 28 – 30 triệu đồng đối với cá nhân, 56 – 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Tuy nhiên, dường như mức xử phạt này vẫn chưa đủ răn đe khi chỉ riêng tại TP.Thủ Đức tính từ ngày 03 – 14/02, CSGT đã phát hiện, lập biên bản tổng cộng 28 trường hợp học sinh điều khiển xe máy đi học và phụ huynh giao xe cho con không đủ điều kiện điều khiển. Còn theo số liệu của Phòng CSGT Công an TPHCM, từ ngày 15/11/2024 – 11/02/2025, có 261 người bị CSGT lập biên bản vì giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển. Trong đó, chủ yếu là phụ huynh giao xe cho học sinh điều khiển đi học. Ngoài ra, Phòng CSGT cùng Sở GD&ĐT TPHCM cũng có kế hoạch, các trường hợp học sinh vi phạm luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đều bị CSGT gửi thông báo về trường.

Hay thậm chí, có thời gian CSGT đã phối hợp với công an địa phương vào nhiều trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, vào tận bãi xe của trường học để kiểm tra, xử lý nhằm răn đe. Nhưng nhiều trường hợp học sinh chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe phân khối lớn, một phần xuất phát từ việc phụ huynh giao xe cho con mà không kiểm soát hoặc do các em tự ý sử dụng xe khi chưa có sự cho phép.

Tránh sự nguy hiểm cho học sinh

Ngày 21/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với các trường THPT; công an cấp xã chủ trì, phối hợp với các trường THCS, tiểu học trên địa bàn kiểm tra việc sử dụng phương tiện tham gia giao thông của học sinh, nhất là tại các bãi giữ xe trong trường, khu vực cổng trường.

Ngày 24/9/2024, Cục CSGT Bộ Công an ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước.

Căn cứ các quy định trên, Phòng CSGT Công an TPHCM đã triển khai thực hiện việc kiểm tra vào các bãi giữ xe ở trường nhằm tránh sự nguy hiểm cho học sinh khi xảy ra xung đột, đồng thời để cho thấy một phần trách nhiệm của nhà trường.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI