Chu Hải

Bất ngờ cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn, do đâu?

Dịp Tết năm nay, giao thông tại các cửa ngõ TP.HCM thông thoáng hơn so với mọi năm. Mặc dù lượng xe vẫn nhiều nhưng không xảy ra cảnh ‘kẹt cứng’ kéo dài nhiều km như những năm trước.

Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 1.

Chiều mùng 4 Tết, lượng xe từ các tỉnh miền Trung trở lại TP.HCM tăng đột biến nhưng vẫn lưu thông thông suốt trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây – Ảnh: ĐỨC TRONG

Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ, chiều 2-2 (mùng 5 Tết) nhiều xe từ các tỉnh về TP.HCM nên các cao tốc và quốc lộ đông đúc nhưng tài xế không mất hàng giờ “chôn bánh” trên cao tốc như trước đây thường xảy ra.

Mở rộng, nâng cấp hạ tầng giao thông

Những năm trước, người dân có thói quen đổ dồn về quê vào ngày 25 – 27 Tết và trở lại TP.HCM vào mùng 5-6 khiến giao thông bị quá tải.

Tuy nhiên năm nay nhiều người đã chủ động sắp xếp lịch trình hợp lý hơn. Ngay từ mùng 4 Tết một số người đã trở lại thành phố, hình ảnh xe lỉnh kỉnh đồ đạc xuất hiện ở khắp các cửa ngõ.

TIN LIÊN QUAN

  • Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 2.

    Vì sao cao tốc Nha Trang – TP.HCM dịp Tết năm nay giảm tai nạn, ùn tắc?

  • Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 3.

    Dòng xe rồng rắn vào Nam trên cao tốc từ Quảng Trị đến Đà Nẵng

  • Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 4.

    Điều tiết xe lên cao tốc, các tuyến quốc lộ qua Đồng Nai dồn ứ cục bộ

Nhiều người chủ động chọn đi vào khung giờ ít xe, như sáng sớm hoặc tối muộn, né thời gian cao điểm kẹt xe tại nút thắt thường rơi vào khoảng 6h-9h và 16h – 20h trong các ngày cận và sau Tết.

Việc phân tán thời gian đi lại cũng giúp giảm đáng kể lượng xe cùng một lúc, tránh tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.

Một yếu tố quan trọng khác là việc mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông.

Thời gian qua nhiều dự án quan trọng đã được đẩy nhanh tiến độ, giúp tăng khả năng thông xe như đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, hai đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường nối Trần Quốc Hoàn, Dương Quảng Hàm, nút giao Nguyễn Văn Linh, cầu đường Tân Kỳ Tân Quý, đường Lương Định Của, Nguyễn Hoàng (nút giao An Phú)… cơ bản xong một số đoạn hoặc toàn tuyến kịp thời trước Tết, giúp xe cộ đi lại dễ dàng hơn.

Hay việc vận hành chính thức tuyến metro số 1 cũng đã “chia lửa” cho trục đường Võ Nguyên Giáp, xa lộ Hà Nội cùng các tuyến lân cận.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam cho biết việc tìm hiểu trước về tình hình giao thông thông qua các ứng dụng giao thông và báo đài để chọn thời điểm xuất phát góp phần giảm tải ở các tuyến.

Phân luồng, điều tiết từ xa

Sở dĩ có chuyển biến tích cực như năm nay vì nhiều lý do. Trong đó, việc phân luồng giao thông hợp lý hơn có thể dễ dàng nhận thấy.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM, lực lượng cảnh sát giao thông cùng các bên liên quan đã có kế hoạch phân luồng từ xa, phối hợp điều tiết giao thông hợp lý. Việc đóng mở cao tốc linh hoạt và không xảy ra bất ngờ hay bị dồn cục tại một điểm.

TIN LIÊN QUAN

  • Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 5.

    Hoàn thành 12 dự án đường cao tốc Bắc – Nam trong năm 2025

  • Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 6.

    Có nồng độ cồn gấp 5 lần mức kịch khung, tài xế vẫn lái ô tô trên cao tốc tối mùng 4 Tết

  • Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 7.

    Xử lý xong hiện trường tai nạn 3 xe khách trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo

Trong những ngày cao điểm nghỉ Tết, Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng 6 – Cục Cảnh sát giao thông) huy động tối đa lực lượng và xe tuần tra từ Nha Trang đến TP.HCM.

Đây là các đoạn cao tốc liền mạch với nhau, dài nhất ở cửa ngõ phía đông thành phố.

Đội 6 bố trí 18 tổ cảnh sát giao thông đi mô tô và ô tô đặc chủng tuần tra dọc tuyến để sẵn sàng xử lý tình huống phát sinh, gỡ ùn ứ.

Đặc biệt cầu Long Thành là “nút thắt cổ chai” thuộc đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, mỗi bên chỉ có hai làn đường, khi gặp sự cố thì việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài việc bố trí các tổ tuần tra lưu động trên tuyến chính, Đội 6 còn phối hợp với lực lượng công an các tỉnh để phân luồng, điều tiết từ xa và hạn chế cho xe tập trung quá đông vào đường cao tốc.

Khi lượng xe bắt đầu đông, các tổ sẽ đóng rào chắn từ xa, hướng dẫn chạy ra quốc lộ 1. Và khi thông thoáng trở lại sẽ mở các lối ra vào cao tốc để người dân tiếp tục hành trình. “Chỉ có thể làm phương án như vậy mới giảm tải được cho cao tốc” – đại diện Đội 6 cho biết.

Cũng theo Đội 6, nhờ các phương án xử lý như trên nên dịp Tết năm nay tình hình tai nạn giao thông và ùn ứ giảm đáng kể, không nhiều như các năm trước. Đồng thời trước Tết các đơn vị cũng thông tin rộng rãi đến người dân về việc lựa chọn một số lộ trình khác phù hợp với thực tế là cách quan trọng để giảm kẹt xe.

Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 2.

Dòng xe ùn ùn kéo dài từ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ về trung tâm Hà Nội vào chiều mùng 5 Tết – Ảnh: HỒNG QUANG

Cục Cảnh sát giao thông: Ùn ứ cục bộ dịp Tết được khắc phục nhanh

Theo đánh giá của Cục Cảnh sát giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ cơ bản được đảm bảo. Lưu lượng xe tăng cao, nhất là các ngày trước và sau kỳ nghỉ Tết, dẫn đến ùn ứ tại một số tuyến ra vào cửa ngõ Hà Nội, TP.HCM và các tuyến cao tốc, cầu Rạch Miễu (nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre).

Tuy nhiên, cơ quan này đánh giá tình hình ùn ứ cục bộ dịp Tết năm nay được khắc phục nhanh hơn, sớm đưa tình trạng giao thông trở lại bình thường.

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là trục cửa ngõ phía nam và là khu vực “nóng” nhất trong mỗi kỳ nghỉ lễ tại Hà Nội.

Ông Tạ Văn Vĩnh, trưởng Văn phòng Quản lý đường bộ I.6 (Cục Đường bộ), cho biết theo ước tính sơ bộ, lưu lượng trên tuyến này tăng khoảng 5-6% so với cùng kỳ. Cục bộ có một số ngày xảy ra ùn tắc là 25-1 (26 âm lịch – ngày đầu tiên nghỉ Tết) và ngày 1-2 (mùng 4 Tết).

Tình hình chung trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ được đánh giá không quá căng thẳng và có sự cải thiện rõ rệt so với các kỳ nghỉ lễ, Tết trước đây. Nguyên nhân được lý giải là thời gian nghỉ trước Tết năm nay được kéo dài hơn, đồng thời sau Tết sinh viên nhiều trường đại học và người lao động, buôn bán tự do sẽ có thời gian nghỉ lâu hơn, không tập trung trở lại vào một thời điểm.

Cùng quan điểm, thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng (đội trưởng Đội cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 3 – Cục Cảnh sát giao thông) cho biết tình hình trên suốt trục cao tốc từ Hà Nội tới Thanh Hóa cơ bản được đảm bảo trong 9 ngày nghỉ Tết.

Rút kinh nghiệm từ các kỳ nghỉ lễ trước đây, cảnh sát giao thông trên tuyến huyết mạch phía nam thủ đô đã có các phương án để phòng chống tình trạng ùn tắc khi lưu lượng tăng đột biến hoặc có sự cố tai nạn.

Đội cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 3 đã bố trí 15 tổ cảnh sát đi mô tô dọc tuyến cao tốc để sẵn sàng xử lý tình huống phát sinh, gỡ ùn tắc… Đồng thời thường xuyên phát cảnh báo khi lưu lượng gia tăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 3.

Xe rồng rắn nối đuôi nhau vào phía Nam trên đường cao tốc qua miền Trung chiều 2-2 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Một giải pháp quan trọng để kéo giảm ùn tắc trên đường cao tốc, theo ông Thắng, đó là giảm các vụ tai nạn, va chạm giao thông. Trong dịp nghỉ Tết năm nay, tai nạn giao thông trên tuyến đường này giảm, không xảy ra tai nạn liên quan đến xe khách.

“Từ trước Tết, chúng tôi đã tập trung xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến xe khách, xe đi vào làn dừng khẩn cấp, tài xế dùng điện thoại khi lái xe…, từ đó hiệu quả trong việc kéo giảm tai nạn”, theo ông Thắng.

Tài xế xe dịch vụ Đinh Gia Long (43 tuổi, quê Nghệ An) cho biết để tránh kẹt xe tại cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dịp Tết năm nay nhiều người lựa chọn cung đường thay thế thông qua tuyến đường 14 làn, rộng hơn cả cao tốc ở Hưng Yên.

Các tài xế có thể thoát ra khỏi cao tốc tại nút giao Liêm Tuyền, sau đó đi theo hướng cầu Hưng Hà – đường nối hai cao tốc rộng 14 làn – nút giao Yên Mỹ – cao tốc Hà Nội – Hải Phòng rồi vào trung tâm thành phố thông qua vành đai 3 hoặc cầu Vĩnh Tuy.

“Tết này tôi chở khách đi tuyến này rất thông suốt, thời gian cũng nhanh chóng hơn rất nhiều”, anh Long chia sẻ.

Sau chuyến du lịch kéo dài 3 ngày tại Sa Pa (Lào Cai), gia đình anh Dương Anh Tuấn (35 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) mất gần 6 tiếng để về tới nhà cho quãng đường khoảng 310km.

“Ngày cuối nghỉ Tết, tôi chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ kẹt xe, nhưng tình hình ổn hơn tôi nghĩ rất nhiều. Gia đình tôi chỉ kẹt lại một chút đoạn từ trạm thu phí về nút giao quốc lộ 2 do chờ nhịp đèn đỏ”, anh Tuấn chia sẻ.

Trong khi đó, dù có lưu lượng tăng cao nhưng trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dịp Tết năm nay không xảy ra ùn tắc.

Theo đơn vị vận hành tuyến, ngày cao điểm nhất trước Tết là 26-1 (27 âm lịch) với lưu lượng khoảng 115.000 lượt/ngày đêm (tăng khoảng 19.000 lượt so với ngày cao nhất năm 2024). Sau Tết, hai ngày nghỉ cuối cùng trên tuyến có lưu lượng khá đồng đều với khoảng 100.000 lượt xe/ngày đêm.

Cao tốc dịp Tết thông thoáng hơn - Ảnh 4.

Do lượng xe người dân từ TP.HCM và các tỉnh thành đi du xuân, du lịch… các tỉnh miền Trung đông đúc, nên xảy ra ùn ứ tại cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (TP Thủ Đức) sáng mùng 2 Tết – Ảnh: TTO

Miền Tây: đi lại thuận tiện hơn nhờ cao tốc

Ngày 3-2, người dân các tỉnh miền Tây đã quay lại TP.HCM và các tỉnh miền Đông sau nhiều ngày nghỉ Tết. Ngoài “điểm nghẽn” cầu Rạch Miễu, những tuyến đường khác như quốc lộ 1, đường N2… năm nay không còn tình trạng kẹt xe kéo dài nhờ có cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ thông tuyến.

Những năm trước “đến hẹn lại lên”, các nẻo đường về miền Tây thường xảy ra tình trạng kẹt xe trước và sau Tết. Nhưng năm nay, theo ghi nhận, “điểm nóng” duy nhất là cầu Rạch Miễu.

Tại khu vực này, tính đến ngày 3-2 trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phải xả trạm 45 lần để giải tỏa bớt lượng xe bị ùn ứ hai đầu đường dẫn lên cầu. Trong 10 ngày trước, trong và sau Tết, duy nhất chỉ có mùng 1 Tết khu vực cầu Rạch Miễu không xảy ra kẹt xe, các ngày còn lại đều xảy ra ùn ứ, có những ngày kẹt xe từ sáng sớm đến đêm khuya.

“Điểm sáng” của giao thông miền Tây năm nay là không có nhiều tuyến đường bị kẹt xe như những năm trước.

Điển hình như quốc lộ 1 và đường N2, những năm trước là nỗi ám ảnh của người dân các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang… nhưng năm nay việc đi lại nhẹ nhàng hơn. Tình trạng ùn ứ nhẹ chỉ xảy ra vào một số khung giờ cao điểm và tại một số giao lộ như ngã tư Lương Phú, ngã tư Đồng Tâm (tỉnh Tiền Giang) hay đường N2 (đoạn qua tỉnh Long An).

Có được điều trên, sự góp sức của tuyến cao tốc duy nhất nối các tỉnh miền Tây với TP.HCM đóng vai trò rất lớn.

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả (đơn vị quản lý, khai thác tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận) cho biết ngày thường tuyến đường này có khoảng 20.000 – 30.000 lượt xe qua lại. Còn những ngày Tết, lượng xe có thể lên đến 50.000 lượt mỗi ngày đêm. Tuy nhiên, tuyến đường vẫn có thể đáp ứng được.

Nhờ lượng ô tô rất lớn chạy vào đường cao tốc nên quốc lộ 1 (đoạn qua TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long…) không còn tình trạng quá tải như trước, xe máy của người dân đi lại trong dịp Tết cũng thông thoáng hơn.

Trong khi đó, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 7 cho biết trong dịp Tết đã huy động 100% quân số, sử dụng toàn bộ phương tiện sẵn có, bố trí lực lượng CSGT ở 8 nút giao cắt trên toàn tuyến, sẵn sàng hỗ trợ trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ và giải quyết nhanh chóng các sự cố, giao thông không bị ùn tắc.

Tai nạn giảm mạnh

Cục Cảnh sát giao thông cho biết trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ (từ 25-1 đến 2-2) có 445 vụ tai nạn xảy ra trên cả nước, làm chết 207 người và bị thương 372 người.

So với cùng kỳ, số tai nạn giảm 257 vụ (-36,7%), giảm 124 người chết (-37,4%), giảm 232 nạn nhân bị thương (-38,4%). Các vụ tai nạn đa số xảy ra trên đường bộ.

Cùng thời điểm trên, cảnh sát giao thông cả nước đã xử lý 55.842 trường hợp vi phạm, tước 2.985 bằng lái các loại, trừ điểm 7.035 giấy phép lái xe.

Đồng thời có hơn 21.000 xe cộ đã bị tạm giữ. So với cùng kỳ, số vi phạm bị xử phạt giảm 40.261 trường hợp (-41,8%). Trong đó vi phạm về nồng độ cồn là 17.149 trường hợp (chiếm 30,7%); so với cùng kỳ, số vi phạm này giảm 20.365 trường hợp (-54,2%).

CSGT Bình Thuận phát hiện hàng trăm tài xế “ma men” du xuân dịp nghỉ Tết

Sáng 3/2, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (tức 26 Tết đến mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) diễn biến trật tự ATGT trên toàn tỉnh Bình Thuận giảm sâu cả 3 tiêu chí.

CSGT Bình Thuận phát hiện hàng trăm tài xế "ma men" du xuân dịp nghỉ Tết- Ảnh 1.

CSGT điều tiết giao thông tại nút giao Ba Bàu dẫn vào cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chiều 2/2.

Cụ thể trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 3 người, bị thương 8 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 6 vụ (-28,6%), giảm 1 người chết (-25%), giảm 14 người bị thương (-63,6%).

Trên tuyến đường bộ, lực lượng CSGT toàn tỉnh phát hiện xử lý 1.033 trường hợp vi phạm (25 xe ô tô khách, 33 xe ô tô tải, 1 xe ô tô container, 86 xe ô tô con, 888 xe mô tô).

Đồng thời tạm giữ 276 phương tiện, tước 22 giấy phép lái xe (GPLX) các loại, trừ điểm GPLX 84 trường hợp.

Lực lượng CSGT tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Phát hiện lập biên bản 283 trường hợp vi phạm quy định về tránh vượt, phần đường, làn đường và không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Vi phạm về nồng độ cồn 224 trường hợp, vi phạm về tốc độ 234 trường hợp, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, “cơi nới” thùng xe 3 trường hợp, vi phạm ma túy 2 trường hợp và 653 vi phạm khác.

Theo Phòng CSGT Công an tỉnh, những ngày cao điểm Tết lực lượng CSGT đã tăng cường lực lượng ứng trực 24/24h để phân luồng, điều tiết giao thông giúp người dân được an toàn trong quá trình điều khiển phương tiện.

Trong ngày 2/2 (mùng 5 Tết), lưu lượng phương tiện từ các tỉnh trở lại phía nam tăng cao. Lực lượng CSGT đã triển khai phương án điều tiết, phân luồng từ xa, tránh ùn tắc tại các tuyến cửa ngõ, QL1 và đường dẫn cao tốc.

Những ‘toa tàu mùa xuân’ chạy xuyên Tết Ất Tỵ 2025

Hai toa tàu cộng đồng trên đoàn tàu Bắc Nam được vẽ tranh không khí Tết và trang hoàng rực rỡ nhằm mang đến trải nghiệm đặc biệt cho hành khách.

Chuyến tàu SE1 có lịch trình HN – TP HCM xuất phát tại ga Hà Nội vào lúc 22h10 và tàu SE4 xuất phát ngược lại lúc 19h30 ngày 28/1 (29 tháng Chạp) được trang trí những bức họa màu sắc nổi bật về mùa xuân trên toa cộng đồng. Đây là lần đầu tiên ý tưởng này được thực hiện để mang mùa xuân ấm áp, trải nghiệm đặc biệt cho hành khách trong đêm giao thừa.

Hai công nhân của Xí nghiệp toa xe Hà Nội sơn bả lại phần cửa ra vào của toa tàu. Bên trong và ngoài toa được làm mới bằng màu sắc mang đậm không khí Tết với hàng chục bức họa phủ kín hai thành tàu.

Cảnh chợ hoa Tết xưa, gia đình quây quần gói bánh chưng, góc phố ngập nắng, ông đồ, múa lân, múa rối nước hay các trò chơi dân gian đã được hoàn thiện.

Họa sĩ Trương Trọng Quyền cùng những người bạn lên ý tưởng và thực hiện vẽ trên tàu chia sẻ rằng hành trình đón năm mới của những lữ khách cuối cùng đi trên đoàn tàu không đơn thuần là di chuyển từ điểm đi tới điểm đến, mà sẽ có nhiều hơn những trải nghiệm ấn tượng, độc đáo, khác lạ như “vừa di chuyển vừa đón Tết”.

Hai hoạ sĩ Trần Triệu Tuyết và Phan Minh Bạch trực tiếp tham gia vẽ và sẽ đồng hành trải nghiệm trên chuyến tàu Bắc – Nam vào đêm giao thừa cùng hành khách.

Các bức hoạ chủ yếu là thể loại tranh dân gian hơi hướng Đông Hồ.

Toa chạy từ ga Hà Nội được trang trí sắc hồng của hoa đào, loài hoa đặc trưng dịp Tết. Ở toa “hoa đào” chạy từ phía bắc, toa cộng đồng thiết kế cách điệu như rừng hoa đang nở tạo cảm giác Tết đến xuân về.

Trong khi đó, toa tàu tới từ phương nam ngập trong sắc vàng hoa mai. Toa tàu tạm gỡ bỏ ghế để thi công dễ dàng hơn. Họa tiết đèn lồng, mành trúc, thư pháp, bao lì xì thu hút thị giác trong không khí Tết cổ truyền vui tươi, ấm áp, tràn đầy sắc xuân. Vào ban đêm, cả toa tàu sẽ lung linh rực rỡ ánh đèn.

Sau hơn một tháng trang trí, hiện hai toa cộng đồng đã cơ bản hoàn thiện chờ lắp phần ghế.

Vào thời khắc giao thừa, tại toa này, hành khách được hoà vào không khí lễ hội với chương trình countdown, tham gia bốc thăm trúng thưởng với nhiều quà tặng hấp dẫn; chơi trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn đặc trưng ngày Tết; tham gia trại sáng tác “di động”, vẽ tranh cùng họa sĩ trong ngày đầu năm mới…

Các nhà ga lớn dọc theo hành trình cũng đã được trang hoàng tạo điểm nhấn, sẵn sàng đón hành khách trong dịp Tết Ất Tỵ 2025

 

Những chuyến xe ngày giáp Tết 2025

Những cung đường mùa xuân đất nước trải dài trước đầu xe. Trên những chuyến xe ngày giáp Tết, lòng bác tài nào chẳng lâng lâng cảm xúc khi đang chở khách cùng niềm vui sum họp về với gia đình.

Những chuyến xe ngày giáp Tết - Ảnh 1.

Tài xế phụ bốc xếp hàng hóa đưa khách về quê

Nghề lái xe đường dài lấy cabin là nhà quanh năm suốt tháng. Những chuyến xe ngày giáp Tết nhiều niềm vui, song cũng không ít nỗi niềm.

Vui vì những chuyến xe may mắn đưa hành khách đi đến nơi về đến chốn an toàn để đoàn tụ gia đình.

Buồn vì nhiều lái xe phải xa nhà ngay ngày Tết. Hành khách càng về gần gia đình mình thì đường về nhà của các lái xe lại càng xa…

Lấy họ lái xe đặt tên cho con

Tài xế Trần Văn Sang, hiện chạy cho Hãng xe Vân Long tuyến Buôn Ma Thuột – TP.HCM, đang bận rộn những chuyến xe cuối năm. Trong câu chuyện chuyến xe ngày giáp Tết của mình, anh vui vẻ kể kỷ niệm khó quên rằng trước khi xe xuất phát đi TP.HCM, anh ngạc nhiên thấy hành khách là một phụ nữ mang bụng bầu khá lớn. Trên đường đi, cô cứ xin dừng xe đi vệ sinh nhiều lần…

Rất may chuyến xe hôm đó có hành khách là nữ bác sĩ. Phát hiện sự việc, chị nhỏ nhẹ đến bên bà bầu đề nghị được thăm khám và kết luận có khả năng vỡ ối rất cao. Cô bác sĩ đề nghị nhà xe ghé bệnh viện gần nhất. Tài xế Sang đã chuyển hướng về Bệnh viện Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước).

Bác sĩ khám và kết luận phải mổ gấp, thai phụ lại không ai thân thích bên cạnh. Tình huống cấp bách, tài xế Sang không kịp suy nghĩ gì nhiều. Anh gọi điện bảo lái phụ cho xe tiếp tục hành trình, còn mình ở lại làm thủ tục nhập viện cũng như ký đơn bảo lãnh để kịp mổ cho thai phụ. Anh vét túi còn 2 triệu đồng cho cô có tiền nộp bệnh viện.

Ca mổ thành công. Một bé trai ra đời khỏe mạnh. Ngày xuất viện trở về, gia đình sản phụ đã đến nhà xe tìm gặp cảm ơn tài xế Trần Văn Sang. Họ tâm sự vì cháu bé không có bố nên mẹ bé xin phép lấy họ của anh lái xe tốt bụng để đặt tên cho bé trai là Trần Thắng!

Anh Sang cho biết vì công việc lái xe những ngày giáp Tết bận rộn, phải quay đầu liên tục nên anh không có điều kiện để hỏi rõ về hoàn cảnh cũng như địa chỉ vị hành khách đặc biệt ấy.

Chỉ biết cô ấy tên Trang và hiện mẹ con đang sống ở Đạt Lý (Đắk Lắk). Vị nữ bác sĩ đã thăm khám cho mẹ bầu hiện sống ở dốc Cầu Chui, đường Đinh Tiên Hoàng, TP Buôn Ma Thuột.

Cưu mang người cơ nhỡ

  • Những chuyến xe ngày giáp Tết - Ảnh 2.
  • Những chuyến xe ngày giáp Tết - Ảnh 3.

    Cái Tết cuối chộn rộn ở xóm nhà kênh Đôi

Trải lòng về những chuyến xe ngày xuân, tài xế Nguyễn Văn Lai (nhà xe Hoàng Hạnh, ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) chia sẻ kỷ niệm chuyện hai mẹ con một già một trẻ lên xe. Anh tới thu tiền vé thì họ mới biết đã bị bọn trộm rạch túi lấy sạch tiền từ lúc nào.

Trước tình cảnh đó, tài xế Lai đành cho hai mẹ con đi miễn phí, kể cả cơm nước cùng nhà xe. Trước khi vào bến Buôn Ma Thuột, anh còn kêu gọi bà con trên xe của ít lòng nhiều chia sẻ để hai mẹ con có tiền về ăn Tết.

Anh Lai tâm sự: “Vào quán cơm là tôi có thói quen ăn sau mọi người, đi quan sát xem hành khách ăn uống ra sao để góp ý với chủ quán cơm, và thêm nữa thấy tới bữa mà có những khách không gọi cơm ăn là lưu ý. Thôi thì đủ trăm ngàn hoàn cảnh, nhiều khách không có cả tiền ăn. Tôi thăm hỏi họ để kịp hỗ trợ bữa cơm”.

Thương người nên trời thương lại mình, đến một ngày anh Lai đủ vốn mua chiếc xe giường nằm lấy tên nhà xe Hoàng Hạnh. Một chuyến cuối năm, anh chạy đêm từ Quảng Bình vào TP.HCM đón công nhân các khu công nghiệp về quê ăn Tết.

Xe chạy đến đèo Lò Xo (Kon Tum), đang leo đèo trong thời tiết lạnh giá và sương mù dày đặc, anh thấy một xe máy cũ kỹ chạy cùng chiều ì ạch leo dốc.

Trên xe là hai người lớn cùng hai đứa nhỏ, phía sau là giỏ xách và cột thêm mấy bao đồ. Đứa nhỏ ngồi phía trước ngủ gục đầu lên táp lô xe máy. Người phụ nữ bế đứa bé hơn ngồi phía sau khoác tấm áo mưa. Anh cho xe vượt qua họ một đoạn rồi tấp vào lề và ra hiệu cho họ dừng lại.

Được hỏi thăm, người đàn ông lái xe máy kể vợ chồng đi làm thuê ở Huế và đang trên đường về huyện Chư Sê (Gia Lai). Xe khách ra giá chở chiếc xe máy quá cao. Vợ chồng ít tiền nên liều đi về bằng xe máy…

Xót những đứa trẻ phơi mình trong rét buốt, anh Lai bảo phụ xe dọn lại cốp để cho xe máy lên. Gia đình kia bảo không có tiền nên từ chối. Anh Lai giải thích là vì thương mấy đứa nhỏ nên cho đi nhờ chứ không lấy tiền thì họ mới yên tâm lên xe.

Về đến Gia Lai, gia đình họ xuống xe để về nhà, còn anh Lai tiếp tục chạy vào TP.HCM cho kịp. Chia tay, người chồng nắm chặt tay anh Lai lắc mãi để cảm ơn, người vợ thì xúc động mắt nhòe nước. “Mình cũng thấy sống mũi cay cay…” – người tài xế kể kỷ niệm khó quên ngày Tết.

Những chuyến xe ngày giáp Tết - Ảnh 2.

Tài xế Trần Văn Sang kiểm tra lại xe trước khi chạy – Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Chuyến xe hàng trục trặc cuối năm

Đời tài xế đường dài, những chuyến xe chở khách về đoàn viên quê nhà hay chở hàng hóa ngày Tết cũng có nghĩa là tài xế phải xa gia đình mình.

Bác tài Nguyễn Minh Việt đã cầm lái biết bao chuyến xe an toàn ngày Tết và có nhiều kỷ niệm khó quên. Lần đó, hai tài xế lên xe sau khi gia đình đã cúng tiễn ông Táo về trời. Chuyến đi xuôi chèo mát mái bao nhiêu thì chuyến chở hàng dưa hấu từ miền Tây trở về lại thử thách bấy nhiêu. 21h đêm xe bắt đầu xuất phát, về tới dốc Ông Đồn (Phan Thiết) đường đã vắng như nhắc nhớ giao thừa đến rất gần.

Bất ngờ hai tiếng nổ lớn ở phía sau, một bên xe nghiêng hẳn. Hai lốp sau bên phụ cùng nổ một lúc. Tài xế Việt phải cùng người phụ lái xuống đội xe, tìm đá lót kê kích tự làm lốp qua ánh sáng chiếc bóng đèn câu trực tiếp từ bình điện.

Xe về đến Phan Rang, không khí xuân đã tràn ngập khắp nơi, khiến lòng bác tài cũng náo nức nhớ nhà. Ông Mười Công, chủ hàng theo xe, như ngồi trên đống lửa, chỉ sợ nếu có một chiếc lốp nào đó xẹp hay nổ nữa thì cả xe dưa hấu cận Tết xem như đổ bỏ. Ông liên tục cầu trời khấn Phật cho xe dưa hấu về đến Nha Trang cho kịp bán.

Và trời Phật đã phù hộ, chiếc xe lùi vào chợ Đầm (Nha Trang) lúc 20h ngày 29 Tết. Chủ hàng bán được dưa với giá cao nên ngoài việc trả tiền vận chuyển, ông còn lì xì cho mỗi lái xe mấy quả dưa.

Được chào đón như người thân lâu ngày trở về

Tài xế Nguyễn Hải Ngân và Nguyễn Nam ở phường Tân Thành (TP Buôn Ma Thuột) cũng từng khiến gia đình đứng ngồi không yên với chuyến xe về đến nhà khi đã quá giao thừa.

Ngày 26 Tết, chủ hàng gọi đi chở xoài ở Định Quán (Đồng Nai) và bỏ hàng ở Bắc Giang với giá cao. Hai anh em quyết định mạo hiểm đi một chuyến cuối rồi chạy xe không vào ngay để có thêm tiền trang trải mùa Tết. Vựa trái cây thiếu hàng nên xe phải nằm thêm nửa ngày chờ nên khi ra đến Bắc Giang bỏ hàng xong đã rơi vào khuya 29 Tết. Trên đường quay vào cũng như khi ra, hai anh em thay nhau chạy liên tục.

Ở Buôn Ma Thuột, gia đình họ chào đón giao thừa xong đã lâu mà không ai có thể yên tâm đi ngủ. Mọi người không dám nói ra nhưng rất lo lắng. Và rồi họ đã ào ra tận cửa xe đón hai anh em trở về an toàn như đón người thân đi xa lâu ngày trở về…

Khách càng về gần quê thì tài xế càng xa nhà

Những chuyến xe ngày giáp Tết - Ảnh 3.

Tài xế Nguyễn Xuân: “Khách càng về gần nhà thì tài xế càng xa gia đình ngày Tết”

Tài xế Nguyễn Xuân tâm sự: “Đến Tết này là tròn 20 năm ôm xe khách đường dài. Những chuyến giáp Tết tuyến Đà Lạt – Hà Nội, xe ra vào quay đầu liên tục.

Có năm 28 Tết chạy ra là phải ở lại để mùng 2 đón khách quay vào. Tôi lái xe mà tâm trạng nôn nao lắm.

Nghe khách gọi điện người thân ra đón khi xe về gần đến nhà, trong lòng mình không nói ra mà chạnh nghĩ khách càng về gần nhà thì mình lại càng xa gia đình…”.

Người miền Tây ‘chở Tết’ về TP.HCM 2025

Những ngày giáp Tết, TP.HCM rực rỡ sắc hoa; chợ hoa Tết ở thành phố là sự đóng góp rất lớn từ các làng hoa nổi tiếng của miền Tây như Chợ Lách, Sa Đéc, Cái Mơn…

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 1

Các làng hoa lớn nhất miền Tây như Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), Cái Mơn, Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), Mỹ Phong (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)… từ Rằm tháng Chạp bắt đầu thu hoạch hoa Tết sau 4-6 tháng trồng, chăm sóc vụ hoa lớn nhất năm.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 2

Năm nay, làng hoa Sa Đéc đưa ra chợ Tết Ất Tỵ hơn 2 triệu giỏ hoa các loại. Hoa chủ lực vẫn là những giống truyền thống như cúc mâm xôi, vạn thọ, hồng, dừa cạn, dạ yến thảo…

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 3

Chợ Lách cung ứng hơn 10 triệu sản phẩm hoa, kiểng các loại ra thị trường Tết, nhiều nhất là các loại cúc, vạn thọ, mào gà, hoa giấy…

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 4

Năm nay, khoảng 80% lượng hoa đã được các nhà vườn chốt bán với thương lái từ sớm và bắt đầu thu hoạch khoảng tuần đầu tháng Chạp. Nông dân cho biết có 3 đợt chuyển hoa ra chợ Tết trong nước. Đợt đầu chuyển lượng lớn ra thị trường các tỉnh miền Bắc và Hà Nội trước Rằm tháng Chạp. Đợt 2 là dịp cúng ông Công, ông Táo và đợt 3 là bán cận Tết đi TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 5

Những ngày này, hoa Tết chủ yếu về TP.HCM và các tỉnh lân cận. 2 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất thị trường Tết là cúc mâm xôi và hoa giấy. Giá mỗi chậu hoa giấy nông dân bán tại vườn từ 170 nghìn đồng đến vài chục triệu đồng tùy loại.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 6

Năm nay ở các làng hoa, cúc mâm xôi truyền thống được mùa. Đây vẫn là loại hoa được ưa chuộng nhất dù thị trường có thêm các giống mâm xôi mới từ Đài Loan, Hàn Quốc nhiều màu sắc rực rỡ. Giá bán cúc mâm xôi tại vườn từ160-190 nghìn đồng/cặp, trong khi giá bán tại các chợ hoa Tết TP.HCM đang quanh mức 300-400 nghìn đồng/cặp.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 7
Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 8

Một điều đặc biệt của các nhà vườn là tập trung chuyển hoa đi nhiều nhất vào ngày 19 Âm lịch hàng năm, vì họ tin đây là ngày đẹp, mang lại may mắn, buôn may bán đắt nên ngày này hoa được thu hoạch, chuyển đi liên tục suốt ngày đêm.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 9

Ông Khương, 57 tuổi, ở thủ phủ hoa giấy Phú Sơn, huyện Chợ Lách, cho biết đây là khoảng thời gian có thêm thu nhập Tết nhờ vác hoa thuê cho nhà vườn. Ông làm liên tục trong 1-2 tuần cận Tết.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 10
Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 11

Do đặc điểm địa hình sông nước, xe tải nhỏ, xe ba gác, xuồng là phương tiện chở hoa chủ yếu của người miền Tây để tập trung về địa điểm thuận lợi chuyển lên xe tải lớn. Một số nhà vườn cũng sử dụng thuyền chở hoa kiểng lên TP.HCM tiêu thụ.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 12

Theo tìm hiểu, một xe ba gác máy vào ngày cao điểm có thể chở khoảng 20 chuyến hoa cho nhà vườn, thu nhập 5-10 triệu đồng.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 13

Mỗi làng hoa ở miền Tây thường tập trung vào một loại hoa thế mạnh. Tại làng hoa Mỹ Phong (TP Mỹ Tho), vạn thọ là loại hoa được trồng nhiều nhất. Nhà vườn này đang thu hoạch 7 công hoa vạn thọ đưa ra chợ Tết Ất Tỵ, với giá bán sỉ 30 nghìn đồng/cây loại lớn, hoa nở đều, đẹp.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 14

Từ sau 23 tháng Chạp, hoa Tết ngoài đi TP.HCM sẽ được nhà vườn thu hoạch bán tại các chợ địa phương và khách vãng lai.

Người miền Tây 'chở Tết' về TP.HCM - 15

Trước Tết Ất Tỵ 2025, tuyến đường Hoa – Kiểng 15 cây số ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục là đường hoa dài nhất Việt Nam. Đường hoa đang trưng bày các loại hoa kiểng như hồng lộc, vạn niên tùng, giấy, cúc… và mở cửa cho khách tham quan, chụp ảnh miễn phí.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI