Chu Hải

Những kinh nghiệm xương máu đi xe máy về quê ăn Tết

Với sự linh động và tiết kiệm, rất nhiều người quyết định chọn xe máy làm phương tiện để “rồng rắn” cả gia đình về quê ăn Tết. Vậy, cần chú ý những điều gì để chuyến đi được an toàn, thoải mái nhất?

Vào mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, cảnh chen chúc nhau khi đi tàu xe khiến nhiều người nôn nao, sợ hãi. Đồng thời, không phải gia đình nào cũng có ô tô riêng hoặc dám rút hầu bao thuê một chiếc taxi, xe tự lái để về quê ăn Tết. Do đó, chấp nhận “rồng rắn” nhau vượt hàng chục km bằng xe máy được cho là phương án hợp lý, cơ động mà nhiều gia đình lựa chọn, nhất là với quãng đường cự ly ngắn và trung bình.

tac duong 8 267.jpg
Những chuyến về quê ăn Tết thường lỉnh kỉnh rất nhiều đồ đạc. Ảnh: Đình Hiếu

Theo các chuyên gia có kinh nghiệm, nếu buộc phải chọn xe máy cho chuyến về quê của mình, bạn cần chú ý một số điểm sau:

Sắp xếp đồ đạc, hành lý gọn gàng

Khi cả gia đình về quê ăn Tết sẽ có một “núi đồ” muốn mang theo. Tuy nhiên, khi sử dụng xe máy thì việc tối giản hành lý và sắp xếp gọn gàng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn. Hãy ưu tiên những món đồ thiết yếu, cân nhắc bỏ lại những thứ không thực sự cần thiết. Xếp đồ gọn gàng còn giúp mọi người ngồi trên xe có tư thế thoải mái và an toàn nhất, tránh mệt mỏi trong hành trình dài.

Theo những người có kinh nghiệm, đồ đạc của gia đình, hàng cồng kềnh nên để chung vào một va-li to và buộc chặt phía sau xe. Còn những vật dụng gọn nhẹ thiết yếu khi đi đường như nước uống, giấy tờ xe, áo mưa,… nên cho vào một ba-lô nhỏ để phía trước để dễ dàng lấy ra khi cần. Lưu ý phía trước không nên để quá nhiều đồ vì có thể sẽ chạm vào tay lái, gây khó khăn khi điều khiển.

Chọn chiếc xe phù hợp, hoạt động tốt

Nếu gia đình bạn có nhiều hơn 1 chiếc xe máy, hãy lựa chọn chiếc xe nào đang vận hành tốt nhất, có yên và cốp xe rộng rãi. Với những cung đường đẹp, bằng phẳng, một chiếc xe tay ga có sàn phía trước rộng là lựa chọn hàng đầu giúp gia đình bạn vừa ngồi thoải mái, vừa “tải” thêm được nhiều đồ đạc thiết yếu.

Trước chuyến đi, bạn cũng nên kiểm tra lại các bộ phận của xe như lốp, nhông-xích, dầu máy,… và kịp thời khắc phục nếu có vấn đề. Những phụ kiện như gương, còi, đèn cũng cần được kiểm tra kỹ khi đi xa.

IMG_59B3059F6DDC 1.jpg
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của chiếc xe trước mỗi chuyến đi xa. Ảnh: Tường Nguyên

Đổ đủ xăng trước khi xếp đồ

Với nhiều đồ đạc phải chằng buộc, sẽ rất bất tiện khi phải dừng giữa chừng để đổ xăng. Do đó, một kinh nghiệm rất nhỏ nhưng cũng cần lưu ý là bạn nên đổ đầy bình xăng trước khi bắt đầu xếp đồ lên xe, vừa tiết kiệm thời gian và tránh những phiền phức không đáng có.

Mặc trang phục phù hợp

Khi đi xe máy đường dài, nhất là vào thời tiết lạnh ở miền Bắc, rất cần có trang phục đủ ấm cho bản thân và các thành viên như áo khoác ấm, găng tay, khăn quàng cổ, tất chân, áo phản quang khi trời tối và chuẩn bị cả áo mưa ở vị trí dễ lấy để phòng khi thời tiết xấu.

Trang phục cũng ảnh hưởng đến sự thoải mái và tư thế ngồi của những người trên xe máy. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, co giãn. Đồng thời, nếu có ví, điện thoại thì nên để vào ba-lô chứ không nên đút trong túi quần, sẽ gây cấn chật khó chịu khi ngồi lâu.

Lên lịch trình xuất phát, chia quãng đường hợp lý

Việc về quê bằng xe máy cần được kế hoạch từ trước đó. Hãy lưu ý thêm về cung đường, thời tiết,… để có sự chuẩn bị cũng như hành trình thuận lợi nhất. Cũng cần chú ý về thời gian xuất phát, tránh đi vào những khung giờ cao điểm nhưng nên hạn chế tối đa việc phải đi đường khi trời tối, sẽ rất nguy hiểm.

chieu 191 tet 6 987.jpg
Tránh xuất phát vào giờ cao điểm, sẽ rất khó khăn khi ra khỏi thành phố. Ảnh: Đình Hiếu

Nếu quãng đường quá xa, bạn nên có kế hoạch nghỉ chân hợp lý, không nên đi “cố” sẽ gây mệt mỏi và nguy hiểm. Những người có kinh nghiệm cho rằng, bạn nên dừng nghỉ với mỗi chặng không quá 50-70km tuỳ vào điều kiện đường sá.

Dừng nghỉ không chỉ giúp các thành viên, nhất là trẻ em được thư giãn, đi vệ sinh, uống nước mà còn để chính chiếc xe của bạn “nghỉ ngơi” cho đỡ nóng máy. Chú ý khi dừng nghỉ trên đường, bạn nên chọn nơi rộng rãi, thoáng mát, dựng xe gọn gàng và không làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác.

Tuân thủ tuyệt đối Luật Trật tự an toàn giao thông

Với chuyến hành trình về quê bằng xe máy, bạn nên tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn giao thông như: Đội mũ bảo hiểm đúng cách; đi đúng tốc độ, đúng làn đường, phần đường (không đi sang làn ô tô), không vượt đèn đỏ, mang đầy đủ giấy tờ,… và tuyệt đối không sử dụng rượu, bia trước khi lái xe.

Nếu không tuân thủ Luật Trật tự an toàn giao thông khi đi đường sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, đồng thời có thể bị CSGT xử phạt rất nặng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Chắc chắn điều này sẽ khiến chuyến về quê ăn Tết kém vui phần nào.

Chúc bạn và gia đình có một hành trình về quê ăn Tết an toàn!

21 lộ trình tránh kẹt xe khi ra vào TPHCM dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025

Dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025, ngành giao thông hướng dẫn 21 lộ trình để tránh kẹt xe khi ra, vào TPHCM với các tỉnh phía Bắc, miền Tây, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Ngày 18/1, Sở GTVT TPHCM thông tin về 21 lộ trình, trong đó 10 lộ trình lưu thông từ TPHCM đi các tỉnh và 11 lộ trình theo chiều ngược lại.

z6170158740895_c342f5fe4c4fb00406b03d87fb6c5de1.jpg
Cao điểm Tết Ất Tỵ 2025, các cửa ngõ vào TPHCM luôn căng thẳng với tình trạng kẹt xe. Ảnh: TK

10 lộ trình rời TPHCM đi các tỉnh

Đi các tỉnh phía Bắc:

➢ Lộ trình 1: Bến xe Miền Đông mới → quốc lộ 1 → cầu Đồng Nai → ngã 3 Vũng Tàu → quốc lộ 51 → đường Võ Nguyên Giáp (đường tránh TP Biên Hòa) → quốc lộ 1 (Ngã ba Dầu Giây) → các tỉnh phía Bắc.

Hoặc Bến xe Miền Đông mới → quốc lộ 1 → cầu Đồng Nai → cầu vượt ngã 3 Vũng Tàu → quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây) → các tỉnh phía Bắc.

➢ Lộ trình 2 (dành cho ôtô): Bến xe Miền Đông mới → quốc lộ 1→ cầu Đồng Nai → ngã 3 Vũng Tàu → quốc lộ 51 → đường cao tốc Long Thành – Phan Thiết → các tỉnh phía Bắc.

Từ TPHCM đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:

➢ Lộ trình 1: Bến xe Miền Đông → quốc lộ 13 → quốc lộ 14 (hoặc ĐT 741).

➢ Lộ trình 2: trục tuyến quốc lộ 13 – đường Phạm Văn Đồng → quốc lộ 1, TP Thủ Đức (đường Lê Khả Phiêu) → quốc lộ 1 → cầu Đồng Nai → cầu vượt ngã 3 Vũng Tàu → quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây) → quốc lộ 20.

Hoặc Bến xe Miền Đông mới → quốc lộ 1 → cầu Đồng Nai → cầu vượt ngã 3 Vũng Tàu → quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây) → quốc lộ 20.

➢ Lộ trình 3 (dành cho ôtô): Trục tuyến quốc lộ 13 – Phạm Văn Đồng → Đinh Bộ Lĩnh → Bạch Đằng → Xô Viết Nghệ Tĩnh → Điện Biên Phủ → cầu Sài Gòn → Võ Nguyên Giáp → Mai Chí Thọ → đường dẫn cao tốc → đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây → quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây) → quốc lộ 20.

Từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây:

➢ Lộ trình 1: Bến xe Miền Tây → Kinh Dương Vương → quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → đường dẫn cao tốc → cao tốc TPHCM – Trung Lương → quốc lộ 1 → các tỉnh Miền Tây.

➢ Lộ trình 2: Bến xe Miền Tây → đường Kinh Dương Vương → quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → các tỉnh Miền Tây.

➢ Lộ trình 3: Bến xe Miền Tây → đường Kinh Dương Vương → quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → Nguyễn Văn Linh → quốc lộ 50, huyện Bình Chánh (đường Văn Tiến Dũng) → các tỉnh Miền Tây.

➢ Lộ trình 4: đường Trường Chinh → quốc lộ 22, huyện Hóc Môn (đường Lê Quang Đạo) → quốc lộ 22, huyện Củ Chi (đường Phan Văn Khải) → tỉnh lộ 8 → tuyến N2 → các tỉnh Miền Tây.

Hoặc trục đường Trường Chinh → quốc lộ 22, huyện Hóc Môn (đường Lê Quang Đạo) → Nguyễn Văn Bứa → ĐT 824 (tỉnh Long An) → tuyến N2 → các tỉnh Miền Tây.

➢ Lộ trình 5 (dành cho ô tô): quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → cao tốc Bến Lức – Long Thành → cao tốc TPHCM – Trung Lương.

w z4652941275444 bfde6f4eafa94147d61569b78c3c3405 2 1339 (1).jpg
Quốc lộ 1 hướng TPHCM đi các tỉnh miền Tây luôn căng thẳng vào các dịp lễ, Tết. Ảnh: Nguyễn Huế.

11 lộ trình từ các tỉnh vào TPHCM

Các tỉnh phía Bắc về TPHCM:

➢ Lộ trình 1: các tỉnh phía Bắc → quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây) → đường Võ Nguyên Giáp (đường tránh TP Biên Hòa) → quốc lộ 51 → ngã 3 Vũng Tàu → cầu Đồng Nai → quốc lộ 1 → Bến xe Miền Đông mới.

Hoặc các tỉnh phía Bắc → quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây) → cầu vượt ngã 3 Vũng Tàu → cầu Đồng Nai → Bến xe Miền Đông mới.

➢ Lộ trình 2 (dành cho ôtô): các tỉnh phía Bắc → quốc lộ 1 → cao tốc Phan Thiết – Long Thành → quốc lộ 51 → ngã 3 Vũng Tàu → cầu Đồng Nai → quốc lộ 1 → Bến xe Miền Đông mới.

Các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về TPHCM:

➢ Lộ trình 1: quốc lộ 14 (hoặc ĐT741) → quốc lộ 13 → Bến xe Miền Đông.

➢ Lộ trình 2: quốc lộ 1 (Ngã ba Dầu Giây) → cầu vượt Ngã 3 Vũng Tàu → cầu Đồng Nai → quốc lộ 1 → đường Lê Khả Phiêu → quốc lộ 13 → Bến xe Miền Đông.

Hoặc quốc lộ 1 (ngã 3 Dầu Giây) → cầu vượt ngã 3 Vũng Tàu → cầu Đồng Nai → quốc lộ 1 → Bến xe Miền Đông mới.

➢ Lộ trình 3 (dành cho ôtô): quốc lộ 20 → quốc lộ 1 → cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây → quốc lộ 51 → ngã 3 Vũng Tàu → cầu Đồng Nai → quốc lộ 1→ Bến xe Miền Đông mới.

➢ Lộ trình 4 (dành cho ôtô): quốc lộ 1 (ngã 3 Dầu Giây) → cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây → đường dẫn cao tốc → đường Mai Chí Thọ → cầu vượt Cát Lái → đường Võ Nguyên Giáp → cầu Sài Gòn → đường Điện Biên Phủ → đường Xô Viết Nghệ Tĩnh → Bến xe Miền Đông.

Các tỉnh miền Tây về TPHCM:

➢ Lộ trình 1: các tỉnh Miền Tây → đường cao tốc TPHCM – Trung Lương → đường dẫn cao tốc → quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → đường Kinh Dương Vương → Bến xe Miền Tây.

➢ Lộ trình 2: quốc lộ 1 (Tỉnh Long An) → quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → đường Kinh Dương Vương → Bến xe Miền Tây.

➢ Lộ trình 3: quốc lộ 50, huyện Bình Chánh (đường Văn Tiến Dũng) → đường Nguyễn Văn Linh → Quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu) → đường Kinh Dương Vương → Bến xe Miền Tây.

➢ Lộ trình 4: tuyến N2 → tỉnh Lộ 8 → quốc lộ 22, huyện Hóc Môn (đường Lê Quang Đạo) → đường Trường Chinh.

Hoặc tuyến N2 → ĐT 824 (tỉnh Long An) → đường Nguyễn Văn Bứa → quốc lộ 22, huyện Hóc Môn (đường Lê Quang Đạo) → đường Trường Chinh.

➢ Lộ trình 5 (dành cho ô tô): cao tốc TPHCM – Trung Lương → cao tốc Bến Lức – Long Thành → quốc lộ 1, huyện Bình Chánh (đường Lê Khả Phiêu).

Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định 100 đúng không?

Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168? Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 168? Vi phạm giao thông trước khi Nghị định 168 có hiệu lực và sau đó mới bị phát hiện thì xử phạt theo quy định nào?

Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định 100 đúng không?

Căn cứ theo quy tại Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành:

 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ quy định sau:

Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

 

Và theo quy định tại Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:

Nghị định 168/2024/NĐ-CP không bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) mà chỉ bãi bỏ một số điểm, khoản, điều sau:

– Bãi bỏ khoản 1 Điều 3;

– Bãi bỏ điểm b, điểm e, điểm g, điểm k, điểm l, điểm m, điểm q, điểm r, điểm t, điểm u, điểm v, điểm x, điểm y khoản 2 Điều 4;

– Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 4a;

– Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;

– Bãi bỏ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm a, điểm đ khoản 3; điểm c, điểm d khoản 5; điểm e, điểm g, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12;

– Bãi bỏ Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22;

– Bãi bỏ điểm a khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm m, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 7a Điều 23;

– Bãi bỏ khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 8a; khoản 9 Điều 24;

– Bãi bỏ Điều 25, Điều 26, Điều 27;

– Bãi bỏ khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm e, điểm g, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm m, điểm o, điểm p khoản 6; điểm đ, điểm h, điểm i khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 10; điểm c, điểm d, điểm i khoản 11 Điều 28;

– Bãi bỏ Điều 29, Điều 30, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38;

– Bãi bỏ điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 74;

– Bãi bỏ điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5; khoản 8; khoản 10; khoản 12 Điều 80;

– Bãi bỏ điểm b, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 6 Điều 81;

– Bãi bỏ khoản 1, khoản 3 Điều 82.

Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định 100 đúng không?

Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định 100 đúng không? (hình từ Internet)

Vi phạm giao thông trước khi Nghị định 168 có hiệu lực và sau đó mới bị phát hiện thì xử phạt theo quy định nào?

Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

Điều khoản chuyển tiếp

1. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.

2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.

Như vậy, trường hợp vi phạm giao thông trước khi Nghị định 168 có hiệu lực và sau đó mới bị phát hiện thì sẽ xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 168 là gì?

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 1 Nghị định 168/2024/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Nghị định 168 quy định về:

– Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

– Mức trừ điểm giấy phép lái xe đối với từng hành vi vi phạm hành chính; trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe.

(2) Đối tượng áp dụng Nghị định 168 bao gồm:

– Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Tổ chức quy định nêu trên bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;

+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

– Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

– Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

– Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Lưu ý: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Từ sáng sớm 24/1, ngày làm việc cuối cùng của năm Giáp Thìn, đường Vành đai 3 trên cao ùn tắc kéo dài hơn 3km do lượng xe cộ tăng vọt.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 1

Ngày 24/1 (25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước khi người lao động bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 2

Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News lúc 8h ngày 24/1, ngã tư Nguyễn Xiển – Khuất Duy Tiến, đường Vành đai 3 trên cao (đoạn qua ngã tư Nguyễn Xiển) ùn tắc kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 3

Lượng xe cộ tăng vọt nên khu vực này xảy ra ùn tắc kéo dài hơn 3km.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 4

Dòng ô tô xếp hàng trên Vành đai 3 hướng về cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, thậm chí có những phương tiện bất chấp đi vào làn khẩn cấp để tiết kiệm thời gian.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 5

Các phương tiện nối đuôi nhau nhích từng mét theo cả 2 hướng ra vào trung tâm Hà Nội.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 6

Đến 9h20 cùng ngày, tình hình giao thông trên tuyến đường này vẫn rất căng thẳng. Tại nút giao từ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình lên Vành đai 3 trên cao cũng xảy ra ùn ứ cục bộ.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 7

Từ trên cao xuống dưới thấp, hàng dài các phương tiện chen chúc nhau trên tuyến đường Vành đai 3.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 8

Dòng xe nối đuôi nhau trên đường Nguyễn Xiển hướng từ quận Hoàng Mai đến Khuất Duy Tiến.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 9

Người và phương tiện ken đặc tại đường Khuất Duy Tiến sáng 24/1.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 10
Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 11
Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 12

Người dân “tay xách, nách mang” rời Thủ đô về quê đón Tết cùng gia đình.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 13

Đến gần 10h, lượng người đổ dồn ra các khu vực cửa ngõ Hà Nội càng đông, đường Nguyễn Xiển chật ních phương tiện.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 14
Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 15

Nhiều người lao xe máy lên vỉa hè để thoát cảnh ùn tắc, bất chấp mức phạt 4-6 triệu đồng.

Tuyến đường huyết mạch Hà Nội tắc dài 3km trong ngày làm việc cuối cùng của năm - 16

 Dự kiến từ nay đến hết ngày 4/2, lượng người đổ về quê đón Tết tăng cao, nguy cơ ùn tắc nhiều tuyến đường huyết mạch.

Bác sĩ vui vẻ “giải mã” tin đồn thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Nhiều người mặc nhiên cho rằng hút thuốc lá điện tử sẽ ít ảnh hưởng tới sức khỏe so với thuốc lá truyền thống. Chính vì suy nghĩ này, không ít tín đồ “nghiện phì phèo” chọn cai thuốc lá bằng cách chuyển sang hút thuốc lá điện tử. Vậy thực hư thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ hơn thuốc lá điện tử như thế nào?

Trong chương trình Bác sĩ vui vẻ phát sóng vào lúc 10h45 Chủ nhật tuần này ngày 26.1.2025 trên sóng HTV7, Đài truyền hình TPHCM, BS CKII, Trần Minh Khuyên (Khoa Tâm Lý Thần Kinh, Phòng khám BV Đại học Y Dược, TPHCM) và MC Quốc Thuận sẽ cùng mổ xẻ về suy nghĩ  thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ hơn thuốc lá thông thường…

Bác sĩ vui vẻ "giải mã" tin đồn thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Thuốc lá điện tử tấn công giới trẻ. Ảnh: TTO

Thực hư thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Bộ Y tế vừa công bố những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Thế nhưng…

 

Từ nhà ra phố chợ, không khó để bắt gặp cảnh nhiều người, nhất là các nam thanh, nữ tú phì phèo thuốc lá điện tử.

 

Nguy hại hơn, nhiều nam nữ học sinh mặc đồng phục sảng khoái nhả từng “làn khói thơm” trên đường phố, trong quán cà phê, thậm chí trong nhà vệ sinh trường học.

Khi được ekip chương trình phỏng vấn liệu thuốc lá điện tử có hại sức khoẻ hơn thuốc lá bình thường không thì đa số khán giả cho rằng hút thuốc lá điện tử ít hạihơn. Vậy thực hư như thế nào?

Bác sĩ vui vẻ "giải mã" tin đồn thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Nhiều người vẫn cho rằng thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Trong chương trình Bác sĩ vui vẻ phát sóng vào lúc 10h45 Chủ nhật tuần này ngày 26.1.2025 trên sóng HTV7, Đài truyền hình TPHCM, Trần Minh Khuyên (Khoa Tâm Lý Thần Kinh, Phòng khám BV Đại học Y Dược, TPHCM) sẽ giải đáp hàng loạt thắc mắc của nhiều khán giả: có phải thuốc lá điện tử ít gây hại cho sức khoẻ và tại sao phải cấm hoàn toàn các loại thuốc lá thế hệ mới…

Với lối dẫn chuyện rất dí dỏm, cung cấp nhiều kiến thức cho khán giả, BS CKII, Trần Minh Khuyên cũng giải mã về “những cái chết dần dần đã được báo trước” cũng như các tin đồn hút thuốc lá điện tử có thể gây yếu…chuyện nam nữ, thậm chí gây vô sinh và thái thai.

Cùng với đó Bác sĩ vui vẻ cũng đưa ra  những lời khuyên vô cùng hữu ích dành cho những tín đồ đang phì phèo thả khói trước khi lâm vào cảnh… “trên bảo dưới không nghe”  thì có hối cũng không kịp

Bác sĩ vui vẻ "giải mã" tin đồn thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Bác sĩ vui vẻ Trần Minh Khuyên “giải mã” tin đồn thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

Trước đó, Bác sĩ Trần Minh Khuyên từng khiến khán giả chương trình Bác sĩ vui vẻ yêu mến với hàng loạt chủ đề “siêu hot”như: Tuyệt chiêu đối phó biến thái, Trầm cảm cườiBệnh quá…sạch, Sở thích yêu người lớn tuổi…

XEM THÊM>>Bác sĩ vui vẻ và chuyện mộng du

 Mời  khán giả tâm sự cùng Bác sĩ vui vẻ

Những vấn đề sức khoẻ, những vấn đề khó nói, quí khán giả có thể gửi thông tin về địa chỉ mail: bacsivuive24h@gmail.comFanpage Bác Sĩ Vui Vẻ-HTV7 hoặc gọi điện thoại về Đường dây nóng chương trình Bác sĩ vui vẻ 0908.942.789 quí vị nhé.

Chương trình Bác sĩ vui vẻ là chương trình sức khoẻ, cung cấp cho quí khán giả những thông tin y tế mới lạ, những câu hỏi sức khoẻ “hỏi – xoáy – đáp – xoay” hết sức dí dỏm với sự tham gia của rất nhiều bác sĩ nổi tiếng vui vẻ như: Thạc sĩ – BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương (Trưởng khoa Nội soi Tiêu hóa BV Nguyễn Tri Phương), BS CKII – Trần Minh Khuyên (Trưởng khoa Tâm lý -Thần Kinh Phòng Khám BV Đại học Y Dược), Thạc sĩ–Bác sĩ Nguyễn Hồ Vĩnh Phước (Khoa Nam học BV Bình Dân TPHCM), TS.BS. Mai Bá Tiến Dũng (Trưởng Khoa Nam Học BV Bình Dân TPHCM), Bác sĩ Lê Công Tiến (Giám đốc phòng khám y học cổ truyền Công Tiến), Thạc sĩ -BS Huỳnh Ngọc Hưng  (Vanity Aesthetics & Beauty Clinic) …

Bác sĩ vui vẻ "giải mã" tin đồn thuốc lá điện tử ít hại sức khoẻ

MC Quốc Thuận được khán giả chương trình Bác sĩ vui vẻ yêu mến

Chương trình do Công ty Cổ phần truyền thông Bright Star phối hợp cùng HTV7, Ban Khoa Giáo, Đài truyền hình TPHCM thực hiện với sự đồng hành của nhãn hàng Bio4STOPbổ sung lợi khuẩn, nhập khẩu từ Hàn Quốc.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI