Chu Hải

Dùng mánh khóe ‘né’ ùn tắc, người đi xe máy ở Hà Nội ngẩn người vì bị phạt 5 triệu

Để tiết kiệm thời gian, “né” ùn tắc, đèn đỏ, nhiều tài xế xe máy đã liều đi ngược chiều đường Nghiêm Xuân Yêm (Hoàng Mai, Hà Nội). Khi bị CSGT lập biên bản xử phạt 5 triệu đồng, tài xế tỏ ra ngỡ ngàng.

W-di nguoc chieu 1.JPG.jpg

Đường Nghiêm Xuân Yêm (đoạn từ đối diện ngõ 168 Kim Giang đến nút giao Phạm Tu – Nghiêm Xuân Yêm) có tình trạng người điều khiển xe máy bất chấp nguy hiểm để đi ngược chiều.

W-di nguoc chieu 2.JPG.jpg

Đáng chú ý, dù lượng phương tiện dừng chờ đèn đỏ tại nút giao Phạm Tu – Nghiêm Xuân Yêm không quá đông và ùn tắc nhưng nhiều người vẫn có thói quen đi ngược chiều để “tiết kiệm thời gian”, rút ngắn quãng đường.

W-di nguoc chieu 3.JPG.jpg

Thậm chí, có người còn không đội mũ bảo hiểm, chở theo con nhỏ.

W-di nguoc chieu 4.JPG.jpg

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã bố trí Tổ công tác xử lý vi phạm. Chỉ trong khung giờ cao điểm buổi chiều tối ngày 8/4, đã có 9 trường hợp vi phạm bị lập biên bản.

W-di nguoc chieu 5.JPG.jpg

Trình bày với CSGT, tài xế Phùng T.Đ. (22 tuổi, trú tại Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, do tiện đường và tránh phải dừng đèn đỏ nên đã đi ngược chiều khoảng 100m.

“Tôi biết như vậy là vi phạm luật, gây nguy hiểm cho mình và người khác”, tài xế Phùng T.Đ nói.

W-di nguoc chieu 7.JPG.jpg

Khi được Tổ công tác thông báo mức xử phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều là 5 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe, nam tài xế khá bất ngờ, tiếc nuối và hứa không tái phạm.

W-di nguoc chieu 9.JPG.jpg

Vi phạm lỗi tương tự, tài xế Phạm N.D. (22 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, thấy nhiều người đi ngược chiều nên đi theo.

“Thấy quãng đường đi ngược chiều ngắn nên tôi chủ quan, tôi sẽ rút kinh nghiệm và không vi phạm nữa”, tài xế Phạm N.D. nói.

W-HIEU9375.JPG.jpg

Đại úy Trần Đắc Sơn, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, bên cạnh việc tăng cường xử lý, đơn vị đề xuất Sở Xây dựng đóng điểm quay đầu tại đối diện ngõ 168 Kim Giang để hạn chế tài xế xe máy đi ngược chiều.

Đồng thời, Đội CSGT đường bộ số 14 cũng đề xuất tăng giây đèn xanh cho chiều rẽ trái từ Nghiêm Xuân Yêm đi Phạm Tu để hạn chế ùn tắc.

W-di nguoc chieu 11.jpg

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 10/4/2025

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 10/4/2025: Ô tô khách chở 13 người tông trúng xe tải đậu ven đường lúc nửa đêm; Ô tô đầu kéo va chạm xe máy, cặp vợ chồng thương vong…https://baoxaydung.vn/tin-tuc-tai-nan-giao-thong-moi-nhat-ngay-hom-nay-10-4-2025-192250410080213851.htm

Ô tô khách chở 13 người tông trúng xe tải đậu ven đường lúc nửa đêm

Hiện trường vụ TNGT trên đường Hồ Chí Minh.

Hiện trường vụ TNGT trên đường Hồ Chí Minh.

Khoảng 23h20 ngày 9/4, trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa xảy ra một vụ TNGT giữa hai xe ô tô khiến nhiều người bị thương.

Thông tin ban đầu, thời điểm trên, ô tô khách loại 16 chỗ mang BKS 28F – 000.xx chở 13 người lưu thông theo hướng Thanh Hóa – Hà Nội bất ngờ tông vào xe tải BKS 29H – 711.xx đang đậu ven đường. Vụ va chạm mạnh đã khiến phần hông bên phải xe khách bị hư hỏng nặng, nhiều hành khách gặp nạn. Hiện danh tính 2 tài xế ô tô vẫn chưa được xác định.

Khuya cùng ngày, lực lượng Đội CSGT số 3 Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận thông tin vụ TNGT và bước đầu ghi nhận có 2 người bị thương được đưa đến trạm y tế gần nhất, một số người còn lại bị xây xước nhẹ.

Xe tải cháy trơ khung trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Chiếc xe tải bị ngọn lửa thiêu rụi.

Chiếc xe tải bị ngọn lửa thiêu rụi.

Chiều 9/4 lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy xe tải trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn qua huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Trước đó, vào khoảng 13h cùng ngày, xe tải mang BKS 51D – 107.69 (chở bao bì) do tài xế T.P.T điều khiển di chuyển trên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây hướng từ tỉnh Đồng Nai đi TP.HCM. Khi đến khoảng lý trình Km12 + 900 đoạn qua huyện Long Thành, bất ngờ bốc cháy, thấy vậy tài xế T kịp thời thoát ra khỏi xe và cùng người đi đường gọi báo tin nhờ lực lượng chức năng hỗ trợ.

Nhận tin báo cháy, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực Nhơn Trạch đã xuất 2 xe chữa cháy cùng 14 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Đến khoảng 13h40 cùng ngày, vụ cháy đã được dập tắt. May mắn vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi đầu xe tải cùng nhiều hàng hóa được chở trên thùng xe.

Ô tô đầu kéo va chạm xe máy, cặp vợ chồng thương vong

Vụ tai nạn khiến bà D tử vong tại chỗ.

Vụ tai nạn khiến bà D tử vong tại chỗ.

Khoảng 10h40 ngày 9/4, tại vòng xoay ngã ba Hòa Bình (giao quốc lộ 26 và quốc lộ 27, đoạn qua phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa ô tô đầu kéo và xe máy khiến cặp vợ chồng thương vong.

Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, ô tô đầu kéo BKS 78C – 053.20 do tài xế Nguyễn Văn Thao (SN 1989, ngụ tỉnh Phú Yên) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 27 theo hướng TP Buôn Ma Thuột – huyện Cư Kuin. Khi đến địa điểm trên bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy BKS 47B2 – 978.75 do ông Bùi Văn C (SN 1956, ngụ TP Buôn Ma Thuột) điều khiển chở theo vợ là bà Bùi Thị D (SN 1959) ngồi phía sau.

Vụ tai nạn khiến bà D bị cán tử vong tại chỗ; ông C bị đa chấn thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại hiện trường, xe máy bị cuốn vào gầm ô tô đầu kéo hư hỏng.

Trăm vụ ô tô cố tình húc bay thanh chắn thách thức tàu hỏa, 100% tài xế trốn khỏi hiện trường

Trong khoảng 400 vụ tài xế vượt đường ngang húc bay gác chắn tàu hỏa, 100% tài xế bỏ trốn khỏi hiện trường và chỉ khoảng 20- 30% lái xe đến nộp phạt sau đó.

Cả nước có khoảng 1.000 đường ngang cắt qua hệ thống đường sắt. Thời gian qua, tình trạng vi phạm tại các đường ngang gia tăng, đặc biệt tại những đường ngang trang bị hệ thống cảnh báo (cần chắn, đèn tín hiệu, chuông) tự động.

Chỉ trong quý 1, cả nước đã xảy ra 116 vụ tài xế cố tình vượt đường ngang.

Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội là đơn vị được giao quản lý gần 200 đường ngang có hệ thống cảnh báo tự động trên 5 tuyến đường sắt: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – TPHCM, Hà Nội – Đồng Đăng và Bắc Hồng – Văn Điển. Ông Bùi Đình Sỹ, Giám đốc Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội khá lo lắng về tình trạng phương tiện cố tình vượt đường ngang.

Tại các đường ngang trên, khi tàu đến, chuông sẽ kêu, đèn tín hiệu màu đỏ được bật lên nhấp nháy, gác chắn hạ xuống. Lúc này, người tham gia giao thông phải dừng lại.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại các đường ngang có gác chắn tự động, tình trạng vi phạm an toàn giao thông xảy ra nhiều hơn so với các đường ngang có nhân viên đứng gác.

“Điều này cho thấy ý thức của một bộ phận tài xế còn kém. Trong đó, nhiều vụ ô tô cố tình vượt đường ngang đâm gãy cần chắn, thậm chí lao vào cột trụ làm vỡ động cơ đã xảy ra”, ông Sỹ nói.

đâm vỡ động cơ cần chắn .jpeg
Một vụ tài xế đâm vỡ trụ có gắn động cơ điều khiển cần chắn tàu hỏa tự động. Ảnh: N. Huyền

Theo thống kê, trong năm 2024, trên 5 tuyến đường sắt do Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội quản lý, ghi nhận gần 400 vụ tài xế đâm hỏng cần chắn, trong đó có những vụ vỡ cả động cơ.

“Nếu chỉ gãy cần chắn thì kinh phí ước khoảng 10-20 triệu đồng để thay thế. Nhưng có những vụ tài xế cố tình vượt đường ngang, đâm gãy không chỉ gác chắn mà còn lao vào cột trụ làm hỏng động cơ điều khiển.

Động cơ điều khiển cần chắn này bao gồm chip, bo mạch… Đây là thiết bị phải nhập khẩu, có giá trung bình từ 150-170 triệu đồng/chiếc tùy từng loại của Đức hay của Nhật. Do hàng đặc chủng nên chúng tôi cũng không thể mua lẻ được từng chiếc”, ông Sỹ thông tin.

Chỉ 20% tài xế nộp phạt khắc phục hậu quả 

Điều ông Sỹ lo ngại là rất khó xử lý tài xế vi phạm. Thực tế, trong gần 400 vụ va chạm trong năm 2024, chỉ có khoảng 80-120 tài xế chấp hành xử lý vi phạm (20-30%) nộp phạt khắc phục hậu quả.

Theo ông Sỹ, có 3 nguyên nhân khó xử lý tài xế vi phạm.

Thứ nhất, tài xế vi phạm hầu hết là điều khiển các xe tải, khi mua bán ô tô không làm thủ tục sang tên, chuyển chủ, vì vậy quá trình tìm kiếm những tài xế này không dễ.

Thứ hai, xe vi phạm mang biển số các tỉnh như Sơn La, Lai Châu… nhưng gây ra va chạm ở Hà Nội, lực lượng chức năng gặp khó khi tìm, gọi, mời chủ xe, lái xe đến làm việc để xử lý.

Thứ ba, 100% vụ lái xe gây hư hỏng cho hệ thống cần chắn tự động và phụ kiện không dừng lại mà bỏ trốn khỏi hiện trường. Nếu vụ việc xảy ra buổi tối, ở những vị trí không có đèn, camera không soi được biển số thì “gần như không bắt được”.

“Việc tài xế không chấp hành tín hiệu cảnh báo đường ngang, cố tình vượt qua đường sắt khi tàu sắp đến không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể gây thiệt hại đến tính mạng. Bởi vì đường sắt là đường độc đạo, người tham gia giao thông phải dừng lại quan sát tàu trước khi quyết định đi qua đường ngang”, ông Sỹ nhấn mạnh.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Hưng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 24, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định: “Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe”.

Ngoài ra, tại khoản 2 của Điều 24 cũng quy định, người tham gia giao thông phải quan sát 2 phía, đảm bảo an toàn không có phương tiện giao thông đường sắt mới được đi qua.

Từ những quy định này, luật sư Nguyễn Đức Hưng nhấn mạnh, ngay cả khi hệ thống tín hiệu cảnh báo gặp vấn đề thì người điều khiển phương tiện giao thông cũng phải đảm bảo an toàn mới được phép đi qua đường ray tàu hỏa.

14 phụ nữ dàn hàng ngang chụp ảnh giữa đường gây bức xúc

Đoạn clip ghi lại cảnh 14 người phụ nữ bất chấp nguy hiểm, dàn hàng ngang để chụp ảnh trên đường ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua.

Theo clip trên mạng xã hội, nhóm phụ nữ dàn hàng ngang tạo dáng chụp ảnh, lấn chiếm gần hết lòng đường trong khi nhiều ô tô đang di chuyển, có ô tô con phải đánh lái sang làn đường ngược chiều để tránh.

Chỉ đến khi một ô tô 45 chỗ tiến đến gần thì nhóm phụ nữ mới tách làm 2, chạy dạt về 2 lề đường.

Bình luận dưới clip, nhiều người bày tỏ bức xúc về hành vi thiếu ý thức chấp hành luật giao thông của những phụ nữ này.

Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đây là hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người đi bộ, cản trở giao thông và gây rối trật tự công cộng.

“Theo quy định của pháp luật, những người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư Đặng Văn Cường thông tin.

Ảnh chụp Màn hình 2025 04 08 lúc 09.44.18.png
Nhóm phụ nữ dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường. Ảnh chụp màn hình 

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: Người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ; người đi bộ trên đường bộ.

Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức;

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác…

Do đó, trong tình huống trên, nếu cơ quan chức năng xác định hành vi đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì những người này sẽ bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318, Bộ luật Hình sự với hình phạt có thể tới 7 năm tù.

“Qua clip cho thấy những người này có ý thức trêu đùa những người tham gia giao thông, đặc biệt là các phương tiện xe cơ giới đang di chuyển trên đường, gây nguy cơ tai nạn giao thông và thể hiện sự coi thường pháp luật.

Đáng chú ý, đây lại là những người phụ nữ trẻ, hoàn toàn có khả năng nhận thức và ý thức được hành vi của mình nhưng lại cố ý vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ danh tính của những người này, đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội để có hình thức xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý những người này sẽ là bài học cho những người khác về ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân và người khác”, luật sư Đặng Văn Cường bày tỏ.

Hà Nội: Nhiều người đi bộ sai luật bất ngờ khi bị CSGT xử phạt

Sáng 8/4, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội triển khai tuần tra kiểm soát, tuyên truyền kết hợp xử phạt người đi bộ sang đường mà không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông hay vạch kẻ đường.

Đại úy Nguyễn Tuấn Phong, Tổ trưởng tổ công tác cho biết, tình trạng người đi bộ vi phạm trật tự, an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội. Hành vi vi phạm này xảy ra thường xuyên ở hầu hết các tuyến đường.

Hà Nội: Nhiều người đi bộ sai luật bất ngờ khi bị CSGT xử phạt- Ảnh 1.

Nhiều người đi bộ bị phạt trần tình hành vi này là do thói quen.

Ghi nhận của PV tại ngã tư Trần Duy Hưng – Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy), trong gần một giờ làm nhiệm vụ, CSGT đã phát hiện và lập biên bản xử phạt nhiều trường hợp vi phạm.

Anh V.T.K (SN 1987) là một trong 3 người bị lực lượng CSGT xử phạt do đi bộ không tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và báo hiệu đường bộ, chia sẻ: “Tôi chủ quan nghĩ rằng người đi bộ sai sẽ không bị phạt. Tôi xin rút kinh nghiệm bởi việc qua đường tùy tiện có thể gây ra tai nạn giao thông”.

Căn cứ Nghị định 168/2024, hành vi vi phạm của anh K sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt với số tiền từ 150.000 – 250.000 đồng.

Một trường hợp khác là nam sinh viên N.T.D (SN 1999) cũng bị CSGT lập biên bản xử phạt hành chính như trên do lỗi đi bộ không tuân thủ quy định tại nơi có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ.

Hà Nội: Nhiều người đi bộ sai luật bất ngờ khi bị CSGT xử phạt- Ảnh 2.

Nhiều người vi phạm khi bị lập biên bản xử phạt tỏ ra bất ngờ.

“Em thấy nhiều người cũng đi như thế do thói quen mà không để ý vạch kẻ đường, cũng không nghĩ là sẽ bị xử phạt”, D chia sẻ và cho hay không biết rằng mức phạt đã tăng gấp đôi (trước đây là từ 60.000 – 100.000 đồng).

Trước đó, Đội CSGT đường bộ số 3, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tổ chức chuyên đề tuyên truyền, nhắc nhở kết hợp xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông.

Theo Tổ công tác, có người còn vô tư đi bộ sang đường ở giữa ngã tư dù vạch dành cho người đi bộ chỉ cách đó vài mét.

Thậm chí, như tại ngã 4 Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), nơi đây có cầu vượt dành cho người đi bộ nhưng nhiều trường hợp vẫn đi tắt sang đường.

Hà Nội: Nhiều người đi bộ sai luật bất ngờ khi bị CSGT xử phạt- Ảnh 3.

Tình trạng người đi bộ vi phạm tràn lan, khiến giao thông tại một số ngã tư trở nên hỗn loạn.

CSGT khuyến cáo, người đi bộ trên đường cần chấp hành nghiêm các quy định đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Phải đi trên vỉa hè, lề đường hoặc đường dành riêng cho người đi bộ. Tại những nơi không có vỉa hè, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

Đặc biệt, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành riêng cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Tuyệt đối không đi bộ vào đường cao tốc, cầu vượt nơi cấm người đi bộ.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI