Chu Hải

Dạy học sinh kỹ năng lái xe máy, ngăn tai nạn

Chỉ trong thời gian ngắn, cả nước xảy ra gần 2.000 vụ TNGT liên quan đến trẻ em, làm chết 783 người và bị thương hơn 2.000 người. Theo các chuyên gia, giải pháp quan trọng nhất để ngăn thực trạng này là kiến thức và kỹ năng lái xe gắn máy cho các em.

Báo động TNGT lứa tuổi học sinh

Khoảng 11h45 ngày 6/12, hai nam sinh điều khiển xe máy lưu thông trên QL1B đoạn qua huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), do không làm chủ tay lái dẫn đến cả người và xe đều ngã. Đúng lúc này, xe tải BKS 20C-109.56 lưu thông theo chiều ngược lại đi đến, chèn qua. Hậu quả khiến một học sinh tử vong, một em bị thương nặng.

Dạy học sinh kỹ năng lái xe máy, ngăn tai nạn- Ảnh 1.

Việc hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh sẽ được triển khai ngay khi bắt đầu vào học THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (ảnh minh họa)

Trước đó, ngày 17/10, trên quốc lộ 279 đoạn qua xã Lê Lợi (TP Hạ Long) xảy ra vụ TNGT liên hoàn giữa xe máy chở ba người và hai ô tô, khiến hai nam sinh lớp 9 tử vong, một em bị thương.

Theo thống kê của Cục CSGT, trong 10 tháng đầu năm 2024, có gần 70% số vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra tại các địa phương trên toàn quốc liên quan đến xe máy. Lực lượng CSGT cả nước đã xử lý hơn 90.000 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ trên 50.000 xe mô tô. Trong đó, có khoảng hơn 45.000 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển loại phương tiện này.

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra gần 2.000 vụ TNGT liên quan đến trẻ em, làm chết 783 người và bị thương hơn 2.000 người, tăng hơn 170 vụ so với cùng kỳ.

Nguyên nhân do đâu?

Theo Cục CSGT, những hành vi vi phạm liên quan đến lứa tuổi học sinh lái xe gồm: Không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đi xe dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, không có giấy phép lái xe phù hợp. Đây là thực trạng đáng lo ngại và là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các vụ TNGT liên quan lứa tuổi học sinh gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu, trường Đại học GTVT nhìn nhận, hầu hết học sinh, đặc biệt lứa tuổi từ 16-18 đều chưa được trải qua một khóa học chuyên nghiệp và đầy đủ về cách sử dụng xe gắn máy và lưu thông như thế nào để an toàn trên đường.

Đáng chú ý, tình trạng phụ huynh còn thờ ơ, nuông chiều, cho phép con điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi và chưa có kỹ năng cũng là nguyên nhân khiến TNGT liên quan đến học sinh gia tăng.

Trung tá Tôn Văn An, Đội trưởng Đội CSGT – trật tự Công an TP Bắc Giang cho biết, việc CSGT phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về ATGT cho học sinh, sinh viên đã được Đội triển khai thực hiện tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp tác tích cực, cũng còn trường không thực sự quan tâm, điển hình như trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang. Số lượng học sinh của trường này chiếm đến 90% số học sinh vi phạm giao thông xử lý mỗi tuần. Thậm chí, khi lực lượng chức năng gửi thông báo yêu cầu phối hợp xử lý học sinh vi phạm cũng không thấy phản hồi.

Siết kỹ năng lái xe cho học sinh

Nghị định 151 của Chính phủ vừa được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định cụ thể hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh sẽ được triển khai ngay khi bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các kỹ năng sẽ được đào tạo cho học sinh bao gồm: Phương pháp nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm khi lái xe; cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp kiểm tra xe an toàn; văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới…

Bên cạnh đó, học sinh còn được hướng dẫn thực hành tư thế lên ngồi lái xe, xuống xe an toàn; Khởi hành, điều chỉnh tốc độ phù hợp, dừng xe an toàn; lái xe theo 4 hình mẫu: Đi qua hình số 8, đi qua vạch đường thẳng, đi qua đường có vạch cân, đi qua đường gồ ghề.

Nghị định cũng nêu rõ, thời gian hướng dẫn và đánh giá kỹ năng lái xe gắn máy an toàn theo hướng dẫn của cơ quan CSGT trực tiếp thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại cơ sở giáo dục.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu, việc quy định học sinh phải học và đạt đánh giá về kỹ năng lái xe gắn máy an toàn trước khi điều khiển phương tiện này là cần thiết, tiệm cận với quy định tại các nước phát triển trên thế giới.

Cùng quan điểm, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho rằng, quy định trên rất cần thiết, lấp khoảng trống quy định pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh.

Theo ông Tạo, cần nghiên cứu việc cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh, làm cơ sở để lực lượng chức năng kiểm tra khi học sinh tham gia giao thông trên đường.

Một chuyên gia giao thông đề xuất, cần gắn trách nhiệm của nhà trường trong việc đảm bảo TTATGT liên quan lứa tuổi học sinh. Nếu cơ sở giáo dục để học sinh vi phạm nhiều mà không có biện pháp chấn chỉnh, xử lý, cần làm rõ, xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở giáo dục này.

Theo Trung tá Tôn Văn An, quy định mới sẽ là cơ sở để lực lượng chức năng tiếp tục đề nghị các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp triển khai.

Đối với các nội dung kiến thức cũng như các bài học kỹ năng, khi triển khai không gặp vướng mắc bởi đây đều là những nội dung đơn vị từng phối hợp với kỹ thuật viên các nhà sản xuất xe máy, công an các phường, xã triển khai hướng dẫn tại các trường học trên địa bàn.

Mặt khác, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và lực lượng CSGT bởi nếu không có sự hợp tác, lực lượng CSGT rất khó triển khai.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông

Ngoài xử phạt hành chính, CSGT kiến nghị hãng xe công nghệ xóa vĩnh viễn tài khoản của tài xế xe ôm vi phạm, nâng cao trách nhiệm của mình trong việc quản lý tài xế khi tham gia giao thông.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 1.

Sáng 25/12, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 6, Phòng CSGT Công an Hà Nội điều các tổ công tác tuần tra, xử lý tình trạng tài xế xe ôm công nghệ vi phạm trật tự, an toàn giao thông quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm. Chỉ trong 2 giờ lập chốt, CSGT đã lập biên bản hơn 10 tài xế vi phạm.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 2.
CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 3.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, tình trạng tài xế xe ôm mặc trang phục của các hãng như Grab, Bee… vi phạm giao thông thời gian qua không hề hiếm ở Hà Nội. Những lỗi phổ biến như: Chở khách không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, dừng đỗ sai quy định, đi xe trên vỉa hè…

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 4.

Đáng chú ý, tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ điều khiển xe máy vô tư vượt đèn đỏ hầu như diễn ra hàng ngày, ở nhiều tuyến đường trên địa bàn Thủ đô. Hành vi này không chỉ coi thường pháp luật mà còn gây bức xúc cho người tham gia giao thông.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 5.

Trường hợp tài xế xe ôm vừa lái xe bằng một tay để chở khách, tay còn lại sử dụng điện thoại dù đang chạy xe bon bon trên đường cũng diễn ra phổ biến.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 6.

Có nhiều tài xế bị CSGT dừng xe xử phạt do chở hàng quá khổ, cồng kềnh vượt kích thước được quy định. Như trường hợp của tài xế N.V.T (SN 1992, người trong ảnh), khi bị CSGT bắt lỗi, T trần tình rằng mình chỉ biết chở hàng theo yêu cầu của người thuê. “Em cũng tiện chuyến nên đánh liều chở thêm hàng”, tài xế nói lý do.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 7.

Hay như trường hợp của tài xế xe ôm L.V.D (SN 2003, quê Yên Bái, người trong ảnh) bị CSGT lập biên bản xử phạt do chở khách không đội mũ bảo hiểm. Đáng chú ý, lực lượng chức năng còn xử phạt thêm nữ hành khách do ngồi sau xe máy mà không đội mũ bảo hiểm.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 8.

Thiếu tá Hoàng Văn Bình, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết, trên các tuyến đường ở Thủ đô không khó để bắt gặp nhiều tài xế xe ôm chở khách hay vận chuyển hàng hóa vi phạm giao thông. Trong đó, tình trạng này trở nên phức tạp hơn tại khu vực xung quanh bến xe dù CSGT thường xuyên tuần tra xử lý kết hợp tuyên truyền.

CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông- Ảnh 9.

Cũng theo thiếu tá Bình, lực lượng CSGT còn tập hợp danh sách tài xế xe ôm vi phạm rồi gửi cho các hãng xe, đề nghị doanh nghiệp xử lý. “Thậm chí, chúng tôi còn kiến nghị hãng xóa vĩnh viễn tài khoản của tài xế vi phạm, nâng cao trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về trật tự an toàn giao thông cho tài xế. Đồng thời, tăng cường theo dõi tình hình vi phạm của lái xe để phối hợp với cơ quan chức năng chấn chỉnh người vi phạm”, chỉ huy Đội CSGT số 6 nhấn mạnh.

Xe ô tô điện sẽ có giấy phép lái xe riêng từ năm 2025, ai cũng nên biết

Chương trình đào tạo xe ô tô điện khác với xe ô tô số sàn cho nên khi được cấp giấy phép lái xe ô điện thì cá nhân sẽ không được phép điều khiển xe số sàn.

Tại Thông tư 35/2024/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), Bộ Giao thông Vận tải đã có nội dung quy định về đào tạo và cấp giấy phép lái xe hạng B cho người lái xe số tự động, xe điện.

Cụ thể, giấy phép lái xe của xe ô tô điện sẽ ghi hạng B, kèm theo chú thích trên bằng lái là “Cấp cho người chỉ được điều khiển xe ô tô chuyển số tự động, bao gồm cả xe ô tô điện”. Và bằng này có mã số là B.01.

Đồng thời chương trình đào tạo xe ô tô điện khác với xe ô tô số sàn cho nên khi được cấp giấy phép lái xe ô điện thì cá nhân sẽ không được phép điều khiển xe số sàn.

Lưu ý, trường hợp người đã có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp trước ngày 01/01/2025 sẽ được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B, ghi là: “Cấp cho người chỉ được điều khiển xe ôtô chuyển số tự động (bao gồm cả xe ô tô điện)”. Còn người đã có gấy phép lái xe hạng B1, B2 cấp trước ngày 01/01/2025 thì được đổi sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg

Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025), bằng B1 (cấp cho không hành nghề lái ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3,5 tấn) và bằng B2 (cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3,5 tấn) sẽ được gộp thành hạng B.

Xe ô tô điện sẽ có giấy phép lái xe riêng từ năm 2025, ai cũng nên biết- Ảnh 1.

Xe ô tô điện sẽ có giấy phép lái xe riêng từ năm 2025, ai cũng nên biết (ảnh minh họa).

Chương trình đào tạo giấy phép lái xe dành cho ô tô điệnCụ thể, chương trình đào tạo giấy phép lái xe dành cho ô tô điện từ ngày 1/1/2025 sẽ giống như chương trình đào tạo giấy phép lái xe hạng B của xe chuyển số tự động với những nội dung như sau:

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

DÀNH CHO Ô TÔ ĐIỆN

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

136

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

90

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

8

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

giờ

10

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

Kỹ thuật lái xe

giờ

20

5

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

4

II. Đào tạo thực hành

giờ

67

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

41

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

24

3

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

giờ

2

4

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

1000

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

290

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 1 học viên

km

710

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

203

Kiểm tra các môn học lý thuyết và học thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe, để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:

– Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật về giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; kỹ thuật lái xe; mô phỏng các tình huống giao thông.

– Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

– Nội dung, hình thức kiểm tra khi kết thúc môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe quyết định. Người học lái xe được kiểm tra kết thúc môn học khi tham dự tối thiểu 70% thời gian học các môn lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% số km học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ số km và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường.

– Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung lý thuyết của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số; đối với nội dung kiểm tra môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn được đánh giá theo Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.

– Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

Lưu ý, quá thời hạn 1 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo lái xe tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải được đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.

Tìm giải pháp kéo giảm việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn giao thông

 Thực trạng dùng bạo lực giải quyết các tình huống va chạm giao thông đã đến mức báo động, đặc biệt là trong giới trẻ. 

Để tìm giải pháp kéo giảm các phức tạp về an ninh trật tự trên đường phố, xây dựng văn hóa giao thông văn minh, thượng tôn pháp luật, Báo Tiền Phong phối hợp với trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM tổ chức tọa đàm “Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông” với nhiều chuyên gia, diễn giả có chuyên môn thuộc lực lượng công an, luật sư, giảng viên…, diễn ra vào sáng 24/12/2024, tại trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.

Có ý thức, chấp hành đúng luật lệ giao thông, kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi, có văn hóa xin lỗi, hạ thấp cái tôi cá nhân và khuyến khích tham gia các phương tiện giao thông công cộng… là những giải pháp có thể hạn chế xảy ra bạo lực sau va chạm giao thông được các chuyên gia và diễn giả khách mời đưa ra tại tọa đàm.

Các chuyên gia, diễn giả tham gia tọa đàm

Chuyên gia, diễn giả khách mời gồm: Thượng tá Lê Văn Hải- Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông; Trung tá, tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm- giảng viên trường Đại học An ninh nhân dân; Luật sư Trương Văn Tuấn- Văn phòng luật sư Trạng Sài Gòn; Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, cùng hàng trăm sinh viên.

 Thượng tá Lê Văn Hải nhấn mạnh việc thượng tôn pháp luật và kiềm chế cảm xúc khi xảy ra va chạm giao thông sẽ hạn chế xảy ra những ẩu đả đáng tiếc

 Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm cho rằng ý thức chấp hành pháp luật quyết định rất nhiều đến hành vi ứng xử khi tham gia giao thông. Ông khuyến khích người dân nên tham gia các phương tiện giao thông công cộng vì giá rẻ, an toàn, được trải nghiệm cảnh quan thành phố lại hạn chế xảy ra va chạm như đi phương tiện cá nhân

 PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đến thời điểm hiện tại nhà trường chưa ghi nhận có trường hợp sinh viên nào xảy ra ẩu đả khi tham gia giao thông. Phương hướng tới nhà trường sẽ kết hợp với c tổ chức thêm nhiều cách thức tuyên truyền bám sát thực tế, sinh động, dễ hiểu để sinh viên dễ tiếp thu và thực hiện

Tọa đàm là cơ hội để các chuyên gia, diễn giả cùng nhau nhận diện, mổ xẻ thực trạng ẩu đả sau va chạm giao thông qua rất nhiều tình huống xảy ra trên thực tế hoặc do các bạn sinh viên trực tiếp gặp phải, kể ra và đặt nhiều câu hỏi muốn tìm giải pháp xử lý tốt nhất.

Xem Thêm>>>Đưa ATGT vào tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh từ năm 2025

Luật sư Trương Văn Tuấn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin giá trị về pháp luật
Thông qua các nhận định, đánh giá hoặc phần trả lời câu hỏi đặt ra của các bạn sinh viên, dưới góc nhìn chuyên môn các chuyên gia, diễn giả đã cung cấp đến người tham dự nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật, văn hóa, hành vi ứng xử khi tham gia giao thông làm sao để văn minh, an toàn cho cả bản thân mình và những người xung quanh, hạn chế thấp nhất những sung đột, nóng nảy không đáng có dẫn tới hối tiếc cũng muộn cho cả đôi bên.

Đông đảo sinh viên tham dự tọa đàm và đặt ra nhiều câu hỏi xử lý tình huống

Người chạy xe máy cũng có thể bị CSGT TP.HCM ghi hình ‘phạt nguội’

Không chỉ ô tô, người đi xe máy vi phạm giao thông cũng có thể bị CSGT TP.HCM ghi hình hoặc trích xuất camera trên đường phố để ‘phạt nguội’.

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ bức ảnh tờ thông báo xử lý vi phạm qua hình ảnh (thường gọi “phạt nguội” của một xe máy ở Quảng Ninh vì đi quá tốc độ với tựa đề: “Phạt nguội xe máy”.

Bài đăng nhận được hàng chục ngàn lượt tương tác và hơn 2.100 lượt chia sẻ. Nhiều người ngạc nhiên vì lần đầu thấy xe máy bị phạt nguội. Đa số các tài khoản đều nhắc (tag) tên bạn bè, người thân vào để nhắc nhở lưu ý khi tham gia giao thông “đừng vượt đèn đỏ nữa”, “coi có thấy lo lắng không”… Nhiều người ủng hộ việc CSGT “phạt nguội” xe máy để kéo giảm tai nạn giao thông và nâng cao ý thức khi lưu thông trên đường.

Người đi xe máy cũng có thể bị CSGT TP.HCM ghi hình 'phạt nguội' - Ảnh 1.
Người đi xe máy cũng có thể bị CSGT TP.HCM ghi hình ‘phạt nguội’ – Ảnh 1.

CSGT TP.HCM ghi hình xử phạt trên đường phố

Một số người khác thì thắc mắc: “Xe máy không chính chủ hoặc thuê xe thì tính sao giờ?”. Người giải đáp: “Từ từ định danh xong mới phạt nè”.

Vậy tại TP.HCM hiện nay thế nào?

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay CSGT TP.HCM đang áp dụng xử lý vi phạm qua hình ảnh với các lỗi vi phạm được trích xuất từ camera giao thông, camera cầm tay do CSGT các đơn vị ghi hình và cả hình ảnh từ người dân cung cấp.

Trong đó, nhiều tuyến đường ở quốc lộ, các tuyến đường lớn có gắn camera tự động bắn tốc độ, ghi nhận các lỗi vi phạm như: vượt đèn đỏ, đi sai phần đường, làn đường… cập nhật về hệ thống.

Ngay khi phát hiện lỗi vi phạm, xác định biển số xe, hệ thống đồng thời hiển thị tên chủ xe, các thông tin liên hệ để CSGT gửi thông báo vi phạm.

Người đi xe máy cũng có thể bị CSGT TP.HCM ghi hình 'phạt nguội' - Ảnh 2.
Người đi xe máy cũng có thể bị CSGT TP.HCM ghi hình ‘phạt nguội’ – Ảnh 2.
Ngoài xử phạt từ camera do CSGT ghi hình, một số trường hợp người dân gửi hình ảnh vi phạm cũng được CSGT xác minh xử lý

Từ các camera này, nhiều người đi ô tô đã bị ghi hình “phạt nguội”. Theo số liệu của Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM), tính riêng 7 tháng đầu năm 2023, CSGT đã gửi thông báo vi phạm qua hình ảnh.

Bên cạnh đó, CSGT cũng gửi thông báo cho một số trường hợp đi xe máy vi phạm luật Giao thông đường bộ được CSGT các đội ghi hình xử phạt như: vi phạm tốc độ, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đi sai phần đường…

“Sau khi nhận thông báo xử lý vi phạm, có người đã đến đóng phạt, nhưng vẫn có trường hợp không đến phối hợp CSGT xử lý. Cũng có những trường hợp mua bán xe chưa sang tên đổi chủ nên việc xử lý xe máy vi phạm hình ảnh mất thêm thời gian xác minh”, một lãnh đạo đội CSGT nhìn nhận.

Thực tế, CSGT TP.HCM đã mời lên xử phạt nhiều trường hợp vi phạm luật Giao thông đường bộ từ hình ảnh do người dân cung cấp. CSGT cho rằng, khi thực hiện đúng các quy định về biển số định danh, đồng bộ dữ liệu, việc xử lý vi phạm qua hình ảnh sẽ đạt hiệu quả, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI