Mỹ Duyên

Trình tự thực hiện thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng 2025

Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 1511/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2024 về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành mới, bãi bỏ trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, quy định về trình tự thực hiện thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng như sau:

**Nộp hồ sơ TTHC:

– Người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cục Đăng kiểm Việt Nam qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (nộp hồ sơ điện tử).

Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho Cục Đăng kiểm Việt Nam theo các địa chỉ công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

**Giải quyết TTHC:

– Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và trả kết quả trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cụ thể như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam ký xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hệ thống tự động cấp số đăng ký kiểm tra và gửi lên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp số đăng ký kiểm tra, ký xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trả lại người nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan cửa khẩu;

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu bổ sung, sửa đổi;

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam có quyền từ chối tiếp nhận hoặc trả lại hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo cho người nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo (đối với hồ sơ giấy) trong các trường hợp sau:

(1) Xe nhập khẩu không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;

(2) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra thể hiện xe thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018;

(3) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam;

(4) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra thể hiện xe nhập khẩu có tiêu chuẩn khí thải thấp hơn tiêu chuẩn khí thải theo quy định của pháp luật;

(5) Không khai báo số khung (hoặc số VIN đối với xe cơ giới; số PIN hoặc số seri của xe máy chuyên dùng) trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

(6) Quá 30 ngày kể từ ngày mở hồ sơ đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu không xuất trình phương tiện để kiểm tra đối với lô hàng nhập khẩu trước đó trừ trường hợp bất khả kháng;

(7) Người nhập khẩu đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện kiểm tra

+ Người nhập khẩu gửi bản xác nhận kế hoạch kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia kèm theo số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hồ sơ điện tử) hoặc gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam bản xác nhận kế hoạch kiểm tra kèm theo bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy).

Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm tra trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc đối với địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu hoặc không quá 05 ngày làm việc đối với địa điểm kiểm tra tại kho bảo quản của người nhập khẩu, kể từ ngày kiểm tra do người nhập khẩu đề nghị trên bản xác nhận kế hoạch kiểm tra.

Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất với người nhập khẩu để kiểm tra trong thời gian phù hợp;

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo tới người nhập khẩu thông tin về đăng kiểm viên kiểm tra, thời gian kiểm tra trước khi thực hiện việc kiểm tra;

+ Trường hợp phải lấy mẫu thử nghiệm, đăng kiểm viên lập biên bản lấy mẫu để người nhập khẩu xuất trình khi làm việc với cơ sở thử nghiệm.

Để rút ngắn thời gian thử nghiệm, người nhập khẩu có quyền lựa chọn phương án sử dụng 02 xe mẫu đối với mỗi kiểu loại: 01 mẫu để thử nghiệm an toàn và 01 mẫu để thử nghiệm khí thải nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc chọn mẫu là do đăng kiểm viên chọn ngẫu nhiên.

– Cấp Chứng chỉ chất lượng:

Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra và hồ sơ được đánh giá đầy đủ, hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc bản giấy (đối với hồ sơ giấy hoặc trường hợp bất khả kháng không thể cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) cho từng xe, cụ thể như sau:

+ Cấp thông báo miễn đối với trường hợp kiểm tra đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra xác nhận kiểu loại;

+ Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu đối với các phương thức: kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu; kiểm tra xác suất; kiểm tra từng xe chưa qua sử dụng; kiểm tra từng xe đã qua sử dụng. Riêng đối với xe mẫu đưa đi thử nghiệm thì trong giấy chứng nhận có ghi chú “Chiếc xe này đã dùng để thử nghiệm tại Việt Nam”;

+ Cấp thông báo không đạt đối với trường hợp sau: trường hợp có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu; trường hợp ô tô đã qua sử dụng không được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam; các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, e, k, m, r, s khoản 5 Điều 4 Thông tư 54/2024/TT-BGTVT ;

+ Cấp thông báo vi phạm đối với xe nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau: xe nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ; tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra hoặc xe nhập khẩu có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam; các trường hợp khác thuộc đối tượng bị xử lý hành chính là tịch thu hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu.

Năm 2025, xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền?

Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Năm 2025, xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi:

Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe mang vác vật cồng kềnh.

Trường hợp, người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe mang vác vật cồng kềnh mà gây tai nạn giao thông thì mức phạt sẽ từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe có hành vi chở hàng cồng kềnh sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng, trường hợp chở hàng cồng kềnh mà gây tai nạn thì mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Quy định về chiều dài, chiều rộng của hàng hóa được xếp trên xe máy năm 2025

Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT thì xe mô tô, xe gắn máy: chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa thực hiện theo quy định tại  khoản 5 Điều 33 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Cụ thể:

Điều 33. Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy

5. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, xe máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét

>>>Xem thêm: Tài xế chở người đi cấp cứu vượt đèn đỏ không bị xử phạt

Quy định chung về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

Quy định chung về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT như sau:

– Đơn vị vận tải phải lựa chọn phương tiện phù hợp với kích thước, khối lượng hàng hóa vận chuyển. Hàng hóa được vận chuyển phải phù hợp với kết cấu của khoang chứa hàng và công năng của phương tiện vận chuyển.

– Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải tuân thủ các quy định về khối lượng toàn bộ của xe, tải trọng trục xe, cụm trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa cho phép của xe quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT và không vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trừ trường hợp được cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.

– Hàng hóa xếp trên phương tiện phải được xếp đặt gọn gàng, xếp dàn đều, chằng buộc chắc chắn, chèn, lót đảm bảo không bị xê dịch theo các phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng; đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường; không để rơi vãi khi phương tiện tham gia giao thông; không cản trở tầm nhìn của lái xe; không làm mất thăng bằng của phương tiện hoặc gây khó khăn cho lái xe khi điều khiển; không che khuất đèn, biển số đăng ký và các cảnh báo an toàn của phương tiện. Một số trang thiết bị thường dùng để gia cố, chằng buộc, chèn, lót hàng hóa được hướng dẫn tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BGTVT.

– Đối với các loại hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông, trước khi xếp lên phương tiện phải rút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa. Phương pháp xếp hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông được hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BGTVT.

– Việc xếp hàng hóa trên phương tiện đối với các loại hàng hóa đã được đóng gói thành bao, kiện, thùng, cuộn, khối thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Việc xếp các loại hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và quy định tại Chương này.

05 cách tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông online mới nhất 2025

05 cách tra cứu phạt nguội online mới nhất 2025

(1) Tra cứu phạt nguội qua VNeTraffic

Bước 1: Tải và cài đặt app VNeTraffic về điện thoại trên App store/ CH Play.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản

Trường hợp chưa có tài khoản thì đăng ký tài khoản theo các bước sau:

Chọn đăng ký => Quyết mã QR code bên góc trên cùng bên phải của thẻ CCCD => Kiểm tra thông tin => Nhập số điện thoại => Bấm xác nhận

Sau đó hệ thống sẽ gửi mã OTP về điện thoại, cá nhân nhập mã OTP và thiết lập mật khẩu.

Bước 3: Tra cứu phạt nguội

Để kiểm tra phạt nguội cá nhân chọn mục “Tra cứu vi phạm”.

Bước 4: Nhập biển số xe cần tra cứu và nhấn “Kiểm tra”

(2) Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Để tiến hành tra cứu phạt nguội trên website của Cục Cảnh sát giao thông, người dân tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào website Cục Cảnh sát giao thông theo đường link  http://www.csgt.vn/.

Bước 2: Điền thông tin vào mục “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh” ở bên phải màn hình.

Bước 3: Tại mục tra cứu nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

Bước 4: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Bước 5: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội.

(3) Tra cứu phạt nguội trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Vào trang web của cục Đăng kiểm Việt Nam tại địa chỉ www.vr.org.vn

Bước 2: Kéo xuống dưới chọn mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện trong phần Tra cứu dữ liệu bên phải màn hình.

Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu.

Đối với xe biển 5 số: Biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển xanh thêm chữ X, biển vàng thêm chữ V

Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại nhập dấu “-“ phân cách giữa chữ cái và chữ số.

Bước 4: Kéo xuống dưới, màn hình hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện ở dưới cùng.

Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về.

Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường.

Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.

(4) Kiểm tra trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách tra cứu phạt nguội này chỉ áp dụng được với những tỉnh, thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website phạt nguội.

Bước 1: Truy cập website phạt nguội tại địa phương:

– Tra cứu phạt nguội Hà Nội:

https://csgt.congan.hanoi.gov.vn/tra-cuu-phuong-tien-gt

– Tra cứu phạt nguội Thành phố Hồ Chí Minh:

http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/tra-cuu-vi-pham

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Kéo xuống dưới, xem kết quả tra cứu.

(5) Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính, người dân có thể sử dụng các ứng dụng tra cứu phạt nguội trên nền tảng Android và IOS như: Tra cứu phạt nguội; Tra cứu phạt nguội toàn quốc; Tra phạt nguội; Kgo – Ôn GPLX, tra phạt nguội; Tra cứu phạt nguội Ô tô – Xe máy…

Bước 1: Tải ứng dụng tra cứu phạt nguội trên điện thoại.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Xem kết quả tra cứu phạt nguội.

Trình tự phạt nguội vi phạm giao thông của CSGT từ 01/01/2025

Theo Điều 24 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định trình tự xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm (hay còn gọi là phạt nguội) của Cảnh sát giao thông như sau:

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:

+ Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;

+ Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử).

Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nhưng Công an xã, phường, thị trấn chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm;

+ Gửi thông báo (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.

Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản, bằng phương thức điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu trên App VNeTraffic khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Đồng thời cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông, App VNeTraffic để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, tra cứu, liên hệ giải quyết.

– Khi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an cấp huyện tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.

– Trường hợp vụ việc vi phạm do Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay (trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính) kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông; gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và gửi ngay thông báo kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan Đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe (nếu đã có thông tin cảnh báo từ cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm đối với vụ việc quy định tại khoản 5 Điều 24 Thông tư 73/2024/TT-BCA).

– Trường hợp vụ việc vi phạm do cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay (trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính) kết quả giải quyết vụ việc cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông; gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và gửi ngay thông báo kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe đối với vụ việc quy định tại khoản 5 Điều 24 Thông tư 73/2024/TT-BCA.

– Quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện như sau:

+ Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan Đăng kiểm (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định), cơ quan đăng ký xe, cập nhật trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính.

+ Đối với phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy, tiếp tục gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chuyển thông báo đến cho chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính và yêu cầu họ thực hiện theo thông báo vi phạm; kết quả làm việc, thông báo lại cho cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA).

– Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông báo kết quả giải quyết vụ việc vi phạm được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu.

 

Nghiên cứu, xây dựng các án lệ về một số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông điển hình

Nghiên cứu, xây dựng các án lệ về một số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông điển hình là nội dung tại Thông báo 498/TB-VPCP ngày 01/11/2024.

Nghiên cứu, xây dựng các án lệ về một số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông điển hình
Nghiên cứu, xây dựng các án lệ về một số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông điển hình

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 498/TB-VPCP ngày 01/11/2024 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Thường trực Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia.

Nghiên cứu, xây dựng các án lệ về một số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông điển hình 

Theo đó, tại nhiệm vụ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ tai nạn giao thông; nghiên cứu, xây dựng các án lệ về một số trường hợp vi phạm TTATGT điển hình, nhằm góp phần xử lý nghiêm các vi phạm, tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong chấp hành pháp luật về TTATGT.

Bên cạnh đó, trong nhiệm vụ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ và các cơ quan địa phương thực hiện các nội dung sau:

* Bộ Công an

– Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục thực hiện tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm TTATGT.

– Tiếp tục chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống camera giám sát để phát hiện và xử lý vi phạm, tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án tổng thể lập lại TTATGT tại thành phố Hà Nội, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong tháng 12 năm 2024.

– Tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về TTATGT, nhất là những hành vi có nguy cơ gây tai nạn đối với lứa tuổi học sinh, trong quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục, chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục để cùng quản lý; có nội dung chương trình giảng dạy cả kiến thức về TTATGT, kỹ năng về thực hành điều khiển phương tiện đối với lứa tuổi học sinh được phép sử dụng xe gắn máy theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát kết quả tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chương trình, kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/11/2024.

* Bộ Giao thông vận tải

– Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch về bảo đảm TTATGT như: Hành lang giao thông, thiết kế hạ tầng, kết cấu giao thông, cảnh báo, biển báo, phương tiện giao thông… theo chức năng nhiệm vụ.

– Tiếp tục rà soát, xử lý các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông; khắc phục các hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông do mưa, lũ gây ra; ưu tiên hệ thống báo hiệu, chiếu sáng, tăng cường tường phòng hộ, xây dựng các đường, hốc cứu nạn đối với các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm.

– Chỉ đạo, đôn đốc các Sở Giao thông vận tải tăng cường quản lý vận tải; bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép điều khiển phương tiện; xây dựng các cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận tải để phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo đảm TTATGT.

* Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về TTATGT cho học sinh các cấp; xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Kế hoạch hành động về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” đối với học sinh trên phạm vi toàn quốc; tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của địa phương; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về TTATGT.

* Bộ Y tế tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải trong ứng phó với các vụ tai nạn giao thông; thành lập lực lượng cấp cứu ngoại viện, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa.

* Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng tăng cường tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới, tuyên truyền Kế hoạch 282/KH-UBATGTQG ngày 29/9/2024 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về thực hiện quy định của pháp luật “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông”.

* Các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT đến phường, xã, thị trấn, tổ dân phố; phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh cơ sở; đổi mới phương thức tuyên truyền, xây dựng văn hoá giao thông theo tổ chức, gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu; tập trung xây dựng văn hoá giao thông an toàn trong đơn vị kinh doanh vận tải, doanh nghiệp, khu công nghiệp có đông công nhân, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ, nhóm tự quản tham gia bảo đảm TTATGT tại cộng đồng dân cư.

* Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, bộ, ngành về công tác bảo đảm TTATGT; xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, đặc biệt là cấp cơ sở.

Xem thêm tại Thông báo 498/TB-VPCP ban hành ngày 01/11/2024.

Những lỗi vi phạm bị tước bằng lái xe đến 2 năm theo quy định mới

Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

1. Những lỗi vi phạm bị tước bằng lái xe đến 2 năm theo quy định mới

Theo khoản 15 Điều 6 và khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy vi phạm những lỗi sau đây sẽ bị tước GPLX (hay còn gọi là bằng lái xe) từ 22- 24 tháng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm:

STT

Lỗi vi phạm

Mức phạt

Lỗi vi phạm chung

Ô tô

Xe máy

1

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. – Từ 30 – 40 triệu đồng

 

– Từ 8 – 10 triệu đồng

 

2

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

3

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất “mai thúy” hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ.

Lỗi đối với ô tô

1

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ mà gây tai nạn giao thông. – Từ 50 – 70 triệu đồng

2

Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ. – Tịch thu phương tiện

 

Lỗi đối với xe máy

1

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe. – Tịch thu phương tiện

2

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

3

Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng

Xem thêm: Tổng hợp những lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng

2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:

– Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

– Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

– Khi giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định vừa nêu, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý:

–  Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

– Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp mới, đổi, cấp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp dưới đây.

– Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng, người có giấy phép lái xe tích hợp được cấp, đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe không bị tước quyền sử dụng.

– Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp dưới dạng điện tử hoặc thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện tạm giữ, tước trên môi trường điện tử theo quy định nếu đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Việc tạm giữ, tước quyền sử dụng được cập nhật trạng thái trên cơ sở dữ liệu, căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử và ứng dụng thông tin điện tử khác theo quy định.

(Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI