Ví dụ: 29A12345

Mỹ Duyên

Thành viên tổ chức khủng bố ‘Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời’ bị bắt

Huỳnh Nhật Phương, 42 tuổi, bị cáo buộc tham gia tổ chức khủng bố Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, được phong chức, rải truyền đơn kích động.

Ngày 13/11, Phương bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM bắt tạm giam để điều tra hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 109 Bộ luật Hình sự.

Động thái này của cơ quan An ninh điều tra đưa ra trong quá trình mở rộng vụ án do bà Nguyễn Thị Hường (56 tuổi) và ông Trần Văn Linh (67 tuổi) thực hiện.

Huỳnh Nhật Phương tại cơ quan an ninh điều tra. Ảnh: Công an cung cấp
Huỳnh Nhật Phương tại cơ quan an ninh điều tra. Ảnh: Công an cung cấp

Xem thêm >>>Bắt giữ 02 vụ vận chuyển pháo hoa nổ với tổng khối lượng 400kg

Theo cơ quan điều tra, Huỳnh Nhật Phương được Đào Minh Quân – cầm đầu tổ chức khủng bố Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời và một số người khác móc nối, phong chức “Trưởng phòng chiến tranh chính trị thuộc Bộ tư lệnh chiến thuật vùng Sài Gòn – Gia Định”. Ông ta vì hám danh hám lợi, ảo tưởng, mù quáng tin tưởng vào lời hứa hẹn của tổ chức khủng bố nên đã thực hiện nhiều hoạt động âm mưu chống phá Nhà nước.

“Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam nói chung và của TP HCM nói riêng”, cơ quan an ninh điều tra xác định.

Huỳnh Nhật Phương và số tang vật bị bắt. Ảnh: Công an cung cấp
Huỳnh Nhật Phương và số tang vật bị bắt. Ảnh: Công an cung cấp

Trước đó, quá trình thực hiện cao điểm đảm bảo an ninh dịp lễ Quốc khánh, Công an TP HCM và Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) phát hiện một số nghi can đã lên kế hoạch in ấn, rải truyền đơn chống phá chính trị, xâm phạm an ninh quốc gia.

Sau thời gian theo dõi, nhà chức trách bắt quả tang bà Hường đang chuẩn bị truyền đơn có nội dung “kích động tuần hành, gây rối an ninh trật tự trong dịp 2/9 nhằm mục đích lật đổ Nhà nước, theo sự chỉ đạo của nhóm Đào Minh Quân.

Công an TP HCM khuyến cáo, Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời là tổ chức khủng bố; người dân cần nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo lời dụ dỗ, lừa bịp, hứa hẹn, lôi kéo của Đào Minh Quân cũng như những người cầm đầu tổ chức này. Khi phát hiện thông tin cá nhân, tổ chức có liên quan đến tổ chức này cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để ngăn chặn, xử lý.

Nâng mức phạt để răn đe, kéo giảm tai nạn

Thời gian tới, ngoài dự kiến nâng mức xử phạt, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của hệ thống giám sát (phạt nguội). CSGT sẽ tăng cường gửi thông báo đến các chủ phương tiện có xe vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, nhất là đối với xe máy.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, Cục CSGT cho biết, việc đề xuất xử phạt vi phạm theo hướng tăng nặng với một số hành vi nhằm tạo sự răn đe, từ đó kéo giảm tai nạn giao thông
Đại tá Nguyễn Quang Nhật.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật.

Phạt nặng các lỗi cố ý

Cục CSGT đang tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Những nội dung nào dự kiến sẽ được điều chỉnh, thưa ông?

Nghị định này xuất phát từ thực tiễn đảm bảo trật tự ATGT, quá trình phân tích nguyên nhân, điều kiện hình thành các vụ tai nạn giao thông. Qua đó, Cục CSGT thấy nhiều hành vi, nhóm hành vi nguy cơ cao gây ra các vụ tai nạn hậu quả từ rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng mà cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Với dự thảo lần 4 này, cơ quan soạn thảo dự kiến điều chỉnh tăng mức xử phạt một số hành vi và nhiều nhóm lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.

Việc đề xuất tăng mức xử phạt nhằm ngăn chặn vi phạm, coi đó là một trong những mối nguy hiểm làm mất kỷ cương trong quá trình thực thi pháp luật về trật tự ATGT.

Bên cạnh đó, để việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, bên cạnh việc tuyên truyền thì chế tài phải đủ sức răn đe, nhất là đối với những hành vi cố ý xâm phạm trật tự ATT.

Ông có thể nêu dẫn chứng một số hành vi vi phạm được coi là cố ý xâm phạm như ông vừa đề cập?

Điển hình như hành vi của người lái xe hay chủ xe dán, che biển số, sử dụng biển số không do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp (biển số giả). Đây rõ ràng là lỗi cố ý nhằm trốn tránh việc xử lý của lực lượng chức năng.

Ngoài mục đích né việc nộp phạt nguội, một số người làm việc này còn để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, từ đó tẩu thoát, gây khó khăn cho cơ quan công an khi truy tìm phương tiện. Thậm chí, hành vi này còn để lại hậu quả khiến người khác phải gánh chịu, khi nhiều khổ chủ bị oan.

Khi chế tài mới được áp dụng vào thực tế, chắc chắn sẽ ngăn chặn được một bộ phận tài xế cố tình vi phạm các lỗi về biển số xe.

Với các trường hợp vi phạm mà bị người dân phản ánh hay tố giác bằng hình ảnh, CSGT có trách nhiệm xác minh làm rõ để xử lý đúng theo quy định.

Nhiều tài xế không quan tâm hậu quả

Một trong những nội dung được dư luận rất quan tâm là đề xuất tăng mức phạt gấp nhiều lần đối với một số hành vi vi phạm trên đường cao tốc. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

Đó là đề xuất nâng mức phạt tiền từ 16-18 triệu (đang áp dụng) lên từ 30-40 triệu đồng, trừ hết 12 điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc.

Trong những hành vi vi phạm xảy ra trên đường cao tốc, Cục CSGT đánh giá đây là lỗi vi phạm pháp luật ở mức nghiêm trọng, coi thường tính mạng của nhiều người.

Đặc thù của đường cao tốc là các phương tiện lưu thông với tốc độ cao, hành vi hành vi đi lùi hay đi ngược chiều mà gây tai nạn thường để lại hậu quả rất nặng nề.

Thời gian qua, các đơn vị phụ trách tuần tra tuyến đường cao tốc thuộc Cục CSGT ghi nhận tình trạng hành vi đi lùi, đi ngược chiều có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ rất cao.

Theo quy định hiện hành, tài xế vi phạm lỗi này bị phạt đến 18 triệu đồng và tước bằng lái xe trong 6 tháng. Song, dường như mức phạt này chưa đủ sức răn đe bởi nhiều tài xế vẫn cố tình thực hiện. Họ dường như không cần biết đến hậu quả.

Xem thêm>>>Uống rượu bia, dắt xe qua chốt CSGT có bị xử phạt?

Tăng mức phạt sẽ tạo được răn đe

Đa số nội dung mới đều dự kiến sẽ áp dụng đối với xe ô tô vi phạm. Vậy còn với xe máy thì sao, thưa ông?

Riêng đối với xe máy, Ban soạn thảo đã đề xuất nâng mức xử phạt từ 800 nghìn – 1 triệu lên mức 4-6 triệu đồng đối với tài xế không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ). Đây là hành vi vi phạm khá phổ biến.

Theo đề xuất, hành vi che biển số sẽ bị phạt rất nặng do đây là lỗi cố ý (ảnh minh họa).
Theo đề xuất, hành vi che biển số sẽ bị phạt rất nặng do đây là lỗi cố ý (ảnh minh họa).

Vượt đèn đỏ cũng là một trong những mối nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào. Nhiều trường hợp còn vượt đèn đỏ ngay cả nơi có sự hiện diện của lực lượng chức năng.

Một thực trạng tham gia giao thông ở Việt Nam dễ dàng bắt gặp, đó là tại các giao lộ mà vắng bóng lực lượng CSGT thì một bộ phận không nhỏ người lái xe, nhất là xe máy sẵn sàng vượt đèn đỏ.

Hay kể cả trong các khung giờ cao điểm khi mà CSGT còn mải phân luồng, vẫn có nhiều trường hợp cố tình không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Nguyên nhân vi phạm chủ yếu do lối sống, thói quen và suy nghĩ chế tài chưa đủ sức răn đe.

Ban soạn thảo có kỳ vọng với việc nâng mức phạt với hàng loạt lỗi vi phạm giao thông, ý thức người tham gia giao thông sẽ tăng lên, tuân thủ pháp luật tốt hơn?

Trước khi đưa ra những đề xuất nêu trên, Cục CSGT cũng đã tham khảo kinh nghiệm từ những kế hoạch trước đó, điển hình là nâng mức xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.

Thực tế có thể khẳng định, sau khi nâng mức xử phạt, bước đầu đã tạo cho nhiều tài xế ý thức chấp hành tốt, tạo thói quen đã uống rượu bia thì không lái xe.

Ban soạn thảo cũng tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia khi họ xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao, kết hợp các biện pháp quản lý khác (như trừ điểm bằng lái xe) để siết chặt quản lý người lái xe sau sát hạch.

Do đó, tăng mức xử phạt hành chính đối với một số nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc, nhóm hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông là điều cần thiết.

CSGT phát hiện tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo

Quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng CSGT phát hiện tài xế điều khiển xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đoạn qua tỉnh Ninh Thuận.

Kết quả đo nồng độ cồn tài xế xe đầu kéo.
Kết quả đo nồng độ cồn tài xế xe đầu kéo.

Xem thêm>>>Bình Thuận: Lập chốt, kiểm soát 24/24 giờ trên quốc lộ 1A

Sáng 13/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (C08 – Cục CSGT) cho biết, đã lập biên bản xử phạt một tài xế điều khiển xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo.

Khoảng 21h50 ngày 12/11, tại Km113 lối vào trạm dừng nghỉ tạm cao tốc, CSGT đã bất ngờ kiểm tra nồng độ cồn lái xe.

Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện tài xế N.T.D (52 tuổi, ngụ Đồng Nai) điều khiển xe đầu kéo BKS 98H-032.61 vi phạm nồng độ cồn mức 0,045mg/lít khí thở.

Ngay lập tức, CSGT đã lập biên bản xử phạt hành chính tạm giữ phương tiện, giấy phép lái xe xử lý theo quy định.

Trước đó, sáng 26/10, trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết tại Km178, nút giao Đại Ninh, CSGT cũng phát hiện tài xế điều khiển xe khách vi phạm nồng độ cồn mức 0,081mg/lít khí thở.

Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi thông báo, chia sẻ vị trí tuần tra của CSGT trên mạng xã hội

Hiện nay, trên nhiều nhóm kín mạng xã hội có hành vi chia sẻ, thông báo khu vực tuần tra, kiểm soát của CSGT đang làm nhiệm vụ trên đường. Đây là hành vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan Nhà nước. Hành vi này đã khiến nhiều lái xe chủ quan, không chấp hành luật giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Lực lượng chức năng Công an tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm trên.

Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện phát hiện nhiều Fanpage, hội, nhóm kín trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Telegram…) có hành vi thông báo, chia sẻ thông tin liên quan đến vị trí, khu vực tuần tra, kiểm soát tốc độ, đo nồng độ cồn, thực thi nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung, với số lượng thành viên rất lớn từ 500-10.000 người như: “Hội Lái Xe Lâm Đồng”, “VOV. Lâm Đồng”, “VOV Đà Lạt.”…

Hình ảnh các nhóm “báo chốt Cảnh sát giao thông” trên mạng xã hội.
Hình ảnh các nhóm “báo chốt Cảnh sát giao thông” trên mạng xã hội.

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị liên quan xác minh, xác định 05 trường hợp là các quản trị viên của các fanpage, nhóm kín có hoạt động báo “chốt” CSGT nêu trên, gồm: P.A.T (38 tuổi), H.H.D (41 tuổi), C.M.H (44 tuổi), N.N.H.V (45 tuổi) – cùng trú tại TP. Đà Lạt; V.V.M (38 tuổi) – trú tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Làm việc tại cơ quan Công an, các trường hợp nêu trên đã thừa nhận là người tạo lập, tham gia quản trị các nhóm kín trên mạng xã hội. Mục đích tạo lập nhóm là để thu thập vị trí, hoạt động thanh tra, kiểm soát của các tổ công tác Cảnh sát giao thông, thông báo cho thành viên trong nhóm biết, tránh né, có biện pháp đối phó với lực lượng chức năng. Tất cả các trường hợp này đều thừa nhận hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Cơ quan Công an triệu tập, làm việc với đối tượng tham gia quản trị các nhóm kín, báo "chốt" CSGT trên mạng xã hội.
Cơ quan Công an triệu tập, làm việc với đối tượng tham gia quản trị các nhóm kín, báo “chốt” CSGT trên mạng xã hội.

Căn cứ các tài liệu thu thập được, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 trường hợp Trưởng nhóm là P.A.T và V.V.M về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” (điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử). Tổng số tiền phạt là 15 triệu đồng. Đồng thời xử lý bằng hình thức răn đe, cảnh cáo đối với 03 trường hợp H.H.D; C.M.H;  N.N.H.V, và tiến hành vô hiệu hóa 05 nhóm kín có hoạt động báo “chốt” giao thông có số lượng hơn 10.000 thành viên.

Cơ quan Công an khuyến cáo:

Nhiều người cho rằng hành vi báo “chốt” CSGT thông qua các nhóm kín trên mạng xã hội là hành vi đơn giản, vô hại. Nhưng chính những nhận thức phiến diện đó đã vô tình tiếp tay gây nguy hiểm cho xã hội, khiến người lái xe chủ quan, mất ý thức trong việc chấp hành luật giao thông. Nhiều người sau khi sử dụng rượu, bia vẫn lái xe, vi phạm các quy định về tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông…

Hành vi báo “chốt” CSGT là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Hành vi này cũng vô tình tiếp tay, tạo điều kiện cho các đối tượng vận chuyển hàng cấm, hàng lậu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đối phó với sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Hiện nay, việc đăng tải các bài viết có nội dung báo “chốt” CSGT vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống và đang có xu hướng dịch chuyển phương thức hoạt động sang những thủ đoạn tinh vi hơn, như lựa chọn cách truyền tin, ký hiệu riêng biệt…. Do vậy, thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý quyết liệt hơn đối với các hành vi vi phạm tương tự.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập đường link do shipper gửi

Ngày 11/11, Công an TP.Hà Nội đã có cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gửi.

Theo Công an TP.Hà Nội, thời gian qua, thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ngày càng nở rộ với nhiều phương thức tinh vi hơn.

Trước đây, các đối tượng chỉ lợi dụng những khách hàng mua sắm nhiều, dễ quên đơn hàng để gọi điện yêu cầu chuyển khoản thanh toán.

Thời gian gần đây đối tượng lừa đảo đã sử dụng phương thức lừa đảo tinh vi hơn, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với “hướng dẫn” để hoàn tiền thanh toán đơn hàng.

Khi cài đặt phần mềm giả mạo, người dân có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.

Các tin nhắn, cuộc gọi đến điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Mới đây, Công an quận Cầu Giấy đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên.

Theo đó, vào 9h ngày 1/11, chị B. (SN 2001) nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến.

Xem thêm >>> Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến

Chị B. nói với shipper là để hàng vào nhà và dặn đưa số tài khoản để thanh toán. Sau khi chị B. chuyển khoản, shipper gọi lại thông báo là chị gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác, yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm.

Khi truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và mã quét mã QR code mà đối tượng cho, tài khoản chị B. bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B. đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.

Công an TP.Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.

Xem thêm >>>Bắt đối tượng lừa đảo giả cho thuê phòng trọ giá rẻ để chiếm đoạt tài sản

Mới đây, Công an quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên. Theo đó, vào khoảng 9h ngày 01/11/2024, chị B (SN 2001) có nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến. Chị B trao đổi shipper là để hàng vào nhà và bảo đưa số tài khoản để thanh toán. Sau khi chuyển khoản, shipper đã gọi lại thông báo là gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác và yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm. Khi truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và quét mã QR thì tài khoản chị B bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản. Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo. Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng. Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan Công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.

Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.

Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng.

Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI