Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Bị CSGT xử phạt tước bằng lái xe có được tham gia giao thông?

Trong rất nhiều tình huống vi phạm giao thông có thể bị tước bằng lái xe, trong đó người lái xe máy, ô tô tham gia giao thông nếu vi phạm các lỗi dưới đây có thể bị CSGT tước bằng lái xe đến 2 năm. Vậy trong trường hợp bị tước bằng lái xe thì có quyền tham gia giao thông không? Mời quí vị cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây, quí vị nhé!

Bằng lái xe (giấy phép lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, cho phép người đó được vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới như: xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách…

Vi phạm xử phạt nồng độ cồn cao có thể bị tước bằng lái xe 2 năm
Vi phạm xử phạt nồng độ cồn cao có thể bị tước bằng lái xe 2 năm

TIN NÓNG>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Những lỗi vi phạm giao thông có thể bị tước bằng lái xe 2 năm

Nghị định 123/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông… quy định người lái xe máy, ô tô… nếu vi phạm các lỗi dưới đây thì bị tước bằng lái xe từ 22 – 24 tháng.

Trong thời gian tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe

Theo lãnh đạo 1 đội CSGT tại TP.HCM, tước bằng lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe. Thời hạn tước bằng lái xe có thể từ 1 – 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, CSGT cho biết các lỗi vi phạm bị tước bằng lái xe đến 2 năm gồm:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài bị tước bằng lái xe, người lái ô tô vi phạm 4 lỗi trên sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng. Người lái xe máy vi phạm 4 lỗi trên cũng bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng.

CSGT lưu ý, trong thời gian bị tước quyền sử dụng bằng lái xe, người bị tước không được điều khiển phương tiện ghi trong giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng để tham gia giao thông, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiếp với lỗi không có giấy phép lái xe.

Trong thời gian bị xử phạt tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe
Trong thời gian bị xử phạt tước bằng lái xe thì không được điều khiển xe

Mức phạt không có bằng lái xe

– Đối với xe máy:

  • Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.
  • Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

– Đối với xe ô tô, máy kéo: Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng.

TIN NÓNG>>1 tháng gần 200 công chức, cán bộ vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt

 

 

Vui Lòng đánh giá

Người tạt chất bẩn vào cô dâu, chú rể ngày cưới đối mặt mức xử phạt nào?

Những ngày qua, cộng đồng mạng  xôn xao clip quay cảnh cô dâu, chú rể bị tạt chất bẩn ngay cổng đám cưới của họ. Được biết, clip trên quay một đám cưới ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo điều tra, người gây ra vụ việc khó tin này là người yêu cũ của chú rể gây ra.

Liên quan vụ việc, nhiều người thắc mắc hành vi đáng phẫn nộ này sẽ bị xử lý ra sao? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu nhé.

Ra tay ngay ngày trọng đại của người yêu cũ

Ngày 4-10, cộng đồng mạng xã hội xôn xao clip quay cảnh cô dâu, chú rể bị tạt chất bẩn là phân heo ngay cổng hôn trường. Nhiều người đưa rước dâu cũng bị vạ lây.

Theo điêu tra ban đầu clip trên quay lại sự việc xảy ra tại một đám cưới ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Người gây ra vụ việc là người yêu cũ của chú rể sau đó phải nhập viện cấp cứu, chữa trị vết thương do người nhà nạn nhân “động tay động chân”.

Được biết trước đó hai người có quan hệ tình cảm nhưng bị gia đình ngăn cấm, nay chú rể cưới người khác nên đối tượng ra tay để trả thù.

Cô dâu và chú rể bị tạt chất bẩn vào người ngay tại lễ cưới. Ảnh cắt từ clip
Cô dâu và chú rể bị tạt chất bẩn vào người ngay tại lễ cưới. Ảnh cắt từ clip

 

TIN NÓNG>>Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên mạng để không bị xử phạt

Hành vi tạt chất bẩn vào người khác đối diện mức xử phạt nào?

Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021, người nào đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá… vào người, nhà ở, nơi ở, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh… thì bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 144/2021 thì trong trường hợp này, chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người tạt chất bẩn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trậ tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là bị phạt tiền 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Hoặc người tạt chất bẩn cũng có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS. Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Tạt chất bẩn làm nhục người khác có thể bị xử lý hình sự
Tội làm nhục người khác có thể bị xử lý hình sự

Hiện còn quá sớm để khẳng định người tạt chất bẩn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không vì sự việc mới diễn ra, cơ quan chức năng đang làm việc, đang lấy lời khai của những người liên quan nên chưa thể biết người tạt chất bẩn nhằm mục đích gì, động cơ, mục đích tạt chất bẩn là gì; chưa đánh giá được mức độ thiệt hại, mức độ hậu quả do hành vi tạt chất bẩn gây ra.

Theo các luật sư, bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần xác định nguồn phát tán đoạn clip trên mạng là ai, có xuất phát từ chính người đã thực hiện hành vi tạt chất bẩn hay không vì tình tiết sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội là tình tiết định khung hình phạt của tội làm nhục người khác.

TIN HOT>>Bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn do “ăn hoa quả” phải làm sao?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Nóng: Ăn bánh trung thu 9 cháu bé ngộ độc và 1 cháu tử vong, ai chịu trách nhiệm?

Đến ngày 3-10, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang phối hợp cùng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM và cơ quan liên quan TP Thủ Đức làm rõ nguyên nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh Trung thu khiến 9 cháu bé ngộ độc, 1 cháu bé tử vong. Câu hỏi được mọi người đặt ra ai chịu trách nhiệm khi xảy ra những bi kịch như thế này?

Vụ việc rúng động

Theo tìm hiểu, phần bánh Trung thu nghi khiến các cháu bé bị ngộ độc là bánh su kem. Bánh này được bà T, chủ một cửa hàng tại quận Bình Thạnh tài trợ cho Chương trình Trung thu của chung cư Palm Heights (phường An Phú).

Đến chiều ngày 29-9, Ban quản lý chung cư tổ chức phát 230 phần quà có bánh và bánh nhân cho các cháu là con của cư dân và nhân viên tại chung cư.

Đến ngày 30-9, Bà Phan Thị U, nhân viên vệ sinh của chung cư (Cư trú phường Bình Trưng Tây) đã mang 5 bánh Su kem về nhà và cùng hai con sử dụng. Sau khi ăn bánh, bà U cùng hai con là LVT và PNQ (6 tuổi) có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy.

Đến sáng ngày 1-10, chồng bà U đưa hai con đi khám tại Phòng khám trên đường Nguyễn Duy Trinh. Tại đây, phòng khám chuẩn đoán cháu bị trúng thực và tiến hành cấp phát thuốc điều trị tại nhà.

Tới chiều cùng ngày, bé N được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh cấp cứu với tình trạng tím tái toàn thân, khi vào cấp cứu bệnh viện xác định cháu đã tử vong ngoài viện.

Đến sáng ngày 2-10, Công an phường An Phú tiếp nhận thông tin nên phối hợp cùng Công an TP Thủ Đức và các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường và xác định ban đầu có 10 cháu nghi ngộ độc sau khi ăn bánh su kem. Trong đó có 1 cháu tử vong.

Đồng thời, lực lượng chức năng đã làm việc với những người liên quan, lấy mẫu bánh và chuyển mẫu bánh đi kiểm nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác.

Khu nhà trọ của nạn nhân sinh sống
Khu nhà trọ của nạn nhân sinh sống

TIN LIÊN QUAN>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo Trưởng Ban An toàn thực phẩm Phạm Khánh Phong Lan, cơ quan chức năng đang nghi ngờ có những vấn đề về bảo quản đối với bánh, bởi đây là bánh su kem, cần được bảo quản trong môi trường lạnh như tủ lạnh.

Tuy nhiên gia đình cháu bé khó khăn, không có thiết bị bảo quản, lại để phần bánh qua đêm, nên sau khi ăn cháu bị rối loạn tiêu hóa và tử vong.

“Hiện tại công an đang vào cuộc điều tra, giải phẫu tử thi. Có thể bé chết hoặc vì ngộ độc thực phẩm hoặc chết vì tiền sử một bệnh lý khác. Nhưng vấn đề an toàn thực phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng”, bà Lan nói.

Trưởng Ban An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác, lưu ý vấn đề ăn uống, đặc biệt với các cháu bé. Vừa qua, Ban An toàn thực phẩm được HĐND TP quyết định lên sở, chính vì mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm vẫn đang rình rập, trách nhiệm của ban rất nặng nề.

Ngộ độc thực phẩm chết người xảy ra ai chịu trách nhiệm?
Ngộ độc thực phẩm chết người xảy ra ai chịu trách nhiệm?

“Hiện nay, tất cả các đội an toàn thực phẩm cũng đang kiểm tra ráo riết ở các trường về mảng cung cấp suất ăn cho học sinh. “Chúng tôi kiên quyết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường học”, bà Lan nhấn mạnh.

XEM THÊM>>Buôn bán lương thực, thực phẩm “bẩn” “dỏm” có thể bị tù nặng (tiếp theo)

 

Vui Lòng đánh giá

Cho mượn xe bị CSGT phạt nguội, chủ xe phải làm sao?

Hình thức phạt nguội ô tô đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam để phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông và nâng cao ý thức của người dân. Tuy nhiên, trong trường hợp cho mượn xe bị phạt nguội, nhiều chủ xe băn khoăn liệu bản thân có phải nộp phạt thay hay không và nên xử lý như thế nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để có cách xử lý kịp thời…

Các lỗi phạt nguội xe ô tô thường gặp

Tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp dẫn tới bị phạt nguội ô tô và mức phạt tương ứng. Cụ thể:

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với trường hợp xe ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước (không xi nhan).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm: xe chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ; điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10km/h. Mức phạt nguội ô tô quá tốc độ từ 10km/h trở lên sẽ cao hơn.

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với trường hợp ô tô đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển.

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm: chuyển làn không có tín hiệu báo trước (không xi nhan) khi đi trên đường cao tốc; xe vượt đèn đỏ, đèn vàng; xe đi  không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (đi sai làn); đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Mức phạt nguội ô tô vượt đèn đỏ, đèn vàng theo quy định từ 3-5 triệu đồng.

Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm giao thông, CSGT có trách nhiệm gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của xe vi phạm và yêu cầu đến làm việc tại cơ quan có thẩm quyền.

Một trường hợp xe ô tô bị dính phạt nguội do đậu sai chỗ trên phố
Một trường hợp xe ô tô bị dính phạt nguội do đậu sai chỗ trên phố

ĐIỀU BẠN QUAN TÂM>>Vì sao uống bia, rượu tối hôm trước hôm sau vẫn vi phạm nồng độ cồn?

Cách xử lý khi cho mượn xe ô tô bị phạt nguội dành cho chủ xe

Trong mọi trường hợp, kể cả khi phạt nguội ô tô mà không thể xác định chính xác người vi phạm, chủ xe đều phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ xe vi phạm có trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người điều khiển xe vi phạm giao thông. Khoản 8 Điều 80 của Nghị định này quy định rõ khi xe ô tô bị phạt nguội, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ xe đến trụ sở của đơn vị CSGT để giải quyết vụ việc.

Chủ xe bắt buộc phải đến theo yêu cầu và có nghĩa vụ hợp tác với CSGT để xác định người trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Chủ xe có trách nhiệm phối hợp với CSGT để xác định người điều khiển phương tiện vi phạm trong trường hợp bị phạt nguội ô tô.

Chủ xe phải nộp phạt nếu không xác định được người điều khiển vi phạm

Cũng theo Khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019, trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không giải trình, chứng minh được người khác lái xe vi phạm lỗi đó thì sẽ phải nộp phạt theo quy định.

Chủ xe là cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện.

Chủ xe là tổ chức sẽ bị xử phạt tiền bằng 2 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện, nhưng không quá mức phạt tối đa.

Trong trường hợp chủ xe chứng minh được phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép trong thời gian phát sinh hành vi vi phạm sẽ không bị xử phạt.

Còn trong trường hợp cho mượn xe, nếu chủ xe không chứng minh được mình không phải người điều khiển phương tiện hoặc không giải trình để giúp cơ quan chức năng xác định người vi phạm thì sẽ phải nộp phạt nguội thay.

Để biết xe có vi phạm giao thông hay không, tra cứu ứng dụng và nhập biển số xe tại www.xuphat.com sẽ cho ra ngay kết quả, tránh những rắc rối không đáng có, quí vị nhé.

TIN HOT >>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

 

Vui Lòng đánh giá

Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô, xe máy và xe cơ giới là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để tránh bị xử phạt hay phạt nguội không đáng có…

Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 123/2019/NP-CP

(sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NP-CP) cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe máy

Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)
Tổng Cục CSGT đang quyết liệt xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn 
Tổng Cục CSGT đang quyết liệt xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn

TIN HOT>>Vì sao uống bia, rượu tối hôm trước hôm sau vẫn vi phạm nồng độ cồn?

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô

Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe đạp

Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 123/2019/NP-CP) được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NP-CP)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quí vị trong việc làm chủ bản thân, đã uống rượu bia thì không lái xe, tránh bị xử phạt, phạt nguội không đáng có.

TIN NÓNG>>Thêm nhiều trưởng, phó công an phường và thành phố bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn

XEM THÊM>>Thắc mắc: Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI