Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập đường link do shipper gửi

Ngày 11/11, Công an TP.Hà Nội đã có cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gửi.

Theo Công an TP.Hà Nội, thời gian qua, thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ngày càng nở rộ với nhiều phương thức tinh vi hơn.

Trước đây, các đối tượng chỉ lợi dụng những khách hàng mua sắm nhiều, dễ quên đơn hàng để gọi điện yêu cầu chuyển khoản thanh toán.

Thời gian gần đây đối tượng lừa đảo đã sử dụng phương thức lừa đảo tinh vi hơn, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với “hướng dẫn” để hoàn tiền thanh toán đơn hàng.

Khi cài đặt phần mềm giả mạo, người dân có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.

Các tin nhắn, cuộc gọi đến điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Mới đây, Công an quận Cầu Giấy đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên.

Theo đó, vào 9h ngày 1/11, chị B. (SN 2001) nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến.

Xem thêm >>> Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến

Chị B. nói với shipper là để hàng vào nhà và dặn đưa số tài khoản để thanh toán. Sau khi chị B. chuyển khoản, shipper gọi lại thông báo là chị gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác, yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm.

Khi truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và mã quét mã QR code mà đối tượng cho, tài khoản chị B. bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B. đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.

Công an TP.Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.

Xem thêm >>>Bắt đối tượng lừa đảo giả cho thuê phòng trọ giá rẻ để chiếm đoạt tài sản

Mới đây, Công an quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên. Theo đó, vào khoảng 9h ngày 01/11/2024, chị B (SN 2001) có nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến. Chị B trao đổi shipper là để hàng vào nhà và bảo đưa số tài khoản để thanh toán. Sau khi chuyển khoản, shipper đã gọi lại thông báo là gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác và yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm. Khi truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và quét mã QR thì tài khoản chị B bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản. Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo. Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng. Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan Công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.

Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.

Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng.

Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.

Vui Lòng đánh giá

Bắt đối tượng lừa đảo giả cho thuê phòng trọ giá rẻ để chiếm đoạt tài sản

Ngày 23/10/2024, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Công an thị xã Việt Yên vừa bắt khẩn cấp 01 đối tượng lừa đảo trên không gian mạng bằng hình thức giả cho thuê phòng trọ giá rẻ rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc của nhiều nạn nhân.

Thủ đoạn thuê phòng trọ giá rẻ tinh vi 

Trước đó, ngày 16/10/2024, Công an thị xã Việt Yên, Bắc Giang nhận được đơn trình báo của anh D.V.P (sinh năm 1986, trú tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về việc: Ngày 14/10, do có nhu cầu thuê phòng trọ tại tổ dân phố Đạo Ngạn, phường Quang Châu, thị xã Việt Yên; anh D.V.P đã sử dụng Facebook cá nhân để tìm và liên hệ thuê phòng trọ với tài khoản Facebook có tên “Đông Chuyên”. Sau khi nhắn tin thỏa thuận với anh D.V.P, đối tượng đã yêu cầu anh chuyển khoản số tiền 02 triệu đồng để đặt cọc 03 phòng trọ. Do tin tưởng, anh D.V.P đã thực hiện giao dịch chuyển tiền đến số tài khoản mà đối tượng yêu cầu. Ngay lập tức, đối tượng đã chặn liên lạc với anh D.V.P.

Sau khi tiếp nhận đơn trình báo, Công an thị xã Việt Yên đã tổ chức điều tra, xác minh. Cùng ngày, Công an thị xã đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh điều tra làm rõ và ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối tượng Bằng Văn Đồng (sinh năm 2001, trú tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đối tượng Bằng Văn Đồng tại cơ quan Công an.
 Đối tượng Bằng Văn Đồng tại cơ quan Công an

XEM THÊM>>Chuyển nhầm 200 triệu, đến giờ vẫn ngồi chờ trong vô vọng

Khuyến cáo lừa đảo giả cho thuê phòng trọ giá rẻ 

Tại Cơ quan điều tra, đối tượng Bằng Văn Đồng đã khai nhận dùng tài khoản Facebook “Đông Chuyên” đăng bài trên các hội nhóm công khai, giả có phòng trọ cho thuê nhằm mục đích chiếm đoạt tiền đặt cọc của những người muốn thuê trọ. Hiện, Công an thị xã Việt Yên đang tạm giữ hình sự đối tượng Bằng Văn Đồng để điều tra mở rộng và xử lý theo quy định của pháp luật.

Công an tỉnh Bắc Giang khuyến cáo người dân, nhất là số công nhân có nhu cầu thuê phòng trọ cần chủ động đi xem phòng trực tiếp và chỉ thực hiện giao dịch đặt cọc tiền với chủ nhà trọ, tránh để các đối tượng lợi dụng không gian mạng để chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp các đối tượng lừa đảo giả danh là lãnh đạo hoặc Thanh tra của Sở Y tế để liên lạc với các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại Sóc Trăng, các cơ quan chức năng nhận được phản ánh về việc một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có nhận được các cuộc gọi, tin nhắn qua Zalo, gửi kèm theo Quyết định số 115/QĐ-SYT, ngày 01/10/2024 của Sở Y tế, ký tên Phó Giám đốc Trần Thành Tuấn, về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và hẹn thời gian làm việc cùng các chủ cơ sở.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng đã có công văn cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực thẩm, khẳng định không ban hành quyết định trên, các nội dung trong quyết định là giả mạo, không chính xác.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Sóc Trăng, đây là hình thức mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đều có cùng thủ đoạn là tạo ra các văn bản giả mạo có hình thức tương tự như văn bản chính thức của Sở Y tế, bao gồm thông báo, quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

Văn bản giả mạo

Điểm thường thấy của các văn bản giả mạo này nội dung không mạch lạc, sai về thể thức văn bản, phông chữ. Sau đó, chúng sử dụng số điện thoại giả danh là lãnh đạo hoặc thanh tra của Sở Y tế để gọi điện đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, gửi các văn bản thông qua mạng xã hội Zalo và yêu cầu đại diện cơ sở có mặt để làm việc với đoàn thanh tra. Lợi dụng tâm lý lo sợ của các chủ cơ sở, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu chuyển tiền cho bọn chúng để tránh bị kiểm tra hoặc xử phạt.

Cơ quan Công an khuyến cáo, khi nhận được các cuộc gọi hoặc văn bản nghi ngờ, hãy liên hệ trực tiếp với Sở Y tế hoặc cơ quan chức năng để xác minh thông tin. Tuyệt đối không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai khi chưa xác minh rõ ràng. Đặc biệt, khi phát hiện hành vi lừa đảo, hãy báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý./.

Vui Lòng đánh giá

Giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đưa ra thông tin có thể giúp người khác không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm thu lợi bất chính, Hoàng Văn Thảo (sinh năm 1972, trú quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) vừa bị lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận bắt quả tang khi đang nhận tiền; đồng thời, di lý về địa phương để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thảo là đối tượng liên quan đến vợ chồng Trần Văn Thuận (tên gọi khác: Tú, Giám đốc Công ty TNHH DV-TM Long Thái Việt). Thuận bị bắt vào ngày 20/9/2024, về tội “Vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản”, xảy ra tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận, đến ngày 03/10/2024, Thuận và Nguyễn Thị Thúy Nga (vợ của Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam) tiếp tục bị khởi tố để điều tra về hành vi “Trốn thuế” đối với khối lượng khoáng sản mà cả 02 công ty không kê khai trong năm 2022, 2023. Riêng đối tượng Nga bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Đối tượng Hoàng Văn Thảo

Qua quá trình điều tra mở rộng, cơ quan Công an nhận được đơn tố cáo kèm tài liệu chứng cứ về việc Hoàng Văn Thảo giả danh là sĩ quan đang làm việc tại Bộ Công an, có thể giúp vợ chồng Trần Văn Thuận không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng kết quả cả 2 vẫn
Sau khi củng cố các tài liệu liên quan, tối ngày 09/10/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã triển khai lực lượng, bắt quả tang đối tượng Thảo đang nhận số tiền 300 triệu đồng tại địa bàn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, với mục đích “chạy án”. Qua làm việc, Thảo thừa nhận không phải là cán bộ Công an; bằng thủ đoạn trên, đối tượng đã nhiều lần nhận từ hai vợ chồng Trần Văn Thuận với số tiền là hơn 2 tỷ đồng
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã di lý đối tượng về Bình Thuận để xử lý theo các quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến

Những ngày gần đây, mạng xã hội Facebook thường xuất hiện một số trang giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Các trang này đăng tải nhiều video và bài viết với nội dung cảnh báo về các phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

TÀI KHOẢN FACEBOOK MẠO DANH CÔNG AN HỖ TRỢ LẤY TIỀN BỊ LỪA 

Cảnh giác trước các tài khoản Facebook mạo danh công an hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa
Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến

Đáng nói, những trang giả mạo này còn có “tích xanh”, tạo dựng uy tín nhằm đánh lừa người dân, đặc biệt là những người đã từng bị lừa đảo và đang khao khát lấy lại số tiền của mình.nạn nhân vì quá tin tưởng vào các trang này đã liên hệ để nhờ hỗ trợ, dẫn đến việc bị các đối tượng lừa đảo yêu cầu chuyển tiền để “được hỗ trợ”. Hệ quả là không lấy lại được số tiền bị lừa trước đó mà còn bị mất thêm tiền cho những đối tượng lừa đảo này.

GIẢ DANH NHÂN VIÊN VIETTEL ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN NGƯỜI DÙNG 

Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, từ tháng 5-2024, Hoàng Văn Hùng, Trần Công Hoàn, Trần Công Dung và Trần Công Tuấn (cùng trú tại thôn Xuân Hà, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh) đã lên kế hoạch lừa đảo bằng cách sử dụng số điện thoại “rác” gọi ngẫu nhiên đến nhiều người.

Khi có người nghe máy, các đối tượng xưng là nhân viên của Viettel và thông báo nạn nhân đã trúng thưởng những phần quà lớn như tiền mặt và xe máy SH trong chương trình tri ân khách hàng của công ty Viettel.

Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến
Cảnh báo chiêu trò giả danh nhân viên VIETTEL để chiếm đoạt tài sản người dùng

Nhiều người đã nghe theo lời tư vấn của các đối tượng, nộp một số tiền dưới hình thức mua thẻ cào điện thoại để “đóng phí” và “làm thủ tục nhận thưởng”.

Sau khi nạn nhân mua thẻ và cung cấp mã thẻ cho các đối tượng, chúng nhanh chóng chuyển các mã thẻ này cho bà Đinh Thị Thơm để bán và chia nhau số tiền chiếm đoạt được.

LỪA ĐẢO GỬI TIN NHẮN BÌNH CHỌN CUỘC THI VẼ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Ngày 28-9, Công an thị xã Buôn Hồ phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk đấu tranh, triệt phá thành công và bắt giữ 2 đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng.

Cụ thể, từ tháng 2-2024, đối tượng khai nhận đã tạo lập trang web giả mạo bình chọn cuộc thi vẽ tranh 2024, rồi dùng ứng dụng Messenger gửi đường link có tên miền “weebly.com” kèm theo tin nhắn nhờ mọi người tham gia bình chọn.

Cảnh giác lừa đảo tin nhắn bình chọn cuộc thi vẽ tranh trên mạng xã hội

Khi người dùng nhấn vào đường link này, nhập tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu thì thông tin này sẽ được lưu lại.

Từ đó, đối tượng chiếm quyền truy cập tài khoản Facebook, mạo danh chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng có tên trùng với chủ tài khoản Facebook và chiếm đoạt tiền.

5/5 - (1 bình chọn)
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI