Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo tìm người bị hại trong vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát hình sự) Công an tỉnh Hà Tĩnh đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức bán điện thoại di động Iphone chính hãng giá rẻ qua mạng xã hội.

Quá trình điều tra vụ án, có căn cứ xác định thủ đoạn hoạt động phạm tội của các bị can như sau: Các đối tượng quảng cáo việc bán điện thoại di động nhãn hiệu APPLE Iphone chính hãng, mới nguyên seal (chưa bóc hộp) với giá giao động từ 6.990.000đ đến 7.590.000đ trên mạng xã hội Facebook. Khi người dùng Facebook thấy điện thoại iphone được bán với giá rẻ thì để lại thông tin liên hệ mua hàng gồm: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại và lựa chọn loại máy để mua. Sau đó các đối tượng sử dụng số điện thoại rác, zalo không chính chủ để liên hệ tư vấn bán hàng và cam kết với khách hàng đây là điện thoại đi dộng Iphone chính hãng, còn nguyên seal và được bảo hành chính hãng 12 tháng. Khi khách hàng đồng ý mua hàng thì các đối tượng gửi hàng cho khách thông qua dịch vụ giao hàng thu hộ và yêu cầu khách hàng phải thanh toán tiền cho nhân viên giao hàng rồi mới cho nhận hàng để kiểm tra. Thực tế, hàng các đối tượng dùng để gửi cho khách chỉ là điện thoại di động giả, có bề ngoài gần giống với điện thoại Iphone chính hãng.

Một hình thức quảng cáo bán điện thoại di động giá rẻ để lừa đảo đang diễn ra trên các trang mạng xã hội.
Một hình thức quảng cáo bán điện thoại di động giá rẻ để lừa đảo đang diễn ra trên các trang mạng xã hội.

Với phương thức, thủ đoạn như trên, các bị can đã “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của nhiều bị hại trên toàn quốc, sử dụng nhiều số điện thoại rác, zalo không chính chủ để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, cụ thể:

1. Các số điện thoại rác gồm: 0333157324, 0795861699, 0397872837, 0879690082, 0869741601, 0337031813, 0344699562, 0357938013,…

2. Các tài khoản Zalo không chính chủ có tên: Ngọc SP, Phương SP, Hằng SP, Phương SP,…

Do quá trình thực hiện hành vi phạm tội nói trên diễn ra trong thời gian dài, quá trình điều tra các bị can không nhớ hết những người mình đã lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Để giải quyết vụ án khách quan, triệt để và đúng theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo rộng rãi đến quần chúng nhân dân, những ai đã từng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức, thủ đoạn và các số điện thoại rác, Zalo nêu trên thì liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh (Phòng Cảnh sát hình sự), địa chỉ: Số 268, đường Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, số điện thoại: 0692928231 (hoặc liên hệ Điều tra viên Hồ Thế Dũng, số điện thoại 0915942228) trước ngày 03/4/2024, để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Quá thời hạn nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo luật định.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Vui Lòng đánh giá

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai

Ngày 21/2, Viện KSND tỉnh Đồng Nai hoàn tất cáo trạng truy tố đối với Nguyễn Thị Thanh Tâm (42 tuổi, ngụ Đồng Nai) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 1.
Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đồng Nai, là nhân viên bất động sản, Tâm đã lừa vay tiền của khách hàng và nhân viên ngân hàng và chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2018, Tâm được nhờ đứng tên đại diện pháp luật của Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Hoàng Kim (TP.HCM).

Thời gian này, công ty có triển khai dự án khai thác cát tại Campuchia nhưng không thành công, bị thua lỗ nên Tâm phải vay tiền để giải quyết hậu quả.

Sau đó, Tâm còn đăng ký thành lập Công ty TNHH Đầu tư xuất nhập khẩu Lâm Minh Anh tại Biên Hòa, Đồng Nai.

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 2.
Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 2.

Thông qua các hình thức lừa đảo như vay tiền, gian dối, xác nhận số dư, cấp chứng thư bảo lãnh… Tâm đã lừa nhiều người và chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng.

Số tiền này Tâm khai đã sử dụng mua bán hoặc tạo lòng tin cho các “con mồi” và tiêu xài.

5/5 - (1 bình chọn)

Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Càng về cuối năm, các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng tinh vi hiện nay…

Gần 13 ngàn trường hợp lừa đảo trực tuyến trong năm 2022

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT…) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng
Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Năm 2022, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 16 loại hình lừa đảo thường xuyên diễn ra. Cụ thể:

(1) Giả mạo thương hiệu của các Tổ chức (Ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân.

(2) Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.

(3) Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

(4) Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.

(5) Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ….) giải danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông … để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

(6) Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết.

(7) Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.

(8) Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu views, câu likes và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…

(9) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm.

(10) Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.

(11) Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.

(12) Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa – crack).

Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search, Google Play Store, Apple’s App Store và email.

(13) Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.

(14) Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.

(15) Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.

(16) Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin, nhưng có thể phân làm 3 nhóm chính:

Giả mạo thương hiệu chiếm 72,6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính,…).

Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo,..) chiếm 11,4%.

Các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay,..) chiếm 16%.

XEM THÊM>>Thanh niên giả “sugar daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngăn chặn, xử phạt hơn 2.620 trang web lừa đảo

Trong thời gian qua, để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.

Theo đó, trong năm 2022, cơ quan chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Các đơn vị đã phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo (tại địa chỉ chongthurac.vn); Cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng chống lừa đảo (tại địa chỉ congcu.khonggianmang.vn); Kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3.252 website chính thống…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có những biện pháp và hoạt động nhằm ngăn chặn lừa đảo, như: ngân hàng, chứng khoán, ví điện tử, các tổ chức tài chính: Triển khai các thông báo cho khách hàng qua Email, SMS. Liên tục thông báo các nguy cơ lừa đảo trực tuyến liên quan tới tổ chức cho cơ quan chức năng.

Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tổ chức xã hội chống lừa đảo với cộng đồng lớn và tích hợp được nhiều nền tảng như trình duyệt, mạng xã hội.

Các giải pháp đã triển khai đều phát huy giá trị tích cực, tuy nhiên chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương. Để giải quyết lừa đảo trực tuyến cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, trong đó nòng cốt chính là lực lượng công an làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm công nghệ cao.

XEM THÊM>>Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vui Lòng đánh giá

Thanh niên giả “sugar daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Giả làm “sugar daddy” để lừa các cô gái hám tiền là thủ đoạn mới của nam thanh niên trẻ miền Tây. Ngày 15/12, Công an quận Ninh Kiều ( TP Cần Thơ) cho biết, vừa bắt quả tang đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn này.

“Sugar baby” sập bẫy  “sugar daddy”

Để có tiền trả nợ, Lê Thanh Thuận (SN 1998, ĐKTT tại 190/8 đường 30 Tháng 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), sử dụng điện thoại thông minh truy cập vào mục “hẹn hò” của mạng xã hội facebook.

Đối tượng giả làm sugar daddy Lê Thanh Thuận 
Đối tượng giả làm sugar daddy Lê Thanh Thuận

Tại đây, Thuận đưa ra thông tin mình là người giới thiệu cho ai có nhu cầu tìm “bạn trai” là “sugar daddy” thì tương tác với Thuận.

Khi có người tương tác, Thuận sẽ trao đổi, nhắn tin hẹn cho “sugar baby”, hẹn “sugar baby” gặp “sugar daddy” (Thuận sẽ đóng giả) ở trước Chi nhánh Ngân hàng MB Bank trên đường 3 Tháng 2, (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều), rồi Thuận kêu “sugar baby” chạy xe mô tô đến điểm hẹn để đón.

Tang vật mà Lê Thanh Thuận chiếm đoạt của các "sugar baby".
Tang vật mà Lê Thanh Thuận chiếm đoạt của các “sugar baby”.

Khi “sugar baby” đến điểm hẹn thì Thuận đóng giả là “sugar daddy” đến tiếp cận, giới thiệu là nhân viên ngân hàng MB Bank rồi nói với “sugar baby” cần đến trụ sở Ngân hàng MB Bank tại số 77 Võ Văn Tần (phường Tân An, quận Ninh Kiều) để lấy đồ nên nhờ chở đi giúp. Khi tới địa điểm cần đến, Thuận vờ mượn xe chạy vào ngân hàng rồi lấy xe chạy mất.

LIÊN QUAN>>Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 “Sugar daddy” lừa đảo ít nhất 6 “sugar baby” 

Với thủ đoạn nêu trên, từ ngày 28/11/2023 đến ngày 11/12/2023, Lê Thanh Thuận đã thực hiện trót lọt 6 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại địa bàn quận Ninh Kiều (5 vụ) và quận Cái Răng (1 vụ), chiếm đoạt được 6 xe mô tô.

Sau khi tiếp nhận tin báo tố giác của người bị hại, Công an phường Tân An đã tiến hành xác minh, truy xét. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ ngày 12/12/2023, khi Thuận tiếp tục thực hiện 1 vụ lừa đảo mới thì bị bắt quả tang.

Vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều tiếp tục điều tra làm rõ.

Ai là bị hại của đối tượng Thuận hoặc người có liên quan đến vụ việc trên thì đến Công an quận Ninh Kiều để được hướng dẫn, phối hợp xử lý theo quy định pháp luật.

XEM THÊM :

5/5 - (1 bình chọn)

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây rất nhiều đối tượng bị bắt giữ, xử phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Mức phạt cao nhất tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu năm tù? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu trong bài viết sau đây…

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự có hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm ở mục đích của hành vi. Người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó và tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng để định tội danh, phân biệt với các tội danh khác có đặc điểm về hành vi tương đương.

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Dấu hiệu khác

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Khung hình phạt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:

+  Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung hai: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

XEM THÊM>>Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

 

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI