Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

Mua hàng ngàn xe máy không rõ nguồn gốc từ các tiệm cầm đồ, Tân thuê người đục lại số máy, số khung trùng khớp với phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy của các hãng rồi bán ra thị trường, lừa đảo, thu lợi bất chính gần 15 tỷ đồng. Sau đây là diễn biến vụ việc rất mong quí vị nâng cao cảnh giác kẻo rơi vào cảnh tiền mất hoạ mang…

Mua bán “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Văn Tân (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) và 8 người khác để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các lệnh và quyết định trên đã được Viện KSND TPHCM phê chuẩn.

Qua công tác đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, cơ quan công an phát hiện một số hồ sơ thuộc diện đăng ký xe lần đầu có nhiều dấu hiệu bất thường. Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu mài, đục lại số khung, số máy nên đã tiến hành tạm giữ phương tiện để phục vụ công tác giám định.

Bùi Văn Tân, mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng
Bùi Văn Tân, mua bán lừa đảo 4.000 xe gian, thu lợi gần 15 tỷ đồng

Truy nguyên nguồn gốc của các xe mô tô nêu trên, công an xác định do hệ thống cửa hàng bán xe máy Tân Tiến do Tân làm chủ.

Tiến hành khám xét khẩn cấp tại hệ thống cửa hàng và các địa điểm liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM phát hiện, tạm giữ 290 xe mô tô (142 xe bị đục số khung, số máy; 1 xe mô tô đã bị mất trộm vào năm 2016); hơn 10.000 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô của các hãng; máy móc, thiết bị dụng cụ sử dụng để mài, đục lại số khung, số máy và nhiều tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, khoảng từ năm 2021, Tân đã móc nối với đối tượng Lê Văn Tới tìm mua các xe mô tô không rõ nguồn gốc, không có giấy đăng ký xe từ các tiệm cầm đồ trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận hoặc từ các trang rao vặt trên mạng xã hội…

TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu phạt nguội

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi 

Để hợp thức hóa xe không có nguồn gốc, Tân đã thu mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô với giá từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/1 phiếu.

Sau đó, Tân đưa các xe mô tô không rõ nguồn gốc đến cửa hàng sửa xe Phát Đạt (huyện Bình Chánh) do Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như làm chủ; thuê mài, đục lại số khung, số máy mới trùng khớp với số khung, số máy trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô đã mua trước đó. Tiền công là 1 triệu đồng/1 xe mô tô.

Công an cũng xác định, Tân chỉ đạo các nhân viên kỹ thuật của cửa hàng Tân Tiến 1 và Tân Tiến 2 tiến hành tân trang những xe mô tô trên thành xe “lướt”, xe mới để bán cho khách hàng với cam kết bảo đảm đăng ký xe cho khách hàng; đồng thời chỉ đạo Nguyễn Trung Thông liên hệ với các đối tượng môi giới để làm dịch vụ đăng ký xe mô tô.

Từ năm 2021 đến năm 2023, Tân đã bán ra 3.911 xe mô tô cho khách hàng nhiều tỉnh, thành trong cả nước; riêng năm 2023, Tân đã bán ra 1.549 xe mô tô và thu lợi bất chính khoảng 15 tỷ đồng.

Cơ quan công an đang mở rộng điều tra, xử lý những người có liên quan.

XEM THÊM : 

5/5 - (1 bình chọn)

Dùng giấy tờ giả lừa đảo cụ bà U80 gần 90 tỷ đồng

Những ngày qua hàng loạt vụ lừa đảo liên quan đến giấy tờ đất diễn ra tại nhiều nơi với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên vụ việc gây “sốc nhất có lẽ là vụ “nữ quái” dùng giấy tờ giả lừa cụ bà gần 90 tỷ đồng. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu thủ đoạn của chúng để rút ra bài học cảnh giác…

Cụ bà U80 bị lừa đảo gần 90 tỷ đồng quá dễ

Ngày 13/11, Công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ Thị Hà (45 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) về hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra, tháng 7/2018, Hà quen bà H (73 tuổi, ngụ quận 3), sống ở TP Thủ Đức. Hà giới thiệu có khả năng “chạy” giấy tờ cho khu đất lớn của bà H để xin cấp giấy chứng nhận chủ quyền, chuyển mục đích sử dụng thành đất ở tại đô thị.

Đối tượng lừa đảo Võ Thị Hà
Đối tượng lừa đảo Võ Thị Hà

Sau khi bà H tin tưởng, Hà đã nhiều lần yêu cầu bà H đưa tiền để làm chi phí xử lý sự việc. Hà đã làm nhiều giấy tờ giả như: Thông báo nộp thuế, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, biên bản giải quyết thi hành án… để nhận tổng cộng 88 tỷ đồng của nạn nhân.

Trong vòng 5 năm, mặc dù công việc không tiến triển nhưng Hà tìm cách né tránh, không trả tiền cho bà H. Công an TP.HCM xác định Hà đã đưa ra các thông tin gian dối, giấy tờ giả để lừa gạt nạn nhân nhằm chiếm đoạt tiền.

Khám xét nơi ở của Hà, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ giả liên quan vụ án.

TIN LIÊN QUAN>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

Vợ chồng giám đốc lừa đảo bán đất chiếm đoạt 320 tỉ đồng

Trong một diễn biến khác, tại Đồng Nai, hai vợ chồng giám đốc công ty đã bán đất trên giấy và lừa thế chấp sổ đỏ chiếm đoạt hơn 320 tỉ đồng của hơn 400 người.

Theo kế hoạch, ngày 20-11, TAND tỉnh Đồng Nai sẽ đưa các bị cáo hầu tòa

gồm: Nguyễn Văn Tình (61 tuổi, ngụ TP.HCM, cựu giám đốc Công ty CP Sài Gòn cây cảnh) và vợ là Nguyễn Thị Chí Sương (56 tuổi, cựu phó giám đốc công ty) cũng các đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 400 người với số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm năm 2019
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm năm 2019

Cáo trạng của VKSND Tối cao cáo buộc năm 2004, vợ chồng Tình và Sương thành lập Công ty TNHH XD-TM-DV Sài Gòn cây cảnh (trụ sở quận 2, TP.HCM) với ngành nghề kinh doanh mua bán nhà, cây cảnh… Công ty có vốn điều lệ 4 tỷ đồng, do bà Sương làm giám đốc, ông Tình là thành viên.

Vào năm 2007, vợ chồng Tình được giới thiệu làm làm dự án Khu dân cư Tam Phước (thời điểm này thuộc xã Tam Phước, huyện Long Thành, nay là phường Tam Phước, TP Biên Hòa) với tổng diện tích 157ha.

Dự án này, UBND tỉnh Đồng Nai chưa có quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng. Công ty cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đền bù, giải tỏa dự án, chưa có đủ điều kiện pháp lý theo quy định và không được phép huy động vốn.

Tuy nhiên, từ năm 2006-2010, Tình, Sương và đồng phạm đã ký hợp đồng vay tiền, đặt cọc, ký hợp đồng mua đất nền dự án với dạng hợp đồng góp vốn gần 870 hợp đồng, bán gần 950 nền đất cho hơn 400 người, tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Mặc dù biết rõ dự án Khu dân cư Tam Phước chưa được phép huy động vốn ứng trước, chưa được rao bán nền đất dự án khi chưa đủ điều kiện, nhưng từ tháng 12-2006 đến năm 2010, các bị cáo vẫn lợi dụng một số hồ sơ, thủ tục pháp lý đã có của dự án và pháp nhân Công ty Sài Gòn cây cảnh để ký gần 870 hợp đồng, bán gần 950 nền đất cho hơn 400 người để chiếm đoạt hơn 293 tỷ đồng.

Năm 2007 – 2009, vợ chồng Tình, Sương đã tám lần thế chấp quyền sử dụng năm thửa đất ở xã Tam Phước cho ngân hàng để vay tiền nhưng vẫn sử dụng giấy tờ photo, lừa thế chấp cho vợ chồng ông Lê Đình Tài và bà Trần Thị Hải Yến (ở TP Biên Hòa) vay khoảng 36 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.

Hai vợ chồng lừa đảo từng bị tuyên án hơn nửa thế kỷ cơm tù

Liên quan đến vụ án lừa thế chấp giấy tờ đất photo, năm 2014, Tình bị TAND tỉnh tuyên phạt 18 năm tù, Sương bị tuyên phạt 14 năm tù cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Còn vụ án bán đất trên giấy của dự án tại xã Tam Phước, năm 2019 TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt bị cáo Tình 18 năm tù, tổng hợp hình phạt chung của hai bản án là 30 năm tù (theo quy định, đối với các bản án tù có thời hạn, tổng hợp hình phạt tù không được vượt quá 30 năm), bị cáo Sương bị tuyên phạt 14 năm tù, tổng hợp hình phạt chung hai bản án là 28 năm tù.

Tuy nhiên, cả hai bản án năm 2014 và 2019 của TAND tỉnh Đồng Nai đều bị TAND cấp phúc thẩm tuyên hủy.

VKSND Tối cao đã gộp hai bản án cũ lại thành một vụ án và truy tố hai vợ chồng Tình, Sương về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

ĐÁNG XEM: 

Vui Lòng đánh giá

Mạo danh lãnh đạo Nhà nước lừa chạy án chiếm đoạt hơn 200 triệu đồng

Sáng ngày 4/3/2024, Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa bắt quả tang Nguyễn Thanh Hoài (27 tuổi) trú tại phường Trường An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, là đối tượng lập tài khoản Facebook ảo mạo danh lãnh đạo Nhà nước lừa chạy án chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của bị hại.
Theo điều tra ban đầu, tháng 12/2023, thông qua mối quan hệ xã hội, Hoài có quen biết một người dân ở xã Cư DliêM’nông (Chư Né Mờ Nông), huyện Cư M’gar. Quá trình lân la làm quen, Hoài biết được người này có em trai đang bị Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk khởi tố, bắt tạm giam về hành vi cố ý gây thương tích. Từ đó, Hoài đã nảy sinh ý định lừa chạy án để chiếm đoạt tài sản.
Để thực hiện hành vi, Hoài tự giới thiệu mình quen thân với một vị lãnh đạo cấp Nhà nước, có thể giúp chạy án, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị can. Sau đó, Hoài lập các tài khoản Facebook, zalo ảo và dùng hình của chính vị lãnh đạo Nhà nước làm ảnh đại diện rồi kết bạn, nhắn tin với người nhà bị can.
Đối tượng Nguyễn Thanh Hoài tại cơ quan Công an.
Đối tượng Nguyễn Thanh Hoài tại cơ quan Công an.
Sau một thời gian đóng giả nhiều vai nhắn tin qua lại, Hoài đã lấy được lòng tin và yêu cầu người nhà bị can đưa tiền để đi lo lót chạy án. Vì tin tưởng, nên từ tháng 1 đến tháng 2/2024, người nhà bị can đã 5 lần đưa tổng số tiền 145 triệu đồng cho Hoài. Đến cuối tháng 2/2024, Hoài tiếp tục yêu cầu người nhà bị can đưa thêm 60 triệu đồng.
Do nghi ngờ bị Hoài lừa nên sau đó người nhà đã đến Công an huyện Cư M’gar trình báo. Vào cuộc xác minh nhanh, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Cư M’gar đã tổ chức lực lượng trinh sát theo dõi và bắt quả tang Hoài khi đang nhận thêm 59 triệu đồng của người nhà bị can.
Hiện Công an huyện Cư M’gar đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý Nguyễn Thanh Hoài theo quy định của pháp luật./.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Vui Lòng đánh giá

Luật Đất đai 2024 mới nhất

Việc đất không có giấy tờ trước 01/7/2014 vẫn được cấp Sổ đỏ luôn là vấn đề được đông đảo người dân đặc biệt quan tâm, đặc biệt sau khi Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.

Luật Đất đai 2024 thuận tiện cấp Sổ đỏ đối với đất không có giấy tờ trước 01/7/2014

Theo Điều 138 Luật Đất đai 2024, cụ thể có 3 trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền được cấp sổ đỏ:

  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai)
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai)
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai)

Như vậy, Luật Đất đai 2024 chia làm 3 trường hợp để hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức quy định khi thoả mãn các điều kiện: không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp.

Những lưu ý Luật Đất đai 2024

Quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 không có giấy tờ được cấp sổ đỏ không phải là quy định mới tại Luật Đất Đai 2024, đây là quy định nhằm sửa đổi, mở rộng so với quy định Luật Đất đai 2013.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mới áp dụng điều kiện được cấp sổ như Luật Đất đai 2024. Còn đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ 01/7/2004 đến 01/7/2014 không có giấy tờ chỉ được cấp sổ đỏ khi có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Như vậy, quy định Luật đất đai hiện hành đã mở rộng mốc thời gian sử dụng đất không có giấy tờ được cấp Sổ đỏ thêm 10 năm. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014 không cần chứng minh hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Giúp cho người dân tăng cơ hội cấp Sổ đỏ đối với đất không có giấy tờ trước 01/7/2014.

Xem chi tiết văn bản pháp luật tại đây: Luat dat dai 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Lấy ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu

Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu, gồm: Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu; Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bộ Công an kết nối, ứng dụng dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ Công an kết nối, ứng dụng dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, đánh giá chung về kết quả thi hành các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu, dự thảo Báo cáo nêu rõ: Những năm qua, thực hiện các quy định pháp luật có liên quan đến dữ liệu đã cho thấy sự quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hành lang pháp lý giúp kiến tạo sự phát triển đối với lĩnh vực này, góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của dữ liệu tại Việt Nam. Dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị kinh tế. Phát triển dữ liệu tạo nền tảng cho triển khai, đảm bảo cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao, mở dữ liệu theo quy định pháp luật để phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thực hiện văn bản pháp luật có quy định về dữ liệu đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm mới sáng tạo; nhiều bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đẩy mạnh việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp theo hướng lấy người dân làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

Việc triển khai thi hành văn bản pháp luật về dữ liệu đã góp phần hoàn thiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dữ liệu, nâng cao vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới và đảm bảo an ninh, an toàn, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm, hiệu quả đã đạt được thì vẫn tồn tại một số hạn chế như: Hành lang pháp lý về dữ liệu của nước ta vẫn còn chưa đầy đủ; Chưa có tiêu chuẩn về dữ liệu thống nhất dẫn đến đang có nhiều loại dữ liệu gồm các độ mật dữ liệu, dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu mở… cơ chế kết nối, chia sẻ giữa các đơn vị không thống nhất và phù hợp.

Các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, hạ tầng thông tin có quy mô từ trung ương đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai, đưa vào khai thác trên quy mô quốc gia (điển hình như CSDL đất đai quốc gia).

Hạ tầng dữ liệu quốc gia còn rời rạc, chất lượng không đồng đều và chưa cao. Đồng thời, sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu để tạo lập nguồn tài nguyên dữ liệu quốc gia quan trọng còn yếu và thiếu đồng bộ chưa đáp ứng  tốt việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Kinh phí đầu tư trang bị hạ tầng, trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và kết quả mang lại chưa tương xứng. Nhân lực về công nghệ thông tin còn hạn chế.

Việc chia sẻ dữ liệu quốc gia nói riêng và các CSDL từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu; dữ liệu của doanh nghiệp nằm một cách rời rạc, cục bộ, khép kín trong phạm vi của mỗi doanh nghiệp. Dữ liệu cá nhân vẫn bị khai thác, mua bán trái pháp luật; an ninh, an toàn thông tin tại một số cơ quan chưa đảm bảo…

Vì vậy, đề xuất, kiến nghị xây dựng Luật Dữ liệu với bốn chính sách lớn, gồm:

– Chính sách 1. Quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu.

– Chính sách 2. Quy định về CSDL tổng hợp quốc gia.

– Chính sách 3. Quy định về Trung tâm dữ liệu quốc gia.

– Chính sách 4. Quy định về sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu.

Theo dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu, tại nước ta, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, có các nhiệm vụ về “khuyến khích đầu tư, phát triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn” (Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị); “Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất” (Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-09-2019 của Bộ Chính trị); “đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm dữ liệu khu vực. Xây dựng các trung tâm dữ liệu gắn với các vùng động lực, cực tăng trưởng, hành lang kinh tế; phát triển các cụm trung tâm dữ liệu quốc gia tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam.” (Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội); “Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia” (Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2023 của Chính phủ)…

Quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu đã đạt được một số kết quả tích cực như: Bước đầu khởi tạo và hình thành được 07 Cơ sở dữ liệu quốc gia; một số Cơ sở dữ liệu quốc gia đã có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu góp phần cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân; hạ tầng công nghệ xây dựng các Trung tâm dữ liệu bước đầu được quan tâm đầu tư hơn…

Hiện nay việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương đang được triển khai thực hiện quyết liệt đem lại những kết quả thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu riêng hoặc không cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu riêng khi đã được kết nối, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung là xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay. Do vậy, việc xây dựng, phát triển Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia với dữ liệu gắn với con người và các dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp từ đó triển khai các giải pháp kết nối để chia sẻ, sử dụng lại và phát triển các mô hình/ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tạo ra nhiều giá trị mới, sản phẩm dịch vụ mới và động lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số của Việt Nam…

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước

Qua rà soát, Bộ Công an thấy có 69 Luật đang quy định về Cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành). Trong đó, chỉ có một số luật có quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu trong việc xây dựng, thu thập, quản lý, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu. Hiện nay trên cơ sở các quy định pháp luật, các bộ ngành, địa phương đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, trong đó có gần 40 cơ sở dữ liệu quốc gia và gần 50 cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tuy nhiên, hầu hết các luật đều không quy định cụ thể hoặc thống nhất về việc xây dựng, thu thập, quản lý, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong các cơ sở dữ liệu; chưa có luật nào quy định về các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, điều chỉnh các nền tảng phát triển, ứng dụng dữ liệu đang có xu hướng phát triển phổ biến trên thế giới như công nghệ trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối, công nghệ truyền thông dữ liệu, công nghệ internet vạn vật và công nghệ dữ liệu lớn…

Do đó, cần có Luật Dữ liệu để điều chỉnh các vấn đề nêu trên nhằm thực hiện thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

Toàn văn dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu và dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến tại Cổng TTĐT Bộ Công an.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI