Chu Hải

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 20/3/2025

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 20/3/2025: Tài xế ô tô tải mắc kẹt sau tai nạn, người dân phá cửa đưa đi cấp cứu; Băng qua đường, người đàn ông đi xe máy bị ô tô khách tông tử vong…

Tài xế ô tô tải mắc kẹt sau tai nạn, người dân phá cửa đưa đi cấp cứu

Hiện trường vụ tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn.

Tối 19/3, lãnh đạo UBND xã Sơn Thái (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, lúc 16h cùng ngày, xe tải BKS 49H – 001.20 lưu thông trên quốc lộ 27 (đoạn qua xã Sơn Thái) hướng từ Đà Lạt (Lâm Đồng) xuống Nha Trang (Khánh Hòa) đã va chạm với xe khách BKS 50H – 247.44. Trên xe khách lúc này có tổng 43 người (tính cả tài xế).

Vụ va chạm khiến 6 hành khách bị thương nhẹ, hàng chục người trong xe khách hoảng loạn la hét. Tài xế ô tô tải bị thương nặng, được người dân phá cửa đưa đi cấp cứu. Cú tông mạnh khiến hai xe hư hỏng, kính vỡ văng tung tóe trên đường.

Nhận tin báo tai nạn, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng chức năng đến hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc và hỗ trợ cứu người.

Băng qua đường, người đàn ông đi xe máy bị ô tô khách tông tử vong

Camera ghi lại vụ tai nạn khiến người đàn ông đi xe máy tử vong.

Camera ghi lại vụ tai nạn khiến người đàn ông đi xe máy tử vong.

Ngày 19/3, Công an tỉnh Bình Phước đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ TNGT giữa ô tô khách và xe máy khiến một người đàn ông tử vong.

Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, xe khách mang BKS 49X – 7651 lưu thông trên quốc lộ 13, hướng từ huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) đi tỉnh Bình Dương. Khi đến đoạn đường thuộc thị trấn Tân Khai (huyện Hớn Quản) thì tông trúng xe máy do ông Lê Như D (65 tuổi) điều khiển băng qua đường.

Cú tông mạnh khiến cả xe máy và người đàn ông bị kéo lê một đoạn, ông D bị cuốn vào gầm xe khách tử vong tại chỗ. Theo camera, thời điểm trên, chiếc xe máy qua đường không quan sát, còn chiếc xe khách thì đi khá nhanh.

Bị xe đầu kéo chở gạch cán, một người phụ nữ thiệt mạng

Hiện trường vụ tai nạn khiến người phụ nữ tử vong.

Hiện trường vụ tai nạn khiến người phụ nữ tử vong.

Vụ tai nạn giao thông xảy ra sáng 19/3, trên tuyến đê sông đoạn qua dốc Bái, xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên.

Theo đó, thời điểm trên, xe đầu kéo BKS 29K – 014.6x sau khi lấy gạch từ một cơ sở trên địa bàn huyện Khoái Châu thì di chuyển lên dốc đê để vào đường tỉnh 378. Khi vừa lên dốc, tài xế đánh lái cho xe rẽ trái thì cán vào một phụ nữ.

Ngay sau đó, tài xế đã cho xe dừng lại để cùng với người dân gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu. Nạn nhân bị xe cán dập đùi, ban đầu còn tỉnh táo sau đó nằm bất động. Mặc dù được đưa đến cơ sở y tế để cứu chữa nhưng nạn nhân đã không qua khỏi. Danh tính nạn nhân vẫn chưa được xác định

12 trường hợp cấm vượt xe dù không có biển báo, tài xế cần nhớ để tránh bị phạt nặng

Mặc dù đoạn đường không có biển cấm vượt (P.125, P.126), nhưng trong một số tình huống hoặc tại một số vị trí nhất định, người điều khiển phương tiện vẫn không được phép vượt xe khác.

Việc điều khiển ô tô vượt ẩu, không đảm bảo an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tuy nhiên, trên đường vẫn dễ dàng bắt gặp những phương tiện vượt xe thiếu an toàn, thậm chí cố tình vượt ẩu, gây bức xúc.

Nguyên tắc vượt xe trên đường

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.

Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định.

Như vậy, khi vượt xe, các phương tiện đều phải vượt về bên trái (chỉ 2 trường hợp mới được vượt về bên phải là: khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được). Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Xe xin vượt phải có báo hiệu nhấp nháy bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi, trừ loại xe thô sơ không có đèn chiếu sáng và còi;

– Khi vượt xe phải có tín hiệu báo hướng chuyển, tín hiệu báo hướng chuyển được sử dụng, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước và phía sau trong suốt quá trình vượt xe;

– Trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

W-vuot xe 2 (1).jpg
Khi có biển P.125, ô tô không được phép vượt nhau. Ảnh: Hoàng Hiệp

Các trường hợp không được vượt xe

Theo khoản 6, Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, không được vượt xe khi ở trong một trong các trường hợp sau đây:

– Trên cầu hẹp có một làn đường;

– Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế;

– Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Khi gặp xe ưu tiên;

– Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

– Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

– Trong hầm đường bộ;

– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 này gồm 3 trường hợp: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.

Như vậy, theo quy định ở trên, có tổng cộng 12 trường hợp không được vượt xe khác dù trên đường không có biển cấm vượt (P.125, P.126). Tuỳ vào loại phương tiện và trường hợp vi phạm, người điều khiển có thể bị xử phạt nặng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Cụ thể, theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 168, hành vi điều khiển ô tô vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép,… sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu, đồng thời trừ 2 điểm trên GPLX.

Ngoài ra, nếu vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt 20-22 triệu đồng, trừ 10 điểm trên GPLX theo khoản 10 và khoản 16, Điều 6 Nghị định 168.

Nữ tài xế phóng xe lên vỉa hè Hà Nội: ‘Sợ làm muộn mà bị phạt mất nửa tháng lương’

Nữ tài xế bị CSGT xử lý lỗi đi xe máy trên vỉa hè cho biết, vì sợ đi làm muộn bị phạt 100 – 200 nghìn đồng mà nhận phiếu phạt bằng nửa tháng lương.

W-di len via he copy.jpg

Vào giờ cao điểm buổi sáng, tại đường Nguyễn Xiển (đoạn gần ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển), hướng đi quận Thanh Xuân, thường xuyên có tình trạng người đi xe máy lên vỉa hè.

W-di len via he 1 copy.jpg

Việc đi xe máy trên vỉa hè gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn với người đi bộ.

W-di tren via he 3 copy.jpg

Sáng 19/3, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) lập chốt tại khu vực ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển để xử lý tình trạng xe máy đi lên vỉa hè.

W-di len via he 4 copy.jpg

Chỉ trong ít phút, đã có 10 trường hợp đi xe máy lên vỉa hè bị Tổ CSGT yêu cầu dừng xe, xử lý.

W-di via he 5 copy.jpg

Trình bày với CSGT,  anh Nguyễn H. H. (SN 2000, trú tại Nam Định) cho biết, do bản thân bị muộn giờ làm nên đi xe máy lên vỉa hè tránh ùn tắc.

“Đường Nguyễn Xiển, hướng đi quận Thanh Xuân, thường xuyên ùn tắc vào buổi sáng nên tôi bị đi làm muộn. Tôi sẽ rút kinh nghiệm và không dám đi lên vỉa hè nữa”, anh Nguyễn H. H. nói.

W-via he 6 copy.jpg

Cũng vi phạm lỗi tương tự, chị Thư cho biết, mỗi lần đến công ty muộn, bản thân bị phạt từ 100 – 200 nghìn đồng nên buộc phải đi lên vỉa hè.

“Tôi không nghĩ là mức phạt đi xe máy lên vỉa hè cao đến thế, tôi sẽ rút kinh nghiệm”, chị Thư nói.

W-di len via he 8 copy.jpg

Đại úy Trịnh Quốc Tuấn, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, với lỗi đi xe máy đi trên vỉa hè thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe.

“Nhiều người có thói quen đi lên vỉa hè để cho nhanh nhưng không ý thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho người đi bộ và làm hỗn loạn giao thông. Tại Nghị định 168, mức phạt của hành vi này tăng cao nhằm răn đe người vi phạm, buộc họ phải chấp hành để an toàn hơn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”, đại úy Trịnh Quốc Tuấn khẳng định.

W-di len via he 9.jpg

Trong thời gian tới, Phòng CSGT Hà Nội tiếp tục duy trì lực lượng tại các tuyến trọng điểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông.

Cụ ông ở Hà Nội đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị phạt 300 nghìn đồng và tạm giữ xe.

Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 2 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã phát hiện một cụ ông điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn.

Chiều ngày 17/3, Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 2 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ tại đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình).

Quá trình làm nhiệm vụ, tổ CSGT phát hiện ông H.Đ.C (76 tuổi, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đạp xe theo hướng Hoàng Hoa Thám đi Bưởi có biểu hiện đã sử dụng rượu, bia nên dừng xe kiểm tra.

z6415386694039_32ca502d4a5ed1023a54a33766949851.jpg
CSGT yêu cầu cụ ông có biểu hiện đã sử dụng rượu, bia dừng xe. Ảnh: C. Dũng

Kiểm tra nồng độ cồn, ông C. vi phạm ở mức 0,288 mg/L khí thở. Trình bày với CSGT, ông C. cho biết, do đi đám cưới nên có uống khoảng 3 cốc bia.

Tổ CSGT đã lập biên bản xử phạt ông C. với số tiền 300 nghìn đồng và tạm giữ xe đạp.

Thiếu tá Mai Xuân Tứ,  Đội CSGT đường bộ số 2 cho biết, trong ca trực, đơn vị phát hiện 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều là người cao tuổi.

z6415386656656_6d0f15bf0d2ea7f8c8ebc49dc89b3c3d.jpg
Cụ ông vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,288 mg/L khí thở. Ảnh: C. Dũng

“Chúng tôi đã kiểm tra hàng chục lượt người điều khiển ô tô, xe máy, kể cả xe đạp chỉ có 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Các trường hợp vi phạm đều là người cao tuổi, cho thấy, việc chấp hành luật của người dân đã nâng lên đáng kể”, thiếu tá Mai Xuân Tứ cho biết.

Các lỗi về dây đai an toàn khiến ô tô trượt đăng kiểm?

Dây đai an toàn là một giải pháp cực kỳ hữu ích được trang bị trên ô tô nhằm đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe ô tô.

Đường dây nóng Báo Xây dựng nhận được câu hỏi từ bạn đọc về việc dây đai an toàn bị hỏng chốt cài, không cài được. Liệu đưa xe đi đăng kiểm có đạt hay không?

Các lỗi về dây đai an toàn khiến ô tô trượt đăng kiểm?- Ảnh 1.

Kiểm tra dây đai an toàn là một trong những hạng mục bắt buộc trong kiểm định xe cơ giới (ảnh minh họa).

Về vấn đề này, đại diện một cơ sở đăng kiểm tại Hà Nội cho biết, từ ngày 1/1/2025, kiểm định xe cơ giới lưu hành được thực hiện theo quy định tại QCVN 122:2024/BGTVT.

Trong đó, kiểm tra dây đai an toàn là một trong những hạng mục kiểm tra bắt buộc.

Trường hợp dây đai an toàn không đầy đủ theo quy định, lắp đặt không chắc chắn; dây bị rách, đứt; dây bị kẹt, không kéo ra, thu vào được; cơ cấu hãm không giữ chặt dây khi giật dây đột ngột, khoá cài tự mở là những hư hỏng, khiếm khuyết quan trọng (MaD).

Do đó, ô tô bị trượt hạng mục kiểm tra về dây đai an toàn, trượt đăng kiểm.

Trường hợp của bạn đọc Báo Xây dựng là một trong những lỗi hư hỏng, khiếm khuyết quan trọng trên, do đó, ô tô đi đăng kiểm sẽ bị trượt kiểm định.

Để tránh mất thời gian, tốn kém thêm chi phí, chủ xe cần đưa ô tô đi khắc phục lỗi về dây đai an toàn, rồi mới đưa xe đi kiểm định.

Cũng theo đại diện cơ sở đăng kiểm, theo QCVN 122:2024, chỉ có trường hợp dây đai an toàn có khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng được xếp vào lỗi hư hỏng, khiếm khuyết không quan trọng (MiD). Với lỗi này, ô tô vẫn đạt kiểm định nếu các hạng mục kiểm tra còn lại đều đạt.

Các lỗi về dây đai an toàn khiến ô tô trượt đăng kiểm?- Ảnh 2.

Dây đai an toàn giúp ngăn người ngồi trên xe bị đẩy khỏi xe khi va chạm hoặc bị lật, đảm bảo an toàn cho người trên ô tô khi tham gia giao thông (ảnh minh họa).

Ai ngồi, nằm trên ô tô đều phải thắt dây đai an toàn

PGS.TS Nguyễn Thành Công, trường Đại học GTVT Hà Nội cho biết, dây an toàn giúp ngăn người ngồi trong xe bị đẩy ra khỏi xe khi va chạm hoặc nếu xe bị lật; không bị nhào người va đập về phía trước khi va chạm hoặc dừng xe đột ngột.

Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, khi xảy ra tai nạn giao thông, người ngồi ghế trước sẽ giảm 45-50% nguy cơ tử vong, 20-45% nguy cơ bị thương nghiêm trọng nếu thắt dây an toàn. Đối với người ngồi hàng ghế sau, việc thắt dây an toàn cũng giúp giảm đến 25-75% nguy cơ tử vong và bị thương. Hiện có 111 quốc gia có quy định về dây an toàn với tất cả hành khách trên ô tô.

Tại Việt Nam, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2024) có hiệu lực từ 1/1/2025 cũng quy định tất cả các ghế/giường nằm trên xe ô tô phải trang bị dây đai an toàn. Trong đó, ghế lái phải trang bị dây đai an toàn loại 3 điểm trở lên. Các ghế khác phải trang bị dây đai an toàn tối thiểu loại 2 điểm.

Như vậy, Việt Nam cũng quy định bắt buộc bất kỳ ai ngồi, nằm trên xe ô tô tham gia giao thông đều phải thắt dây an toàn.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI