Chu Hải

Từ 2025, ô tô che biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Để tránh phạt nguội, không ít tài xế che biển số xe ô tô khi tham gia giao thông, theo Nghị định 168 của Chính phủ, hành vi này bị phạt rất nặng.

Từ 2025, ô tô che biển số bị phạt bao nhiêu tiền? - 1

Từ 2025, ô tô che biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội

Trước đây, hình ảnh quen thuộc ở khu vực nút giao Huỳnh Thúc Kháng – Thái Hà – Láng Hạ (quận Đống Đa) vào giờ cao điểm là những dòng xe chen chúc lấn làn, vượt đèn đỏ, tranh thủ leo lên vỉa hè… Mấy ngày nay, dòng người lưu thông trật tự, nề nếp hơn.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 4

Tại nút giao Tây Sơn – Thái Thịnh, khi đèn tín hiệu giao thông chuyển màu đỏ, các xe dừng hẳn sau vạch kẻ và chỉ di chuyển khi có đèn xanh, không còn cảnh vội vàng lao nhanh khi đèn vàng.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 5

Nút giao đường Láng – Trần Duy Hưng vào giờ cao điểm có mật độ xe rất cao,  thường ngày cả đoàn xe máy leo vỉa hè để rẽ phải hoặc chờ đèn đỏ. Hiện nay, tình trạng đó giảm hẳn.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 6

Theo chị Nguyễn Minh Tâm (quận Thanh Xuân, Hà Nội), Nghị định 168 khiến người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông, tình trạng đua nhau vượt đèn đỏ hay cố phóng thật nhanh khi còn 3-4 giây đèn xanh đã giảm hẳn. “Mức phạt cao nên người dân ý thức nhiều hơn. Đa số chấp hành, thấy đèn đỏ thì đứng lại chứ ít ai vượt”, chị Tâm nhận xét.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 7

Anh Hồ Hải Anh (ở quận Đống Đa, Hà Nội) cũng cảm nhận rõ rệt sự thay đổi thói quen giao thông của người dân khi xảy ra tắc đường giờ cao điểm: “Trước đây, tôi cũng như nhiều người có thói quen lấn vạch khi chờ đèn đỏ hoặc phóng xe lên vỉa hè để tránh ùn tắc. Tuy nhiên, từ khi bước sang năm mới 2025 đến nay tôi không dám leo vỉa hè nữa do mức phạt rất cao”.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 8

Xe cộ vẫn chen chúc, đông nghịt vào giờ cao điểm nhưng không còn tình trạng vượt đèn đỏ tại trục đường Trần Phú (quận Hà Đông).

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 9

Hình ảnh tương tự tại khu vực Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân).

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 10

Người đi xe máy, ô tô đều chấp hành nghiêm túc quy định dừng đèn đỏ, không lấn làn, chèn vạch.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 11

Đây là hình ảnh nút giao Nguyễn Xiển – Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) thời điểm 17h hôm nay (8/1). Nhiều năm qua, đây là một điểm nóng ùn tắc, mật độ phương tiện giao thông rất lớn.

Mức phạt tăng, xe cộ xếp hàng thẳng tắp chờ đèn đỏ ở các ngã tư Hà Nội - 12

Nhiều người nhận xét, sau một tuần triển khai Nghị định 168, ý thức tuân thủ luật giao thông của đa số người dân Thủ đô được cải thiện, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông Thủ đô.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ 1/1/2025.

Nghị định quy định xử lý nghiêm khắc những hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, thể hiện ý thức coi thường pháp luật khi tham gia giao thông bằng việc nâng mức phạt tiền rất cao, thậm chí tịch thu phương tiện đối với một số hành vi như: Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy xe lạng lách, đánh võng… Mức phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông tăng nhiều lần so với trước, trong đó có những lỗi tăng gấp 36-50 lần.

Va chạm xe khách trên đường Hồ Chí Minh, người phụ nữ đi xe mô tô tử vong

Ngày 7/1, Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết, đang điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ TNGT giữa xe khách với xe mô tô khiến một phụ nữ tử vong.

Thông tin ban đầu cho biết, vụ TNGT xảy ra vào khoảng 6h40 sáng 7/1 tại Km 1640+500 đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Ia Blang (Chư Sê, Gia Lai).
Va chạm xe khách trên đường Hồ Chí Minh, người phụ nữ đi xe mô tô tử vong- Ảnh 1.

Hiện trường vụ TNGT.

Thời điểm trên, xe khách 16 chỗ BKS 77G-000.86 do tài xế Bùi Kỳ Phong (SN 2000, trú tại phường Ia Kring, TP Pleiku) điều khiển lưu thông theo hướng từ tỉnh Gia Lai đi Đắk Lắk thì xảy ra va chạm với mô tô BKS 81N5-8040 do bà Phạm Thị X (SN 1969, trú tại thị trấn Chư Sê) điều khiển lưu thông cùng chiều phía trước.

Cú va chạm mạnh làm bà X ngã ra đường rồi tử vong ngay sau đó.

Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Mỗi ngày xử lý gần 350 người vượt đèn đỏ, làm nghiêm để giảm tai nạn

Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, sau 1 tuần thực hiện Nghị định 168/2024, lực lượng CSGT xử lý gần 350 người vượt đèn đỏ/ngày. Ông nhấn mạnh, phạt nghiêm là để giảm tai nạn giúp “mọi người luôn nhớ nhà là nơi để về”.

Sáng 7/1, trao đổi với PV VietNamNet, Đại tá Phạm Quang Huy – Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, năm 2024 toàn quốc đã xảy ra hơn 21 nghìn vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết gần 10 nghìn người và bị thương hơn 16 nghìn người.

“Phân tích nguyên nhân, có 3.065 vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện đi không đúng chiều đường, phần đường, làn đường quy định, 360 vụ do người điều khiển phương tiện không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và 143 vụ do đi ngược chiều đường”, Đại tá Phạm Quang Huy nói.

W-da chinh vuot den do xa dan 8.jpg
Phần lớn các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ vi phạm quy tắc giao thông. Ảnh: Đình Hiếu

Vị Phó Cục trưởng Cục CSGT đánh giá, việc coi thường pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là quy tắc giao thông là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn và những cái chết thương tâm không đáng có.

Đại diện Cục CSGT cho biết, việc tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng như: vượt quá tốc độ, đi ngược chiều, uống rượu bia khi lái xe… nhằm răn đe, giảm thiểu tai nạn giao thông. Các hình phạt như tước giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện sẽ được áp dụng nghiêm khắc.

Xem thêm>>Cần xử lý nghiêm những kẻ  trên đường

W-nguyen xien 7.jpg
Người tham gia giao thông chấp hành dừng đèn đỏ dù vắng bóng CSGT ở Hà Nội. Ảnh: Đình Hiếu

Việc tăng mức xử phạt nhằm răn đe những người tham gia giao thông có ý thức kém, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và xây dựng hình ảnh văn minh đô thị.

“Tai nạn giao thông cướp đi nhiều nhân lực quý giá của đất nước, để lại hệ lụy cho nhiều đình phải chăm lo người tai nạn khuyết tật, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mỗi người tham gia giao thông chỉ cần hình thành thói quen chấp hành như: Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, không vượt ẩu, không lái xe khi đã uống rượu, bia… thì sẽ giảm tai nạn và luôn nhớ nhà là nơi để về!”, Đại tá Phạm Quang Huy nhấn mạnh.

Sẽ xử lý cán bộ, chiến sĩ CSGT thực hiện không nghiêm túc

Cũng theo Đại diện Cục CSGT, đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công an các địa phương xử lý nghiêm người vi phạm theo Luật Trật tự, an toàn giao thông và Nghị định 168/2024.

Đồng thời, CSGT các địa phương cũng phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên rà soát khắc phục điểm đen, điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, biển báo… để nâng cao chỉ số an toàn cho người dân.

CSGT các địa phương cũng phải tiến hành nắm bắt các tuyến, điểm, ngã tư… phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, nhất là các ngã tư có nhiều vi phạm để xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện kĩ thuật để vận động người dân chấp hành Luật. Đáng chú ý, sẽ ưu tiên sử dụng thiết bị công nghệ, hệ thống giám sát, camera… cung cấp hình ảnh chứng minh vi phạm, bên cạnh với phát hiện trực tiếp.

W-z6186099833967_c7e900790941cf27d08fdfaabc1089c4 copy.jpg
Đại tá Phạm Quang Huy trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tại nút giao Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh: Đình Hiếu.

“Cục CSGT cũng đã gửi văn bản đến các đơn vị liên quan để nhanh chóng rà, soát khắc phục các cột đèn tín hiệu giao thông có hiện tượng hỏng và không xử phạt với người vi phạm tại các cột đèn đang gặp sự cố”, đại diện Cục CSGT khẳng định.

Đại tá Phạm Quang Huy nhấn mạnh, về quan điểm của Bộ Công an, sẽ xử lý nghiêm người vi phạm với phương châm: “Không vùng cấm, không ngoại lệ”. Những cán bộ, chiến sĩ trong quá trình thực thi nhiệm vụ cũng phải chấp hành nghiêm quy định và sẽ bị xử lý nghiêm nếu vi phạm.

Về kết quả, sau 1 tuần xử lý, lực lượng CSGT đã xử lý trên 92.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó trung bình khoảng 2.300-2.500 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, vi phạm không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu là 350-380 trường hợp/ngày.

Tài xế xe ôm đi lên vỉa hè: Do khách giục nên tôi bị phạt nửa tháng lương

Khi bị CSGT phát hiện, xử lý lỗi điều khiển xe máy đi lên vỉa hè, nam tài xế xe ôm công nghệ xót xa nói: “Do khách giục quá nên tôi bị phạt nửa tháng lương”.

Chiều 7/1, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) lập chốt xử lý vi phạm tại nút giao Nguyễn Phong Sắc – Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).

W-di len via he copy.jpg

Tổ CSGT đã cử 1 cán bộ, chiến sĩ sử dụng camera để ghi hình người điều khiển phương tiện đi lên vỉa hè rồi báo cho tổ công tác cắm chốt dừng xe, kiểm tra.

W-di len via he 5 copy.jpg

Chỉ trong ít phút, lực lượng chức năng đã phát hiện và dừng kiểm tra được 5 trường hợp điều khiển xe máy đi lên vỉa hè. Trong đó, phần lớn người vi phạm là tài xế xe ôm công nghệ, người giao hàng…

W-di len via he 4 copy.jpg

Khi bị dừng xe, nhiều tài xế đã biện mọi lí do như: Vừa đi lên hè để vào quán ăn, chỉ rẽ lên hè để nghỉ ngơi… để né tránh bị xử phạt. Tuy nhiên khi được xem lại hình ảnh vi phạm thì tất cả đều thừa nhận hành vi của mình.

W-di xe len via he 6 copy.jpg

Tài xế V.Q.Đ. (trú tại Phú Thọ) cho biết, do đường đông phương tiện và khách giục có việc gấp nên bản thân đã đi lên vỉa hè cho nhanh. Cũng theo anh Đ. khi nghe thấy CSGT thông báo mức phạt, anh đã bủn rủn hết chân tay và không dám tái phạm thêm lần nào nữa.

 

Xem thêm>>CSGT xử phạt hàng loạt xe ôm công nghệ lẫn hành khách vi phạm giao thông

 

“Với mức phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe thì bằng nửa tháng lương của tôi, bản thân thấy mình hơi chủ quan khi nghe khách giục mà đánh đổi bằng mức phạt nặng”, anh V.Q.Đ. chia sẻ.

W-di len via he 7 copy.jpg

Cũng vi phạm lỗi tương tự, nam tài xế điều khiển xe ôm công nghệ ngỡ ngàng khi mức phạt đã tăng cao.

Anh T. cho biết, do muốn đến đón khách thật nhanh để kiếm lấy 30 nghìn đồng mà đã nhận mức phạt 5 triệu đồng.

“Với mức phạt đến 5 triệu đồng thì tôi phải điều khiển xe đi thận trọng hơn, tuân thủ đúng luật”, anh T. nói.

W-di len via he 8.JPG.jpg

Chị N.T.T.L. (sinh viên trường Đại học Thương mại) trình bày với CSGT, do có lịch thi mà đường lại ùn tắc nên đã phóng xe lên vỉa hè để đi cho nhanh.

“Tôi cũng có thấy trên đài, báo nói nhiều về việc tăng mức phạt nhưng chỉ nghĩ là tăng mức vượt đèn đỏ chứ không ngờ đi lên vỉa hè cũng bị phạt cao như thế. Với tôi mức phạt 5 triệu đồng là bài học nhớ rất lâu.”, chị N.T.T.L. cho biết.

W-di len via he 10.jpg

Thiếu tá Hoàng Văn Bình – Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, vào giờ cao điểm, nhiều người có thói quen đi lên vỉa để cho nhanh nhưng không ý thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho người đi bộ và làm hỗn loạn giao thông.

“Tại Nghị định 168/2024, mức phạt của hành vi này tăng cao nhằm răn đe người vi phạm, buộc họ phải chấp hành để an toàn hơn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”, Thiếu tá Hoàng Văn Bình nói.

Cũng theo Thiếu tá Bình, việc giữ cho giao thông trật tự, an toàn còn góp phần để người tham gia giao thông hình thành thói quen chấp hành Luật và văn hóa giao thông.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI