Chu Hải

TPHCM: Xử phạt nghiêm, ý thức của người tham gia giao thông chuyển biến rõ rệt

Trong tuần đầu tiên triển khai xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168, lực lượng CSGT TP.HCM phát hiện và xử lý 11.830 trường hợp vi phạm với số tiền 42,5 tỷ đồng, ước tính tăng 11 tỷ đồng so với tuần liền kề. Mức xử phạt tăng cao khiến ý thức của người tham gia giao thông chuyển biến rõ rệt.

Đây là thông tin được Thượng tá Lê Văn Hải – Phó Trưởng Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCMthông tin tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn do Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở TT&TT tổ chức chiều 9/1.

Thượng tá Lê Văn Hải – Phó Trưởng Phòng Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM
Theo đó, Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm khắc với mức xử phạt tăng cao đã tác động tích cực đến ý thức của người tham gia giao thông. Từ ngày 1/1/2025 đến ngày 7/1/2025, lực lượng CSGT TP đã kiểm tra, phát hiện xử lý 11.830 trường hợp vi phạm, tạm giữ 4.333 phương tiện. Trong đó có 11 ôtô, 4.220 môtô, 102 phương tiện khác, tước giấy phép lái xe 2.091 trường hợp. Phạt tiền ước tính 42,5 tỷ đồng, ước tăng 11 tỷ đồng so với thời điểm liền kề.

Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, một số hành vi vi phạm tập trung xử lý gồm nồng độ cồn: 3.633 trường hợp; tốc độ: 1.235 trường hợp; Lưu thông không đúng phần đường, làn đường, đi trên hè phố: 468 trường hợp; Dừng đỗ không đúng quy định: 805 trường hợp; Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông: 389 trường hợp; Không đội mũ bảo hiểm: 878 trường hợp…

Sau hơn 1 tuần áp dụng triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP, Công an TP nhận thấy tình hình TTATGT trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông. Cụ thể vào những khung giờ cao điểm trên các tuyến đường trọng điểm địa bàn TP, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng chờ đèn tín hiệu nghiêm túc, dừng đúng vạch quy định, có trật tự. Không còn tình trạng người tham gia giao thông điều khiển phương tiện lưu thông trên hè phố, lưu thông không đúng phần đường, lưu thông ngược chiều cũng đã hạn chế.

Ông Nguyễn Thành Lợi – Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM

“Người dân đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, đặc biệt là văn hoá không lái xe sau khi đã sử dụng uống rượu, bia dần được cải thiện. Người dân đã quen việc sử dụng hình thức phương tiện xe công nghệ sau khi đã sử dụng rượu bia”, Thượng tá Lê Văn Hải chia sẻ.

Thượng tá Hải cho biết thêm, tháng 6/2024, Giám đốc CATP đã phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin hình ảnh phản ánh về vi phạm TTATGT với phương châm “mỗi người dân là một chiến sĩ cảnh sát giao thông phát hiện hành vi vi phạm”.

Từ khi CATP phát động đến lúc Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, đã tiếp nhận 1.880 thông tin hình ảnh, chuyển cho các đơn vị CSGT trong CATP 1.041 thông tin để tiếp tục xác minh chủ phương tiện/người vi phạm đấu tranh xử lý.

Kết quả: Các đơn vị rà soát, xác minh gửi 654 thông báo mời chủ phương tiện/người vi phạm và đã ra quyết định xử phạt 128 trường hợp với số tiền gần 500 triệu đồng, trong đó có 61 trường hợp tước GPLX.

Từ ngày Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, đã tiếp nhận được 87 thông tin, hình ảnh phản ánh. Các thông tin này đang trong quá trình chuyển cho các đơn vị có liên quan gửi thông báo xác minh, xử lý.

Việc chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/01 vụ, việc), hiện nay do chưa có hướng dẫn cụ thể nên Phòng PC08 chưa thực hiện.

Ông Nguyễn Thành Lợi – Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM cũng đồng tình với nhận định ý thức tham gia giao thông của người dân được cải thiện rất nhiều từ khi Nghị định 168 được triển khai. Theo đó, dù có một số ý kiến mức phạt khá cao so với thu nhập của người dân nhưng việc nâng chế tài xử phạt theo quy định tại Nghị định 168 đã được đúc rút qua thực tiễn áp dụng pháp luật.

Lấy dẫn chứng khi yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm và xử phạt nồng độ cồn trước đây dù được tuyên truyền, vận động rất nhiều nhưng ý thức của người dân vẫn không tự giác chấp hành. Đến khi nâng chế tài xử phạt nghiêm thì người dân lập tức chuyển biến ý thức thấy rõ.

“Việc nâng mức xử lý vi phạm nghiêm trong Nghị định 168 đã tạo ra hiệu ứng rất tích cực ngay trong những ngày đầu tiên. Khi đi ra đường chúng ta đều nhìn thấy một chuyển biến rất rõ nét trong khu vực nội đô TP. Không còn thấy những hình ảnh leo lề đường, vượt đèn đỏ… như thường thấy trước đây”, ông Nguyễn Thành Lợi chia sẻ.

Tước bằng lái tài xế xe tải vượt ẩu trên quốc lộ 56

Mặc dù đường có vạch vàng nét liền, nhiều xe đang di chuyển xung quanh nhưng tài xế N.V.B vẫn điều khiển xe tải vượt ẩu.

Ngày 9/1, Trạm Cảnh sát giao thông Suối Tre, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đã lập biên bản tài xế N.V.B (35 tuổi, ngụ huyện Cẩm Mỹ) về hành vi vượt xe trong trường hợp không được vượt trên quốc lộ 56, đoạn qua thành phố Long Khánh.
Tước bằng lái tài xế xe tải vượt ẩu trên quốc lộ 56- Ảnh 1.

Tài xế xe tải bị mời lên làm việc, bị lập biên bản, tước bằng lái.

Trước đó, Trạm Cảnh sát giao thông Suối Tre nhận được phản ảnh của người dân bằng clip ghi lại cảnh xe tải biển số 60C-453.32 vượt ẩu trên quốc lộ 56.

Khu vực xe tải vượt ẩu là đoạn đường có vạch vàng nét liền, nhiều xe đang di chuyển xung quanh, nên hành vi nói trên gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh.

Kiểm tra từ các camera trên tuyến, lực lượng cảnh sát giao thông xác định, hành vi trên được thực hiện vào khoảng 17h30 ngày 6/1.

Sau đó, Trạm Cảnh sát giao thông Suối Tre đã mời tài xế N.V.B lên làm việc vào chiều 9/1.

Tại cơ quan chức năng, tài xế N.V.B đã thừa nhận hành vi vi phạm và ký cam kết không tái phạm, đồng thời chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông.

Trạm Cảnh sát giao thông Suối Tre đã lập biên bản vi phạm hành chính với tài xế N.V.B vì hành vi vượt xe trong trường hợp không được vượt. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tước giấy phép lái xe của tài xế B trên ứng dụng điện tử (app VNeID).

Những hành vi của người điều khiển xe ô tô sẽ bị xử phạt đến 22 triệu đồng

Theo Nghị định 168/2024 các hành vi dưới đây đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự như ô tô sẽ bị xử phạt đến 22 triệu đồng. 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm phục hồi giấy phép lái xe.

Trong đó tại Điều 6 quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Tại khoản 8 Điều 6 quy định phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Các hành vi mà người điều khiển xe ô tô bị xử phạt đến 22 triệu đồng.
Các hành vi mà người điều khiển xe ô tô bị xử phạt đến 22 triệu đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Riêng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng:

Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này;

Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số hành vi theo quy định), Khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Không báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” theo quy định trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật (hoặc bất khả kháng khác) buộc phải đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ xe (trừ một số hành vi), Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định; Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định ; Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định; và một số hành vi khác theo quy định.

TPHCM sẽ rà soát nút giao, lắp đặt biển báo phụ cho phép xe rẽ phải khi đèn đỏ

Trong những ngày qua, người dân TPHCM chấp hành tốt khi dừng đèn đỏ, hạn chế rẽ phải nhưng việc này kéo theo ùn tắc nhiều hơn tại một số giao lộ.

Chiều nay (8/1), đại diện Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông vận tải TPHCM) cho biết từ khi Nghị định 168 có hiệu lực với mức phạt cao, người dân thành phố chấp hành tốt hơn khi dừng đèn đỏ, hạn chế rẽ phải.

“Trên thực tế, thành phố có mật độ xe rất lớn, lâu nay nhiều người có thói quen rẽ phải ở nút giao khi đèn đỏ dù quy định không cho phép. Tuy nhiên, việc này cũng kéo theo ùn tắc nhiều hơn tại một số giao lộ” – vị này nhìn nhận.

Theo vị đại diện, đơn vị sẽ rà soát các vị trí cụ thể, đủ điều kiện để lắp thêm biển báo phụ cho xe rẽ phải khi đèn đỏ. Việc này nhằm giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn.

Nhưng phương án nói trên sẽ không thực hiện đại trà mà chỉ áp dụng ở những giao lộ thích hợp.

w z6209725268923 4aed0a529eb699163b31f4af817cc86d 126606.jpg
Người dân được rẽ phải khi đèn đỏ theo hướng đường Điện Biên Phủ đi Đinh Tiên Hoàng (quận 1). Ảnh: Tuấn Kiệt

Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiệu lực từ đầu năm 2025. Trong đó, nhiều lỗi vi phạm có mức phạt tăng cao như: vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy xe máy trên vỉa hè, nồng độ cồn…

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện nay, nhiều giao lộ ở TPHCM có nơi cho rẽ phải khi đèn đỏ nhưng có nơi lại không cho phép. Do đó, một số người dân vẫn chủ quan khi tham gia giao thông dẫn đến vi phạm và bị lực lượng CSGT lập biên bản.

 

Các hành vi vi phạm giao thông bị tịch thu ô tô, xe máy 2025

Nghị định 168/2024 quy định các hành vi vi phạm giao thông sẽ bị tịch thu ô tô, xe máy như: Bốc đầu xe, buông hai tay khi điều khiển xe, lạng lách, đánh võng…

Từ 1/1/2025, Nghị định 168/2024 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021).

Theo Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị tịch thu phương tiện.

Đối với xe máy, mô tô:

Khoản 11, Điều 7, Nghị định 168 quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

W-boc-dau2-2.jpg
Hành vi bốc đầu xe có thể bị tịch thu phương tiện. Ảnh: Đình Hiếu

Khoản 17, Điều 32 quy định tịch thu phương tiện đối với chủ xe mô tô, xe máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy) tham gia giao thông.

Khoản 3, Điều 35 quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm: Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp trái phép trên đường giao thông.

Ngoài việc bị tịch thu phương tiện, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi trên bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Khoản 4, Điều 14 quy định về tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Theo đó, người thực hiện hành vi điều khiển, sử dụng xe không có chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động cơ của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.​

Xem thêm>>Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt mới áp dụng từ 1/1/2025

Đối với ô tô:

Khoản 14, Điều 6 quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển ô tô tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng.

Khoản 9, Điều 13 quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông; điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, rơ moóc và sơ mi rơ moóc được kéo theo).

Khoản 17, Điều 32 quy định tịch thu phương tiện đối với chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ tham gia giao thông; cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người; đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông;

Chủ phương tiện tái phạm hành vi chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện; đưa ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông;

W-kiem tra phuong tien 9 copy.jpg
Ảnh: Đình Hiếu

Tái phạm hành vi trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.

Điểm b, khoản 3, Điều 35 cũng quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Đua xe ô tô trái phép trên đường giao thông.

Ngoài việc bị tịch thu phương tiện, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – đến 24 tháng​.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI