Chu Hải

Bùng nổ livestream bán hàng mùa tết, nhiều phiên bạc tỉ

Hoạt động bán hàng trực tuyến, nhất là bán hàng qua livestream đang tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong mùa mua sắm cuối năm.Trước áp lực về doanh số mùa cuối năm, các doanh nghiệp từ sản xuất đến phân phối đang nỗ lực đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, đặc biệt là bán hàng qua livestream. Điều này được kỳ vọng giúp làm tăng điểm chạm giữa thương hiệu với người tiêu dùng, vừa thúc đẩy doanh số mùa cuối năm.

Đua nhau livestream

Ông Trần Lâm, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Natural House, đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm tinh dầu và chất tẩy rửa thiên nhiên cho biết, mỗi ngày đơn vị thực hiện đều đặn 2 phiên livestream, mỗi phiên 4 tiếng và nhiều phiên megalive (những phiên livestream có sự đầu tư quy mô lớn) khác, trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để vừa bán hàng, vừa tương tác cùng khách.

“Kênh bán hàng livestream đang chiếm 20% trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp” – ông Lâm nói.

ban-hang-qua-livestream-1-5717.jpg
Ông Lâm cùng nghệ sĩ Thanh Hiền tham gia livestream. ẢNH: THU HÀ

Cũng theo ông Lâm, với dịp cuối năm này, đơn vị của ông đã chủ động kết hợp cùng với các thương hiệu khác trong lĩnh vực gia dụng, tiêu dùng để cùng phát triển chuỗi các video ngắn với chủ đề dọn nhà đón tết. Mỗi video này sẽ được gắn sản phẩm đi kèm, nhằm tăng tương tác và tiềm năng mua hàng của người tiêu dùng.

“Song song với đó, chúng tôi tích cực livestream, bán hàng trực tuyến để tăng doanh thu và đầu ra cho doanh nghiệp mùa tết” – ông Lâm chia sẻ.

Tương tự, ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và thương mại Lê Gia cho hay, dù kênh bán lẻ trực tiếp vẫn đang chiếm tỉ trọng chính trong doanh thu công ty nhưng đơn vị quyết không bỏ rơi kênh bán hàng trực tuyến, nhất là bán hàng qua livestream. Bởi doanh thu từ kênh bán hàng này đang giúp công ty “tích tiểu thành đại”, nhất là trong bối cảnh mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến và người tiêu dùng vẫn thắt chặt chi tiêu.

bán hàng qua livestream
Lê Gia tích cực bán hàng qua livestream. ẢNH: THU HÀ

Chưa kể, từ cuối năm 2023 tới nay, Kido còn bắt tay cùng TikTok để phát triển Kênh giải trí và mua sắm E2E, tạo thêm đầu ra cho các sản phẩm của tập đoàn cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp khác thuộc hệ sinh thái của Kido.

Theo ông Tùng, sự lên ngôi mạnh mẽ của hình thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) đặc biệt trên TikTokShop, đã và đang thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận việc mua sắm trong dịp Tết.

“Chưa kể, với dịp cuối năm, các phiên livestream hoặc những phiên livestream có sự đầu tư quy mô lớn sẽ mang đến nhiều voucher hấp dẫn từ sàn, nhãn hàng. Điều này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng trở nên phấn khích và sẵn sàng chốt đơn” – ông Tùng kỳ vọng.

Dữ liệu cũng cho hay, người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, tỉ lệ “rút hầu bao” mua hàng online thậm chí còn đứng thứ 11 thế giới

Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng

Đánh giá từ nền tảng AccessTrade Việt Nam cho thấy, việc mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng TMĐT vào đầu năm 2026. Trong đó, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%).

bán hàng qua livestream
Bán hàng qua livestream có thể đóng góp tới 20% tổng số bán hàng TMĐT vào đầu năm 2026. ẢNH: THU HÀ

Cũng theo nền tảng này, bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream với sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán. Dữ liệu cũng cho hay, người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, tỉ lệ “rút hầu bao” mua hàng online thậm chí còn đứng thứ 11 thế giới.

Xét vào thực tế, cơn sốt mua và bán hàng livestream chưa có dấu hiệu giảm nhiệt nhất là dịp lễ tết cuối năm. Người tiêu dùng vẫn nhớ những phiên livestream “bạc tỉ” của Võ Hà Linh, Quyền Leo Daily, Phạm Thoại hay Hằng Du Mục…

Đơn cử, vào dịp ngày hội mua sắm 12-12 vừa qua, Võ Hà Linh – một KOL nổi tiếng trong giới livestream đã gây bất ngờ khi được ekip thông báo “về số” hết hàng (đạt doanh thu đề ra) khi chỉ mới livestream 40 phút đầu và còn hàng ngàn deal (giảm giá) chưa kịp giới thiệu.

Trong phiên livestream, Võ Hà Linh cũng tự nhận đây là kỷ lục bán hàng của mình. Đồng thời nhanh chóng thông báo việc tắt livestream sớm để khách có thể sang săn deal bên các phiên livestream khác, và giảm tỉ lệ hủy đơn của khách hàng khi đã hết voucher.

Cuộc chơi này cũng được các sàn TMĐT đẩy mạnh khi Shopee, Lazada, TikTok Shop… mạnh tay “đổ tiền” vào mô hình mua sắm kết hợp giải trí, thông qua việc tung mã giảm giá, thưởng nóng tiền khi tham gia các trò chơi và các phiên livestream trên sàn.

Theo thống kê của Shopee, chỉ với ngày hội siêu giảm giá ngày đôi 12-12, đơn vị này ghi nhận số lượng đơn hàng bán ra của các nhà bán, thương hiệu đã tăng 12 lần so với ngày thường. Trong đó có hơn 24 triệu sản phẩm được bán ra tại khu vực ngoại ô thị cho thấy sức nóng TMĐT đã không còn bị giới hạn trong khu vực nào.

Đáng chú ý, theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, số sản phẩm bán ra qua Shopee Live và Shopee Video trong ngày 12-12 tăng gấp 9 lần so với trung bình ngày thường.

“Điều này cho thấy xu hướng mua sắm kết hợp giải trí của người dùng ngày càng tăng trong dịp cuối năm” – ông Trần Tuấn Anh nói.

Bà Sammy Thủy Phạm, Giám đốc điều hành Veena Media, đơn vị truyền thông quảng cáo cho rằng, hình thức livestream tại Việt Nam đang ngày càng cho thấy tiềm năng phát triển, và có thể trở thành động lực mới trong chiến lược phát triển của TMĐT ở tương lai gần.

Bà Thủy nhận định, nếu doanh nghiệp thực sự nghiêm túc đầu tư vào công nghệ, sáng tạo nội dung, xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành thì các chiến dịch livestream sẽ được tối ưu hơn nhiều.

Để có phiên livestream hiệu quả trong mùa cao điểm cuối năm, cũng như đón mùa mua sắm Tết 2025, các nhà kinh doanh cần chú ý hai điểm:

Thứ nhất, phải chuẩn bị kế hoạch hàng hoá và chương trình khuyến mãi phù hợp. Cần có sản phẩm “phễu”, giá tốt nhất để thu hút khách hàng, sau đó là sản phẩm bán có lợi nhuận chủ chốt và các gói combo.

Thứ hai, bán hàng livestream cũng cần đa kênh, cùng một phiên live, có thể tiếp cận khách hàng ở 3 kênh khác nhau ví dụ như: Shopee, TikTokShop và Facebook… Từ đó có thể tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận.

Đi kèm với việc chuẩn bị sản phẩm, nhân sự thì nội dung buổi livestream cũng cần sự sáng tạo, các khung cảnh trang trí phải mang sắc thái tươi vui ngày Tết. Có như thế mới giúp nhà bán hàng dễ thu hút sự chú ý của khách hàng hơn.

Ông Nguyễn Mạnh Tấn, Phó trưởng ban Truyền thông Hiệp hội TMĐT Việt Nam

CSGT Thái Bình bắt giữ tàu chở 300m3 cát không rõ nguồn gốc

Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08), Công an tỉnh Thái Bình kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 1 tàu chở 300m3 cát không có hóa đơn, chứng từ.

Chiều 23/12, trao đổi với PV Báo Giao thông, trung tá Phạm Thành Trung, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị vừa tiến hành thu giữ khoảng 300m3 cát không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Đồng thời lập biên bản, tạm giữ phương tiện là tàu chở số cát này để hoàn tất thủ tục, xử lý theo quy định của pháp luật.

CSGT Thái Bình bắt giữ tàu chở 300m3 cát không rõ nguồn gốc- Ảnh 1.Phương tiện chở 300m3 cát không có hóa đơn, chứng từ bị lực lượng CSGT đường thủy Công an tỉnh Thái Bình phát hiện.

Trước đó, khoảng 8h20 sáng 22/12, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, tổ công tác của Đội CSGT đường thủy, Phòng CSGT, Công an tỉnh Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ 1 tàu chở cát trái phép tại Km92 trên tuyến sông Hồng thuộc địa phận xã Minh Tân (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phương tiện nói trên không có biển kiểm soát do thuyền trưởng Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1990, trú TP Thanh Hóa) điều khiển; làm việc trên tàu có ông Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1968, cùng trú TP Thanh Hóa).

Tại thời điểm kiểm tra, chủ tàu chỉ xuất trình được 1 giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thuỷ nội địa số 03292/23TS do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp ngày 18/10/2023; 1 giấy chứng nhận thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp sử dụng trên phương tiện thuỷ nội địa số: 04792/24TS do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp ngày 29.11.2024; 1 giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng T2.

Anh Nguyễn Văn Dương, thuyền trưởng, chủ phương tiện khai báo: Ngày 20/12/2024, anh này điều khiển phương tiện vận tải thuỷ không có biển số đăng ký di chuyển từ xưởng đóng tàu Hoàng Tùng thuộc địa phận xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đi lên địa phận tỉnh Hoà Bình để lấy cát.

Xem thêm >>> Một tuần, CSGT Thái Bình ghi hình, phạt nguội 79 ô tô chạy quá tốc độ

Khi phương tiện đi đến gần khu vực phà Bến Gót (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), tại đây có 1 phương tiện thuỷ không có biển số đăng ký bán sang mạn cho anh Dương khoảng 300m3 cát với giá 25 triệu đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Sau khi lấy cát xong anh Dương cùng anh Thắng điều khiển phương tiện đi về phía hạ lưu sông Hồng để tìm địa điểm bán cát.

Đến khoảng 8h20 ngày 22/12, khi cả hai cùng phương tiện đang di chuyển đến sông Hồng thuộc khu vực xã Minh Tân (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) thì bị tổ công tác của Đội CSGT đường thuỷ thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Bình tiến hành kiểm tra, bắt giữ.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ đi ăn giỗ về thì mất nhà: Làm sao lấy lại nhà bị chiếm?

Gần 2 tháng sau, ông Hiếu khóa cửa để về quê ăn giỗ. Đến khi quay lại, ông Hiếu bất ngờ phát hiện nhà của mình đã bị phá ổ khóa; ông Dũng, bà Bé vào ở, ngôi nhà bị chiếm dụng trái phép từ đó đến nay. Ông Hiếu đã đi khiếu nại, đòi nhà nhưng các cơ quan chức năng chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Như PLO đã đưa tin, năm 2018, ông Nguyễn Thế Hiếu (32 tuổi, tỉnh Quảng Nam) trúng đấu giá căn nhà trên lô đất số 21, phân khu B2.8 thuộc khu tái định cư Bá Tùng (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Lô đất này có diện tích 100 m2 và có căn nhà 2 tầng.

Sau khi nạp đủ số tiền và hoàn tất các thủ tục liên quan, Chi cục THADS Ngũ Hành Sơn tổ chức cưỡng chế tài sản thi hành án, yêu cầu chủ cũ là ông Hồ Văn Dũng và bà Cao Thị Bé ra khỏi nhà, thực hiện việc bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá.

 

đi ăn giỗ về thì mất nhà
Ngôi nhà hai tầng của ông Hiếu bị chiếm dụng trong thời gian dài. Ảnh: MINH TRƯỜNG

Quyền sở hữu căn nhà đã được chuyển giao cho ông Hiếu

Căn cứ các quy định của Luật THADS và các văn bản pháp luật có liên quan, trong trường hợp Cơ quan THADS kê biên, bán đấu giá tài sản thì cơ quan THADS chính là người có tài sản bán đấu giá. Khi cơ quan THADS đã giao tài sản hoặc cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá thì nghĩa vụ của người có tài sản bán đấu giá xem như đã thực hiện xong, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Kể từ thời điểm người mua trúng đấu giá trực tiếp nhận bàn giao tài sản và ký nhận vào biên bản giao tài sản do cơ quan thi hành án lập thì người mua trúng đấu giá đã được chuyển giao quyền sử dụng, quản lý tài sản và họ có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Điều 106 Luật THADS quy định, người mua được tài sản thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua tài sản. Cơ quan THADS có trách nhiệm cung cấp đầy đủ văn bản, giấy tờ cần thiết cho người mua tài sản thi hành án.

Tái chiếm tài sản thi hành án là hành vi vi phạm pháp luật

Như vậy, trong trường hợp này, ông Hiếu là người mua trúng đấu giá đã được cơ quan THADS cưỡng chế bàn giao tài sản trúng đấu giá. Tại thời điểm được bàn giao tài sản trúng đấu giá, các bên đã ký biên bản bàn giao thì ông Hiếu đã được chuyển giao quyền sử dụng, quản lý tài sản và là chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản này và được pháp luật bảo vệ. Ông Hiếu chỉ cần hoàn thiện thêm thủ tục liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cấp giấy chứng nhận đối với tài sản mình đã mua.

Trong trường hợp này, ông Hiếu là người mua trúng đấu giá đã được cơ quan thi hành án cưỡng chế giao tài sản đúng quy định pháp luật. Đồng thời, ông Hiếu cũng đã trực tiếp quản lý sử dụng trong một thời gian thì mới bị người phải thi hành án tái chiếm, sử dụng tài sản này. Do đó, mọi hành vi cản trở, xâm phạm, chiếm đoạt tài sản của người nhận tài sản theo thủ tục đấu giá là vi phạm pháp luật.

Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định số 62/2015, tài sản đã được giao trên thực tế cho người nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan THADS không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản. Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị UBND cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hành vi tái chiếm tài sản thi hành án là hành vi vi phạm pháp luật và ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền tài sản của người mua trúng đấu giá và thể hiện sự xem thường pháp luật, không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng phải làm hết trách nhiệm của mình, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Xem thêm >>Khán giả nhận xét: Bác sĩ vui vẻ “hài hước, độc lạ, độc quyền”

Dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự

Căn nhà của ông Hiếu là tài sản được mua hợp pháp thông qua thủ tục bán đấu giá. Quyền sở hữu nhà ở, đất ở của ông Dũng và bà Bé đã chấm dứt từ khi có quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản và bàn giao cho người nhận tài sản. Còn quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất của ông Hiếu phát sinh từ thời điểm khi ông Hiếu nộp đủ số tiền 1,6 tỉ đồng mua đấu giá và được cơ quan thi hành án cưỡng chế, bàn giao tài sản.

Việc cấp giấy chứng nhận cho ông Hiếu là quan hệ về thủ tục hành chính và không làm mất đi, thay đổi quyền sở hữu tài sản được mua hợp pháp của ông Hiếu.

Hành vi lợi dụng việc ông Hiếu vắng nhà để chiếm giữ nhà không trả mặc dù ông Hiếu đã nhiều lần yêu cầu, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 BLHS hoặc tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 BLHS.

Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN, Đoàn Luật sư TP.HCM

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI