Ví dụ: 29A12345

Phương Thảo

Quy định Luật Nhà ở 2023 cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam

Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và thị trường bất động sản sôi động, là điểm đến hấp dẫn cho nhiều cá nhân nước ngoài muốn sinh sống và lập nghiệp. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam đòi hỏi phải tuân thủ những quy định pháp luật nghiêm ngặt. Luật Nhà ở 2023 đã có những quy định quan trọng liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp quý vị nắm bắt thông tin về những quy định này!

Điều kiện cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo Điều 18 Luật Nhà ở 2023, điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đảm bảo 2 điều kiện: cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 16 Luật Nhà ở 2023, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ, trừ dự án thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 17 Luật Nhà ở 2023, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức:

  • Được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
  • Được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Số lượng nhà ở cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam

Theo Điều 19 Luật Nhà ở 2023, cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ được nêu trên.

XEM THÊM>>Luật Đất đai 2024 mới nhất

Thời hạn cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023, thời hạn cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau: cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam; Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Xem chi tiết văn bản pháp luật tại đây: Luat nha o 2023

Luật Đất đai 2024, nâng cao quyền sử dụng đất của Việt kiều tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhu cầu sở hữu bất động sản tại Việt Nam của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 với những quy định chặt chẽ đã đặt ra nhiều khó khăn, buộc nhiều người phải tìm đến giải pháp nhờ người khác đứng tên, tiềm ẩn rủi ro tranh chấp. Sự ra đời của Luật Đất đai 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở rộng quyền sử dụng đất cho Việt kiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng này đầu tư và gắn bó với quê hương.

Luật Đất đai 2013 hết hiệu lực và Luật Đất Đai 2024 mới nhất có hiệu lực ngày 01/8/2024

Cả Luật Đất đai 2013 hết hiệu lực và Luật Đất Đai 2024 mới nhất có hiệu lực ngày 01/8/2024 đều quy định người sử dụng đất đối với Việt kiều bao gồm: người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tuy nhiên, Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định 2 đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lần lượt tại 2 khoản 3 và khoản 6, đồng nghĩa sẽ có cơ chế khác nhau giữa 2 đối tượng này.

Còn đối với Luật Đất Đai 2013 quy định người sử dụng đất của đối tượng là Việt kiều tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch”. Dẫn chiếu theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Như vậy, theo Luật Đất Đai 2013 cơ chế sử dụng đất áp dụng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài tương tự như với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không chia ra như Luật Đất đai 2024.

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất quy định: “Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân)”. Điều Luật này đã gộp chung 2 đối tượng này vào cùng 1 nhóm, từ đó cho thấy quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được mở rộng và có các quyền sử dụng đất như cá nhân ở trong nước. Còn với đối tượng Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có phạm vi quyền sử dụng đất hẹp hơn người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam.

Nhìn chung quy, Luật Đất đai 2024 đã giúp cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sở hữu nhà đất trong nước sẽ thuận lợi hơn so với Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

Theo Điều 28 Luật Đất đai 2024, phạm vi về nhận quyền sử dụng đất cả 2 đối tượng của Việt kiều sẽ bao gồm:

  • Được Nhà nước giao đất
  • Được Nhà nước cho thuê đất
  • Được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất.

XEM THÊM>>Thông tin mới vụ tranh chấp tài sản cố NSƯT Vũ Linh

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam có thêm quyền sử dụng đất

Đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ có thêm phạm vi về nhận quyền sử dụng đất:

  • Được nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này;
  • Được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Được nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;
  • Được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  • Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định.

Theo Luật Đất đai 2024, người gốc Việt được quyền sử dụng đất trong một số trường hợp. Chẳng hạn, theo điểm h khoản 1 Điều 28 quy định Người gốc VN định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự. Đồng thời, theo khoản c Điều 28 luật Đất đai 2024, cho phép người gốc Việt nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đất đai 2024, một trong những điều kiện bắt buộc để người gốc VN được quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở theo các quy định nêu trên là họ phải được phép “nhập cảnh vào VN”

Như vậy, đối tượng Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có phạm vi sở hữu quyền sử dụng đất hẹp hơn so với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và buộc phải cung cấp tài liệu chứng minh gốc Việt Nam để được sở hữu quyền sử dụng đất tại Việt Nam được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ. Còn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, pháp luật quy định cởi mở quyền sử dụng đất như cá nhân trong nước miễn họ chứng minh được mình có quốc tịch Việt Nam.

Xem chi tiết văn bản pháp luật tại đây: Luat dat dai 2024

Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước theo quy định Luật mới?

Luật Căn cước số 26/2023/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2024, nhiều bậc phụ huynh có nhiều băn khoăn không biết phải làm Căn cước cho con từ khi nào, trẻ dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước hay không? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp rõ vấn đề này, mời quý vị đón xem!

Theo Điều 19 Luật Căn cước năm 2023, người được cấp thẻ căn cước bao gồm:

– Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

– Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trẻ em dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu, không bắt buộc.

Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước theo quy định Luật mới?
Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước theo quy định Luật mới?

XEM THÊM>>Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc không?

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi từ ngày 1-7-2024

Theo khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước 2023, người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:

* Đối với trẻ em dưới 6 tuổi

Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi

* Đối với trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi

Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

Quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi mang nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân; phát huy giá trị, tiện ích khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Xem chi tiết văn bản pháp luật tại đây: Luat can cuoc 2023

Luật Đất đai 2024 mới nhất

Việc đất không có giấy tờ trước 01/7/2014 vẫn được cấp Sổ đỏ luôn là vấn đề được đông đảo người dân đặc biệt quan tâm, đặc biệt sau khi Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.

Luật Đất đai 2024 thuận tiện cấp Sổ đỏ đối với đất không có giấy tờ trước 01/7/2014

Theo Điều 138 Luật Đất đai 2024, cụ thể có 3 trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền được cấp sổ đỏ:

  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai)
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai)
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai)

Như vậy, Luật Đất đai 2024 chia làm 3 trường hợp để hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức quy định khi thoả mãn các điều kiện: không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp.

Những lưu ý Luật Đất đai 2024

Quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 không có giấy tờ được cấp sổ đỏ không phải là quy định mới tại Luật Đất Đai 2024, đây là quy định nhằm sửa đổi, mở rộng so với quy định Luật Đất đai 2013.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mới áp dụng điều kiện được cấp sổ như Luật Đất đai 2024. Còn đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ 01/7/2004 đến 01/7/2014 không có giấy tờ chỉ được cấp sổ đỏ khi có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Như vậy, quy định Luật đất đai hiện hành đã mở rộng mốc thời gian sử dụng đất không có giấy tờ được cấp Sổ đỏ thêm 10 năm. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014 không cần chứng minh hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Giúp cho người dân tăng cơ hội cấp Sổ đỏ đối với đất không có giấy tờ trước 01/7/2014.

Xem chi tiết văn bản pháp luật tại đây: Luat dat dai 2024

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI