Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Mức xử phạt tội mua bán người mới nhất

Qua báo cáo của Cục CSHS, Bộ Công an trong quý I năm 2023, tình hình tội phạm mua bán người để bóc lột lao động, tình dục, đòi tiền chuộc hoặc các mục đích phạm pháp khác  tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới của tội phạm. Vậy hành vi mua bán người bị xử lý thế nào? Mời quí vị cùng chúng tôi tìm hiểu để rút ra bài học cảnh giác

Mua bán người là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
– Để bóc lột tình dục là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

– Để cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

– Vì mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Đối tượng mua bán người bị xét xử
Đối tượng mua bán người bị xét xử

Mua bán người bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt như sau:

Khung 1

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Khung 2

– Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung 3

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua bán người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt như sau:

Khung 1

– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo

Hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Khung 2

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Khung 3

– Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới
Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới

Kể từ năm 2013, Liên hợp quốc xác định mua bán người là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới. Trong khi đó, các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia hiện đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên quy mô toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Để đấu tranh hiệu quả với loại hình tội phạm này, các quốc gia, các chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên nhất là người dân phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trước loại tội phạm nguy hiểm này.

XEM THÊM :

Vui Lòng đánh giá

Hải Phòng xử phạt nhiều phụ huynh giao xe máy cho con

Nhiều phụ huynh biết con chưa đủ tuổi lái xe máy nhưng vẫn bất chấp tính mạng con và luật pháp. Công an TP.Hải Phòng vừa thực hiện chuyên đề tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên điều khiển phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông, lực lượng chức năng xử phạt 62 trường hợp phụ huynh có hành vi vi phạm giao xe cho người không đủ điều kiện.

Hải Phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông do học sinh, sinh viên gây ra.
Hải Phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông do học sinh, sinh viên gây ra.

CSGT Hải Phòng gửi nhà trường gần 500 biên bản xử phạt học sinh, sinh viên vi phạm

Từ ngày 15.9 đến ngày 14.11, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự Hải Phòng ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm Kế hoạch số 1822/KH-CAHP-CSGT chuyên đề tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Kết quả, 2 tháng thực hiện, lực lượng Công an thành phố đã xử lý 1.069 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông là học sinh, sinh viên.

Trong đó, ra quyết định phạt tiền 575 trường hợp vi phạm, với số tiền phạt 586,9 tỉ đồng, tước giấy phép lái xe 28 trường hợp, tạm giữ 445 phương tiện; phạt cảnh cáo 220 trường hợp; nhắc nhở 274 trường hợp.

Đáng nói, lực lượng chức năng xử phạt 62 trường hợp phụ huynh có hành vi vi phạm giao xe cho người không đủ điều kiện. Từ công tác kiểm tra, xử lý học sinh, sinh viên vi phạm, lực lượng Công an đã gửi 482 thông báo vi phạm cho các cơ sở giáo dục.

Liên quan đến xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông do học sinh, sinh viên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng có chỉ đạo, giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng Công an thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 76/KHPH-CAHP-SGDĐT ngày 12.1.2023 về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục đào tạo trong việc thực hiện, đặc biệt đối với nội dung cam kết của phụ huynh học sinh không giao xe máy cho con điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.

Thành đoàn Hải Phòng trên cơ sở số liệu vi phạm trật tự an toàn giao thông của thanh, thiếu niên đoàn viên có biện pháp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý theo quy định.

Thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe tông chết một thai phụ ở Đắc Lắc
Thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe tông chết một thai phụ ở Đắc Lắc

TIN LIÊN QUAN>>Cha giao xe cho con 16 tuổi lái gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

 Giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi lái xe phải xử phạt phụ huynh thật nặng

Học sinh chưa đủ tuổi đi mô tô, xe máy đến trường, thậm chí có nhiều người chưa đủ tuổi còn được phụ huynh cho lái mô tô phân khối lớn, ô tô… đi ngoài đường là chuyện rất phổ biến trên cả nước chứ không riêng gì Hải Phòng.

Tuy nhiên, phần lớn các địa phương chỉ “giơ cao đánh khẽ”, chứ làm nghiêm, xử phạt luôn cả cha mẹ như ở Hải Phòng lại không nhiều, dù luật đã quy định.

Thời gian qua, trên cả nước có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, hậu quả đau lòng dai dẳng do tài xế lái xe máy, mô tô, ôtô là những học sinh, những người chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe.

Gần nhất là một học sinh nữ 14 tuổi ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) phải nằm liệt giường với thương tật lên đến 97% sau khi bị một đứa trẻ chưa đủ tuổi đi xe máy tông vào. Cũng tại Đắc Lắc, một thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe đã chạy mô tô phân khối lớn tông chết một thai phụ thương tâm…

Hay vụ “thằng bé” 16 tuổi lái ôtô tông vào 5 xe máy đang dừng đèn đỏ ở QL1A đoạn qua Bình Thuận làm 5 người bị thương.

Phụ huynh cho phép con mình chưa đủ tuổi cầm lái xe máy, mô tô, ôtô… chạy ngoài đường là hành vi vừa coi thường pháp luật, vừa hại con, hại chính bản thân mình, hại người thân, hại cả xã hội…

Cho nên, việc xử phạt 62 phụ huynh giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển như Công an Hải Phòng vừa làm là rất đáng hoan nghênh.

Thiết nghĩ: việc xử phạt phụ huynh như thế này, thậm chí nghiêm khắc hơn cũng cần phải được nhân rộng ra tất cả các địa phương khác trên cả nước.

XEM THÊM :

 

Vui Lòng đánh giá

Cảnh giác cướp giật tài sản ngày cuối năm

Những ngày cuối năm tại nhiều nơi xảy ra hàng loạt vụ cướp giật tài sản, thậm chí cướp tiệm vàng, ngân hàng…gây bất an dư luận. Vụ việc mới nhất vừa xảy ra tại Hà Nội: Do ham chơi, nợ nần nên Anh và Hiếu đã cướp giật tài sản tại các quán điện thoại đem bán lấy tiền tiêu xài. Cả hai đang là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội.

Một vụ khác xảy ra tại Trà Vinh khi một sinh viên từ Hà Nội bay vào Trà Vinh để cùng đối tượng khác cướp tiệm vàng…

Vào hôm nay, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Gia Lộc (Hải Dương) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Kiều Duy Anh (19 tuổi, trú tại xã Sen Phương, H.Phúc Thọ, TP.Hà Nội) và Dương Trung Hiếu (19 tuổi, trú tại khu phố Xích Đằng, P.Lam Sơn, TP.Hưng Yên, Hưng Yên) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Theo tài liệu điều tra, vào chiều 24.11, sau khi cướp giật 2 chiếc điện thoại iPhone 12 pro max tại một quán điện thoại trên địa bàn TT.Gia Lộc (H.Gia Lộc), Anh và Hiếu đã bị Công an H.Gia Lộc phối hợp với người dân bắt giữ.

Hai đối tượng cướp giật tài sản Kiều Duy Anh và Dương Trung Hiếu tại cơ quan công an
Hai đối tượng cướp giật tài sản Kiều Duy Anh và Dương Trung Hiếu tại cơ quan công an

Lực lượng chức năng đã thu giữ tang vật gồm, 2 chiếc điện thoại iPhone 12 pro max, tổng trị giá hơn 25 triệu đồng; 1 chiếc xe máy nhãn hiệu Detech màu xanh, không biển số.

Tại cơ quan công an, Anh và Hiếu khai nhận do ham chơi, nợ nần nên cướp giật điện thoại tại các quán điện thoại để đem bán lấy tiền tiêu xài. Hiếu là người trực tiếp vào cửa hàng đóng giả người mua điện thoại, lợi dụng sơ hở của chủ cửa hàng, Hiếu sẽ cầm điện thoại chạy ra ngoài, lên xe máy do Kiều Duy Anh nổ máy đợi sẵn ở phía ngoài rồi tẩu thoát.

Camerra của một cửa hàng điện thoại ghi lại hình ảnh Hiếu giả làm người mua hàng nhằm cướp giật điện thoại, ở ngoài đường Anh đã nổ máy xe chờ sẵn. 
Camerra của một cửa hàng điện thoại ghi lại hình ảnh Hiếu giả làm người mua hàng nhằm cướp giật điện thoại, ở ngoài đường Anh đã nổ máy xe chờ sẵn. 

Với thủ đoạn này, hai bị can khai nhận đã cùng nhau thực hiện 3 vụ cướp giật tài sản tại các cửa hàng bán điện thoại ở TP.Hà Nội và Bắc Ninh, tổng số tiền bán được khoảng 87,5 triệu đồng. Duy Anh và Trung Hiếu cùng là sinh viên tại một trường đại học trên địa bàn TP.Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN>>>Qui định pháp luật tội cướp giật tài sản mới nhất

Tên cướp tiệm vàng ở Trà Vinh đang là sinh viên

Liên quan vụ cướp tiệm vàng, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh cho biết đang tạm giữ hình sự Lại Thế Việt (21 tuổi, ngụ xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) để điều tra về hành vi “cướp tài sản”.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 18h30 ngày 30-11, Công an tỉnh nhận tin báo về việc có 2 thanh niên dùng súng cướp tiệm vàng Mỹ Trang 3 ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Ban giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Phòng cảnh sát hình sự phối hợp công an các đơn vị, địa phương nhanh chóng triển khai lực lượng khám nghiệm hiện trường, tổ chức truy bắt nóng kẻ cướp.

Cơ quan công an xác định Việt có liên quan trực tiếp đến vụ cướp nên tiến hành bắt giữ khi Việt đang tẩu thoát ở tỉnh Tiền Giang.

Qua làm việc, bước đầu Việt khai nhận do có quen biết từ trước, chiều 30-11, Việt cùng Huỳnh Hải Quang (37 tuổi, ngụ phường 4, thành phố Trà Vinh) mang 2 khẩu súng đi trên xe máy tìm nơi để cướp tài sản.

Đối tượng Lại Thế Việt.
Đối tượng Lại Thế Việt.

Đến khoảng 18h cùng ngày, khi đến tiệm vàng Mỹ Trang 3, cả hai đang thực hiện hành vi thì bị phát hiện, Quang nổ súng vào người bà P. (chủ tiệm vàng) làm bà bị thương. Sau đó Quang dùng vật cứng đập bể tủ kính cướp một lượng lớn vàng rồi cả hai lên xe tẩu thoát.

Trên đường bỏ trốn, Quang đưa cho Việt 5 triệu đồng để thuê xe về TP.HCM. Còn Quang chạy xe máy tẩu thoát về hướng cầu Cổ Chiên. Khi đến địa phận xã Bình Phú, huyện Càng Long, Quang thấy tổ công tác của Công an huyện Càng Long nên nổ súng bắn lực lượng thi hành công vụ và bỏ chạy với tốc độ cao nên tự té và tử vong tại chỗ.

Cảnh sát đã thu giữ 2 khẩu súng, 75 viên đạn chì, một xe máy cùng nhiều đồ vật có liên quan tromg đó có 80 chỉ vàng cả hai đã cướp được.

Việt khai nhận đang là sinh viên ở Hà Nội. Thông qua mạng xã hội, Việt đã quen biết với Quang và được hứa sẽ tìm việc lương cao, đồng thời được Quang mua vé cho Việt bay từ Hà Nội vào TP.HCM. Khi gặp mặt, Quang bất ngờ rủ Việt cùng đi cướp tiệm vàng.

XEM THÊM >>>Phó giám đốc cướp ngân hàng ở Nghệ An

Vui Lòng đánh giá

Quy định mới về lực lượng an ninh cơ sở

Lực lượng an ninh cơ sở có độ tuổi từ đủ 18 đến đủ 70 tuổi, trường hợp đặc thù sẽ do Chủ tịch UBND xã xem xét.

Với 386/463 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có hiệu lực từ 1-7-2024.

Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (lực lượng an ninh cơ sở – PV) .

Trong đó, lực lượng an ninh cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Lực lượng an ninh cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Lực lượng an ninh cơ sở.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Lực lượng an ninh cơ sở.

Lực lượng an ninh cơ sở: Tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi

Thảo luận tại hội trường về dự án luật hôm 27-10, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung quy định độ tuổi tối đa tham gia lực lượng này để bảo đảm điều kiện sức khỏe thực hiện nhiệm vụ. Bởi “U70 làm sao mà tuần tra, gác đêm”, thậm chí là tạo ra hình ảnh không phù hợp.

Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua để quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng an ninh cơ sở là từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi, trường hợp trên 70 tuổi mà còn bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của công an cấp xã.

Theo UBTVQH, thực tế đa số người tham gia các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách đang tiếp tục sử dụng hiện nay có độ tuổi từ đủ 18 đến đủ 70 tuổi.

Liên quan đến tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, UBTVQH cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về tiêu chuẩn văn hóa để bảo đảm tính khả thi, nhất là tiêu chuẩn đã học xong chương trình giáo dục phổ thông hoặc bỏ tiêu chuẩn về trình độ văn hóa. Một số ý kiến đề nghị ưu tiên tuyển chọn đối tượng Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ nếu họ có nguyện vọng.

Về điều này, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý quy định trình độ văn hoá là có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên.

Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học.

Dự kiến kinh phí dành cho lực lượng an ninh cơ sở hơn 3.500 tỉ/năm

Cũng theo UBTVQH, có ý kiến băn khoăn về việc khi thành lập lực lượng an ninh cơ sở thì có thể làm tăng biên chế và chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, UBTVQH cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, trong toàn quốc hiện có hơn 298 ngàn người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng. Mức chi bảo đảm hoạt động cho các lực lượng này là khoảng 3.570 tỉ đồng/năm.

Trên cơ sở đó, để triển khai lực lượng bảo vệ an ninh ở cơ sở, nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ ANTT thì dự kiến cần có ít nhất là 254.163 người tham gia, tổng kinh phí cần chi để bảo đảm hoạt động là 3.505 tỉ đồng/năm.

“Như vậy, theo báo cáo của Chính phủ, với việc hình thành Tổ bảo vệ ANTT và dự tính kinh phí nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia hoạt động và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay”, theo UBTVQH.

XEM THÊM:>>Vi phạm môi trường Bệnh viện Đa khoa Hải Dương bị xử phạt 439 triệu đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Những điều kiện để được công nhận liệt sĩ

Liên quan đến vụ cướp chi nhánh một ngân hàng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn –TP Đà Nẵng khiến người bảo vệ dũng cảm là ông Trần Văn Thành (50 tuổi, ngụ quận Thanh Khê), nhân viên thuộc Công ty Dịch vụ Bảo vệ An ninh (trụ sở ở TP Đà Nẵng) tử vong, đau đớn trước sự mất mát quá lớn này, người thân quen và gia đình nạn nhân mong muốn cơ quan chức năng công nhận liệt sĩ đối với ông Thành.

Người thân quen và gia đình nạn nhân mong muốn cơ quan chức năng công nhận liệt sĩ đối với ông Thành.
Người thân quen và gia đình nạn nhân mong muốn cơ quan chức năng công nhận liệt sĩ đối với ông Thành.

Hành động dũng cảm quên mình

Cụ thể, khoảng 14 giờ ngày 22-11, Trần Văn Trí (22 tuổi, trú xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) và Nguyễn Mạnh Cường (25 tuổi, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đã vào chi nhánh một ngân hàng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) để cướp.

Trước thái độ hung bạo của Trí và Cường, ông Thành kiên quyết ngăn chặn, chống trả quyết liệt, đuổi theo kẻ cướp ngân hàng và bị người này dùng dao đâm vào lưng khiến ông tử vong.

Theo một số luật sư: điều kiện và tiêu chuẩn để công dân được công nhận liệt sĩ hiện nay được áp dụng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và Nghị định 131/2021.

Hành động của ông Thành trong trường hợp này là rất dũng cảm để ngăn chặn và bắt giữ các đối tượng cướp tài sản của ngân hàng, nơi ông làm nhiệm vụ bảo vệ. Đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật, trường hợp ông Thành có đủ tiêu chuẩn để được xem xét, tôn vinh, công nhận liệt sĩ…

Khẩu súng của băng cướp ngân hàng khiến ông Thành tử vong
Khẩu súng của băng cướp ngân hàng khiến ông Thành tử vong
  1. Liệt sĩ là ai?

Theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020, liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc các trường hợp theo luật định.

  1. Điều kiện nào để được công nhận liệt sĩ?

Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

(ii) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

(iii) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

(iv) Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

(v) Làm nghĩa vụ quốc tế;

(vi) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

(vii) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

(viii) Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

(ix) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

(x) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;

(xi) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

(xii) Mất tích trong trường hợp quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi), (vii), (ix) và (x) và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội; đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.

(Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020)

Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân
  1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh cho liệt sĩ

Cụ thể tại Điều 16 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm hy sinh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh như sau:

(1) Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp giấy chứng nhận; người hy sinh là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Ban trở lên cấp giấy chứng nhận.

(2) Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc công an do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.

(3) Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp giấy chứng nhận.

(4) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.

(5) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã và các trường hợp không thuộc quy định tại (1), (2), (3) và (4) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận.

XEM THÊM>>Cách tra cứu phạt nguội ở TP.HCM nhanh nhất

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI