Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Bắt giữ kẻ có hành vi dâm ô với cụ già và 2 cháu bé

Đối tượng bị người thân của các nạn nhân phát hiện và trình báo với cơ quan Công an bởi hành vi dâm ô với một cụ già và hai cháu bé.

Công an huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) vừa bắt giữ đối tượng Phạm Văn Truyền (SN 1988, trú tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) để điều tra làm rõ về hành vi dâm ô.

Trước đó, vào ngày 8/10, lợi dụng nhà chỉ có người già là bà H.T. (SN 1943), bị liệt hai chân và hai cháu nhỏ D.N.M.D. (SN 2015) và cháu D.M.U. (SN 2018), Truyền đã có hành vi sờ đùi bà T. và các bộ phận “nhạy cảm” trên người hai cháu bé.

Đối tượng Phạm Văn Truyền bị bắt giữ
Đối tượng Phạm Văn Truyền bị bắt giữ

Khi Truyền đang thực hiện hành vi đồi bại trên, người nhà cháu bé về phát hiện kịp thời nên đã trình báo cho cơ quan Công an.

Được biết, đối tượng Phạm Văn Truyền từng có hành vi hiếp dâm một phụ nữ bị bệnh đao bẩm sinh ở địa phương.

Sau đó, Truyền bị cơ quan Công an bắt giữ và đưa ra xét xử, bị tuyên phạt tù vào đầu năm 2013. Chấp hành án phạt tù xong, đến cuối năm 2015 Truyền về lại địa phương sinh sống.

Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Dâm ô là hành vi như thế nào?

Dâm ô được hiểu là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Cụ thể căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:

Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

– Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

– Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

– Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).

Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?
Dâm ô là hành vi như thế nào? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Căn cứ Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, hiện nay Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 3 khung hình phạt đối với Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, cụ thể bao gồm:

Khung 1: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác

Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các trường hợp loại trừ không xử lý hình sự với hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định

Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự

1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);

b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

Theo đó, Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…)

– Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

XEM THÊM:>>Môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Vui Lòng đánh giá

Tình huống xử phạt học sinh đánh nhau phải ngồi tù

Những ngày qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, khiến học sinh bất an, thầy cô và gia đình các em lo lắng. Chỉ trong vòng 1 tuần qua, ít nhất xảy ra 3 vụ học sinh đánh nhau tại TPHCM, Hà Nội, Nghệ An.

Thực trạng học sinh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tiếp xảy ra đánh nhau, tung clip lên mạng khiến dư luận quan tâm, bất bình. Câu hỏi nhiều người đặt ra là những học sinh đánh bạn ngoài kỷ luật của nhà trường thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình?

Học sinh đánh nhau tại Hà Nội
Học sinh đánh nhau tại Hà Nội

Học sinh mâu thuẫn nhỏ cũng đánh nhau

Tối 12/11, video một nữ sinh bị đánh hội đồng được lan truyền rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội. Trong video, nạn nhân ngã trên nền gạch, liên tiếp bị nhóm nữ sinh đánh, đá vào đầu… nên chỉ ôm mặt khóc. Sự việc sau đó được xác định xảy ra tại Trường THCS Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Theo điều tra ban đầu: vụ việc xảy ra lúc 16 giờ 45 ngày 10/11/2023, 4 học sinh, gồm Tố U. (học sinh đã nghỉ học); Bảo A., Hương L. và Mai U., đều là học sinh Trường THCS Tân Minh đã đến gặp để gây sự với em Thu N, học sinh lớp 6D, sau đó quay clip rồi đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội. Đáng lưu ý, trong nhóm nữ sinh này có Mai U. vừa đến trường sau thời gian bị đình chỉ học do có xô xát với bạn học.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã cùng công an địa phương vào cuộc lập biên bản sự việc và kịp thời đưa em N. đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Cùng việc thăm nom, động viên em N., Cơ quan công an huyện Thường Tín và Công an xã Tân Minh đang tích cực củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.

Chiều 13/11, một lãnh đạo Trường THCS Khánh Sơn (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) xác nhận: hôm 10/11, ở ngay trong trường nhưng ngoài giờ làm việc, một nữ sinh lớp 7 của trường đã bị bạn đánh và lột áo ngay trong trường.

Thời điểm hai em đánh nhau, xung quanh có nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không em nào có động thái can ngăn.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc là vì B.T.N (lớp 7D) cho rằng bị nạn nhân là Q (lớp 7B) “nhìn đểu”.

Trước đó cũng xảy ra các vụ nam nữ sinh tại Đắk Lắk và TP Hồ Chí Minh xô xát đánh nhau cũng vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng xã hội hay xuất phát từ sự kích động của bạn bè.

Một vụ học sinh đánh nhau khác
Một vụ học sinh đánh nhau khác

Khi nào học sinh đánh nhau bị xử lý hình sự?

Đa số các vụ học sinh đánh người ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường. Nhưng nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đối với những hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau, tụ tập, gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc nếu đủ dấu hiệu tội phạm thì có thể bị xử lý theo điều Điều 134, Bộ Luật Hình sự 2015 – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Xử phạt hành chính Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Xử lý hình sự Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Như vậy: Học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi của các em đã có dấu hiệu tội phạm.

Học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Còn học sinh dưới 14 tuổi, nếu hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thì đã có các trung tâm trường giáo dưỡng để phục vụ công tác giáo dục các em một mức độ cao hơn mức độ nhà trường để các em có nhận thức đúng đắn để không tái diễn hành vi vi phạm

Như quí vị thấy, tình trạng bạo lực học đường nhất là tụ tập đánh nhau, đánh người diễn ra ngày càng nhiều đến mức báo động, rất cần được ngăn chặn trước khi để lại nhiều hậu quả xấu.

Để làm được điều đó, rất cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và cả xã hội nhất là rất cần có những buổi tuyên truyền để học sinh hiểu rằng, hành vi của mình là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, thậm chí có thể ngồi tù nếu gây thương tích cho người khác.

XEM THÊM: 

Vui Lòng đánh giá

Có được quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT không?

Câu hỏi về quyền của người dân kiểm tra giấy tờ của CSGT đã trở thành một đề tài đáng quan tâm trong thời gian gần đây. Mời quý vị cùng xuphat.com giải đáp câu hỏi này.

Để đưa ra câu trả lời chính xác về việc liệu người dân có quyền được kiểm tra giấy tờ của CSGT hay không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và xem xét một số quy trình cụ thể liên quan đến hoạt động kiểm soát của CSGT trong thời kỳ hiện nay.

Câu hỏi về quyền của người dân kiểm tra giấy tờ của CSGT đã trở thành một đề tài đáng quan tâm trong thời gian gần đây
Câu hỏi về quyền của người dân kiểm tra giấy tờ của CSGT đã trở thành một đề tài đáng quan tâm trong thời gian gần đây

Theo đó, khi phương tiện giao thông được yêu cầu thực hiện kiểm soát và dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT được phân công làm nhiệm vụ, thực hiện các bước như sau:

  • Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
  • Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó yêu cầu người đó cho phép kiểm tra các giấy tờ liên quan và kiểm tra phương tiện giao thông.
  • Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định.
  • Ngay sau khi hoàn tất kiểm soát, cán bộ CSGT báo cáo kết quả kiểm soát cho Tổ trưởng, thông báo cho người điều khiển phương tiện và những người trên xe biết về kết quả kiểm soát, cũng như về hành vi vi phạm nếu có, cùng với biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Đối với các phương tiện chở người từ 10 chỗ trở lên, cán bộ CSGT có thể tiến thẳng lên khoang chở người để tiến hành kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

Nếu có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, hoặc đồ vật có thể ẩn chứa tang vật, phương tiện hoặc tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính, CSGT được phép thực hiện khám người và kiểm tra phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật để xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm tội phạm, CSGT sẽ tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự để thực hiện các biện pháp cần thiết.

Xem thêm >> MUA XE MỚI CÓ ĐƯỢC GẮN BIỂN SỐ ĐÃ ĐỊNH DANH TỪ XE CŨ?

Có được quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT không?

Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã đặt ra một tập hợp các nguyên tắc quan trọng để bảo vệ quyền tiếp cận thông tin, một vấn đề mà cộng đồng dân cư đang rất quan tâm. Các quy định này không chỉ giúp tôn trọng sự bình đẳng của mọi công dân mà còn đảm bảo rằng thông tin cung cấp là chính xác và đầy đủ.

Người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp
Người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp

Một số nguyên tắc cụ thể đã được nêu tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 bao gồm:

  • Bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
  • Thông tin chính xác và đầy đủ.
  • Cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
  • Hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  • Quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Ngoài ra, Luật còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cho những người khuyết tật và những người sinh sống ở những vùng có khó khăn đặc biệt như khu vực biên giới, hải đảo, miền núi và các vùng kinh tế – xã hội khó khăn.

Thừa theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 67/2019/TT-BCA, Công an nhân dân đã xác định rõ các nội dung phải được công khai liên quan đến công tác bảo đảm trật tự và an toàn giao thông. Những nội dung này bao gồm:

  • Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính: Luật đề cập đến quy trình, tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, và cách thức liên hệ với cơ quan Công an nhân dân có nhiệm vụ thực hiện kiểm soát vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, việc công khai các kế hoạch kiểm soát, thời gian thực hiện và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, chiến sỹ cũng là điểm quan trọng.
  • Công tác đăng ký, cấp biển số xe: Thông tin liên quan đến việc đăng ký, cấp biển số xe cũng được quy định rõ ràng. Các quy trình, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan Công an và người dân trong quá trình này cũng được công khai để đảm bảo tính minh bạch và đúng trình tự.
  • Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông: Cách thức chỉ huy, điều khiển giao thông và các thông tin liên quan đến việc này cũng được Công an nhân dân công khai để đảm bảo an toàn và minh bạch trong việc quản lý giao thông.
  • Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông: Luật cũng quy định về quy trình, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ trong việc điều tra và giải quyết tai nạn giao thông. Điều này giúp đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan.

Đồng thời, Điều 6 của Thông tư 67/2019/TT-BCA cũng rõ ràng về việc áp dụng các hình thức công khai khác nhau để thông tin về Công an nhân dân được truyền tải đến cộng đồng. Điều này có thể là thông qua các trang thông tin điện tử, Công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an, hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được rằng người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp được; mà chỉ được kiểm tra các giấy tờ của CSGT một cách gián tiếp thông qua các quy định về hình thức nội dung của công khai của Công an nhân dân như đề cập ở trên.

Nguồn: VTC

Vui Lòng đánh giá

Siết chặt xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy ở Sóc Trăng

Công an tỉnh Sóc Trăng tăng cường tổng kiểm soát người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy từ tháng 11/2023.

Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường ra quân tuần tra, kiểm soát nhằm giảm tai nạn giao thông, nhất là tai nạn mà nguyên nhân trực tiếp từ việc người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.

Lực lượng thực thi nhiệm vụ đã kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Sóc Trăng: Siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, ma túy - Ảnh 1.Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng tăng cường ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, ma túy và các chất kích thích khác.
Sóc Trăng: Siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, ma túy – Ảnh 1. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng tăng cường ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, ma túy và các chất kích thích khác.

Siết chặt kỷ cương, xử nghiêm vi phạm nồng độ cồn, ma tuý

Trao đổi với PV Báo Giao thông, thượng tá Phạm Quốc Khái, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh đã triển khai kế hoạch tổng kiểm soát người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, xử lý vi phạm về ma túy và nồng độ cồn từ ngày 1/11/2023.

“Việc tổng kiểm soát, nhằm từng bước tạo thói quen, văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe” trong nhân dân, mà trước hết là trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, góp phần hạn chế nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn nghiêm trọng”, thượng tá Khái thông tin thêm.

Lực lượng công an cấp xã sẽ phối hợp với các đoàn thể đến từng hộ gia đình yêu cầu ký cam kết tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, không điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia.

Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sóc Trăng và mỗi công an cấp huyện thành lập từ một đến hai tổ chuyên đề tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy và các chất kích thích khác (trong tổ có cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân và công an cấp xã).

“Tổ trưởng các tổ chuyên đề căn cứ vào tình hình thực tiễn, đề xuất kế hoạch công tác tuần, trong đó bố trí lực lượng đảm bảo khép kín tuyến, địa bàn khi kiểm soát và có phương án bố trí lực lượng chốt chặn để kiểm soát các trường hợp cố tình quay đầu xe, rẽ sang đường khác nhằm trốn tránh lực lượng kiểm tra.

Tổ chuyên đề thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động, vị trí kiểm soát, kết hợp chặt chẽ giữa tuần tra, kiểm soát công khai với hóa trang để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạmm Kết hợp sử dụng camera ghi lại quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời làm căn cứ xử lý các trường hợp gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ”, thượng tá Khái cho hay.

Đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, xác minh, làm rõ có phải là cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang hay không để thông báo về cơ quan, đơn vị kiểm điểm, xử lý theo quy định. Riêng các trường hợp là cán bộ, chiến sỹ công an phải xử lý nghiêm theo quy định của ngành.

Về tuyến, địa bàn kiểm tra, lực lượng chức năng chú trọng xử lý trên các tuyến giao thông trong đô thị, kể cả các tuyến đường nhánh đấu nối vào đường chính; các tuyến quốc lộ trọng điểm, nhất là trên tuyến quốc lộ 1; các tuyến đường tỉnh, đường huyện, kể cả các tuyến đường nông thôn; các tuyến đường dẫn vào các nhà hàng, quán ăn, nơi tổ chức các sự kiện, khu vực vui chơi, giải trí có khả năng sử dụng rượu bia…

Kiểm tra là ra vi phạm nồng độ cồn

Trước đó, từ đầu tháng 8, lực lượng Cảnh sát giao thông – Trật tự Công an thành phố Sóc Trăng huy động lực lượng ra quân tổng kiểm soát các loại phương tiện trên địa bàn.

Chỉ trong tối 9/8, đã kiểm tra và phát hiện 22 trường hợp vi phạm, lập biên bản tạm giữ 22 xe mô tô, 12 giấy phép lái xe mô tô, đa số các trường hợp vi phạm đều có sử dụng rượu bia, chưa đủ tuổi và không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài ra, lực lượng còn bắt giữ một trường hợp điều khiển xe chở người ngồi trên xe có mang theo hung khí (dao bấm) bàn giao hai đối tượng và phương tiện trên cho Công an phường 7 xử lý theo quy định.

XEM THÊM:>>Vi phạm nồng độ cồn tài xế gây tai nạn chết người

Tiếp đó, tối 4/8, lực lượng tuần tra, kiểm soát Công an thành phố Sóc Trăng huy động nhiều lực lượng ra quân tổng kiểm soát các loại phương tiện xung quanh khu vực hồ Nước Ngọt và chợ Sóc Trăng.

Qua kiểm tra, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện 27 trường hợp vi phạm, lập biên bản tạm giữ 24 xe mô tô, ba giấy phép lái xe và hai giấy đăng ký xe mô tô.

Đa số các trường hợp vi phạm này là những thanh thiếu niên thường xuyên tụ tập về khuya, có sử dụng rượu bia, chưa đủ tuổi và không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các trường hợp vi phạm đều bị lực lượng làm nhiệm vụ lập biên bản, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Vui Lòng đánh giá

Từ 11/2023 chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực

Theo đó, quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công; giảm 30% tiền thuê đất năm 2023; nhiều tổ chức được thu phí xuất cảnh, nhập cảnh… là một số chính sách sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 11 năm 2023.

Từ tháng 11/2023 chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực. Ảnh minh hoạ
Từ tháng 11/2023 chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực. Ảnh minh hoạ

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công

Căn cứ theo Nghị định 72/2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11.

Theo đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên 1 ôtô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá.

Chức danh được sử dụng thường xuyên 1 xe ôtô trong thời gian công tác, không quy định mức giá: Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Đối với các chức danh được sử dụng thường xuyên một ôtô công trong thời gian công tác, Nghị định số 72/2023/NĐ-CP chia làm ba bậc với ba mức giá mua xe là 1,5 tỉ đồng, 1,55 tỉ đồng và 1,6 tỉ đồng/xe.

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023

Từ ngày 20/11, Quyết định 25 của Thủ tướng về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 chính thức có hiệu lực.

Theo đó, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (người thuê đất).

Từ ngày 20/11, Quyết định 25 của Thủ tướng về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 chính thức có hiệu lực.
Từ ngày 20/11, Quyết định 25 của Thủ tướng về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 chính thức có hiệu lực.

Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, hết thời hạn được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan.

Nhiều tổ chức được thu phí xuất cảnh, nhập cảnh

Thông tư 62 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2021 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam) của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 18/11.

Theo đó, tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh; công an, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố; công an cấp quận/huyện thuộc tỉnh, thành phố; công an xã/phường/thị trấn.

Tổ chức thu phí được trích lại 25% (thay cho mức 20% quy định tại Thông tư 25) số tiền phí thu được để trang trải các nội dung chi theo quy định tại Nghị định 120/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và Lệ phí.

Những thông tin cảu ngành công an công bố trên mạng Internet

Theo Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 45/2023/TT-BCA (có hiệu lực từ 15/11), Bộ Công an phải cung cấp các thông tin sau đây trên môi trường mạng, bao gồm:

Thông tin chỉ đạo, điều hành, hoạt động của lãnh đạo Bộ Công an; Tình hình, kết quả các mặt công tác công an. Nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí của người phát ngôn Bộ Công an, người được ủy quyền phát ngôn về các vấn đề liên quan đến công tác công an mà dư luận xã hội quan tâm.

Thông tin về các vụ án, vụ việc đang được cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh mà xét thấy việc cung cấp thông tin trên môi trường mạng là cần thiết.

Nội dung Bộ Công an trả lời kiến nghị của cử tri; Lịch tiếp công dân của lãnh đạo Bộ Công an; Thông tin đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai lệch về Đảng, Nhà nước, ngành công an và công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; Điểm tin Interpol.

Thông tin về đối tượng truy nã, truy tìm; Thông tin về các tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Các thông tin chuyên đề.

Thông tin về các dịch vụ công trực tuyến Bộ Công an đang triển khai thực hiện; Các thông tin khác do lãnh đạo Bộ Công an hoặc Chánh Văn phòng Bộ Công an quyết định.

Xem thêm >>> 7 TRƯỜNG HỢP CON KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ NHÀ ĐẤT TỪ CHA MẸ KỂ TỪ NĂM 2023

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI