Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, gồm 02 Dự thảo: Báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân; Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân 

Dữ liệu cá nhân đã trở thành tài sản và là mục tiêu của các tổ chức tội phạm công nghệ cao. Thực tiễn cho thấy, các tổ chức tội phạm công nghệ cao đã sử dụng nhiều thủ đoạn công nghệ tinh vi, phức tạp để tấn công mạng, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân (DLCN) để sử dụng với mục đích xấu.

Trong một không gian mạng kết nối, việc bảo vệ DLCN cần phải được đồng bộ, có sự phối hợp của chủ thể là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với các đơn vị nghiệp vụ chuyên trách về an ninh mạng. Chỉ một khâu yếu, một lỗ hổng, đối tượng xấu sẽ lợi dụng để tấn công. Với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như hiện nay, DLCN đang trở thành nguồn nguyên liệu cơ bản, ngày càng quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Dự thảo Báo cáo cũng đánh giá có nhiều mối quan hệ xã hội có liên quan tới DLCN, như: giữa tổ chức thu thập với chủ thể dữ liệu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với chủ thể dữ liệu; giữa chủ thể dữ liệu với chủ thể dữ liệu (cá nhân với cá nhân), giữa tổ chức với chủ thể dữ liệu. Mặc dù tồn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau quy định các nội hàm liên quan tới DLCN nhưng chưa có văn bản Luật quy định trực tiếp bảo vệ DLCN. Với sự trùng dẫm, chồng chéo nhưng lại thiếu hiệu lực, hiệu quả như hiện nay, việc xây dựng một văn bản mới, điều chỉnh toàn bộ các vấn đề là cần thiết.

Chế tài xử lý các hành vi vi phạm liên quan tới DLCN hiện còn đang thiếu, yếu về hiệu lực, chưa đủ sức răn đe, xử lý thích đáng đối với hành vi vi phạm. Cần thiết bổ sung, sửa đổi, tập trung thống nhất các chế tài xử lý vi phạm để đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ DLCN, cũng như công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ DLCN.

Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ DLCN

Đối với dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ DLCN, trong đó đã nêu rõ mục tiêu xây dựng Luật Bảo vệ DLCN góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ DLCN và trách nhiệm bảo vệ DLCN của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cụ thể là thống nhất thuật ngữ và xây dựng một số khái niệm quan trọng về DLCN, bảo vệ DLCN; xây dựng các nguyên tắc bảo vệ DLCN; quy định về xử lý vi phạm quy định bảo vệ DLCN, quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu, sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; quy định xử lý DLCN trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu…

Đồng thời, quy định rõ hơn về điều kiện bảo vệ DLCN đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ xử lý DLCN; dịch vụ cung cấp tổ chức, nhân sự bảo vệ DLCN (DPO); biện pháp bảo vệ DLCN, điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ DLCN. Và hoàn thiện quy định bảo đảm các điều kiện, biện pháp bảo vệ DLCN, cơ quan chuyên trách bảo vệ DLCN và Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ DLCN; lực lượng bảo vệ DLCN, gồm: lực lượng chuyên trách, lực lượng tham gia bảo vệ DLCN (bộ phận bảo vệ DLCN, nhân sự bảo vệ DLCN)…

Theo đó, việc ban hành Luật Bảo vệ DLCN là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền DLCN; ngăn chặn các hành vi xâm phạm DLCN, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước

Toàn văn 02 dự thảo Báo cáo được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến tại đây.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Vui Lòng đánh giá

Thêm hai đối tượng trong đường dây phù phép xe máy cũ thành mới sa lưới

Ngày 27/1, Cơ CSĐT Công an TP.HCM (PC01) đã ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Hữu Oai (34 tuổi) và Nguyễn Hữu Như (40 tuổi), cùng ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Oai và Như là những mắt xích trong đường dây mua xe đã qua sử dụng đục lại số khung, số máy, phù phép thành xe mới do Bùi Văn Tân (41 tuổi, ngụ TP.HCM), là chủ hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến cùng đồng bọn thực hiện bị công an TP.HCM triệt phá.

Đối tượng Oai và Như vừa bị công an bắt giữ.
Đối tượng Oai và Như vừa bị công an bắt giữ.

Trước đó, qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định, sau khi có được nguồn xe không rõ nguồn gốc và phiếu xuất xưởng theo loại xe, Bùi Văn Tân cho đưa xe đến tiệm sửa chữa xe máy Đại Phát (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) thuê Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như đục lại số khung, số máy phù hợp với thông tin trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với giá 1 triệu đồng/xe, “phù phép” thành xe mới bán cho khách hàng.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam với 12 đối tượng, gồm Bùi Văn Tân, Lê Văn Tới, Nguyễn Hữu Oai, Nguyễn Hữu Như, Võ Đình Thắng, Nguyễn Ngọc Thúy, Hà Xuân Phúc, Trần Văn Sậu, Nguyễn Trung, Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Đình Sùng, Nguyễn Thị Kiều Oanh về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Mua bán tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM đã ra quyết định truy nã hai đối tượng trên về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 25/1/, Nguyễn Hữu Như đã đến Công an xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để đầu thú. Tiếp đó, ngày 26/1, Nguyễn Hữu Oai đã đến Công an xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp để đầu thú.

Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, qua giám sát công tác đăng ký, cấp biển số xe máy, công an thành phố cùng tổ công tác của Cục C08 (Bộ Công an) phát hiện nhiều hồ sơ thuộc diện đăng ký mới lần đầu nhưng có dấu hiệu bất thường.

Qua giám định, công an phát hiện dấu hiệu mài, đục số khung, số máy nên đã tạm giữ và điều tra. Các xe máy này được bán ra từ hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến thuộc huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn do Bùi Văn Tân (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) làm chủ.

Khám xét khẩn cấp các địa điểm có liên quan đến xe máy Tấn Tiến, cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện 142 xe bị đục số khung, số máy, trong đó có một xe bị mất trộm vào năm 2016.

Ngoài ra, cơ quan điều tra thu giữ hơn 10.000 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy của các hãng, nhiều thiết bị là máy móc, dụng cụ mài, đục số khung, số máy xe.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2021, Tân đã móc nối với Lê Văn Tới thu mua các xe máy không rõ nguồn gốc, không giấy tờ từ các tiệm cầm đồ, các nguồn trôi nổi, thậm chí cả xe trộm cắp.

Sau đó, các đối tượng mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy với giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/phiếu để đưa đến cửa hàng sửa xe Phát Đạt (huyện Bình Chánh) do Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như làm chủ, giao cho các đối tượng mài, đục lại số khung, số máy xe cho trùng khớp với phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với chi phí 1 triệu đồng mỗi xe.

Từ năm 2021 – 2023, Tân đã bán ra 3.911 xe máy cho khách hàng ở nhiều tỉnh trong cả nước.

Riêng năm 2023 đã bán ra 1.549 xe, thu lợi bất chính khoảng 15 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng truy xét vụ án, làm rõ nguồn gốc hơn 10.000 phiếu xuất xưởng chất lượng xe máy của các hãng xe và các phương tiện, đối tượng liên quan.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang tập trung điều tra mở rộng, phối hợp các đơn vị, công an tỉnh, thành khẩn trương truy xét, làm rõ toàn bộ đường dây tội phạm nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Công an Hà Nội: Bác bỏ thông tin lập 15 tổ kiểm soát nồng độ cồn 

Theo đó, Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã chính thức lên tiếng xác nhận, thông tin được lan truyền trên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật.

Công an Hà Nội bác bỏ thông tin lập 15 tổ kiểm soát nồng độ cồn lan truyền trên mạng xã hội
Công an Hà Nội bác bỏ thông tin lập 15 tổ kiểm soát nồng độ cồn lan truyền trên mạng xã hội

Công an Hà Nội: Bác bỏ thông tin lập 15 tổ kiểm soát nồng độ cồn 

Những ngày qua, nhiều trang mạng xã hội lan truyền thông tin về Kế hoạch kiểm soát nồng độ cồn của Cục Cảnh sát giao thông và Công an thành phố Hà Nội. Các bài đăng có nội dung: “Cục CSGT sẽ triển khai làm chuyên đề tại các tỉnh, thành thời gian 1 tháng. Tại mỗi tỉnh, thành, sẽ kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn trên tất cả tỉnh lộ và quốc lộ từ 8h đến 22h hằng ngày”.

Đồng thời, các bài đăng còn cho rằng, tại Hà Nội sẽ thành lập 15 tổ 212 đặc biệt, nhằm kiểm soát nồng độ cồn kèm theo hàng chục vị trí, tuyến đường sẽ thực hiện kiểm tra.

Trước thông tin trên, vừa qua ngày 10/1, phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết, thông tin được lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Trong dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, việc Cảnh sát giao thông Hà Nội kiên quyết xử lý nghiêm tài xế có nồng độ cồn, các vi phạm khác là nguyên nhân dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông là kế hoạch thường ngày.

Xem thêm >>> Cận Tết, CSGT tăng cường kiểm tra nồng độ cồn gần nhà hàng, quán nhậu 

Cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát Giao thông số 6 lập biên bản xử lý một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát Giao thông số 6 lập biên bản xử lý một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Trong dịp cao điểm sắp tới, các Đội địa bàn và Tổ công tác liên ngành 141 của Công an thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc bình thường. Trong đó, vị trí các chốt xử lý vi phạm luôn được đảm bảo bí mật công tác để đấu tranh với nhiều loại tội phạm nên không có chuyện rò rỉ thông tin.

Liên quan đến nội dung trên, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an cũng đưa quan điểm bác bỏ thông tin đang được lan truyền trên; đồng thời khẳng định, đã ban hành kế hoạch cụ thể tới các địa phương về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội ở cả ba loại hình đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc (trong đó có Hà Nội) sẽ hoạt động khép kín các khung giờ, khép kín địa bàn không để vi phạm tồn tại. Kế hoạch sẽ kéo dài tới ngày 9/3.

Xem thêm >>> Hà Nội xử phạt nhiều học sinh vi phạm đầu năm 2024

5/5 - (1 bình chọn)

TPHCM: Cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp

Theo thông tin ghi nhận được, mới đây UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo của Đảng về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Trong đó, không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức.
Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức
Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức

TPHCM: Cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.

Đáng chú ý, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo của Đảng về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Trong đó, không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị không được sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi trong dịp Tết. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội mừng năm mới, tổng kết năm… đảm bảo thiết thực, tiết kiệm.

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn TPHCM chào đón năm mới 2024
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn TPHCM chào đón năm mới 2024

Xem thêm >>> TP.HCM đăng kiểm cuối năm: Chỗ đông, chỗ vắng

Cùng với đó, ngay khi hết thời gian nghỉ Tết, các sở ngành, địa phương, doanh nghiệp thành phố phải nhanh chóng đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, công việc, học tập trở lại bình thường.

Lãnh đạo UBND TPHCM giao Sở Nội vụ tăng cường kiểm tra công vụ, kiểm tra giờ giấc, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính trong những ngày cận Tết và sau khi nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

Các cơ quan, đơn vị lơ là công việc, thiếu giám sát giờ giấc, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức sẽ bị xử lý.

Mặt khác, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TPHCM nếu để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và các vụ việc gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng khác.

Ngoài ra, các phường, xã, thị trấn không để phát sinh điểm nóng tại địa phương, nhất là hoạt động cờ bạc, tụ tập gây mất trật tự, vi phạm về tiếng ồn, hát karaoke tự phát gây phiền hà trong cộng đồng.

UBND TPHCM cũng giao Công an thành phố thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết; bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ tuyệt đối các hoạt động, mục tiêu bảo vệ, địa bàn trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng…

Xem thêm >>> TPHCM ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Càng về cuối năm, các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng tinh vi hiện nay…

Gần 13 ngàn trường hợp lừa đảo trực tuyến trong năm 2022

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT…) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng
Cảnh giác 1001 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Năm 2022, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 16 loại hình lừa đảo thường xuyên diễn ra. Cụ thể:

(1) Giả mạo thương hiệu của các Tổ chức (Ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân.

(2) Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.

(3) Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

(4) Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.

(5) Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ….) giải danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông … để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

(6) Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết.

(7) Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.

(8) Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu views, câu likes và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…

(9) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm.

(10) Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.

(11) Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.

(12) Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa – crack).

Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search, Google Play Store, Apple’s App Store và email.

(13) Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.

(14) Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.

(15) Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.

(16) Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin, nhưng có thể phân làm 3 nhóm chính:

Giả mạo thương hiệu chiếm 72,6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính,…).

Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo,..) chiếm 11,4%.

Các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay,..) chiếm 16%.

XEM THÊM>>Thanh niên giả “sugar daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngăn chặn, xử phạt hơn 2.620 trang web lừa đảo

Trong thời gian qua, để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.

Theo đó, trong năm 2022, cơ quan chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Các đơn vị đã phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo (tại địa chỉ chongthurac.vn); Cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng chống lừa đảo (tại địa chỉ congcu.khonggianmang.vn); Kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3.252 website chính thống…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có những biện pháp và hoạt động nhằm ngăn chặn lừa đảo, như: ngân hàng, chứng khoán, ví điện tử, các tổ chức tài chính: Triển khai các thông báo cho khách hàng qua Email, SMS. Liên tục thông báo các nguy cơ lừa đảo trực tuyến liên quan tới tổ chức cho cơ quan chức năng.

Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tổ chức xã hội chống lừa đảo với cộng đồng lớn và tích hợp được nhiều nền tảng như trình duyệt, mạng xã hội.

Các giải pháp đã triển khai đều phát huy giá trị tích cực, tuy nhiên chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương. Để giải quyết lừa đảo trực tuyến cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, trong đó nòng cốt chính là lực lượng công an làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm công nghệ cao.

XEM THÊM>>Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI