Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Trộm cướp, cướp giật đồ giả có bị xử lý hình sự?

Vừa qua có một câu hỏi gây tranh luận rất lớn giữa nhiều người sau khi xảy ra vụ cướp giật dây chuyền của người đi đường nhưng thực chất tang vật vụ cướp chỉ là đồ giả, không có giá trị.

Câu hỏi gây tranh cãi: trong trường hợp này, đối tượng có bị xử lý hình sự về tội cướp giật không? Mời các bạn cùng xuphat.com tìm hiểu…

Thế nào là hành vi cướp giật tài sản?

Cướp giật tài sản là việc tội phạm công khai lấy trộm tài sản một cách nhanh chóng nhằm tránh bị chủ sở hữu phản kháng. Hành động này không chỉ gây nguy hiểm đối với xã hội mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu cá nhân của người khác và đe dọa an ninh trật tự tại khu vực.

Khi cướp giật tài sản, kẻ phạm tội tấn công một cách táo tợn và khẩn cấp, tận dụng sự bất ngờ và sức mạnh thể chất để giành lợi thế trước chủ tài sản. Trong khoảnh khắc ngắn, chúng chiếm đoạt các tài sản có giá trị như tiền bạc, đồ trang sức, điện thoại di động và các vật phẩm có thể dễ dàng bán được. Bằng cách này, chúng hy vọng thoát khỏi sự truy đuổi của các bên liên quan và trốn thoát một cách nhanh chóng.

Theo Điều 171 BLHS 2015, về mặt chủ quan, kẻ thực hiện hành vi cướp giật tài sản với lỗi cố ý và trực tiếp. Động cơ của tội cướp giật tài sản là động lực nội tại thúc đẩy kẻ phạm tội tiến hành hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý. Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả mà người phạm tội hướng đến trong ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi phạm tội này.

Hành vi cướp giật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phân biệt đồ giả hay đồ thật. Ảnh minh họa
Hành vi cướp giật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phân biệt đồ giả hay đồ thật. Ảnh minh họa

 

Mục tiêu của chúng có thể là chiếm đoạt tài sản có giá trị, đạt được lợi ích tài chính hoặc khẳng định sự quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Qua mục đích này, kẻ phạm tội hy vọng đạt được mục tiêu cá nhân và tránh bị trừng phạt của pháp luật.

Về mặt khách quan, tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc kẻ phạm tội không che giấu hành vi của mình mà thực hiện trước mặt mọi người, táo bạo và đột ngột, chỉ trong thời gian ngắn.

Trong quá trình thực hiện tội phạm, kẻ phạm tội không sử dụng vũ lực (mặc dù có những trường hợp sử dụng sức mạnh như đạp, xô để làm người bị hại ngã để cướp), không đe dọa hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản. Thay vào đó, chúng tận dụng sự nhanh nhẹn của bản thân và những lúc người bị hại sơ hở để giật lấy tài sản và tẩu thoát.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội cướp giật là sự bất ngờ và tốc độ. Tội phạm thực hiện hành vi này một cách nhanh chóng, thường chỉ trong vài giây, khiến người bị hại không có thời gian để phản ứng. Ngay sau khi lấy được tài sản, tội phạm cũng nhanh chóng tẩu thoát để tránh bị truy đuổi.

Trong tội cướp giật tài sản, khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu của tài sản bị tác động. Hành vi cướp giật tài sản đặt trong tình huống mà người phạm tội nhanh chóng tấn công và chiếm đoạt tài sản một cách bất ngờ.

Điều này thường áp dụng đối với các tài sản có tính di động cao như điện thoại di động, ví tiền, túi xách, đồ trang sức và các vật phẩm cá nhân khác. Do tính chất nhanh chóng và bất ngờ của hành vi này, người bị hại thường không có đủ thời gian và cơ hội để phản kháng hoặc bảo vệ tài sản của mình.

Hành vi cướp giật hàng giả vẫn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Từ những căn cứ trên có thể khẳng định, hành vi cướp giật phải đồ giả vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi vẫn có đủ dấu hiệu cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015 mà không phân biệt đó là đồ giả hay đồ thật.

Cảnh giác cướp giật
Cảnh giác cướp giật

Về chế tài xử phạt, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm.

Mức phạt tù từ 3-10 năm áp dụng với một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; dùng thủ đoạn nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-30%; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 7-15 năm trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60%; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; làm chết người; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Vui Lòng đánh giá

Bà chủ hành hạ, ép thiếu nữ 16 tuổi ăn thằn lằn sống đối mặt với mức xử phạt nào?

Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam Lê Thị Kiểu (43 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) để điều tra tội Hành hạ người khác. Vậy thế nào là tội hành hạ người khác và đối tượng phải đối mặt mức xử phạt nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Hành vi tàn độc

Theo điều tra ban đầu, Kiểu thừa nhận đã hành hạ bé gái 16 tuổi là em N.T.B.V. nhiều lần. Trong đó Kiểu bắt em V. ăn ớt, ăn cá sống, ăn thằn lằn sống,…


Ảnh nạn nhân

Trước đó, bà N.T.T. (ngụ thị trấn Sông Đốc) có nợ bà Lê Thị Kiểu 40 triệu đồng. Giữa tháng 5/2022, bà Kiểu nói với bà T. cho cháu ngoại là em N.T.B.V. đến làm thuê để trừ nợ.

Trong quá trình làm thuê, V. làm không đúng ý bà Kiểu nên bị bà này dùng tay, roi trúc và một số vật dụng khác đánh nhiều lần lên người.

Do sợ tiếp tục bị đánh, V. đã bỏ trốn và tìm người giúp đưa về nhà mẹ ruột ở tỉnh Hậu Giang.

Sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện một số đoạn clip ghi lại cảnh em V. kể chuyện mình nhiều lần bị bà Kiểu đánh, bắt ăn ớt, cá sống, thằn lằn sống…

Thế nào là tội “Hành hạ người khác”?

Tội “Hành hạ người khác” hiện nay được quy định tại Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, hành hạ người khác được hiểu là đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình và bị xử lý hình sự. Cụ thể:

– Hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: Bỏ đói, đánh đập,… và các hành vi đối xử tàn ác thường lặp đi lặp lại. kéo dài trong khoảng thời gian nhất định.

– Hành vi làm nhục là làm cho nạn nhân bị đau đớn về tinh thần, nhân phẩm bị bêu xấu, xuyên tạc bằng các hành vi: Chửi rủa, xỉ vả người khác trước đám đông, tung tin đồn không đúng sự thật khiến danh dự, nhân phẩm của người khác bị ảnh hưởng…

Đáng lưu ý, nạn nhân của tội “Hành hạ người khác” là những người có quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ nhưng không phải là quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng hay con cái mà là trong các quan hệ xã hội, tôn giáo, công việc…

Ví dụ: Quan hệ lệ thuộc giữa người chủ và người làm công, giữa bác sĩ với bệnh nhân, học trò với thầy cô giáo…

Điều này có nghĩa, trường hợp nạn nhân có mối quan hệ hôn nhân, gia đình đối với người có hành vi hành hạ thì không cấu thành tội “Hành hạ người khác” mà hành vi này sẽ cấu thành tội “Ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” được quy định tại Điều 151, Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh đó, nếu như tội “Hành hạ người khác” cấu thành hình thức tức chỉ cần có hành vi phạm tội thì được xem là tội phạm hoàn thành, trong khi đó tội “Ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” lại có cấu thành hình thức tức hành vi phạm tội phải để lại hậu quả (thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần…) thì tội phạm mới được coi là hoàn thành.

Mức phạt tội “Hành hạ người khác” thế nào?

Tại Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định mức phạt tội “Hành hạ người khác” cụ thể như sau:

– Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm với trường hợp đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình (không thuộc trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình).

– Khung 02: Phạt tù từ 01 – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

– Đối với 02 người trở lên.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Đối tượng ném bé trai 4 tuổi xuống sông phải đối diện mức xử phạt nào?

Những ngày qua, dư luận vô cùng phẫn nộ khi một đối tượng nhẫn tâm ném bé trai 4 tuổi của người tình cũ xuống sông nhưng may mắn nạn nhân được người dân cứu sống. 

Nhiều độc giả băn khoăn, với những hành vi trên, đối tượng này có thể chịu trách nhiệm ra sao trước pháp luật? Mời quí vị cùng xuphat.com cùng tìm hiểu.

Vụ việc rùng rợn

Trưa 11/9, đối tượng Huỳnh Hồng Hải (40 tuổi, ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) lái xe máy chở bé K. (4 tuổi) lên cầu Tôn Đức Thắng rồi ném bé trai từ độ cao 7 m xuống dưới sông. Đây là đoạn sông sâu, nước chảy mạnh nhưng bé trai may mắn thoát chết do được cha con anh Bùi Hữu Thành (39 tuổi, ở TP Cần Thơ) đi ghe ngang qua phát hiện, cứu vớt.

Tiếp nhận tin báo, cơ quan chức năng xác minh và bắt giữ đối tượng Hải. Bước đầu, công an cho biết bé K. là con chị T.T.V. (32 tuổi, ở TP.HCM), người yêu cũ của Hải. Sáng 11/9, K. cùng mẹ tới nhà Hải chơi thì bị Hải chở đi và ném xuống sông.

Đối tượng Hải tại cơ quan công an
Đối tượng Hải tại cơ quan công an

Luật sư nói gì về hành vi tàn độc của đối tượng Hải?

Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đánh giá: hành vi của Hải thể hiện sự tàn nhẫn, mất nhân tính, trực tiếp xâm phạm tới tính mạng và sức khỏe của trẻ em.

Đây là sự việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, vì thế cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của bé K. cũng như xử lý nghiêm hành vi của đối tượng Hải theo quy định của pháp luật.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, ông Cường cho rằng: với đặc thù lòng sông rộng, sâu, nước chảy siết ở đoạn sông nơi xảy ra sự việc, cộng với chiều cao từ thành cầu xuống mặt nước là 7 m, một người trưởng thành khi rơi từ độ cao đó hoàn toàn có thể bị nguy hiểm về tính mạng. Trong khi đó, nạn nhân lại là một bé trai 4 tuổi, còn non nớt và chưa có khả năng tự bảo vệ.

Do đó, khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng nếu rơi từ độ cao này sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Một người trưởng thành, có đầy đủ nhận thức và năng lực hành vi phải hiểu được rằng việc ném bé trai xuống sông là hành động hết sức nguy hiểm, có khả năng tước đoạt tính mạng nạn nhân ngay lập tức.

Khu vực bé trai bị ném xuống sông
Khu vực bé trai bị ném xuống sông

Do đó, dù Hải có ý chí tước đoạt tính mạng của bé trai hay không, hành vi của người này vẫn có dấu hiệu của tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

Đối với việc bé K. thoát nạn, ông Cường cho biết: đây là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý chí chủ quan của Hải và không phải căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với nghi phạm. Tuy nhiên, hành vi của đối tượng Hải khi đó sẽ thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và sẽ được xem xét trách nhiệm ở mức nhẹ hơn so với hình phạt được pháp luật quy định.

Cụ thể, theo các Điều 15, 57 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Đối chiếu với trường hợp của Hải, nếu bị khởi tố về tội Giết người, nghi phạm có thể đối diện tình tiết định khung giết người dưới 16 tuổi theo khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù 12 – 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Người dân chăm sóc bé trai sau khi được cứu
Người dân chăm sóc bé trai sau khi được cứu

Tuy nhiên, do thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, mức án cao nhất mà đối tượng Hải có thể đối diện nếu bị quy kết phạm pháp là 20 năm tù.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi nhận thêm các tình tiết giảm nhẹ cho người bị buộc tội nếu thể hiện thái độ hợp tác, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hay chủ động khắc phục hậu quả.

Khi đó, căn cứ các Điều 51, 54 Bộ luật Hình sự 2015, nếu đủ các tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể xem xét tuyên mức án thấp hơn khung hình phạt mà người bị buộc tội có thể bị VKS truy tố.

Vui Lòng đánh giá

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

Ảnh: Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát
Ảnh: Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định như sau:

Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát

3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an. Được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định.

5. Phương tiện thông tin liên lạc, gồm: Bộ đàm, điện thoại, máy fax, máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu, máy in.

6. Còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng.

7. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì từ ngày 15/9/2023, khi tuần tra, kiểm soát cảnh sát giao thông được sử dụng các loại vũ khí công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

Hiện hành, tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi tuần tra, kiểm soát giao thông, cảnh sát giao thông được sử dụng các loại vụ khí, công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8.

Ảnh: Phương tiện công cụ hỗ trợ của CSGT
Ảnh: Phương tiện công cụ hỗ trợ của CSGT

Hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như sau:

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

  • Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

  • Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông:

  • Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

  • Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động:

  • Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

  • Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại điểm a khoản này.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

Ảnh: khi phát hiện xe vi phạm ATGT, CSGT sẽ tuýt còi và yêu cầu phương tiện tấp vào lề để xử lí.
Ảnh: khi phát hiện xe vi phạm ATGT, CSGT sẽ tuýt còi và yêu cầu phương tiện tấp vào lề để xử lí.

Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ như sau:

Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường

Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.

Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:

  • Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
  • Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Ảnh: Một trường hợp vi phạm bị CSGT xử lý
Ảnh: Một trường hợp vi phạm bị CSGT xử lý

Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2023.

Vui Lòng đánh giá

Sau 15/9: CSGT không bắt buộc nói lời chào, cảm ơn tài xế

Thông tư hiện hành đang yêu cầu CSGT nói lời chào, cảm ơn tài xế khi kiểm soát. Tuy nhiên, từ ngày 15/9/2023, CSGT khi dừng kiểm soát phương tiện không phải chào bằng lời nói và cảm ơn tài xế.

Bỏ quy định buộc CSGT phải nói lời chào, cảm ơn tài xế

Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9.

Một trong những nội dung khác biệt so với Thông tư 65/2020/TT-BCA hiện nay, đó là quy định về điều lệnh của cán bộ CSGT khi tiếp xúc với tài xế trong quá trình kiểm soát phương tiện.

Ảnh: Thông tư hiện hành đang yêu cầu CSGT nói lời chào, cảm ơn tài xế khi kiểm soát.

Theo Thông tư 32/2023, sau khi đề nghị người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện, CSGT chào theo điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã). Khi tiếp xúc, CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.

Trong khi đó, Thông tư 65/2020 yêu cầu CSGT chào theo điều lệnh ngành hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…”. Sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

Kiểm soát xong, CSGT nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị… đã hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Như vậy, Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 15/9 không còn yêu cầu CSGT khi dừng kiểm soát phương tiện phải chào bằng lời nói và cảm ơn tài xế phương tiện.

Sẽ kiểm tra đăng ký xe, bằng lái qua VNeID?

Theo Điều 12 của Thông tư 32/2023, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử (VNeID) có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.

Điều 18 của Thông tư mới nêu rõ, khi tiến hành kiểm soát, cán bộ CSGT đề nghị người điều khiển phương tiện xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong VNeID để kiểm soát.

Tài khoản định danh điện tử có thể thay thế giấy tờ bản cứng trong thời gian tới.

Trường hợp người lái xe trình các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó. Còn người điều khiển mà cung cấp thông tin của các giấy tờ trong tài khoản VNeID thì kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử.

Hiện nay, VNeID đã tích hợp căn cước công dân, xác nhận cư trú, bằng lái xe các loại, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, người phụ thuộc…

Theo Cục Đường bộ VN, tính đến hết tháng 7, đơn vị phối hợp với Bộ Công an xác thực thành công hơn 31 triệu bản ghi giấy phép lái xe với dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này nhằm đảm bảo hệ thống định danh tự động tra cứu để hiển thị lên VNeID cho công dân.

Quí vị cũng đừng quên tra cứu xuphat.com để biết các phương tiện xe máy, ô tô của mình và người thân hiện có đang trong “vùng an toàn” hay “vùng báo động” xử phạt quí vị nhé.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI