Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Thời gian gần đây, khá nhiều người hoang mang khi nhận được cuộc gọi từ số lạ tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) thông báo nộp phạt nguội. Vậy theo quy định, CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?
CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thông qua hình ảnh từ hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, các ngã tư trọng điểm hoặc hình ảnh được người dân quay chụp gửi về địa điểm, hòm thư điện tử của Đội CGST hoặc đăng tải trên mạng xã hội.

Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý. Sau đó Trung tâm này tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin chủ phương tiện rồi thông báo vi phạm để xử phạt.

CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử theo quy định tại điểm c Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Vậy làm cách nào để biết mình có bị phạt nguội hay không? Bạn hãy làm theo hướng dẫn nhé:

Quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông thực hiện như sau:

Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông

Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hình ảnh phương tiện vi phạm giao thông được ghi lại.

Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất

Lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… Sau đó in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.

Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 3: Xác định thông tin phương tiện, chủ xe

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, CSGT nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:
– Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;

– Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính thì chuyển kết quả thu thập được đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

Bước 4: Gửi thông báo phát hiện vi phạm

Gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì yêu cầu đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).

Bước 5: Chủ phương tiện đến giải quyết vi phạm, nộp phạt.

Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Đến nay, đã có rất nhiều người dân phản ánh việc bị những số điện thoại lạ hoặc số điện thoại không xác định gọi đến tự xưng là số tổng đài CSGT.

Kịch bản thường thấy của các cuộc gọi này là yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản định sẵn hoặc cung cấp mã OTP nhằm chuyển tiền vào tài khoản của chúng để “xác minh, điều tra, xử lý phạt nguội”:

Nội dung cuộc gọi thường gặp
Nội dung cuộc gọi thường gặp

Như đã phân tích, CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản cho người dân, vì vậy mọi cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội đều là lừa đảo.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, cảnh giác với các cuộc gọi thông báo liên quan đến biên lai “phạt nguội”.

Đặc biệt là không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) cho bất kỳ ai.

Có thể bạn quan tâm:

Vui Lòng đánh giá

Xử phạt nhiều vụ báo chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng “tiếng lóng”

Trong lúc Cục CSGT Bộ Công an đang phối hợp cùng CSGT nhiều tỉnh thành quyết liệt với xử lý xử phạt ATGT nhất là tình trạng vi phạm nồng độ cồn thì tại nhiều nơi một số đối tượng lập nhóm trên mạng xã hội để báo chốt kiểm tra vi phạm. Vụ việc mới nhất vừa xảy ra, một người đàn ông ở Vũng Tàu thừa nhận đã dùng các cụm từ lóng như “đang phát quà”, “phát bong bóng”, “phát đổi tiền ngoại tệ”, “chiếu phim”, “trung thu” để ra hiệu cho các thành viên trong nhóm biết vị trí cảnh sát kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Còn tại Kon Tum một đối tượng khác cũng bị xử phạt với hành vi tương tự. Hành vi này phải đối mặt mức xử lý ra sao. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu.

Chiêu trò dùng tiếng lóng để né chốt kiểm tra nồng độ cồn

Ngày 6/10, Đội CSGT Công an thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) mời anh T.V.T (44 tuổi) đến làm việc về hành vi đăng thông tin báo chốt kiểm tra nồng độ cồn lên mạng xã hội.

Trước đó, giai đoạn tháng 4-9/2023, Công an thành phố Vũng Tàu phát hiện một tài khoản Facebook nhiều lần đăng thông tin lên hội nhóm với nội dung thông báo vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn của cánh sát giao thông. Từ thông tin trên, các thành viên trong hội nhóm đều biết các tuyến đường có tổ kiểm tra nồng độ cồn để né tránh.

Qua xác minh, công an xác định anh T là người đã đăng tải những thông tin báo chốt lên mạng.

Anh T sử dụng tiếng lóng để đăng thông báo về vị trí chốt cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn.
Anh T sử dụng tiếng lóng để đăng thông báo về vị trí chốt cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn.

Tại buổi làm việc, anh T thừa nhận đã dùng các từ như “đang phát quà”, “phát bong bóng”, “phát đổi tiền ngoại tệ”, “chiếu phim”, “trung thu” để ra hiệu cho các thành viên trong nhóm biết vị trí kiểm tra xử phạt nồng độ cồn.

Sau khi làm việc, Công an thành phố Vũng Tàu đã lập hồ sơ để xử phạt anh T theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

TIN LIÊN QUAN>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Đừng giỡn mặt với luật pháp

Trước đó, Công an tỉnh Kon Tum cũng vừa tiến hành làm việc với ông Đ.T.H (trú phường Trường Chinh, TP Kon Tum) để làm rõ về hành vi tạo lập, điều hành và quản trị nhóm zalo nhằm thông báo cho nhiều người né chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông khi ra quân thực hiện công tác kiểm tra.

Tại cơ quan công an, Đ.T.H đã khai nhận hành vi thành lập nhóm zalo hoạt động ở chế độ công khai để các thành viên đăng tải nhiều nội dung, thông tin thông báo địa điểm lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn để các thành viên biết và “né chốt”, tránh bị xử phạt vi phạm khi tham gia giao thông trong trạng thái đã sử dụng rượu bia.

Điều đặc biệt, các thành viên trong nhóm hoạt động rất tinh vi, tích cực. Đáng chú ý hơn, các thành viên còn quy ước sử dụng những từ ngữ thay thế, tiếng lóng như “quán nhậu”, “múa lân”, “hát kara”, “hát hò”, “bướm đậu”, “ong xanh”, “ong vàng”, “hút mật”, “bắn pháo hoa”... kèm theo đó là địa điểm để ám chỉ các vị trí mà lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.

Việc làm này gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng, tạo điều kiện cho những người vi phạm nắm được thông tin, đối phó với việc xử lý vi phạm của CSGT, ảnh hưởng xấu đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Trên cơ sở tài liệu thu thập, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H. theo quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) của Chính phủ.

Lực lượng Công an làm việc với ông H để làm rõ về hành vi vi phạm.
Lực lượng Công an làm việc với ông H để làm rõ về hành vi vi phạm.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không tham gia các hội nhóm có hoạt động thông báo chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc các hội nhóm khác có hoạt động tương tự gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của lực lượng chức năng, qua đó, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

TIN HOT>>Người đàn ông đòi đốt xe khi bị Cục CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn

 

 

 

Vui Lòng đánh giá

Ớn lạnh cả trăm tấn nội tạng động vật bẩn sắp lên bàn ăn

Việc phát hiện một vài tạ nội tạng động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Và hầu như tháng nào, các cơ quan chức năng cũng phát hiện, thu giữ rất nhiều trường hợp, trong đó có nhiều vụ hàng chục tấn, thậm chí trăm tấn, chủ yếu là phụ phẩm động vật (trứng non; chân gà; vú, dồi trường, tim, da, xương heo, bò, ngựa…).

Vậy qui định xử phạt hành vi nguy hại cho sức khỏe người dùng như thế nào? Mời quí vị tiếp tục cùng xuphat.com theo dõi chi tiết…

Một vụ bắt giữ thực phẩm bẩn
Một vụ bắt giữ thực phẩm bẩn

Vụ bắt giữ 90 tấn nội tạng “bẩn” sắp lên bàn ăn

Cụ thể, vào khoảng 0 giờ 50 phút ngày 6/9, tại Km 758 trên Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Đông Hà, Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát 76B-011.23, do Dương Thanh Tùng (42 tuổi), trú tại tỉnh Gia Lai điều khiển, trên xe vận chuyển gần nửa tấn nội tạng, nầm lợn “bẩn”.

Tại thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng. Bước đầu, tài xế xe ô tô khách khai nhận, số sản phẩm động vật nói trên được vận chuyển từ Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) vào tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ.

Trước đó, ít ngày, một vụ vận chuyển thực phẩm bẩn hàng đông lạnh với quy mô lớn nhất từ trước đến nay vừa được Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ khi kiểm tra 3 container di chuyển qua địa bàn.

Qua kiểm đếm, tổng số thực phẩm đông lạnh bị thu giữ lên đến gần 90 tấn hàng chuẩn bị đưa vế các tỉnh tiêu thụ. Trị giá ước tính gần 20 tỷ đồng.

Toàn bộ số hàng hóa bị thu giữ chủ yếu gồm sản phẩm động vật như thịt, nội tạng các loại từ bò, ngựa. Theo quan sát thông tin trên bao bì, một số loại nội tạng có xuất xứ từ nước ngoài nhưng đã hết hạn sử dụng từ khoảng 2 tháng nay.

Cận cảnh thịt bẩn không rõ nguồn gốc bị bắt giữ
Cận cảnh thịt bẩn không rõ nguồn gốc bị bắt giữ

Được biết: Các loại phụ phẩm động vật trên chủ yếu là hàng nhập lậu bằng nhiều con đường như tiểu ngạch, hàng tạm nhập tái xuất rồi tuồn ra nội địa, nhập dùng trong chăn nuôi nhưng lén làm thực phẩm cho người…

Dù được các bác sĩ khuyến cáo “hạn chế, không sử dụng…” phủ tạng động vật, Việt Nam là một trong các nước tiêu thụ các loại phụ phẩm động vật vào hàng top của thế giới.

Các món lòng lợn, vú dê, nầm bò… là món khoái khẩu của nhiều người nên không lạ khi các quán ăn luôn phục vụ cho thực khách những món này (dù các món này có thể có hoặc không có trong menu).

Tiếp theo mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu qui định xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

XEM THÊM>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên mạng để không bị xử phạt

Ai cũng biết: Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng giới hạn nào trong sử dụng ngôn từ để không xúc phạm, xâm hại đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác và không bị xử phạt? Câu hỏi không hề dễ trả lời.

Xuphat.com mời quý vị tìm hiểu qua vụ xử án bà Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng đồng phạm thực hiện về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy vụ án đã tạm khép lại, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù; Đặng Anh Quân 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân (nhân viên của bà Hằng) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.

Xử phạt nghiêm để răn đe, phòng ngừa tội phạm

Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín danh dự của các cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của nhiều người.

Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị xử phạt 3 năm tù, xuất phát từ những phát ngôn trên không gian mạng.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị xử phạt 3 năm tù, xuất phát từ những phát ngôn trên không gian mạng.

Hành vi của các bị cáo đã vi phạm điểm a, b, Khoản 3 Điều 16; điểm d, Khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng: “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” và điểm d, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013: “Nghiêm cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

Cũng theo HĐXX, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của cá nhân nên phải xử phạt nghiêm để răn đe và phòng ngừa tội phạm.

Xem thêm >> Hình ảnh “nóng” phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng

Được quyền tự do ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp luật

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tức là mỗi người đều được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến, phát ngôn…

Tuy nhiên, Điều 21 Hiến pháp cũng khẳng định rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Những thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Như vậy, pháp luật đã trao cho chúng ta quyền tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng quyền này phải nằm trong khuôn khổ, quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể – đơn cử như tự do ngôn luận nhưng vẫn phải đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư…

Trường hợp sử dụng quyền này để đi xúc phạm, vu khống xâm hại đến người khác thì chắc chắn sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định của pháp luật.

Người dùng mạng xã hội phải thận trọng khi thông tin về những điều riêng tư của người khác.
Người dùng mạng xã hội phải thận trọng khi thông tin về những điều riêng tư của người khác.

Về hậu quả pháp lý, việc cung cấp thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân trước tiên có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, người lợi dụng quyền tự do dân chủ để tổ chức, lôi kéo, dụ dỗ…người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng (đối với cá nhân) theo điểm c, khoản 4, Điều 7 Nghị định 144/2021.

Hoặc người nào cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (đối với tổ chức) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022).

Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng người có hành vi vi phạm phải đối diện với việc bị kiện để yêu cầu bồi thường về vật chất lẫn tinh thần do mình gây ra.

Đặc biệt, tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận để cung cấp thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý hình sự về các tội danh theo quy định tại các điều:

  • Điều 331 Bộ luật hình sự – Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù;
  • Điều 155 – Tội làm nhục người khác, với khung hình phạt cao nhất đến 5 năm tù;
  • Hoặc Điều 156 – Tội vu khống, có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù.

Trên đây là 1 số thông tin hữu ích xuphat.com dành cho quí vị. Rất mong quý vị hết sức cẩn trọng trong phát ngôn bởi mạng ảo nhưng hậu quả thật.

5/5 - (1 bình chọn)

Trục lợi từ thiện bị xử phạt như thế nào?

Từ bao đời nay, từ thiện là việc làm tốt đẹp, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn vượt qua nghịch cảnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt số tiền này. Vậy hành vi bất chấp đạo lý tình người này sẽ bị xử phạt như thế nào theo qui định pháp luật? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Phát hiện kẻ trục lợi từ việc ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư

Ngày 22/9, Công an TP Hà Nội cho biết, sau vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra quyên góp tiền ủng hộ, chia sẻ nỗi đau, mất mát với gia đình các nạn nhân.

Tuy nhiên, người dân cần cẩn trọng khi gửi tiền ủng hộ trên mạng xã hội, tránh để lòng tốt bị lợi dụng. Qua rà soát, Công an Hà Nội phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng việc ủng hộ các nạn nhân trong vụ cháy trên, đăng thông tin thất thiệt lên mạng xã hội để trục lợi.

Cụ thể, ngày 12/9, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện N.Q.T (SN 1999, trú quận Long Biên) lập nhóm hóng biến cháy lớn tại chung cư mini Khương Hạ. Mục đích để chia sẻ bài viết, thông tin liên quan đến vụ việc nhằm câu like.

Đến ngày 14/9, N.Q.T đã lợi dụng việc đăng bài kêu gọi ủng hộ nạn nhân vụ hỏa hoạn để mọi người trong nhóm quyên góp tiền vào tài khoản của anh ta. Sau khi đăng bài, T chưa nhận được bất kỳ khoản tiền ủng hộ nào.

Hiện trường vụ cháy ở Khương Hạ.
Hiện trường vụ cháy ở Khương Hạ.

Hai ngày sau đó, chị N.T.H (vợ của T) thấy chồng giả mạo bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, lên mạng xã hội kêu gọi ủng hộ tiền về tài khoản cá nhân là vi phạm pháp luật, nên đã xóa bài viết.

Hiện, Phòng Cảnh sát hình sự đang củng cố hồ sơ để xem xét các biện pháp xử lý đối với hành vi của N.Q.T.

Công an Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước những tài khoản mạng xã hội kêu gọi ủng hộ. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo mọi người cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện.

Khi ủng hộ, người dân cần yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ. Chỉ lựa chọn các quỹ, chương trình quyên góp ủng hộ do Nhà nước, đoàn thể được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ các cấp…

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mọi người báo cho cơ quan công an để kịp thời xử lý nghiêm, ngăn chặn vi phạm.

Chiếm đoạt tiền từ thiện bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Trách nhiệm hành chính

Nếu người kêu gọi quyên góp từ thiện có một trong các hành vi trên thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người vi phạm có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tịch thu toàn bộ số tiền đã kêu gọi, quyên góp được.

Chiếm đoạt, trục lợi tiền từ thiện sẽ bị xử phạt nghiêm minh
Chiếm đoạt, trục lợi tiền từ thiện sẽ bị xử phạt nghiêm minh

Trách nhiệm hình sự

Bên cạnh đó, nếu hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, cần xác định “hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền từ thiện” có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện.

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội.

Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, hành vi làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó.

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

TIN HOT>>Xem tại đây!!!

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI