Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Tiếp tục tạm giữ hai tài xế xe Lexus và Vinfast cố tình tông nhau

Liên quan vụ hai tài xế nam nữ xe ô tô hiệu Lexus và Vinfast tông nhau qua lại giữa giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đêm 20/11 thu hút sự chú ý của dư luận, Công an TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết vừa gia hạn tạm giữ cả hai. Trước đó, cả 2 bị bắt khẩn cấp sau khi xảy ra vụ việc…

Tạm giữ hai tài xế xe Lexus và Vinfast về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản

Ngày 24/11, Công an TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định gia hạn thời gian tạm giữ đối với hai tài xế điều khiển ô tô hiệu Lexus và Vinfast tông nhau tại ngã tư.

Hai tài xế này bị công an bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 21/11 để làm rõ hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.

Công an gia hạn thời gian tạm giữ với hai tài xế tông xe nhau giữa ngã tư.
Công an gia hạn thời gian tạm giữ với hai tài xế tông xe nhau giữa ngã tư.

Trước đó, đêm 20/11, Công an Bà Rịa nhận được tin báo về việc tài xế xe ô tô hiệu Lexus cố tình đâm vào xe hiệu Vinfast nên vào cuộc xác minh.

Công an xác định ô tô biển số 60A 86.048 hiệu Vinfast do bà P.H.B.T (31 tuổi, ngụ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) điều khiển và ô tô biển số 72A 34.335 hiệu Lexus do ông N.Đ.K (41 tuổi, ngụ Bà Rịa) điều khiển.

Hai tài xế xe Lexus và Vinfast khai gì?

Tại cơ quan công an, hai người này khai nhận có mối quan hệ quen biết nhau từ trước nên hẹn nhau tại một quán trà sữa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tại quán trà sữa, hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau rồi cùng điều khiển xe rời khỏi quán. Lúc này K điều khiển xe chạy trước, còn T lái xe đi theo phía sau.

Khi đi đến ngã tư Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh (TP Bà Rịa), T đã điều khiển ô tô Vinfast tông vào đuôi ô tô Lexus của K nhiều lần.

Vì bị tông nên K quay đầu xe, liên tục tông trực tiếp vào đầu xe của T, hậu quả hai xe ô tô hư hỏng nặng.

Chỉ khi có người dân can ngăn K mới dừng đâm xe T và lùi xe rồi bỏ đi. Sau đó T cũng lái xe rời hiện trường.

Hậu quả của vụ tông xe nhau của 2 tài xế Lexus và Vinfast
Hậu quả của vụ tông xe nhau của 2 tài xế Lexus và Vinfast

Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

XEM THÊM

 

Vui Lòng đánh giá

Chiêu mới “né” CSGT đo nồng độ cồn

Sau trào lưu “né” đo nồng độ cồn ở các chốt CSGT bằng việc hóa trang thành những người giao hàng của Shopee Food, Grab để đi nhậu, hiện nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc lại xuất hiện “chiêu thức” mới nhằm tránh bị kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn.  Chiêu trò gì? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Chiêu mới dùng xe đạp thể thao, xe đạp điện né CSGT

Những ngày qua, nhiều loại xe đạp thể thao, xe đạp điện được sắp xếp gọn gàng trên vỉa hè các quán nhậu tại TP. Buôn Ma Thuột từ tờ mờ tối đến khuya. Chủ nhân những phương tiện đó không phải là học sinh, người tập thể thao mà là những người đi nhậu với mục đích “né” việc đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.

Xe đạp thể thao, xe đạp điện dựng trên vỉa hè một quán nhậu trên đường Trần Phú (TP. Buôn Ma Thuột).
Xe đạp thể thao, xe đạp điện dựng trên vỉa hè một quán nhậu trên đường Trần Phú (TP. Buôn Ma Thuột).

Không biết từ bao giờ, những chiếc xe đạp thể thao dùng để rèn luyện, nâng cao sức khỏe trở thành phương tiện cho dân nhậu di chuyển với ý nghĩ đánh lừa lực lượng chức năng lầm tưởng mình đang đạp xe thể dục, tránh bị kiểm tra hành chính và đo nồng độ cồn. Sau nhiều lần trót lọt chạy qua chốt cảnh sát giao thông trong tâm thế thản nhiên, anh L.N.T.L. (phường Thành Công) chia sẻ: “Mỗi tuần, tôi thường có 2 – 3 cuộc vui tụ tập anh em cùng đi nhậu. Mỗi lần, chúng tôi sẽ hẹn ở một địa điểm khác nhau, có những nơi cách nhà tôi trên 10 km nên đi taxi sẽ rất tốn chi phí. Trong một lần đang đạp xe thể thao để rèn luyện sức khỏe, được bạn rủ đi nhậu, tôi đạp thẳng đến quán nhậu. Lần đó, tôi đạp xe về nhà qua mấy chốt CSGT nhưng không ai để ý, cũng không tốn một đồng đi taxi hay đổ xăng nào nên từ đó đã dùng xe đạp thể thao để đi nhậu”.

Không chỉ xe đạp thể thao, xe đạp điện cũng được các dân nhậu dùng làm phương tiện để “né” việc kiểm soát của CSGT. Một số người hay đi nhậu cho rằng, xe máy điện và đạp điện có tốc độ di chuyển tối đa từ 25 – 50 km/giờ nên nếu rơi vào trạng thái say xỉn vẫn an toàn hơn các phương tiện khác. Cùng với đó, CSGT cũng rất ít khi kiểm soát loại phương tiện này nên khả năng bị kiểm tra đo nồng độ cồn rất thấp.

Nhiều người kinh doanh xe đạp điện đánh vào tâm lý xử phạt ít để thu hút người mua.
Nhiều người kinh doanh xe đạp điện đánh vào tâm lý xử phạt ít để thu hút người mua.

Luật Giao thông đường bộ quy định: xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ. Bởi vậy, về tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện an toàn kỹ thuật và công tác quản lý đối với xe đạp điện, người điều khiển xe đạp điện… không bị điều chỉnh chặt chẽ như đối với phương tiện giao thông cơ giới. Do đó, xe đạp điện không phải đăng ký, cấp biển số, người điều khiển không bắt buộc phải có giấy phép lái xe…

Đây chính là “lỗ hổng” mà các dân nhậu tận dụng để “né” việc kiểm soát nồng độ cồn của cán bộ CSGT.

Mức xử phạt dành cho dân nhậu chạy xe đạp thể thao, xe đạp điện

Mặc dù vậy, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ: Người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 80 – 100 nghìn đồng. Người vi phạm vượt quá 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,25 – 0,4 mg/lít khí thở bị phạt 300 – 400 nghìn đồng. Mức phạt tăng lên 400 – 600 nghìn đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. “Dân nhậu” đã biết có mức phạt dành cho những phương tiện trên nhưng họ vẫn sử dụng. Nguyên nhân là do so với mức phạt nồng độ cồn của xe máy và xe ô tô từ 2 – 40 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 10 – 24 tháng (theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)) thì mức phạt của các phương tiện này còn nhẹ hơn rất nhiều lần.

Trên thực tế, xe đạp điện là phương tiện có gắn động cơ, lưu thông với tốc độ khá nhanh. Về nguyên lý, để đạt được cùng tốc độ, đường kính lốp nhỏ hơn thì số vòng quay phải lớn hơn, do đó độ văng lớn hơn. Trong khi đó, tiết diện tiếp xúc với mặt đường của lốp xe đạp điện khá nhỏ, dẫn tới độ ma sát với mặt đường kém nên khi di chuyển với tốc độ cao rất dễ gây tai nạn. Đặc biệt, trong trường hợp say xỉn, việc điều khiển phương tiện này khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều mối nguy hiểm hơn.

Lực lượng chức năng cần siết chặt việc quản lý các loại xe này và cần quy định chặt chẽ, với chế tài đủ sức răn đe đến đối tượng có hành vi vi phạm. Đồng thời, mỗi người dân nên có ý thức tốt, thực hiện đúng quy định của pháp luật, đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông để bảo vệ tính mạng của mình cũng như người khác.

XEM THÊM:

Vui Lòng đánh giá

Bình Định kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh vận tải từ 27/11

Bắt đầu từ ngày 27/11, Bình Định sẽ tiến hành tổ chức tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn.

Bình Định tiến hành kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh vận tải

UBND tỉnh Bình Định giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô thuộc quyền quản lý. Tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT kết quả kiểm tra theo thời gian quy định.

Đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo trật tự ATGT và kiềm chế TNGT đường bộ do phương tiện kinh doanh vận tải bằng ô tô gây ra, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh trước ngày 30/1/2024.

Sở GTVT tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch cho đợt kiểm tra này. Theo đó, đợt kiểm tra sẽ được tiến hành trong tuần tới, bắt đầu từ ngày 27/11. Đối tượng kiểm tra là các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng, tuyến cố định và đơn vị kinh doanh bến xe khách trên địa bàn Bình Định.

Thanh tra Sở GTVT Bình Định kiểm tra các phương tiện trên địa bàn.
Thanh tra Sở GTVT Bình Định kiểm tra các phương tiện trên địa bàn.

Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành nhiều nội dung như tình hình của đơn vị, pháp lý hoạt động, nơi đỗ xe, phương tiện và quản lý phương tiện, sử dụng lái xe, thiết bị giám sát hành trình, hợp đồng vận chuyển

Ngoài ra, Sở GTVT Bình Định cũng sẽ kiểm tra đối với đơn vị quản lý, khai thác kinh doanh bến xe khách về các nội dung như các đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách, thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết cho xe ra vào bến quy định, thực hiện quy định về giá dịch vụ cho xe ra vào bến…

Xem thêm >> Bộ Công an mở cao điểm xử phạt vi phạm nồng độ cồn ngày Tết

Theo Sở GTVT Bình Định, thời gian qua trên cả nước phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là vụ việc xe Thành Bưởi.

Do đó, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và kinh doanh bến xe khách trên địa bàn tỉnh giúp phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các tồn tại, vi phạm (nếu có), giúp các đơn vị kiểm tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật; kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và bến xe.

Xuân Quyên (theo Báo Giao thông)

Vui Lòng đánh giá

Mức xử phạt sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép

Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp cuối năm, tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng pháo trái phép thường có những diễn biến phức tạp. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra nhưng nhiều người vẫn bất chấp vì nhiều lý do trong đó lợi nhuận mua bán, sản xuất pháo quá cao còn đốt pháo để thoả mãn thú vui chết người. Dưới góc độ pháp lý, các hành vi trên sẽ bị xử phạt thế nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để rút ra bài học cảnh giác, quí vị nhé…

Một đường dây mua bán trái phép pháo nổ quy mô lớn bị Công an Nghệ An triệt phá
Một đường dây mua bán trái phép pháo nổ quy mô lớn bị Công an Nghệ An triệt phá

Mức xử phạt vi phạm hành chính hành vi sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép

Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm” như sau:

  •           Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  •           Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo; Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức. Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
  •           Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Xử lý hình sự sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép

Theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người có các hành vi sai phạm về pháo sẽ bị xử phạt như sau:

 Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với  hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

+ Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.

+ Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120  kilôgam trở lên.

Đối với pháp nhân thương mại có các hành vi vi phạm nêu trên bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm ( Điều 191)

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.

+ Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 120 ki ôgam trở lên

Đối với pháp nhân thương mại có các hành vi vi phạm nêu trên bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

  •        Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  •        Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  •       Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Một nạn nhân của pháo nổ
Một nạn nhân của pháo nổ

 Xử lý hành vi đốt pháo gây rối trật tự công cộng 

Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự công cộng quy định: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. (Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù).

XEM THÊM

 

Vui Lòng đánh giá

Từ chối đo nồng độ cồn có thể bị tước bằng 2 năm

Những ngày qua, lực lượng CSGT đang ráo riết tổng kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, đặc biệt là nồng độ cồn. Thế nhưng có không ít trường hợp người vi phạm cố tình từ chối đo nồng độ cồn khi CSGT yêu cầu. 

Hiện nay, để đảm bảo giao thông, lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức lập các chốt kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện còn có thái độ, hành vi bất hợp tác. Vậy trong trường hợp từ chối kiểm tra nồng độ cồn từ CSGT sẽ xử lý thế nào?

Từ chối đo nồng độ cồn có thể bị tước bằng 2 năm

Trên thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về chế tài xử phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Theo đó, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ là trái quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đây cũng là khung hình phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

Cụ thể, việc từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn của tài xế sử dụng các phương tiện đi lại hoặc làm việc sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo loại phương tiện sử dụng. Trong đó:

Tại khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển phương tiện là xe ô tô và các loại xe tương tự nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng. Đồng thời có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng; bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.

Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt mức cao nhất.
Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt mức cao nhất.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ, người điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng; bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.

Xem thêm >> TPHCM: Phát hiện nhiều tài xế sử dụng ma túy

Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7). Đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 – 24 tháng.

Ngoài ra, đối với người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).

Như vậy, việc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất đối với vi phạm nồng độ cồn theo khung hình phạt hiện hành. Theo đó, người tham gia giao thông nên chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng.

Xuân Quyên (tổng hợp)

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI