Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Vì sao uống bia, rượu tối hôm trước hôm sau vẫn vi phạm nồng độ cồn?

Hiện nay, Cục CSGT phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) các địa phương đang tăng cường các chốt kiểm tra vi phạm về giao thông, trong đó có xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn rất quyết liệt. Nhiều người khi bị xử phạt phân trần và thắc mắc với CSGT rằng uống bia rượu từ hôm trước nhưng vì sao hôm sao vẫn bị phạt? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu tình huống này để rút ra bài học cho bản thân…

Rất khó xác đinh uống bia rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong hơi thở

“Rất khó xác định được cụ thể sau khi uống bia, rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong hơi thở vì còn tùy thuộc vào lượng rượu, bia đã uống và thể trạng của người uống”, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Mức xử phạt rất cao, việc kiểm soát các lái xe điều khiển phương tiện giao thông có vi phạm nồng độ cồn rất chặt chẽ, nhưng tình trạng người dân phớt lờ quy định, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc vẫn xảy ra.

Nhiều lái xe cho rằng mình uống rượu từ hôm qua, hoặc cho rằng mình chỉ nhấp một chút nước hoa quả có cồn không thể nào còn lượng cồn trong máu.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, thời gian từ lúc uống rượu đến khi để xét nghiệm âm tính khi kiểm tra phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

“Bạn phải xem mình uống lượng rượu bao nhiêu, nồng độ cồn trong rượu bao nhiêu. Nếu uống càng nhiều thì nồng độ càng cao. Đồng thời, người uống cần phải xem xét các yếu tố khác, thí dụ như nếu uống lúc đói thì hấp thụ rượu càng nhanh. Những người uống rượu kéo dài, uống triền miên thì rượu tồn tại trong người sẽ lâu hơn. Một số trường hợp cá biệt thì phụ thuộc vào cơ thể”, bác sĩ Nguyên cho hay.

Do đó, có những trường hợp sau 24 giờ vẫn còn dương tính nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

Việc sử dụng một số loại đồ uống như socola, hoa quả lên men, dạng thuốc siro cảm cúm, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng có một chút ethanol hay một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men, tạo ra lượng cồn trong hơi thở cũng là quan ngại với nhiều người dân khi lưu thông phương tiện giao thông.

Về vấn đề này, bác sĩ Nguyên cho hay, nếu không may ăn phải những đồ ăn thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15-30 phút mới tham gia giao thông, vì nếu không may kiểm tra sẽ có một chút ethanol trong hơi thở.

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, thời gian để cơ thể âm tính với nồng độ cồn sau khi uống rượu bia không chỉ phụ thuộc vào lượng tiêu thụ mà còn ảnh hưởng bởi đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.

“Ở người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau một giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết một đơn vị cồn (tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn một đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ tiếp theo.

Như vậy, khi uống một đơn vị cồn, người khỏe mạnh phải mất từ 2-3 giờ, cơ thể mới trở về trạng thái bình thường. Những người có chức năng gan suy yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm, thời gian sẽ lâu hơn”, bà Trang cho hay.

Tuy nhiên, khi tham gia các cuộc nhậu, số lượng uống sẽ vượt xa con số một đơn vị cồn. Do đó, để có thể tự lái xe và không bị phạt, người dân cần rất nhiều thời gian để nồng độ cồn trong cơ thể về mức âm tính.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cũng cho biết, trung bình cơ thể người có thể đào thải khoảng 12-14g cồn trong một giờ.

Cục CSGT đang quyết liệt xử phạt vi phạm nồng độ cồn
Cục CSGT đang quyết liệt xử phạt vi phạm nồng độ cồn

XEM THÊM>>Chủ xe chịu trách nhiệm gì vụ tài xế Thành Bưởi bị giữ bằng vẫn lái xe gây tai nạn kinh hoàng?

Uống một lon bia mất một giờ giải rượu

“Nếu uống 1 lon Heineken, sau 1 tiếng đồng hồ cơ thể sẽ hết men, và người dân có thể lái xe ô-tô mà không sợ phạm luật. Nếu uống nhiều hơn, hoặc uống loại rượu nặng hơn, thì phải đợi lâu hơn mới có thể tránh được phạt”, bác sĩ Thu chia sẻ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một đơn vị uống chuẩn (ly tiêu chuẩn) chứa 10 gam cồn. Một ly tiêu chuẩn tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 vại bia hơi (330ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml).

Do đó, để nồng độ cồn dưới 0,25mg/lít khí thở, đàn ông không nên uống quá 2 ly tiêu chuẩn trong giờ đầu tiên và không uống quá 1 ly tiêu chuẩn tiếp theo trong mỗi giờ sau đó. Với phụ nữ, không nên uống quá một ly tiêu chuẩn và không quá 1 ly tiêu chuẩn trong mỗi giờ tiếp theo.

“Luật thì quy định và phạt rất nặng, nhưng hậu quả khôn lường của lái xe khi vừa mới uống rượu bia thì nguy hiểm hơn nhiều. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cứ 10 vụ tai nạn thì có tới hơn 1 người không bao giờ còn cơ hội đoàn tụ với gia đình, người thân nữa. Đó thực sự là “mức phạt” tàn khốc nhất. Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại cho bản thân người lái xe mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của những người chung quanh”, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu nói.

Do đó, để an toàn cho bản thân, cho mọi người chung quanh, không vi phạm pháp luật, Bộ Y tế khuyến cáo tốt nhất đã uống rượu bia thì không lái xe, nếu lái xe thì không uống rượu bia.

Nhiều người uống bia rượu từ đêm trước đến hôm sau vẫn bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn
Nhiều người uống bia rượu từ đêm trước đến hôm sau vẫn bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Hi vọng những thông tin mà xuphat.com vừa cung cấp sẽ giúp quí vị có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân tránh bị xử phạt hoặc gây tai nạn giao thông vì bia rượu. Tra cứu xuphat.com để biết thông tin phạt nguội nhanh nhất.

TIN HOT>>Thắc mắc: Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

Thắc mắc: Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

Theo điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, cụ thể phạt nguội là 1 năm, quá thời hạn thì không thi hành quyết định nữa, trừ một số trường hợp…Trường hợp nào? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Chủ phương tiện cần làm gì khi quyết định xử phạt nguội quá 1 năm?

Thời gian qua, hình thức phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Trên thực tế, hình thức này đã được áp dụng được khá lâu, thế nhưng không ít người chưa nắm bắt rõ các quy định về hình thức phạt nguội ở trên.

Trước hết, người tham gia giao thông phải hiểu phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thông qua hệ thống lắp camera. Hệ thống camera sẽ được lắp trên các tuyến đường cao tốc hay trên các tuyến đường, ngã tư trọng điểm.

Theo đó, các thông tin, hình ảnh của phương tiện vi phạm khi thu thập được sẽ gửi về trung tâm xử lý. Sau đó, trung tâm này sẽ in ra, truy xuất thông tin người và xe, xác định chính xác chủ phương tiện cũng như địa chỉ của chủ phương tiện để thông báo cho đối tượng vi phạm hành chính.

Theo điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, tính từ thời điểm hành vi vi phạm hành chính kết thúc. Quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Cán bộ Trung tâm Điều khiển giao thông Hà Nội trực hệ thống camera giám sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Cán bộ Trung tâm Điều khiển giao thông Hà Nội trực hệ thống camera giám sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Nhiều ý kiến cho rằng, liệu có trường hợp người vi phạm giao thông cố tình trốn tránh, trì hoãn, không thi hành quyết định xử phạt hành chính hay không? Bởi thực tế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính chỉ là 1 năm và có thể có những trường hợp “câu giờ” không chịu nộp phạt.

Về vấn đề này, quy định pháp luật cũng nêu rõ, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Bởi vậy, nếu người có hành vi vi phạm cố ý trốn tránh, trì hoãn thì lỗi phạt nguội sẽ không tự động xoá. Khi người vi phạm không nộp phạt, thì tiền lãi từ số tiền xử phạt càng nhiều. Lúc này, người có hành vi vi phạm sẽ càng bị thiệt hại về kinh tế.

Trong trường hợp này, người bị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chứng minh được bản thân không có hành vi trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định và được chấp thuận, thì sẽ đóng phạt theo mức phạt trong quyết định phạt nguội ban đầu. Nếu có hành vi trốn tránh, trì hoãn thì người đó sẽ phải đóng tiền phạt và thêm một khoản tiền chậm nộp phạt tương ứng với thời hạn 1 năm.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư 153/2013 của Bộ Tài chính quy định quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó, mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05%, trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Nếu người vi phạm thuộc trường hợp được phép đóng phạt nhiều lần (mức phạt trên 15 triệu đối với cá nhân, có khó khăn về kinh tế được UBND cấp xã xác nhận), thì sẽ được nộp phạt trong thời hạn 6 tháng.

XEM THÊM>>Dắt xe máy sau khi uống rượu bia có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

Trong một thời gian dài, không ít người dân có định kiến về việc “xin – cho” trong xử lý vi phạm giao thông và thiếu sự tin tưởng vào công tác của lực lượng chức năng. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc xử phạt nguội thông qua hình ảnh sẽ càng đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, khiến người dân tin tưởng và chấp hành cũng tốt hơn.

Số ít cũng không tránh được có trường hợp khổ chủ bị xử phạt nguội oan. Thực tế đã từng xảy ra, có nhiều trường hợp khi đi đăng kiểm, chủ xe mới ngỡ ngàng phát hiện xe mình bị từ chối đăng kiểm do có lỗi phạt nguội chưa được xử lý.

Khi chủ phương tiện xem hình ảnh vi phạm thì phát hiện biển số thì đúng, nhưng chủng loại thì không phải xe của mình hoặc biển số xe đúng nhưng màu xe khác. Thậm chí, có những xe màu sơn cũng như chủng loại xe không giống xe của chủ phương tiện.

 

Cần thường xuyên tra cứu để tránh việc bị xử phạt oan
Cần thường xuyên tra cứu để tránh việc bị xử phạt oan

Theo các chuyên gia pháp lý, đối với những tình huống như vậy, trước hết người có phương tiện phải kiểm tra hồ sơ, hình ảnh chứng minh hành vi vi phạm và xem nguyên nhân vì sao dẫn đến việc bị xử phạt nguội oan.

Tiếp đó, chủ phương tiện cần xuất trình đẩy đủ giấy tờ hợp pháp với cơ quan chức năng, để chứng minh rằng phương tiện trong hình ảnh vi phạm Luật giao thông không phải xe của mình. Từ đó, chủ phương tiện sẽ được xoá lỗi phạt nguội trên hệ thống của CSGT giao thông.

Có thể thấy, hình thức phạt nguội bằng hình ảnh là một trong những biện pháp rất hữu hiệu, nhằm kéo giảm vi phạm, nâng cao ý thức của người dân, qua đó giảm tai nạn giao thông.

Do đó, trên cả nước, rất cần mở rộng hệ thống camera giám sát, thu thập thông tin, tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự cho công tác xử phạt nguội.

Tra cứu xử phạt nhanh chóng tránh rắc rối không đáng có, quí vị cần truy cập www. xuphat.com sẽ có ngay kết quả và những hướng dẫn cần thiết nhất.

TIN NÓNG>>Chủ xe chịu trách nhiệm gì vụ tài xế Thành Bưởi bị giữ bằng vẫn lái xe gây tai nạn kinh hoàng?

 

Chủ xe chịu trách nhiệm gì vụ tài xế Thành Bưởi bị giữ bằng vẫn lái xe gây tai nạn kinh hoàng?

Một vụ việc kinh hoàng và thương tâm vừa xảy ra khi tài xế Hoàng Văn Tính của công ty Thành Bưởi đã bị tạm giữ giấy phép lái xe nhưng vẫn được giao điều khiển phương tiện và gây tai nạn khiến 5 người tử vong. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Vậy chủ xe Thành Bưởi chịu trách nhiệm gì trong vụ việc thương tâm này?

Đủ căn cứ để xử lý hình sự tài xế

Ngày 1/10, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đã lấy lời khai bước đầu của tài xế Hoàng Văn Tính – lái xe của công ty Thành Bưởi.

Tài xế Tính khai nhận, tại thời điểm điều khiển phương tiện gây ra tai nạn trên quốc lộ 20 khiến 5 người tử vong, Tính đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tạm giữ bằng lái xe 3 tháng về hành vi điều khiển ô tô khách quá tốc độ quy định.

Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện ô tô giường nằm như trên phải có giấy phép lái xe hạng E trở lên.

Đến nay, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, tạm giữ tài xế Hoàng Văn Tính để điều tra, chưa khởi tố bị can.

Theo quy định, tài xế điều khiển xe khách trong thời gian bị tước bằng lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 5 người và thiệt hại về sức khỏe, tài sản khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi này đủ căn cứ để bị xử lý trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Đồng thời, tài xế phải tự mình hoặc liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân bị thiệt mạng; bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản của những nạn nhân, bị hại khác.

Xe khách 16 chỗ bị bẹp dúm sau vụ tai nạn.
Xe khách 16 chỗ bị bẹp dúm sau vụ tai nạn.

Tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả như trên sẽ bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.

Thậm chí có thể bị phạt tù từ 7 – 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên…

“Như vậy, người không có bằng lái xe gây tai nạn nghiêm trọng như vụ tai nạn trên quốc lộ 20 giữa xe Thành Bưởi và xe Hải Đăng có thể bị phạt tù đến 15 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 5 năm”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Chủ xe Thành Bưởi phải chịu trách nhiệm gì?

Phân tích rõ về trách nhiệm của chủ xe Thành Bưởi khi tài xế của công ty đã bị tạm giữ giấy phép lái xe trước đó 3 tháng nhưng vẫn điều khiển xe và gây tai nạn khiến 5 người tử vong, các luật sư cho rằng, nếu chủ xe biết tài xế đang bị tạm giữ giấy phép lái xe hoặc buộc phải biết (vì xe bị xử phạt trước đó), chủ xe phải điều tài xế khác để điều khiển phương tiện.

Nếu chủ xe vẫn giao xe cho tài xế bị tạm giữ giấy phép lái xe thì có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Trong vụ tai nạn trên quốc lộ 20 giữa xe Thành Bưởi và xe Hải Đăng, chủ xe là bên sử dụng lao động nên phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân và gia đình của người bị thiệt mạng. Sau đó, giữa chủ xe và tài xế sẽ phân định trách nhiệm liên đới bồi thường.

Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên QL20
Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên QL20

Xe Thành Bưởi nhiều lần vi phạm tốc độ

Liên quan đến vụ tai nạn trên quốc lộ 20 giữa xe khách Thành Bưởi và xe khách Hải Đăng (16 chỗ), tại buổi làm việc với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chiều 30/9, đại tá Trần Anh Sơn, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, công an tỉnh này đã xử phạt xe Thành Bưởi 8 lần với lỗi vi phạm tốc độ.

Trước đó vào tối 23/7, một xe khách giường nằm của công ty Thành Bưởi lưu thông trên quốc lộ 20 đã xảy ra va chạm với một xe máy làm 2 người chết, xe Thành Bưởi cũng vi phạm tốc độ.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ IV, qua kiểm tra camera giám sát hành trình của xe Thành Bưởi vào rạng sáng 30/9, xe này đã vượt trái một chiếc xe tải chạy cùng chiều, va vào đuôi xe tải và chạy sang làn đường bên kia, đâm trực diện vào xe ô tô 16 chỗ đang chạy ngược lại. Lúc này xe Thành Bưởi đang chạy tốc độ 69km/h, trong khi đoạn đường này chỉ cho phép chạy 50km/h.

Ông Thành còn cho rằng, thực tế lái xe Thành Bưởi và một số xe khách khác khi đi trên quốc lộ 20 thường xuyên lấn làn khiến nhiều xe gắn máy phải leo lên lề để đi.

XEM THÊM>>Tra cứu phạt nguội ô tô xe máy nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Lấn làn gây tai nạn thương tâm

Theo báo cáo của Công an huyện Định Quán, khoảng 2h25 sáng 30/9, tài xế Hoàng Văn Tính (ngụ xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lái xe khách của công ty Thành Bưởi BKS 50F-004.83, chở 32 hành khách lưu thông trên quốc lộ 20 hướng từ Dầu Giây đi Đà Lạt.

Khi đến ấp 3, xã Phú Vinh, Tính cho xe Thành Bưởi vượt bên trái xe tải BKS 60C-345.13 (chưa xác định được tài xế) lưu thông cùng chiều phía trước và đã đâm vào phía sau xe này.

Sau đó, xe Thành Bưởi lao qua phần đường ngược lại, đâm trực diện vào xe ô tô loại 16 chỗ BKS 86B-015.75 hiệu Hải Đăng do tài xế Nguyễn Văn Cảnh (33 tuổi, ngụ huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) điều khiển. Trên xe Hải Đăng lúc này chở theo 8 hành khách.

Hậu quả, vụ tai nạn làm bốn người trên xe Hải Đăng tử vong gồm: Tài xế Nguyễn Văn Cảnh và các hành khách Nguyễn Xuân Khang (17 tuổi, ngụ xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), Nguyễn Anh Tuấn (47 tuổi, ngụ xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), Đoàn Thị Liên (59 tuổi, xã Mê Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận).

Năm người khác cũng thuộc xe Hải Đăng bị thương gồm: Đinh Trần Thúy Ngọc (27 tuổi), Giang Thị Ba (63 tuổi), cùng ngụ xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận; Lê Cần Thiện (30 tuổi), Phạm Thị Mót (45 tuổi) và Bùi Thị Thu Huyền, cùng ngụ tại xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Đến sáng 1/10, bà Phạm Thị Mót đã tử vong vì bị thương quá nặng.

Cơ quan chức năng thăm viếng và động viên các nạn nhân đang nằm viện
Cơ quan chức năng thăm viếng và động viên các nạn nhân đang nằm viện

Qua vụ việc thương tâm này, chúng tôi rất mong các tài xế, chủ xe có trách nhiệm hơn khi cầm vô lăng bởi từ lúc này tính mạng của rất nhiều người vô tội đang trong tay của các anh.

Trung cập nhanh xuphat.com để biết mình có vi phạm luật giao thông hay không. Tránh những rắc rối không đáng có quí vị nhé.

TIN NÓNG>>Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm nồng độ cồn còn giả mạo nhà báo VTV

 

Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm nồng độ cồn còn giả mạo nhà báo VTV

Trong diễn biến mới nhất chiến dịch lập lại trật tự ATGT và xử lý vi phạm nồng độ cồn do Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an tiến hành. Sau khi vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung, Nguyễn Quang Hưng đến cơ quan chức năng trình ra 3 thẻ công tác ở VTV. Ngay sau đó, Hưng đã bị tạm giữ  khẩn cấp vì các thẻ này đều là giả. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi chi tiết vụ việc…

Vi phạm nồng độ cồn mức “kịch khung” còn giả mạo nhà báo

Ngày 29-9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Nguyễn Quang Hưng (SN 1986; trú tại Hà Nội) để điều tra hành vi phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trước đó, tối 20-9, Tổ công tác của Cục CSGT và Công an TP Thái Nguyên phối hợp kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn tại đường Bến Oánh (TP Thái Nguyên). Khoảng hơn 21 giờ cùng ngày, Tổ công tác dừng ôtô mang BKS 30E- 317.xx do tài xế Nguyễn Quang Hưng điều khiển.

Qua kiểm tra, CSGT phát hiện tài xế Hưng vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,497 mg/L khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với tài xế Hưng. Quá trình lập biên bản, tài xế này khai nhận nghề nghiệp là nhà báo.

Đến 8 giờ phút 30 ngày 28-9, Nguyễn Quang Hưng đến Phòng CSGT Công an Thái Nguyên để giải quyết vi phạm về nồng độ cồn. Tài xế Hưng xuất trình 3 thẻ gồm: 1 thẻ nhà báo phóng viên với chức vụ “phó quyền trưởng ban thời sự – ban an toàn giao thông của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)”; 1 thẻ nhà báo phóng viên VTV và 1 thẻ nhà báo với chức danh “phó trưởng ban thời sự VTV”.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định số thẻ trên của Nguyễn Quang Hưng là giả nên đã báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tiến hành xác minh tại Công an phường nơi tài xế Hưng cư trú, cơ quan chức năng sở tại cho biết Nguyễn Quang Hưng đã có 2 tiền án, 1 tiền sự.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ hình sự 3 ngày với Nguyễn Quang Hưng để tiếp tục điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn

Giả mạo giấy tờ bị xử lý xử phạt như thế nào?

Theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được qui định như sau:

+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…).

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.

+ Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, mức xử phạt được quy định như sau:

– Khung 01:

Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 – 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 03:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt  rất nặng
Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt rất nặng

Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo, người phạm tội còn có thể bị xử phạt về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức xử phạt cao nhất là 12 – 20 năm tù hoặc tù chung thân.

XEM THÊM>>Dắt xe máy sau khi uống rượu bia có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

 

Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

Như quí vị thấy, thực trạng thực phẩm “bẩn, không rõ nguồn gốc” đang tràn lan trên khắp mọi miền đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn là hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nếu tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi đó thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn sẽ bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

  1. e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  2. a) Làm chết 03 người trở lên;
  3. b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
  4. c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  5. d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

  1. e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù lên đến 20 năm hoặc bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cận cảnh thịt bẩn bị cơ quan chức năng bắt giữ
Cận cảnh thịt bẩn bị cơ quan chức năng bắt giữ

TIN HOT>>Thêm nhiều trưởng, phó công an phường và thành phố bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn

Xử lý hành chính tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn

Nếu tính chất, mức độ của hành vi Buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn gây ra chưa đủ để xử lý hình sự thì cá nhân hay tổ chức sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

Điều 4. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
  3. b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  4. c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
  5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
  6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
  7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  8. a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
  9. b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  10. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  11. Hình thức xử phạt bổ sung:
  12. a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
  13. b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
  14. c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
  15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  16. a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
  17. b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.”

“Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 4 trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thực phẩm bẩn qua chế biến vô tư lên bàn ăn của thực khách
Thực phẩm bẩn qua chế biến vô tư lên bàn ăn của thực khách

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng,… Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;…

TIN LIÊN QUAN>>Ớn lạnh cả trăm tấn nội tạng động vật bẩn sắp lên bàn ăn

 

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI