Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Chủ xe chịu trách nhiệm gì vụ tài xế Thành Bưởi bị giữ bằng vẫn lái xe gây tai nạn kinh hoàng?

Một vụ việc kinh hoàng và thương tâm vừa xảy ra khi tài xế Hoàng Văn Tính của công ty Thành Bưởi đã bị tạm giữ giấy phép lái xe nhưng vẫn được giao điều khiển phương tiện và gây tai nạn khiến 5 người tử vong. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Vậy chủ xe Thành Bưởi chịu trách nhiệm gì trong vụ việc thương tâm này?

Đủ căn cứ để xử lý hình sự tài xế

Ngày 1/10, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đã lấy lời khai bước đầu của tài xế Hoàng Văn Tính – lái xe của công ty Thành Bưởi.

Tài xế Tính khai nhận, tại thời điểm điều khiển phương tiện gây ra tai nạn trên quốc lộ 20 khiến 5 người tử vong, Tính đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tạm giữ bằng lái xe 3 tháng về hành vi điều khiển ô tô khách quá tốc độ quy định.

Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện ô tô giường nằm như trên phải có giấy phép lái xe hạng E trở lên.

Đến nay, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, tạm giữ tài xế Hoàng Văn Tính để điều tra, chưa khởi tố bị can.

Theo quy định, tài xế điều khiển xe khách trong thời gian bị tước bằng lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 5 người và thiệt hại về sức khỏe, tài sản khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi này đủ căn cứ để bị xử lý trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Đồng thời, tài xế phải tự mình hoặc liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân bị thiệt mạng; bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản của những nạn nhân, bị hại khác.

Xe khách 16 chỗ bị bẹp dúm sau vụ tai nạn.
Xe khách 16 chỗ bị bẹp dúm sau vụ tai nạn.

Tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả như trên sẽ bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.

Thậm chí có thể bị phạt tù từ 7 – 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên…

“Như vậy, người không có bằng lái xe gây tai nạn nghiêm trọng như vụ tai nạn trên quốc lộ 20 giữa xe Thành Bưởi và xe Hải Đăng có thể bị phạt tù đến 15 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 5 năm”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Chủ xe Thành Bưởi phải chịu trách nhiệm gì?

Phân tích rõ về trách nhiệm của chủ xe Thành Bưởi khi tài xế của công ty đã bị tạm giữ giấy phép lái xe trước đó 3 tháng nhưng vẫn điều khiển xe và gây tai nạn khiến 5 người tử vong, các luật sư cho rằng, nếu chủ xe biết tài xế đang bị tạm giữ giấy phép lái xe hoặc buộc phải biết (vì xe bị xử phạt trước đó), chủ xe phải điều tài xế khác để điều khiển phương tiện.

Nếu chủ xe vẫn giao xe cho tài xế bị tạm giữ giấy phép lái xe thì có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Trong vụ tai nạn trên quốc lộ 20 giữa xe Thành Bưởi và xe Hải Đăng, chủ xe là bên sử dụng lao động nên phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân và gia đình của người bị thiệt mạng. Sau đó, giữa chủ xe và tài xế sẽ phân định trách nhiệm liên đới bồi thường.

Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên QL20
Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên QL20

Xe Thành Bưởi nhiều lần vi phạm tốc độ

Liên quan đến vụ tai nạn trên quốc lộ 20 giữa xe khách Thành Bưởi và xe khách Hải Đăng (16 chỗ), tại buổi làm việc với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chiều 30/9, đại tá Trần Anh Sơn, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, công an tỉnh này đã xử phạt xe Thành Bưởi 8 lần với lỗi vi phạm tốc độ.

Trước đó vào tối 23/7, một xe khách giường nằm của công ty Thành Bưởi lưu thông trên quốc lộ 20 đã xảy ra va chạm với một xe máy làm 2 người chết, xe Thành Bưởi cũng vi phạm tốc độ.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ IV, qua kiểm tra camera giám sát hành trình của xe Thành Bưởi vào rạng sáng 30/9, xe này đã vượt trái một chiếc xe tải chạy cùng chiều, va vào đuôi xe tải và chạy sang làn đường bên kia, đâm trực diện vào xe ô tô 16 chỗ đang chạy ngược lại. Lúc này xe Thành Bưởi đang chạy tốc độ 69km/h, trong khi đoạn đường này chỉ cho phép chạy 50km/h.

Ông Thành còn cho rằng, thực tế lái xe Thành Bưởi và một số xe khách khác khi đi trên quốc lộ 20 thường xuyên lấn làn khiến nhiều xe gắn máy phải leo lên lề để đi.

XEM THÊM>>Tra cứu phạt nguội ô tô xe máy nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Lấn làn gây tai nạn thương tâm

Theo báo cáo của Công an huyện Định Quán, khoảng 2h25 sáng 30/9, tài xế Hoàng Văn Tính (ngụ xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lái xe khách của công ty Thành Bưởi BKS 50F-004.83, chở 32 hành khách lưu thông trên quốc lộ 20 hướng từ Dầu Giây đi Đà Lạt.

Khi đến ấp 3, xã Phú Vinh, Tính cho xe Thành Bưởi vượt bên trái xe tải BKS 60C-345.13 (chưa xác định được tài xế) lưu thông cùng chiều phía trước và đã đâm vào phía sau xe này.

Sau đó, xe Thành Bưởi lao qua phần đường ngược lại, đâm trực diện vào xe ô tô loại 16 chỗ BKS 86B-015.75 hiệu Hải Đăng do tài xế Nguyễn Văn Cảnh (33 tuổi, ngụ huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) điều khiển. Trên xe Hải Đăng lúc này chở theo 8 hành khách.

Hậu quả, vụ tai nạn làm bốn người trên xe Hải Đăng tử vong gồm: Tài xế Nguyễn Văn Cảnh và các hành khách Nguyễn Xuân Khang (17 tuổi, ngụ xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), Nguyễn Anh Tuấn (47 tuổi, ngụ xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), Đoàn Thị Liên (59 tuổi, xã Mê Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận).

Năm người khác cũng thuộc xe Hải Đăng bị thương gồm: Đinh Trần Thúy Ngọc (27 tuổi), Giang Thị Ba (63 tuổi), cùng ngụ xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận; Lê Cần Thiện (30 tuổi), Phạm Thị Mót (45 tuổi) và Bùi Thị Thu Huyền, cùng ngụ tại xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Đến sáng 1/10, bà Phạm Thị Mót đã tử vong vì bị thương quá nặng.

Cơ quan chức năng thăm viếng và động viên các nạn nhân đang nằm viện
Cơ quan chức năng thăm viếng và động viên các nạn nhân đang nằm viện

Qua vụ việc thương tâm này, chúng tôi rất mong các tài xế, chủ xe có trách nhiệm hơn khi cầm vô lăng bởi từ lúc này tính mạng của rất nhiều người vô tội đang trong tay của các anh.

Trung cập nhanh xuphat.com để biết mình có vi phạm luật giao thông hay không. Tránh những rắc rối không đáng có quí vị nhé.

TIN NÓNG>>Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm nồng độ cồn còn giả mạo nhà báo VTV

 

Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm nồng độ cồn còn giả mạo nhà báo VTV

Trong diễn biến mới nhất chiến dịch lập lại trật tự ATGT và xử lý vi phạm nồng độ cồn do Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an tiến hành. Sau khi vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung, Nguyễn Quang Hưng đến cơ quan chức năng trình ra 3 thẻ công tác ở VTV. Ngay sau đó, Hưng đã bị tạm giữ  khẩn cấp vì các thẻ này đều là giả. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi chi tiết vụ việc…

Vi phạm nồng độ cồn mức “kịch khung” còn giả mạo nhà báo

Ngày 29-9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Nguyễn Quang Hưng (SN 1986; trú tại Hà Nội) để điều tra hành vi phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trước đó, tối 20-9, Tổ công tác của Cục CSGT và Công an TP Thái Nguyên phối hợp kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn tại đường Bến Oánh (TP Thái Nguyên). Khoảng hơn 21 giờ cùng ngày, Tổ công tác dừng ôtô mang BKS 30E- 317.xx do tài xế Nguyễn Quang Hưng điều khiển.

Qua kiểm tra, CSGT phát hiện tài xế Hưng vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,497 mg/L khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với tài xế Hưng. Quá trình lập biên bản, tài xế này khai nhận nghề nghiệp là nhà báo.

Đến 8 giờ phút 30 ngày 28-9, Nguyễn Quang Hưng đến Phòng CSGT Công an Thái Nguyên để giải quyết vi phạm về nồng độ cồn. Tài xế Hưng xuất trình 3 thẻ gồm: 1 thẻ nhà báo phóng viên với chức vụ “phó quyền trưởng ban thời sự – ban an toàn giao thông của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)”; 1 thẻ nhà báo phóng viên VTV và 1 thẻ nhà báo với chức danh “phó trưởng ban thời sự VTV”.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định số thẻ trên của Nguyễn Quang Hưng là giả nên đã báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tiến hành xác minh tại Công an phường nơi tài xế Hưng cư trú, cơ quan chức năng sở tại cho biết Nguyễn Quang Hưng đã có 2 tiền án, 1 tiền sự.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ hình sự 3 ngày với Nguyễn Quang Hưng để tiếp tục điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn

Giả mạo giấy tờ bị xử lý xử phạt như thế nào?

Theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được qui định như sau:

+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…).

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.

+ Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, mức xử phạt được quy định như sau:

– Khung 01:

Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 – 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 03:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt  rất nặng
Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt rất nặng

Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo, người phạm tội còn có thể bị xử phạt về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức xử phạt cao nhất là 12 – 20 năm tù hoặc tù chung thân.

XEM THÊM>>Dắt xe máy sau khi uống rượu bia có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

 

Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

Như quí vị thấy, thực trạng thực phẩm “bẩn, không rõ nguồn gốc” đang tràn lan trên khắp mọi miền đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn là hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nếu tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi đó thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn sẽ bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

  1. e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  2. a) Làm chết 03 người trở lên;
  3. b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
  4. c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  5. d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

  1. e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù lên đến 20 năm hoặc bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cận cảnh thịt bẩn bị cơ quan chức năng bắt giữ
Cận cảnh thịt bẩn bị cơ quan chức năng bắt giữ

TIN HOT>>Thêm nhiều trưởng, phó công an phường và thành phố bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn

Xử lý hành chính tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn

Nếu tính chất, mức độ của hành vi Buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn gây ra chưa đủ để xử lý hình sự thì cá nhân hay tổ chức sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

Điều 4. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
  3. b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  4. c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
  5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
  6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
  7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  8. a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
  9. b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  10. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  11. Hình thức xử phạt bổ sung:
  12. a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
  13. b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
  14. c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
  15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  16. a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
  17. b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.”

“Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 4 trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thực phẩm bẩn qua chế biến vô tư lên bàn ăn của thực khách
Thực phẩm bẩn qua chế biến vô tư lên bàn ăn của thực khách

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng,… Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;…

TIN LIÊN QUAN>>Ớn lạnh cả trăm tấn nội tạng động vật bẩn sắp lên bàn ăn

 

 

 

Tra cứu phạt nguội ô tô xe máy nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Không ít tài xế chưa hiểu rõ phạt nguội là gì và cách tra cứu phạt nguội ô tô xe máy như thế nào.  Đừng lo, quí vị hãy cùng xuphat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé.

1.Khi nào có thể tra cứu phạt nguội nếu vi phạm?

Tính đến hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào thể hiện chính xác khi nào có thể tra cứu thông tin phạt nguội. Vì thời gian tra cứu sớm hay muộn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện hành vi sai phạm. Trong trường hợp vi phạm được phát hiện ngay lập tức thì bạn hãy tra cứu sau 10 ngày.

2.Tìm hiểu phạt nguội là gì?

Phạt nguội là một trong các hình thức xử lý vi phạm quy định an toàn giao thông phổ biến. Điểm đặc biệt của hình thức này là chủ phương tiện không bị xử lý ngay lập tức, mà hình ảnh vi phạm (được ghi lại bởi hệ thống camera an ninh) tự động gửi về trung tâm xử lý. Tiếp đến, cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành ban hành thông báo nộp phạt vi phạm giao thông sau một khoảng thời gian nhất định.

Xe ô tô vi phạm "dính" phạt nguội tại một tuyến đường trung tâm TPHCM
Xe ô tô vi phạm “dính” phạt nguội tại một tuyến đường trung tâm TPHCM

TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu xử phạt, phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc

3.Cách tra cứu phạt nguội trên điện thoại bằng ứng dụng

Công dân Việt Nam có thể tra cứu mình có bị phạt nguội hay không thông qua một số ứng dụng và app tra cứu phạt nguội toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những ứng dụng có thể giúp quí vị dễ dàng tìm kiếm thông tin phạt nguội nhất chính là www.xuphat.com

CSGT tăng cường phạt nguội
CSGT tăng cường phạt nguội
  1. Một số lưu ý cần biết khi bị phạt nguội ô tô

Một số điều quan trọng công dân Việt Nam cần biết nếu vi phạm an toàn giao thông và nhận hình thức phạt nguội:

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2021 quy định cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định; trong trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

– Một số lỗi phạt nguội phổ biến là chuyển làn/chuyển hướng không có tín hiệu đèn báo trước, vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, đi vào đường có biển báo cấm, điều khiển xe chạy quá nhanh…

– Đối tượng vi phạm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Thương mại hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Mức phạt nguội dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo sai phạm.

5. Các thắc mắc liên quan đến phạt nguội ô tô

Liên quan đến vấn đề phạt nguội giao thông, có một số câu hỏi thường gặp cần được giải đáp ngay như:

5.1. Không nộp phạt nguội có sao không?

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn thì hồ sơ cá nhân, tổ chức bị phạt được thông báo cho cơ quan đăng kiểm (*) để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính và bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cứ mỗi ngày nộp phạt chậm thì đối tượng vi phạm phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền chưa nộp.

(*) Đăng kiểm là một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy cũng như an toàn của người và hàng hóa trên các phương tiện đó.

5.2. Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?

Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tước bằng lái xe của đối tượng vi phạm. Chẳng hạn, chủ phương tiện bị tước bằng lái khi sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe hoặc dừng xe/quay đầu xe/đỗ xe sai vị trí.

5.3. Cảnh sát giao thông (CSGT) có gọi điện thông báo phạt nguội không?
Mọi trường hợp phạt nguội đều nhận được văn bản thông báo hoặc giấy mời nộp phạt tại trụ sở Công an cấp xã, phường tiếp nhận thông báo từ CSGT. Vì thế, CSGT không gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho bất kỳ đối tượng vi phạm nào.

Trong trường hợp bạn nhận được điện thoại hoặc tin nhắn nộp phạt trực tuyến thì đây có khả năng cao là một hình thức lừa đảo tài sản từ nhóm đối tượng lừa đảo nguy hiểm. Điều bạn nên làm là ghi lại số điện thoại và gửi thông tin đến đầu số 156 để Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.

Trên đây là một số cách tra cứu phạt nguội. Tuy nhiên, nhanh chóng và hiệu quả và ít mất thời gian nhất, bạn chĩ cần truy cập www.xuphat.com là có ngay kết quả và những lời khuyên cần làm gì ngay, hữu ích nhất.

XEM THÊM>>Nóng: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường “phạt nguội” thay vì trực tiếp

 

Ớn lạnh cả trăm tấn nội tạng động vật bẩn sắp lên bàn ăn

Việc phát hiện một vài tạ nội tạng động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Và hầu như tháng nào, các cơ quan chức năng cũng phát hiện, thu giữ rất nhiều trường hợp, trong đó có nhiều vụ hàng chục tấn, thậm chí trăm tấn, chủ yếu là phụ phẩm động vật (trứng non; chân gà; vú, dồi trường, tim, da, xương heo, bò, ngựa…).

Vậy qui định xử phạt hành vi nguy hại cho sức khỏe người dùng như thế nào? Mời quí vị tiếp tục cùng xuphat.com theo dõi chi tiết…

Một vụ bắt giữ thực phẩm bẩn
Một vụ bắt giữ thực phẩm bẩn

Vụ bắt giữ 90 tấn nội tạng “bẩn” sắp lên bàn ăn

Cụ thể, vào khoảng 0 giờ 50 phút ngày 6/9, tại Km 758 trên Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Đông Hà, Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát 76B-011.23, do Dương Thanh Tùng (42 tuổi), trú tại tỉnh Gia Lai điều khiển, trên xe vận chuyển gần nửa tấn nội tạng, nầm lợn “bẩn”.

Tại thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng. Bước đầu, tài xế xe ô tô khách khai nhận, số sản phẩm động vật nói trên được vận chuyển từ Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) vào tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ.

Trước đó, ít ngày, một vụ vận chuyển thực phẩm bẩn hàng đông lạnh với quy mô lớn nhất từ trước đến nay vừa được Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ khi kiểm tra 3 container di chuyển qua địa bàn.

Qua kiểm đếm, tổng số thực phẩm đông lạnh bị thu giữ lên đến gần 90 tấn hàng chuẩn bị đưa vế các tỉnh tiêu thụ. Trị giá ước tính gần 20 tỷ đồng.

Toàn bộ số hàng hóa bị thu giữ chủ yếu gồm sản phẩm động vật như thịt, nội tạng các loại từ bò, ngựa. Theo quan sát thông tin trên bao bì, một số loại nội tạng có xuất xứ từ nước ngoài nhưng đã hết hạn sử dụng từ khoảng 2 tháng nay.

Cận cảnh thịt bẩn không rõ nguồn gốc bị bắt giữ
Cận cảnh thịt bẩn không rõ nguồn gốc bị bắt giữ

Được biết: Các loại phụ phẩm động vật trên chủ yếu là hàng nhập lậu bằng nhiều con đường như tiểu ngạch, hàng tạm nhập tái xuất rồi tuồn ra nội địa, nhập dùng trong chăn nuôi nhưng lén làm thực phẩm cho người…

Dù được các bác sĩ khuyến cáo “hạn chế, không sử dụng…” phủ tạng động vật, Việt Nam là một trong các nước tiêu thụ các loại phụ phẩm động vật vào hàng top của thế giới.

Các món lòng lợn, vú dê, nầm bò… là món khoái khẩu của nhiều người nên không lạ khi các quán ăn luôn phục vụ cho thực khách những món này (dù các món này có thể có hoặc không có trong menu).

Tiếp theo mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu qui định xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

XEM THÊM>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI