Ví dụ: 29A12345

Huu Nghia

Thắc mắc: Bị CSGT xử phạt vi phạm giao thông có được đề nghị xem lại hình ảnh phạm lỗi?

Người vi phạm giao thông có thể đề nghị Cảnh sát giao thông (CSGT) cho xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm giao thông không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Mời quí vị cùng tìm hiểu…

Được phép

Theo điều 19, Thông tư 32/2023/TT-BCA, người vi phạm giao thông có thể đề nghị  (CSGT) cho xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm.

Bộ Công an đã ban hành Thông tư 32/2023 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.

Trong đó, Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định rõ việc phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ở điều 19.

Người vi phạm giao thông được quyền yêu cầu xem lại hành vi phạm lỗi
Người vi phạm giao thông được quyền yêu cầu xem lại hành vi phạm lỗi

Cụ thể, cán bộ CSGT sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ CSGT.

Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.

TIN HOT>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Hiện tại Cục CSGT phối hợp CSGT các tỉnh thành rất quyết liệt với xử phạt nồng độ cồn
Hiện tại Cục CSGT phối hợp CSGT các tỉnh thành rất quyết liệt với xử phạt nồng độ cồn

Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023

Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:

Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;

Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023.

XEM toàn bộ hông tư 32/2023/TT-BCA>>Bấm VÀO ĐÂY!

 

Những trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe vẫn không bị CSGT xử phạt

Đội nón bảo hiểm khi lái xe máy hiện là thói quen của tất cả mọi người nếu không muốn bị xử phạt. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các phương tiện theo quy định đều phải đội mũ bảo hiểm. Vậy trường hợp nào không cần đội mũ bảo hiểm khi lưu thông? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây…

Đối tượng nào không cần đội mũ bảo hiểm?

Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

  • Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.

Trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm
Trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Trường hợp có mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt?

Khi tham gia giao thông không chỉ cần đội mũ bảo hiểm mà theo Nghị định 100, người điều khiển xe phải đội loại “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và cài quai đúng quy cách.

Trong đó, tiêu chí về việc cài quai đúng quy cách được giải thích cụ thể tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT như sau:

– Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;

– Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Do đó, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự dù có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu:

– Sử dụng mũ bảo hiểm không phải loại dành cho người đi mô tô xe máy như mũ bảo hiểm trong xây dựng – lắp đặt, mũ bảo hiểm trong thể dục – thể thao…

– Cài quai không đúng quy định.

Trường hợp không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt
Trường hợp không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt

NÓNG TRONG NGÀY>>Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An làm hàng trăm người ngộ độc thực phẩm

Năm 2023 không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung các mức phạt liên quan đến việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đối với người ngồi trước, người lái xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện, xe đạp điện) 

  • Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ phạt từ 000 – 600.000 VNĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trong trường hợp:
  • Bản thân người điều khiển không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Chở người ngồi sau không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trường hợp người điều khiển hoặc người được chở không đội mũ bảo hiểm đều bị xử phạt

Bên cạnh đó, nội dung của nghị định này còn ghi rõ, trường hợp người điều khiển hoặc người được chở đội mũ nhưng cài quai không đúng cách cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền tương tự. Như vậy, để tránh rủi ro mất tiền khi đội mũ, bạn nên biết đội mũ bảo hiểm đúng quy định là như thế nào?

1.Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện, xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu? 

Trong điểm e, khoản 6 điều 11 của Nghị định 123 có nêu:

“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

Chở người ngồi sau xe không đội mũ thì người đó và cả người lái đều bị phạt

2. Trường hợp 2 người không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Dựa trên các điều luật của Nghị định 123/2021/NĐ-CP được nêu ở trên, khi áp dụng cho trường hợp cả 2 người không đội thì mức xử phạt từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ.

Mức phạt quy định được áp dụng cho cả 2 người

Tuy nhiên, mức tiền phạt cụ thể có thể thay đổi nếu bạn có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng mạnh.

Còn trường hợp nào là tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng mạnh? Mời quí vị tiếp tục theo dõi ở phần tiếp theo.

Tra cứu xuphat.com để có kết quả nhanh và chính xác nhất, quí vị nhé!

TIN HOT>>Trường hợp nào không cần đăng ký biển số định danh, vẫn không bị CSGT xử phạt?

 

 

 

 

Trường hợp nào không cần đăng ký biển số định danh, vẫn không bị CSGT xử phạt?

Hiện tại, rất nhiều người rất quan tâm về việc qui định mới về biển số xe định danh theo chủ xe. Thế nhưng có điều ít ai biết: không bắt buộc mọi chủ xe đều phải làm thủ tục đăng ký biển số định danh.  Sau đây là 4 trường hợp không cần đăng kí biển số định danh nhưng vẫn “an toàn trên xa lộ” mà không bị CSGT xử phạt. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu nhé!

4 trường hợp không cần đăng ký biển số định danh

Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA đã nêu rõ 04 trường hợp không cần đăng ký biển số định danh vẫn được tiếp tục sử dụng để tham gia giao thông bao gồm:

(1) Xe đã đăng ký biển 05 số trước ngày 15/8/2023 mà chưa làm thủ tục thu hồi.

Số biển số này được định danh mặc định theo chủ xe là người đang đứng tên trên giấy đăng ký xe.

(2) Xe đã đăng ký biển 05 số có ký hiệu “LD”, “DA”, “MĐ”, “R”.

Các xe này vẫn được tiếp tục tham gia giao thông, kể cả khi cấp đổi, cấp lại biển số thì vẫn được dùng biển số cũ, trừ trường hợp chủ xe có nhu cầu cấp sang biển số định danh.

(3) Xe đã đăng ký biển 03 số mà không thuộc trường hợp phải cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Di chuyển xe được hiểu là khi chủ xe chuyển nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

(4) Xe đã đăng ký biển 04 số mà không thuộc trường hợp phải cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Ngoại trừ trường hợp (1) được định danh mặc định, các trường hợp còn lại được đăng ký biển số định danh khi chủ xe có nhu cầu.

TIN NÓNG>>Nóng: Sắp có luật mới quy định về biển số định danh

Người dân đăng ký biển số định danh
Người dân đăng ký biển số định danh

Quyền lợi khi đăng kí biển số định danh

Với các trường hợp được nêu tại mục 1, chủ xe không buộc phải đi đăng ký đăng ký biển số định danh nhưng nếu không đăng ký biển định danh, chủ xe sẽ bỏ lỡ 03 quyền lợi đáng chú ý sau đây:

(1) Được cấp biển số mới thay thế biển số cũ.

Khi đăng ký làm biển số định danh, biển số cũ sẽ bị thu hồi, chủ xe được cấp biển số mới. Lúc này, nếu may mắn, chủ xe có thể bấm chọn cho mình biển số đẹp, hợp phong thủy hơn số biển số cũ đang sở hữu.

(2) Sau khi có được biển số định danh, chủ xe bán xe được giữ lại biển số xe để đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình (theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA).

Thời gian được giữ biển số cũ là 05 năm kể từ thời điểm bị cơ quan đăng ký xe thu hồi giấy đăng ký, biển số xe.

(3) Khi chủ xe là tổ chức chuyển trụ sở, chủ xe là cá nhân chuyển nơi cư trú từ từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại số biển số định danh (theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA).

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe di chuyển nguyên chủ chỉ phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, không cần nộp biển số định danh.

Nhiều người rất quan tâm về việc qui định mới về biển số xe định danh theo chủ xe
Nhiều người rất quan tâm về việc qui định mới về biển số xe định danh theo chủ xe

Hy vọng những thông tin “Trường hợp nào không cần đăng ký biển định danh, vẫn không bị CSGT xử phạt?” sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm hữu ích cho quý bạn đọc.

Hãy truy cập vào công cụ tra cứu phạt nguội tại www.xuphat.com để có kết quả nhanh và chính xác nhất quí vị nhé.

TIN NÓNG>>Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới

 

 

 

 

 

Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An làm hàng trăm người ngộ độc thực phẩm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính 96 triệu đồng, đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm thời hạn 3 tháng đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2, và buộc chi trả toàn bộ chi phí khắc phục, điều trị sau khi khiến 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Sau đây là chi tiết vụ việc…

Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An
Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An

Hàng trăm người, du khách “dính” bánh mì nhiễm khuẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 (địa chỉ số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An).

Theo đó, cơ sở này bị xử phạt vì các hành vi: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; Lưu mẫu thức ăn không đúng quy định; Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

Cơ quan chức năng cũng xác định cơ sở này vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể có 313 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì ngày 11/9 và ngày 12/9. Các mẫu thịt heo xíu, rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo… của quán bánh mì này được đưa đi xét nghiệm phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella spp.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam quyết định xử phạt hành chính là 96 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Bánh mì Phượng 2, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm thời hạn 3 tháng.

Chủ hộ kinh doanh này cũng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả và hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm.

Sau đây mời quí vị tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là gì…

TIN NÓNG>>Nóng: Ăn bánh trung thu 9 cháu bé ngộ độc và 1 cháu tử vong, ai chịu trách nhiệm?

Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhưng vi trùng gây bệnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Chúng không chỉ gây hư hỏng thức ăn mà còn gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người. Cơ chế gây bệnh của vi sinh vật chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

Do nhiễm trùng: Người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh và chúng tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hóa hoặc bị nhiễm độc của vi khuẩn sản xuất ra trong quá trình phát triển tại ruột. Ví dụ như vi khuẩn Salmonella được phát hiện trong vụ ngộ độc bánh mì, vi khuẩn tụ cầu vàng trong vụ ngộ độc ở trẻ mầm non…

Do nhiễm độc là hậu quả của việc ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố sinh ra từ các vi sinh vật kể cả khi chúng không xâm nhập vào cơ thể. Điển hình là vi khuẩn Clostridium botulinum – một vi khuẩn kỵ khí gây ra chùm ca bệnh ngộ độc do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam hồi tháng 3/2023.

Nhóm thực phẩm có chứa sẵn chất gây độc tố như cá nóc, củ sắn, nấm độc…

Hàng ngàn vi sinh vật luôn hiện hữu trong môi trường tự nhiên từ trước đến nay. Ngày nay, mặc dù có sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, quy trình chế biến có kiểm duyệt và ý thức của người dân về an toàn thực phẩm được nâng cao. Tuy nhiên các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn vẫn diễn ra ở cả thành phố, nông thôn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quí vị có thêm những kinh nghiệm trong việc đối phó vấn nạn ngộ độc thực phẩm. Riêng mức xử phạt mà pháp luật qui định, cụ thể trong trường hợp vụ Bánh Mì Phượng 2 sẽ đủ sức răn đe những hộ buôn bán kinh doanh mà bỏ quên việc tăng cường phòng tránh ngộ độc thực phẩm…

TIN LIÊN QUAN>>Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

ĐÁNG QUAN TÂM>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

 

Nóng: Ăn bánh trung thu 9 cháu bé ngộ độc và 1 cháu tử vong, ai chịu trách nhiệm?

Đến ngày 3-10, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang phối hợp cùng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM và cơ quan liên quan TP Thủ Đức làm rõ nguyên nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh Trung thu khiến 9 cháu bé ngộ độc, 1 cháu bé tử vong. Câu hỏi được mọi người đặt ra ai chịu trách nhiệm khi xảy ra những bi kịch như thế này?

Vụ việc rúng động

Theo tìm hiểu, phần bánh Trung thu nghi khiến các cháu bé bị ngộ độc là bánh su kem. Bánh này được bà T, chủ một cửa hàng tại quận Bình Thạnh tài trợ cho Chương trình Trung thu của chung cư Palm Heights (phường An Phú).

Đến chiều ngày 29-9, Ban quản lý chung cư tổ chức phát 230 phần quà có bánh và bánh nhân cho các cháu là con của cư dân và nhân viên tại chung cư.

Đến ngày 30-9, Bà Phan Thị U, nhân viên vệ sinh của chung cư (Cư trú phường Bình Trưng Tây) đã mang 5 bánh Su kem về nhà và cùng hai con sử dụng. Sau khi ăn bánh, bà U cùng hai con là LVT và PNQ (6 tuổi) có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy.

Đến sáng ngày 1-10, chồng bà U đưa hai con đi khám tại Phòng khám trên đường Nguyễn Duy Trinh. Tại đây, phòng khám chuẩn đoán cháu bị trúng thực và tiến hành cấp phát thuốc điều trị tại nhà.

Tới chiều cùng ngày, bé N được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh cấp cứu với tình trạng tím tái toàn thân, khi vào cấp cứu bệnh viện xác định cháu đã tử vong ngoài viện.

Đến sáng ngày 2-10, Công an phường An Phú tiếp nhận thông tin nên phối hợp cùng Công an TP Thủ Đức và các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường và xác định ban đầu có 10 cháu nghi ngộ độc sau khi ăn bánh su kem. Trong đó có 1 cháu tử vong.

Đồng thời, lực lượng chức năng đã làm việc với những người liên quan, lấy mẫu bánh và chuyển mẫu bánh đi kiểm nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác.

Khu nhà trọ của nạn nhân sinh sống
Khu nhà trọ của nạn nhân sinh sống

TIN LIÊN QUAN>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo Trưởng Ban An toàn thực phẩm Phạm Khánh Phong Lan, cơ quan chức năng đang nghi ngờ có những vấn đề về bảo quản đối với bánh, bởi đây là bánh su kem, cần được bảo quản trong môi trường lạnh như tủ lạnh.

Tuy nhiên gia đình cháu bé khó khăn, không có thiết bị bảo quản, lại để phần bánh qua đêm, nên sau khi ăn cháu bị rối loạn tiêu hóa và tử vong.

“Hiện tại công an đang vào cuộc điều tra, giải phẫu tử thi. Có thể bé chết hoặc vì ngộ độc thực phẩm hoặc chết vì tiền sử một bệnh lý khác. Nhưng vấn đề an toàn thực phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng”, bà Lan nói.

Trưởng Ban An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác, lưu ý vấn đề ăn uống, đặc biệt với các cháu bé. Vừa qua, Ban An toàn thực phẩm được HĐND TP quyết định lên sở, chính vì mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm vẫn đang rình rập, trách nhiệm của ban rất nặng nề.

Ngộ độc thực phẩm chết người xảy ra ai chịu trách nhiệm?
Ngộ độc thực phẩm chết người xảy ra ai chịu trách nhiệm?

“Hiện nay, tất cả các đội an toàn thực phẩm cũng đang kiểm tra ráo riết ở các trường về mảng cung cấp suất ăn cho học sinh. “Chúng tôi kiên quyết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường học”, bà Lan nhấn mạnh.

XEM THÊM>>Buôn bán lương thực, thực phẩm “bẩn” “dỏm” có thể bị tù nặng (tiếp theo)

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI