Ví dụ: 29A12345

Mỹ Duyên

Cơ sở gây ngộ độc 287 công nhân bị đóng cửa

Vĩnh LongCơ sở kinh doanh ăn uống gây ngộ độc 287 công nhân bị đình chỉ hoạt động 4 tháng, phạt 96 triệu đồng.

Quyết định xử phạt vừa được UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành nêu cơ sở kinh doanh Hồng Phát, ở huyện Long Hồ, đã chế biến, cung cấp thực phẩm gây ngộ độc cho nhiều người. Cơ sở không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa và qua chế biến trong bếp, thực hiện không đúng quy định lưu mẫu thức ăn.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Hòa Phú (huyện Long Hồ) kiểm tra, thăm khám cho các công nhân bị ngộ độc
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Hòa Phú (huyện Long Hồ) kiểm tra, thăm khám cho các công nhân bị ngộ độc

Xem thêm>>> Thông báo Quyết định chỉ định và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức

Ngoài bị phạt tiền và đình chỉ hoạt động, chủ cơ sở phải chịu mọi chi phí xử lý, khám, điều trị người liên quan ngộ độc thực phẩm.

Cơ sở kinh doanh Hồng Phát cung cấp suất ăn cho Công ty TNHH Bo Hsing ở khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ. Sau bữa ăn vào trưa 12/8, 287 công nhân bị ngộ độc với triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Ngành y tế đã lấy 14 mẫu thức ăn gửi đến Viện Y tế công cộng TP.HCM để kiểm nghiệm. Kết quả, món thịt heo xào đậu, cà rốt… do cơ sở của cơ sở cung cấp nhiễm vi khuẩn Bacilluscereus, E.Coli, Salmonellaspp, là nguyên nhân gây ngộ độc.

Mạnh tay xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm để làm gương

Chiều ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ 2

Sửa đổi để phù hợp và phát triển

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo có bố cục gồm 03 điều, quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý nội dung và điều kiện quảng cáo; quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và quảng cáo trên phương tiện báo chí; hoạt động quảng cáo ngoài trời.

Đối tượng áp dụng của dự án Luật gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam khi thực hiện hoạt động quảng cáo môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại thị trường Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

Nội dung cơ bản của dự án Luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 03 Chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được thông qua bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quảng cáo năm 2012.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, bắt kịp sự vận động và chuyển biến của xã hội, khắc phục những vấn đề còn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển thì việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân,  Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh, quảng cáo là một trong 12 lĩnh vực trọng tâm của Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều thành tựu và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Do vậy, việc sửa đổi các quy định về quảng cáo để hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện cho hoạt động quảng cáo tiếp tục phát triển, đồng thời phù hợp với bối cảnh công nghệ 4.0 và bao quát, kiểm soát được các hành vi quảng cáo sai sự thật, đảm bảo hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, văn minh, trung thực là rất cần thiết.

Xem thêm >>> Chủ xe chịu trách nhiệm gì vụ tài xế Thành Bưởi bị giữ bằng vẫn lái xe gây tai nạn kinh hoàng? 

Quy định rõ hơn về trách nhiệm

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, các đại biểu nhất trí với việc phân định, làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương đối với hoạt động quảng cáo.

Liên quan tới nội dung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong sửa đổi khoản 2, Điều 5, đại biểu Hà Phước Thắng đề nghị bổ sung quy định chi tiết trong Quyết định 1755  của Thủ tướng Chính phủ, theo đó quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Ngoài quy định về trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong hoạt động quảng cáo, đại biểu Hà Phước Thắng cũng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan, cụ thể: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm đối với quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trong việc đăng ký doanh nghiệp liên quan đến hoạt động quảng cáo; và Bộ Xây dựng có trách nhiệm trong cấp phép xây dựng bảng quảng cáo và là cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cũng cần xem xét những nội dung về một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo để bổ sung, điều chỉnh Điều 7 của Luật Quảng cáo 2012 trong lần sửa đổi, bổ sung này, đảm bảo phù hợp với các quy định mới về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và hóa chất.

Bên cạnh quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, dự thảo Luật lần này cũng đã quy định cụ thể về vai trò, quyền và trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo – những người tham gia vào hoạt động quảng cáo. Các đại biểu cho rằng, đây là một điểm mới tiến bộ so với Luật Quảng cáo 2012.

Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Thị Thanh Phương, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải quy định rõ hơn trách nhiệm giữa các chủ thể liên quan trong hoạt động quảng cáo, đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, thông tin cung cấp về sản phẩm để người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện hoạt động quảng cáo.

Đại biểu cũng đánh giá cao việc dự thảo Luật có quy định yêu cầu báo chí phải có dấu hiệu phân biệt giữa nội dung thông thường và nội dung được tài trợ để quảng cáo. Tuy nhiên, dự thảo Luật mới chỉ quy định áp dụng cho loại hình báo in mà chưa bao quát các hình thức báo khác như báo hình, báo nói. Do vậy, Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần cân nhắc, bổ sung để đảm bảo tính minh bạch.

Mạnh tay xử lý vi phạm để làm gương

Liên quan đến việc xử lý các hành vi quảng cáo sai sự thật, thổi phồng, sử dụng hình ảnh của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo, đại biểu Phan Thị Thanh Phương cho rằng, mặc dù các quy định về xử phạt đối với các hành vi này đã được bổ sung vào dự thảo Luật, tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp này trong thực tế vẫn chưa nhiều và chưa đủ tính răn đe. “Nhiều trường hợp quảng cáo sai sự thật khi bị phát giác cũng chỉ lên tiếng xin lỗi là xong”, đại biểu nêu ví dụ.

Do vậy, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần phải có chế tài mạnh hơn để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để làm gương, tạo tác động răn đe.

Các đại biểu tại Phiên họp

Các đại biểu cho biết, hiện nay còn xuất hiện thêm các hình thức quảng cáo mới như sử dụng trái phép hình ảnh người có ảnh hưởng, clip ngắn trên mạng xã hội, dự thảo Luật lần này cũng cần có quy định cụ thể để quản lý và xử lý các hình thức quảng cáo này.

Ngoài ra, đối với nội dung quy định khi đơn vị chuẩn bị triển khai các nội dung quảng cáo ngoài trời sẽ gửi hồ sơ về cho cơ quan có thẩm quyền xem xét nội dung và sau đó tiến hành thực hiện các nội dung quảng cáo theo nội dung đã thông báo, các đại biểu chỉ ra, dự thảo Luật chưa có quy định cụ thể về thời gian là gửi trước bao nhiêu ngày. Do vậy, các đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần quy định rõ thời gian thông báo trước ít nhất 5 ngày làm việc, để cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, sau đó đơn vị mới được triển khai.

Tại Phiên họp, các đại biểu cũng đã thảo luận, cho ý kiến về các nội dung cụ thể của dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030./.

Phạt tiền, tước bằng lái với tài xế xe ben leo dải phân cách để qua đường

Trạm CSGT Đa Phước đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với H.Q.D về hành vi ngang nhiên điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.

Ngày 6/11, thông tin từ Phòng CSGT, Công an TP.HCM cho biết, đơn vị đã lập biên bản xử lý vi phạm đối với H.Q.D (sinh năm 1994), với lỗi ngang nhiên điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.

Tài xế xe ben H.Q.D làm việc với CSGT Trạm Đa Phước.
Tài xế xe ben H.Q.D làm việc với CSGT Trạm Đa Phước.

Xem thêm >>> Bắt đối tượng lừa đảo giả cho thuê phòng trọ giá rẻ để chiếm đoạt tài sản

Cụ thể, ngày 5/11, Trạm CSGT Đa Phước (thuộc Phòng CSGT, Công an TP.HCM) nhận được phản ánh về việc xe ben mang biển số 62H-023.XX lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh (theo hướng từ huyện Bình Chánh đi quận 7), khi đến đoạn qua xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, tài xế đã ngang nhiên điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.

Trên cơ sở thông tin phản ánh của cơ quan báo chí, đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng CSGT, Trạm CSGT Đa Phước đã trích xuất camera để xác minh, làm rõ vụ việc.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Trạm CSGT Đa Phước xác định, mời chủ xe, tài xế điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên đến trụ sở đơn vị để giải quyết. Danh tính tài xế điều khiển phương tiện được xác định là anh H.Q.D, sinh năm 1994.

Xe ben bất chấp nguy hiểm lao qua dải phân cách.
Xe ben bất chấp nguy hiểm lao qua dải phân cách.

Tại trụ sở Trạm CSGT Đa Phước, H.Q.D thừa nhận đã điều khiển xe ben đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy trên tuyến Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh vào lúc 8h40 ngày 5/11.

Trạm CSGT Đa Phước đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với H.Q.D về hành vi vi phạm nêu trên. Mức phạt tiền đối với hành này là từ 4 – 6 triệu đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Theo Phòng CSGT, Công an TP.HCM, trong quá trình làm việc, cán bộ chiến sỹ Trạm CSGT Đa Phước đã tuyên truyền giải thích về lỗi vi phạm, mức xử phạt cũng như những nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn giao thông từ hành vi vi phạm. Qua đó, giúp tài xế nâng cao ý thức trong việc tuân thủ pháp luật, tránh tái phạm về sau.

Đơn vị này cũng khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho những người tham gia giao thông khác.

Uống rượu bia, dắt xe qua chốt CSGT có bị xử phạt?

Thời gian qua, tôi thấy hiện tượng một số người sau khi uống rượu đã điều khiển xe máy, khi thấy phía trước có chốt kiểm tra nồng độ cồn liền xuống xe dắt bộ để đi qua. Trong trường hợp nêu trên, người đó có bị xử lý không?

CSGT kiểm tra nồng độ cồn người đi xe máy tại chốt kiểm tra nồng độ cồn

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm hành vi “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Nghị định số 100 cũng đã quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với người điều khiến phương tiện giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Luật quy định chỉ xử phạt vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông, vì thế việc dắt xe sau khi đã uống rượu, bia sẽ không bị xử phạt.

Xem thêm >>>Không uống rượu bia máy đo CSGT vẫn báo có nồng độ cồn phải làm sao?

Tuy nhiên, cũng cần phân biệt giữa các tình huống dắt xe. Nếu sau khi uống rượu bia, tài xế dắt bộ từ quán nhậu về nhà hoặc địa điểm để xe thì không bị xử phạt vì người này không điều khiển phương tiện.

Đối với hành vi đã uống rượu bia, đang điều khiển phương tiện nhưng khi thấy chốt kiểm tra nồng độ cồn, đối phó bằng cách xuống xe dắt bộ xe mô tô qua chốt kiểm soát nồng độ cồn thì sẽ bị xử lý.

Lực lượng CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Biện pháp nghiệp vụ ở đây có thể hiểu là CSGT phát hiện trực tiếp, hoặc thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (hình ảnh, video), hoặc nhân chứng… về việc tài xế đó có điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu bia.

Khi đầy đủ bằng chứng, cho dù người vi phạm đối phó, thậm chí không thừa nhận, lực lượng CSGT hoàn toàn có căn cứ để lập biên bản, xử phạt theo quy định pháp luật.

Công an Quảng Bình xử phạt một doanh nghiệp gần 100 triệu đồng do xả thải trái phép

 Ngày 4/11, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 97,2 triệu đồng đối với 1 doanh nghiệp chế biến gỗ có đầu tư hệ thống xử lý chất thải sản xuất nhưng không sử dụng, mà xả thải trái phép ra môi trường.

Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính do vi phạm về bảo vệ môi trường là Công ty cổ phần thương mại Bảo Đạt Thành-Chi nhánh Nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu Quảng Bình, địa chỉ tại Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.

Công ty trách nhiệm sản xuất và thương mại Sinh Lộc ở cụm công nghiệp-làng nghề Tịnh Ấn Tây (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi), bị phạt 330 triệu đồng về hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường.
Công ty trách nhiệm sản xuất và thương mại Sinh Lộc ở cụm công nghiệp-làng nghề Tịnh Ấn Tây (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi), bị phạt 330 triệu đồng về hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường.

Vào chiều 29/12/2023, đoàn kiểm tra của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Quảng Ngãi tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy sản xuất mạch nha công nghiệp thuộc Công ty trách nhiệm sản xuất và thương mại Sinh Lộc đóng tại lô B1+B2, cụm công nghiệp-làng nghề Tịnh Ấn Tây (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi), đã phát hiện vi phạm quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường tại điểm nước chảy tràn từ bể biogas ra môi trường của nhà máy.

Xem thêm >>> Xe tải mắc kẹt gầm cầu, tông gãy khung cầu vượt: Tài xế không chỉ bị xử phạt

Qua kết quả kiểm định mẫu nước thải, cơ quan chức năng phát hiện tổng chất rắn lơ lửng, chỉ số BOD (20°C), thông số tổng nitơ đều vượt nhiều lần quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Đáng lo ngại, nước xả thải có chứa chất xyanua vượt hơn 21,2 lần.

Căn cứ Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty trách nhiệm sản xuất và thương mại Sinh Lộc với tổng số tiền 330 triệu đồng.

Trong đó, phạt 150 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có thông số tổng xyanua vượt quy chuẩn kỹ thuật hơn 21,2 lần; phạt tăng thêm 45 triệu đồng đối với thông số tổng nitơ vượt quy chuẩn kỹ thuật hơn 2,3 lần; phạt tăng thêm 60 triệu đồng đối với thông số tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn kỹ thuật hơn 4,3 lần; phạt tăng thêm 75 triệu đồng đối với thông số BOD (20°C) vượt quy chuẩn kỹ thuật hơn 12,1 lần.

Ngoài xử phạt, Quyết định còn nêu rõ: Buộc Công ty trách nhiệm sản xuất và thương mại Sinh Lộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định tại Giấy phép môi trường số 25/GPMT-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi cấp ngày 13/9/2023.

Đồng thời, buộc chi trả kinh phí trưng cầu kiểm định và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, số tiền 4,3 triệu đồng cho Trung tâm Trắc địa và Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi.

Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI