Ví dụ: 29A12345

Mỹ Duyên

TP.HCM: 10 tháng khởi tố 40 bị can vi phạm giao thông

Trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an TP.HCM đã khởi tố 51 vụ án, 40 bị can liên quan đến tai nạn giao thông.

Ngày 2/11, Phòng CSGT Công an TP.HCM (PC08) cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 384 người chết, 765 người bị thương.

Trong 10 tháng năm 2024, TP.HCM khởi tố 40 bị can vi phạm giao thông.
Trong 10 tháng năm 2024, TP.HCM khởi tố 40 bị can vi phạm giao thông.

So với cùng kỳ năm 2023, TP.HCM giảm 113 vụ TNGT (-8%), giảm 164 người chết (-30%); giảm 19 người bị thương (-2%).

Qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn, Phòng CSGT, Công an 21 quận, huyện và TP Thủ Đức đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án, 40 bị can.

Trong 51 vụ án bị khởi tố, có 31 vụ TNGT xảy ra từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau, chiếm 60,78% tổng số vụ bị khởi tố.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông tại TP.HCM.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông tại TP.HCM.

Theo thống kê của PC08, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và xe tải vẫn chiếm hơn 70% tổng số vụ TNGT.

Các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra các vụ TNGT là không chú ý quan sát 22/51 vụ TNGT (chiếm 43,14%); chuyển hướng không đúng quy định 5/51 vụ TNGT (chiếm 5,8%); đi không đúng phần đường, làn đường quy định 4/51 vụ TNGT (chiếm 7,84%); không nhường đường cho người đi bộ 3/51 vụ TNGT (chiếm 5,88%); vượt xe không đúng quy định 3/51 vụ TNGT (chiếm 5,88%)…

384 người chết, 765 người bị thương trong 10 tháng do TNGT tại TP.HCM.
384 người chết, 765 người bị thương trong 10 tháng do TNGT tại TP.HCM.

CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hình thành ý thức tự giác trong tuân thủ pháp luật, thể hiện nét văn hóa giao thông qua từng thao tác, hành động điều khiển phương tiện.

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, đặc biệt không điều khiển phương tiện khi trong cơ thể có các chất ma túy, rượu bia.

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ, nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật hiệu lực từ tháng 11.

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát cảnh sát giao thông

Hiệu lực từ 15/11, Thông tư 46/2024 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong 5 hình thức nhân dân được giám sát công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, việc giám sát “thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình” không được áp dụng.

Các hình thức khác vẫn giữ nguyên, gồm: thông qua quan sát trực tiếp; tiếp cận thông tin công khai của lực lượng công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các chủ thể giám sát theo quy định; tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Việc giám sát của người dân phải bảo đảm tuân thủ pháp luật liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ đang thực thi công vụ; không được vào khu vực thực thi công vụ, trừ người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Tăng trợ cấp quân nhân đã xuất ngũ

Thông tư 53/2024 của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ có hiệu lực từ ngày 1/11.

Quy định áp dụng cho quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo chế độ với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội; quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp theo chính sách đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975.

Mức trợ cấp mới được tính theo công thức mức hưởng tháng 6/2024 nhân 1,15.

Thời gian Mức hiện hành (triệu đồng/tháng) Mức mới (triệu đồng tháng)
Đủ 15 năm – dưới 16 năm 2,285 2,628
Đủ 16 năm – dưới 17 năm 2,288 2,746
Đủ 17 năm – dưới 18 năm 2,494 2,868
Đủ 18 năm – dưới 19 năm 2,598 2,988
Đủ 19 năm – dưới 20 năm 2,7 3,105

Nới điều kiện xây trường cho Hà Nội, TP HCM

Nghị định 125 hiệu lực từ 20/11 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, trường mầm non, phổ thông khi thành lập cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, nhân lực. So với trước, những tiêu chuẩn cụ thể như diện tích đất tối thiểu trên một học sinh, hay các thiết bị cần có cho hoạt động giáo dục đã được bãi bỏ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết thay đổi này nhằm tạo ra sự linh hoạt, phù hợp với việc điều chỉnh chương trình giáo dục theo sự phát triển kinh tế xã hội.

Nghị định bổ sung tiêu chí về diện tích sàn, nêu rõ: Với khu vực nội thành của các đô thị đặc biệt, trường học có thể dùng diện tích sàn thay cho diện tích khu đất xây trường. Hiện cả nước có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Quy định này nhằm khắc phục phần nào hạn chế tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao, quỹ đất để xây trường ngày càng hạn hẹp.

Học sinh tại một trường mầm non tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Học sinh tại một trường mầm non tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Thành lập TP Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh

Theo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính tại tỉnh Quảng Ninh hiệu lực từ ngày 1/11, TP Đông Triều được thành lập nguyên trạng trên cơ sở thị xã Đông Triều với diện tích 395,950 km2, dân số 249.000. Cùng với đó, 4 phường Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức được lập mới thuộc TP Đông Triều.

Thành phố mới thành lập phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2030. Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Đông Triều đạt 14%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 163 triệu đồng, gấp 1,6 lần trung bình cả nước.

Sau khi thị xã Đông Triều lên thành phố, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước, gồm Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và Đông Triều. Quảng Ninh cũng đang triển khai thủ tục, xây dựng hồ sơ để đề nghị thành lập TP Quảng Yên vào năm 2025. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình riêng.

Khối ngoại không cần ký quỹ 100% khi mua chứng khoán

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về giao dịch, bù trừ và thanh toán, công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 2/11. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu (khối ngoại) không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh như trước đây.

Để thực hiện, các công ty chứng khoán phải đánh giá năng lực của khách hàng nhằm xác định mức ký quỹ theo thỏa thuận. Nếu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thiếu tiền, công ty chứng khoán sẽ thanh toán phần thiếu hụt thông qua tài khoản tự doanh của mình. Đơn vị này sẽ phải bán ngay khi chứng khoán về tài khoản.

Bộ Tài chính cũng chỉ rõ ngân hàng nơi nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mở tài khoản lưu ký chứng khoán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán số tiền thiếu hụt nếu xác nhận sai số dư tiền gửi của khách hàng với công ty chứng khoán, dẫn tới thiếu tiền thanh toán giao dịch chứng khoán.

Xe tải mắc kẹt gầm cầu, tông gãy khung cầu vượt: Tài xế không chỉ bị xử phạt

CSGT khẳng định, các tài xế liên quan ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, bị tước bằng lái xe còn phải chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại về kết cấu công trình.

Ngày 29/10, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Hà Nội, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tài xế điều khiển xe tải, xe container đi vào đường cấm, gây hư hại kết cấu công trình cầu vượt trên địa bàn.

Điển hình như chiều 28/10, xe container mang BKS 63C-088.XX chở hàng đông lạnh đi vào thành phố trong khung giờ cao điểm. Khi quay đầu tại gầm cầu vượt Ngã Tư Sở, tài xế V.H.T (SN 1990, trú tỉnh Tây Ninh) sợ va chạm với cầu nên không dám di chuyển.

Chiếc xe container bị kẹt ở gầm cầu vượt Ngã Tư Sở.

Thấy chiếc xe cỡ lớn mắc kẹt dưới gầm cầu, Tổ công tác Đội CSGT đường bộ 3 đã hỗ trợ, hướng dẫn tài xế quay đầu, tránh va chạm làm hư hại kết cấu cầu vượt. Làm việc với cảnh sát, anh T trình bày do đi theo dẫn đường của Google Maps nên bị kẹt.

Đội CSGT số 3 đã lập biên bản vi phạm hành chính với tài xế T về lỗi điều khiển xe không chạy đúng thời gian quy định. Người này bị phạt 1,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Hôm 16/10, xe tải chở bưu phẩm mang BKS 29H-403.XX do tài xế N.D.Đ (SN 1979, quê Chương Mỹ, Hà Nội) điều khiển lưu thông theo hướng đi lên cầu vượt Thái Hà, quận Đống Đa.

Dù cầu vượt có biển cấm loại xe này, song tài xế Đ vẫn lái xe đi lên cầu. Sự việc xảy ra ở khung giờ cao điểm, xe tải lao sang hướng ngược lại rồi bị mắc kẹt vào khung hạn chế chiều cao của cầu vượt, khiến đoạn đường ùn tắc.

Sau khi xác minh, Đội CSGT đường bộ số 3 lập biên bản vi phạm hành chính với ông N.D.Đ về hành vi điều khiển xe đi vào đường có biển cấm. Với lỗi này, tài xế bị phạt 2,5 triệu và tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Cũng tại cầu vượt Thái Hà, cách đây không lâu, xe tải mang BKS 29C-123.XX chạy với tốc độ cao lao thẳng lên cầu này mà không có dấu hiệu đạp phanh. Sau cú tông, khung giới hạn chiều cao cầu vượt bị gãy, rơi xuống và đè bẹp phần đầu xe tải.

Tai nạn khiến chiếc xe bị mắc kẹt, kính chắn gió vỡ vụn. Rất may, tài xế xe tải chỉ bị thương nhẹ song phải nộp phạt vi phạm hành chính, bị tước bằng lái xe và khắc phục hư hỏng của công trình.

Hiện trường tại cầu vượt Thái Hà khiến tài xế xe tải bị thương.

Trung tá Đặng Hồng Giang, Đội trưởng Đội CSGT số 3 cho biết, với những vi phạm nêu trên, các tài xế liên quan ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, bị tước bằng lái xe còn phải chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại về kết cấu công trình.

CSGT khuyến cáo, tại các công trình cầu vượt luôn có biển cảnh báo hạn chế chiều cao và biển cấm một số loại phương tiện có tải trọng lớn. Do đó, tài xế điều khiển những loại xe này phải đặc biệt chú ý quan sát, tuân thủ các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Nếu cố tình vi phạm, tài xế có thể gây ra tai nạn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác. Mọi hành vi không tuân thủ quy định, quy tắc giao thông sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, CSGT cũng khuyến khích người dân chủ động phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm giao thông để làm căn cứ thông báo cho lực lượng chức năng xác minh xử lý theo thẩm quyền.

Xử phạt tài xế ô tô khách húc đẩy CSGT, tăng ga bỏ chạy

Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập tài xế và chủ xe khách có hành vi húc đẩy cán bộ CSGT, tăng ga bỏ chạy trên tuyến quốc lộ 38B.

Sáng 6/8, thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương, sau khi triệu tập tài xế và chủ nhà xe Mạnh Thắng tới trụ sở để làm việc, đơn vị đã bước đầu làm rõ hành vi vi phạm của tài xế húc đẩy CSGT, tăng ga bỏ chạy.

Tài xế xe khách cố tình tăng ga bỏ chạy trên quốc lộ 38B khi bị lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra.

Theo kết quả xác minh bước đầu của Đội CSGT số 2, ô tô khách mang biển kiểm soát 34F-009.44 là xe hợp đồng, thuộc sở hữu của Hợp tác xã Vận tải hàng hóa, hành khách Mạnh Thắng (địa chỉ tại thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) do ông Nguyễn Văn Thắng, trú tại xã Tân Việt, huyện Thanh Hà người đại diện pháp luật.

Lái xe có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng là ông Nguyễn Xuân Công (SN 1973, ở thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).

Lái xe Nguyễn Xuân Công không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, có hành vi húc đẩy cán bộ CSGT rồi tăng ga bỏ chạy.

Qua làm việc, Đội CSGT số 2 đã tiến hành kiểm tra các giấy tờ liên quan đến lái xe và chủ phương tiện. Đồng thời tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe về hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, mức xử phạt vi phạm là 900 nghìn đồng.

Cũng theo đại diện Đội CSGT số 2, đơn vị đã chuyển thông tin tới cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lộc để xác minh, làm rõ dấu hiệu chống đối người thi hành công vụ của lái xe khách mang biển số 34F-009.44. Nếu đủ yếu tố cấu thành sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, vào khoảng 16h50 ngày 5/8, tại Km 01+800 quốc lộ 38B, Tổ công tác của Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát cơ động trên tuyến thì phát hiện xe ô tô khách gắn biển kiểm soát 34F-009.44 điều khiển theo hướng từ huyện Gia Lộc đi TP Hải Dương vi phạm: Đón trả khách không đúng nơi quy định và không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện.

Tổ công tác đã tiến hành ra tín hiệu dừng phương tiện nhưng lái xe khách không chấp hành, tiếp tục tăng ga bỏ chạy đến Km 01+400 quốc lộ 38B.

Lúc này một cán bộ của Tổ công tác đã đuổi theo chặn trước đầu xe, nhiều lần đề nghị lái xe cho phương tiện dừng lại để kiểm tra nhưng lái xe vẫn cố tình nhấn ga cho xe di chuyển dù cán bộ CSGT đang đứng ở đầu xe, khiến cán bộ CSGT này phải đi lùi một đoạn.

Sau đó, tài xế chiếc xe này tăng ga bỏ chạy về hướng TP Hải Dương. Tổ công tác đã tiến hành tra cứu phương tiện xe ô tô khách nói trên và xác minh được chủ phương tiện thuộc Hợp tác xã Vận tải hàng hóa, hành khách Mạnh Thắng.

Đến khoảng 19h cùng ngày chủ phương tiện và lái xe đã tới trụ sở Đội CSGT số 2 để làm việc, thừa nhận hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ.

 

Xử phạt cặp vợ chồng đầu trần đi xe máy vào làn ô tô trên QL51

Ông L.T.Q.T chạy xe máy chở theo vợ cùng không đội mũ bảo hiểm ngang nhiên lưu thông ở làn ô tô trên QL51 đã bị CSGT lập biên bản với 5 lỗi vi phạm.

Ngày 28/10, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã mời ông L.T.Q.T (ngụ phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa) lên làm việc để xác minh hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ 51.

Ông L.T.Q.T bị CSGT mời lên làm việc.

Vụ việc trước đó đã được người dân quay lại video đăng tải lên mạng xã hội ngày 24/10 gây xôn xao dư luận.

Người điều khiển xe tải phía sau xe máy của ông T cho biết, khi phát hiện xe máy chạy ở làn ô tô, ông đã bóp còi ra hiệu nhưng ông T vẫn không chuyển vào làn xe máy mà quay lại chửi.

Tại cơ quan chức năng, ông T xác nhận, khoảng 8h30 ngày 24/10, ông điều khiển xe máy biển số 60H1-353.14 chở theo vợ lưu thông trên quốc lộ 51. Lúc này cả hai đều không đội mũ bảo hiểm.

Thời điểm ông T chở vợ bằng xe máy đi vào làn ô tô còn quay lại chửi tài xế ô tô.

Ông T cho biết do có công việc đột xuất nên ông đã chạy xe máy vào làn dành cho xe ô tô theo hướng từ huyện Long Thành đi thành phố Biên Hòa để đi cho nhanh, kịp về xử lý công việc.

Ông T được xác định vi phạm các lỗi gồm: đi vào đường cấm, không đội mũ bảo hiểm, chở người không đội mũ bảo hiểm, không giấy phép lái xe, không có giấy chứng nhận đăng ký xe.

Sau khi làm việc, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm hành chính với ông T về 5 hành vi nêu trên.

Theo quy định với các lỗi trên ông T có thể bị xử phạt với tổng số tiền từ trên 2,5 triệu đến trên 4 triệu đồng đồng và có thể bị tạm giữ phương tiện, tước giấy phép lái xe.

Trong đó, đi vào đường cấm bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với xe máy (theo điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng cho mỗi người vi phạm (theo điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); Chở người không đội mũ bảo hiểm người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Không có giấy phép lái xe phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô dưới 175cm³ không có giấy phép lái xe (theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Không có giấy chứng nhận đăng ký xe phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài các mức phạt tiền, người vi phạm có thể bị áp dụng thêm các biện pháp xử lý bổ sung như tạm giữ phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI