Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Nhóm người kéo đến nhà Nam Em gây rối, công an đang điều tra làm rõ

Sáng 27.2, clip lan truyền về một nhóm người kéo đến nhà Nam Em gây ồn ào được lan truyền. Hiện, Công an phường An Phú, Thủ Đức đang xác minh, làm rõ vụ việc.

Ngày 27.2, đoạn clip ghi lại cảnh nhóm người gây ồn ào, la hét trước nhà hoa khôi Nam Em tại phường An Phú, TP Thủ Đức (TPHCM) được khán giả chia sẻ trên mạng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, clip này được ghi lại vào tối 26.2. Trong clip, một nhóm người đi ôtô kéo đến trước nhà Nam Em lời qua tiếng lại với bạn trai của Nam Em là một doanh nhân. Thời điểm trên, cả hai bên có lời qua tiếng lại gây mất trật tự công cộng.

Được biết, Công an phường An Phú đã tiếp nhận thông tin, đang xác minh, làm rõ vụ việc.

Cũng liên quan đến Nam Em, cô xác nhận Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM mời lên làm việc sau những buổi livestream vừa qua. Thời gian làm việc vào ngày 28.2.

Trước đó, cộng đồng mạng dậy sóng vì những buổi livestream úp mở “bóc phốt” các thành viên trong showbiz của Nam Em.

Nội dung các buổi trò chuyện khiến dân mạng liên tưởng đến một số sao Việt nhưng không có bằng chứng cụ thể. Dù vậy, không ít nghệ sĩ bị réo tên trên các diễn đàn mạng xã hội, bị đào lại những bê bối cũ, chịu ảnh hưởng tiêu cực về mặt danh tiếng.

Chiều 22.2, trong buổi họp báo định kỳ, ông Nguyễn Ngọc Hồi – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – cho biết đã nhận được tin về việc Nam Em livestream nói chuyện ồn ào ở showbiz với nhiều phát ngôn gây bức xúc. Ông Nguyễn Ngọc Hồi xác nhận Sở này đã lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để xử lý vụ việc theo đúng quy trình và quy định của pháp luật.

Nam Em (tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Nam Em, sinh ngày 15.1.1996) là hoa khôi, ca sĩ kiêm diễn viên và người mẫu. Cô nổi danh khi đăng quang “Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long 2015” và là đại diện Việt Nam tham dự và lọt Top 8 chung cuộc tại Hoa hậu Trái Đất 2016.

Nam Em về sau lấn sân sang lĩnh vực ca hát. Tuy nhiên, người đẹp này thường xuyên có những phát ngôn sốc, khiến khán giả ngán ngẩm.

nguồn:BLĐ

Bắt kẻ đánh cô gái bất tỉnh để cướp của trong đêm

Ngày 24/2, Công an TP Hà Nội cho biết Công an quận Cầu Giấy đã bắt giữ Nguyễn Thành Trung, 20 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội để điều tra về hành vi cướp tài sản.

Rạng sáng 17/2 (mùng 7 tết), Trung đi xe máy lượn lờ tìm con mồi. Khoảng 1h, đối tượng thấy chị L.T. (26 tuổi) đang đi một mình ở phố Linh Lang nên bám theo. Đến ngõ 277 Quan Hoa (quận Cầu Giấy), Trung dùng gạch đánh liên tiếp vào đầu chị T. khiến nạn nhân bất tỉnh. Thấy máu của nạn nhân dính trên người, Trung dừng lại và bỏ đi. Nạn nhân sau khi tỉnh đã trình báo công an sở tại.

Nguyễn Thành Trung tại trụ sở Công an.
Nguyễn Thành Trung tại trụ sở Công an.

Ngày 23/2, Công an TP Hà Nội cho biết Công an quận Cầu Giấy đã bắt giữ Nguyễn Thành Trung (20 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) để điều tra về hành vi cướp tài sản. Tại cơ quan công an, Trung khai nhận do không có tiền tiêu nên nảy sinh ý định cướp tài sản của phụ nữ đi đường.

Thêm hai đối tượng trong đường dây phù phép xe máy cũ thành mới sa lưới

Hiện Công an quận Cầu Giấy đang củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm nghi phạm theo quy định.

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai

Ngày 21/2, Viện KSND tỉnh Đồng Nai hoàn tất cáo trạng truy tố đối với Nguyễn Thị Thanh Tâm (42 tuổi, ngụ Đồng Nai) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 1.
Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đồng Nai, là nhân viên bất động sản, Tâm đã lừa vay tiền của khách hàng và nhân viên ngân hàng và chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2018, Tâm được nhờ đứng tên đại diện pháp luật của Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Hoàng Kim (TP.HCM).

Thời gian này, công ty có triển khai dự án khai thác cát tại Campuchia nhưng không thành công, bị thua lỗ nên Tâm phải vay tiền để giải quyết hậu quả.

Sau đó, Tâm còn đăng ký thành lập Công ty TNHH Đầu tư xuất nhập khẩu Lâm Minh Anh tại Biên Hòa, Đồng Nai.

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 2.
Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai- Ảnh 2.

Thông qua các hình thức lừa đảo như vay tiền, gian dối, xác nhận số dư, cấp chứng thư bảo lãnh… Tâm đã lừa nhiều người và chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng.

Số tiền này Tâm khai đã sử dụng mua bán hoặc tạo lòng tin cho các “con mồi” và tiêu xài.

Thêm hai đối tượng trong đường dây phù phép xe máy cũ thành mới sa lưới

Ngày 27/1, Cơ CSĐT Công an TP.HCM (PC01) đã ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Hữu Oai (34 tuổi) và Nguyễn Hữu Như (40 tuổi), cùng ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Oai và Như là những mắt xích trong đường dây mua xe đã qua sử dụng đục lại số khung, số máy, phù phép thành xe mới do Bùi Văn Tân (41 tuổi, ngụ TP.HCM), là chủ hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến cùng đồng bọn thực hiện bị công an TP.HCM triệt phá.

Đối tượng Oai và Như vừa bị công an bắt giữ.
Đối tượng Oai và Như vừa bị công an bắt giữ.

Trước đó, qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định, sau khi có được nguồn xe không rõ nguồn gốc và phiếu xuất xưởng theo loại xe, Bùi Văn Tân cho đưa xe đến tiệm sửa chữa xe máy Đại Phát (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) thuê Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như đục lại số khung, số máy phù hợp với thông tin trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với giá 1 triệu đồng/xe, “phù phép” thành xe mới bán cho khách hàng.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam với 12 đối tượng, gồm Bùi Văn Tân, Lê Văn Tới, Nguyễn Hữu Oai, Nguyễn Hữu Như, Võ Đình Thắng, Nguyễn Ngọc Thúy, Hà Xuân Phúc, Trần Văn Sậu, Nguyễn Trung, Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Đình Sùng, Nguyễn Thị Kiều Oanh về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Mua bán tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM đã ra quyết định truy nã hai đối tượng trên về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 25/1/, Nguyễn Hữu Như đã đến Công an xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để đầu thú. Tiếp đó, ngày 26/1, Nguyễn Hữu Oai đã đến Công an xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp để đầu thú.

Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, qua giám sát công tác đăng ký, cấp biển số xe máy, công an thành phố cùng tổ công tác của Cục C08 (Bộ Công an) phát hiện nhiều hồ sơ thuộc diện đăng ký mới lần đầu nhưng có dấu hiệu bất thường.

Qua giám định, công an phát hiện dấu hiệu mài, đục số khung, số máy nên đã tạm giữ và điều tra. Các xe máy này được bán ra từ hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến thuộc huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn do Bùi Văn Tân (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) làm chủ.

Khám xét khẩn cấp các địa điểm có liên quan đến xe máy Tấn Tiến, cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện 142 xe bị đục số khung, số máy, trong đó có một xe bị mất trộm vào năm 2016.

Ngoài ra, cơ quan điều tra thu giữ hơn 10.000 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy của các hãng, nhiều thiết bị là máy móc, dụng cụ mài, đục số khung, số máy xe.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2021, Tân đã móc nối với Lê Văn Tới thu mua các xe máy không rõ nguồn gốc, không giấy tờ từ các tiệm cầm đồ, các nguồn trôi nổi, thậm chí cả xe trộm cắp.

Sau đó, các đối tượng mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy với giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/phiếu để đưa đến cửa hàng sửa xe Phát Đạt (huyện Bình Chánh) do Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như làm chủ, giao cho các đối tượng mài, đục lại số khung, số máy xe cho trùng khớp với phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với chi phí 1 triệu đồng mỗi xe.

Từ năm 2021 – 2023, Tân đã bán ra 3.911 xe máy cho khách hàng ở nhiều tỉnh trong cả nước.

Riêng năm 2023 đã bán ra 1.549 xe, thu lợi bất chính khoảng 15 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng truy xét vụ án, làm rõ nguồn gốc hơn 10.000 phiếu xuất xưởng chất lượng xe máy của các hãng xe và các phương tiện, đối tượng liên quan.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang tập trung điều tra mở rộng, phối hợp các đơn vị, công an tỉnh, thành khẩn trương truy xét, làm rõ toàn bộ đường dây tội phạm nêu trên.

Luật sư sao chụp tài liệu vụ án phải trả số tiền như thế nào?

Bộ Tư pháp vừa công bố Tài liệu cho ý kiến về Hồ sơ dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Theo dự thảo, trường hợp bị can, người bào chữa (Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội…) yêu cầu sao chụp tài liệu tại cơ quan điều tra, VKS thì sẽ phải chịu chi phí là 1.500 đồng/trang A4.

Cần thiết phải ban hành Pháp lệnh chi phí tố tụng

Theo dự thảo tờ trình, TAND Tối cao (cơ quan chủ trì soạn thảo Pháp lệnh) cho biết, Điều 169 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 370 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đều quy định: “Căn cứ vào quy định của Bộ luật này, UBTVQH quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ… chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án”.

Tuy nhiên, đến nay văn bản quy định cụ thể về chi phí tố tụng; về việc miễn, giảm các loại chi phí tố tụng nêu trên vẫn chưa được ban hành.

Đơn cử như đối với chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; chi phí cho người chứng kiến, người dịch thuật trong tố tụng hình sự hiện nay chưa có văn bản quy định chi tiết.

Ngoài ra, thực tiễn áp dụng pháp luật về chi phí tố tụng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau: Việc áp dụng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tại các tòa án còn chưa thống nhất về việc tính tiền tạm ứng, trình tự, thủ tục thu, mức thu, mức chi; mức chi cho Hội thẩm còn thấp… Điều này gây lúng túng trong thực tiễn áp dụng.

Từ đó, cơ quan soạn thảo cho rằng, việc xây dựng Pháp lệnh Chi phí tố tụng là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ vướng mắc cho thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính.

Luật sư sao chụp tài liệu vụ án phải trả số tiền như thế nào
Luật sư sao chụp tài liệu vụ án phải trả số tiền như thế nào

Bị can yêu cầu sao chụp tài liệu tại CQĐT, VKS phải trả chi phí

Hiện nay, trong tố tụng hình sự có quy định về quyền sao chụp tài liệu của bị can, người bào chữa nhưng trên thực tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện việc đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án của bị can, người bào chữa và chi phí cho việc sao chụp hồ sơ vụ án do ai phải chi trả cơ quan tiến hành tố tụng hay bị can, người bào chữa phải chi trả.

Thực tế Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định về việc chi trả cho việc sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4 nhưng quy định này chỉ áp dụng đối với việc sao chụp tài liệu tại Tòa án. Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự tại các giai đoạn tiến hành tố tụng như giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố thì khi bị can, người bào chữa yêu cầu được sao chụp hồ sơ vụ án thì thủ tục chi trả như thế nào và ai là người phải chi trả chi phí sao chụp này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng dẫn đến khi áp dụng các cơ quan tiến hành tố tụng rất lúng túng.

Xem thêm >> Tập trung kiểm soát vi phạm nồng độ cồn toàn quốc

Đặc biệt, theo TAND Tối cao đối với trường hợp bị can đang bị tạm giam thì quyền thực hiện việc sao chụp tài liệu được thực hiện như thế nào và khoản chi phí sao chụp tài liệu do cơ quan tiến hành tố tụng phải chi trả hay người nhà bị can phải chi trả khi sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án để thực hiện quyền bào chữa của mình.

Do đó, tại dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng (dự thảo 3), cơ quan soạn thảo đề xuất trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải sao chụp tài liệu cung cấp cho bị can để đảm bảo thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội thì chi phí sao chụp (1.500 đồng/trang A4) sẽ do Nhà nước bảo đảm kinh phí.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị can, người bào chữa (Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý) yêu cầu sao chụp tài liệu thì bị can, người bào chữa phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.

Theo TAND Tối cao, việc bổ sung những chi phí nêu trên vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh là để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, bảo đảm tính khả thi của việc thi hành các quy định về phiên tòa trực tuyến, thực hiện quyền của bị can, người bào chữa. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa những chi phí nêu trên vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh vì cho rằng những chi phí này là chi phí trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc là những khoản chi thường xuyên.

Vì vậy, TAND Tối cao xin ý kiến của UBTVQH về vấn đề này.

Nguồn từ: PLo

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI