Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Triệt phá đường dây mua bán súng công cụ hỗ trợ trên không gian mạng với số lượng lớn

Ngày 02/3/2024, Công an Thành phố (CATP) Hồ Chí Minh cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự CATP phối hợp Công an Quận 6, Quận 8, Quận 12, quận Bình Tân, Công an huyện Hóc Môn và Công an xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn triệt phá đường dây mua bán súng công cụ hỗ trợ trên không gian mạng do Đoàn Quốc Thái (sinh năm 1992; nơi ở hiện nay: Phường 15, Quận 8) cầm đầu, cùng Trần Bá Lộc (sinh năm 1997; nơi ở hiện nay: phường Thới An, Quận 12) cùng thực hiện.

Trước đó, qua nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện một số tài khoản facebook, trang web, kênh youtube đăng tải nhiều nội dung về việc mua bán vũ khí (súng, đạn) và các loại công cụ hỗ trợ với giá từ 20 – 30 triệu đồng mỗi loại. Sau thời gian thu thập thông tin liên quan đến các đối tượng trong đường dây, cơ quan Công an xác định Đoàn Quốc Thái là đối tượng cầm đầu, cùng Trần Bá Lộc thực hiện hành vi phạm tội. Thái đặt mua súng công cụ hỗ trợ từ Thái Lan, Campuchia về Việt Nam cất giấu ở nhiều nơi; sau đó thực hiện việc mua bán thông qua không gian mạng. Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, Thái đã mua bán hàng trăm khẩu súng công cụ hỗ trợ, thu lợi bất chính gần 300 triệu đồng. Đoàn Quốc Thái từng bị Công an Quận 11 xử phạt hành chính về hành vi “tàng trữ đồ chơi nguy hiểm” vào năm 2019 nhưng vì hám lợi nên Thái tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Đối tượng Trần Bá Lộc và đối tượng Đoàn Quốc Thái.
Đối tượng Trần Bá Lộc và đối tượng Đoàn Quốc Thái.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, Phòng Cảnh sát hình sự CATP đã lên kế hoạch phá án, phối hợp Công an các địa phương thuộc CATP khám xét nhiều địa điểm; thu giữ 230 khẩu súng trong đó có 03 súng dài, 25 khẩu súng ngắn, 4.750 viên đạn các loại, 23 bình ga, 02 máy khoan ép đạn, 03 bịch đạn bi nhựa, 06 bịch đạn bi kim loại, 54 hộp tiếp đạn và nhiều tang vật có liên quan.

Xử phạt tài xế xe buýt “dính cồn”, chạy quá tốc độ

Tang vật thu giữ.
Tang vật thu giữ.

Hiện Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hồ Chí Minh đang mở rộng điều tra, xác định các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Tăng thời hạn của giấy xác nhận thông tin về cư trú; bổ sung quy định về đăng ký tạm trú

Thông tư số 66/2023/TT-BCA của Bộ Công an (có hiệu lực từ ngày 1/1/2024) sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến đăng ký cư trú. Trong đó, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp

Thông tư 66/2023/TT-BCA đã sửa đổi Điều 17 quy định về xác nhận thông tin về cư trú của Thông tư số 55/2021/TT-BCA.

Theo đó, công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

Bổ sung quy định về đăng ký tạm trú

Ngoài ra, Thông tư số 66 cũng bổ sung khoản 3 vào Điều 13 quy định về đăng ký tạm trú của Thông tư số 55/2021/TT-BCA, như sau:

1- Công dân thay đổi chỗ ở ngoài nơi đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm thực hiện đăng ký tạm trú mới.

Trường hợp chỗ ở đó trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

2- Học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó.

Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú, kèm Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp và được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Hướng dẫn nộp giấy tờ, chi phí xin cấp sổ đỏ lần đầu

Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.

3- Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân, tổ chức thì văn bản đó không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận căn cước

Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trong đó quy định giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước.

Theo đó, tại khoản 5 Điều 30 Luật Căn cước quy định rõ giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận căn cước như sau:

– Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

– Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, Luật này cũng quy định Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Bộ Công an lấy ý kiến về mẫu thẻ Căn cước, mẫu giấy Chứng nhận căn cước

Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:

– Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sinh sống.

– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại điểm a khoản này tổ chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã được Quốc hội thông qua, trong đó, quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng này.

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

1. Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã.

2. Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện như quy định đều được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện như quy định đều được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

3. Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học.

4. Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

5. Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Bộ Công an lấy ý kiến về mẫu thẻ Căn cước, mẫu giấy Chứng nhận căn cước

Kể từ ngày 01/7/2024, Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới của Luật Căn cước đó là việc người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước. Nhằm triển khai quy định trên, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ Căn cước, mẫu giấy Chứng nhận căn cước để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, trong đó có nội dung về mẫu giấy chứng nhận căn cước.

Quy cách thẻ căn cước

Theo dự thảo Thông tư, hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước thẻ gồm: Bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau thẻ căn cước gồm: Các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen. Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước.

Màu sắc của các thông tin trên thẻ căn cước

Dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence – Freedom – Happiness; dòng chữ “Identity Card”; biểu tượng chíp; Số định danh cá nhân/No; Họ, chữ đệm và tên/Surname, given names; Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Nơi cư trú/ Place  of Residence; Nơi đăng ký khai sinh/Place of birthday registration; Có giá trị đến/Date of expiry; Ngày, tháng, năm cấp/Date, month, year; BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY màu xanh.

Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ căn cước màu đỏ.

Số Căn cước; các thông tin của người được cấp thẻ Căn cước; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; ngày, tháng, năm được cấp thẻ Căn cước; dòng MRZ, mã QR màu đen.

Mã QR có kích thước 11mm x 11mm, bao gồm những thông tin: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con; số Chứng minh nhân dân 9 số của người được cấp thẻ (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có).

Đáng chú ý, dự thảo Thông tư quy định rõ hai mẫu căn cước cấp cho công dân từ 6 tuổi trở lên và mẫu căn cước cấp cho công dân từ 0 – 6 tuổi. Trong đó, mẫu đề xuất dành cho công dân từ 0 – 6 tuổi sẽ không có ảnh trên căn cước.

Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân từ 6 tuổi trở lên.
Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân từ 6 tuổi trở lên.

Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân từ 0-6 tuổi.
Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân từ 0-6 tuổi.

Hình dáng, kích thước, quy cách giấy Chứng nhận căn cướcBên cạnh đó, Chương III dự thảo Thông tư cũng quy định giấy chứng nhận căn cước có hình chữ nhật, kích thước 125 x 170 mm. Nền mặt trước giấy chứng nhận căn cước gồm: Bản đồ hành chính Việt Nam in màu đỏ; trống đồng, các hoa văn họa tiết truyền thống trang trí in màu xanh. Quốc huy được in màu trực tiếp trên giấy chứng nhận căn cước. Dòng chữ “CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC”; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp giấy Chứng nhận căn cước màu đỏ.
Mẫu giấy Chứng nhận căn cước.

Nội dung giấy Chứng nhận căn cước

Điều 11 dự thảo Thông tư quy định rõ nội dung giấy Chứng nhận căn cước, như sau:

– Bên trái từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 15 mm; Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận căn cước cỡ 25 x 33 mm; Mã QR code kích thước 18 x 18 mm; Ô vân tay ngón trỏ trái; Ô vân tay ngón trỏ phải.

– Bên phải từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; Dòng chữ “CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC”; Số ĐDCN; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Họ, chữ đệm và tên cha; Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên mẹ; Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng); Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; Quốc tịch; Thời hạn sử dụng đến; Ngày, tháng, năm; GIÁM ĐỐC CÔNG AN.

Những trường hợp phải cấp đổi lại thẻ căn cước năm 2024

Toàn văn dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến tại đây.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI