Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Trong quý I năm 2024: Số người tử vong do tai nạn giao thông đã giảm so với cùng kỳ

Quý I năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã quyết liệt trong việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó đáng chú ý vi phạm về nồng độ cồn chiếm gần 30% tổng số vi phạm; số người tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm so với cùng kỳ.

Trên lĩnh vực giao thông đường bộ, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 1 triệu trường hợp, phạt tiền trên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn chiếm 275.130 trường hợp; 1.587 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy; 21.740 trường hợp chở hàng quá tải; 245.707 trường hợp vi phạm quy định về tốc độ.

Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện.
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với các lái xe.

– Trên lĩnh vực giao thông đường sắt, đã xử lý 267 trường hợp, phạt tiền 142 triệu đồng. Lĩnh vực giao thông đường thủy xử lý gần 10.500 trường hợp, phạt tiền trên 21 tỷ đồng.

– Theo Cục CSGT, số vụ TNGT tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giao thông đường bộ với 6.496 vụ, làm chết 2.686 người, bị thương 5.239 người. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 490 người chết (-15,43%). Có 40 vụ TNGT xảy ra trên tuyến đường sắt và 14 vụ xảy ra trên tuyến thủy nội địa.

– Đáng chú ý, TNGT xảy ra 6.550 vụ  làm chết 2.723 người; bị thương 5.246 người. So với cùng kỳ năm 2023, số người chết do TNGT đã giảm 484 người (-15,1%). Trong đó, TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã giảm cả 3 tiêu chí, so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân phần lớn các vụ TNGT là do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, không đi đúng phần đường, làn đường, chuyển hướng không đúng quy định, không giữ khoảng cách và sử dụng rượu bia.

Xem thêm tin khác >> Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ qua mạng

Trong năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tập trung xử lý xuyên suốt 05 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây TNGT gồm: (1) Vi phạm nồng độ cồn, ma túy…; (2) Chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, “cơi nới” thành thùng xe; chở quá người, hết hạn kiểm định, xe hết hạn sử dụng, dừng xe đón trả khách không đúng nơi quy định…. (3) Chạy quá tốc độ quy định; (4) Vi phạm quy định về tránh, vượt, phần đường, làn đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; (5) Sử dụng các loại giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy tờ giả).

Công tác tuần tra, kiểm soát sẽ được lực lượng CSGT thực hiện xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, trọng tâm là các nhóm hành vi gây TNGT với mục đích từng bước hình thành văn hóa khi tham gia giao thông và kiềm chế TNGT.

 

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Bình Phước: Khởi tố, tạm giam cha dượng bạo hành bé trai 9 tuổi

Ngày 20/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đồng Xoài cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Lê Đức Thắng (42 tuổi, trú phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) để điều tra về tội hành hạ người khác.

Như tin đã đưa, ngày 12/3/2024, trên mạng xã hội xuất hiện clip với độ dài hơn 2 phút về hình ảnh người đàn ông dùng chân đá, đạp và dùng tay đánh vào người một bé trai dù cháu kêu khóc thảm thiết xin tha.

Ngay sau đó Công an tỉnh Bình Phước có Công văn hỏa tốc chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ và Công an TP. Đồng Xoài nhanh chóng vào cuộc xác minh và xác định được đối tượng thực hiện hành vi bạo hành trẻ em là Lê Đức Thắng, còn cháu bé bị bạo hành tên L.T.A (9 tuổi, trú khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài), là con riêng của vợ Thắng.

Bị can Lê Đức Thắng
Bị can Lê Đức Thắng

Qua làm việc, Lê Đức Thắng đã thừa nhận toàn bộ hành vi sử dụng tay, chân đánh gây thương tích cho cháu L.T.A (9 tuổi) vào ngày 8/3/2024. Kết quả giám định thương tật, cháu L.T.A bị tổn hại về sức khỏe và tinh thần với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 6%.

Bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm tại Lào

Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đồng Xoài đang hoàn tất hồ sơ để xử lý hành vi phạm tội của Lê Đức Thắng theo pháp luật.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6. Luật được ban hành, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.

Bên cạnh đó, 09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước được nêu rõ tại Điều 5, như sau:

(1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.

(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

(6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

(7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.

(8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

(9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Công an tỉnh Hậu Giang phá chuyên án làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả liên tỉnh

Ngày 18/3/2024, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, vừa phối hợp các đơn vị nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.

Từ đầu năm 2024, qua công tác nghiệp vụ, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh phát hiện 01 đường dây làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả liên quan nhiều đối tượng ở các tỉnh, thành miền Tây, trong đó có đối tượng ở Hậu Giang nên báo cáo đồng chí Giám đốc Công an tỉnh xác lập chuyên án đấu tranh. Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập, đến ngày 08/3/2024, Cơ quan An ninh điều tra bắt, khám xét nơi ở đối tượng Trần Thẩm Lin (sinh năm 2000, tại phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) thu giữ tổng cộng hơn 640 triệu đồng tiền giả loại 500.000 đồng cùng nhiều máy móc, vật dụng liên quan đến việc làm tiền giả như laptop, máy in,…

Trần Thẩm Lin cùng tang vật.
Trần Thẩm Lin cùng tang vật.

Cùng ngày, bắt giữ thêm 02 đối tượng mua tiền giả của Lin là Huỳnh Hoàng Đức Anh (sinh năm 2003) và Cao Nhất Ý (sinh năm 2007, cùng trú xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang); thu giữ 03 tờ tiền giả loại 500.000 đồng mà các đối tượng sử dụng để mua hàng của người dân.

Tang vật tại nhà đối tượng Trần Thẩm Lin.
Tang vật tại nhà đối tượng Trần Thẩm Lin.

Công an Tiền Giang giải cứu thành công 03 cháu bé bị đối tượng đe dọa tính mạng

Hiện Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố, tạm giam Trần Thẩm Lin về hành vi “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” và Huỳnh Hoàng Đức Anh, Cao Nhất Ý bị khởi tố về hành vi “Lưu hành tiền giả”. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đang phối hợp Công an các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang mở rộng điều tra.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Thẩm định nghị quyết thí điểm giao một số Phòng Tư pháp cấp Phiếu LLTP

Chiều 20/3, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại TP. Hà Nội, TPHCM và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP). Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

Thí điểm phân cấp cho Phòng Tư pháp cấp huyện khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cấp Phiếu LLTP thời gian qua - Ảnh: VGP/LS
Thí điểm phân cấp cho Phòng Tư pháp cấp huyện khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cấp Phiếu LLTP thời gian qua – Ảnh: VGP/LS

Báo cáo tại cuộc họp, bà Đỗ Thị Thúy Lan, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia cho biết, hiện nay TP. Hà Nội, TPHCM và tỉnh Nghệ An là ba địa phương có số lượng yêu cầu cấp Phiếu LLTP lớn nhất cả nước.

Từ năm 2021 đến năm 2023, thành phố Hà Nội cấp khoảng 240.300 Phiếu LLTP, TPHCM cấp khoảng 308.000 Phiếu LLTP, tỉnh Nghệ An cấp khoảng 185.000 Phiếu LLTP, chiếm khoảng 28% tổng số Phiếu LLTP được cấp trên toàn quốc. Trong bối cảnh nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Sở Tư pháp còn hạn chế, việc tiếp nhận một số lượng lớn hồ sơ đã gây tình trạng quá tải cho bộ phận làm công tác LLTP tại các địa phương này.

Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cấp Phiếu LLTP thời gian qua, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện cấp Phiếu LLTP là một giải pháp cần thiết, phù hợp với tinh thần tăng cường phân cấp cho địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng tính chủ động của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời, giảm tối đa tình trạng trễ hạn cấp Phiếu đối với các trường hợp quá thời hạn tra cứu, xác minh nhưng không có đủ thông tin để cấp Phiếu LLTP.

Theo Dự thảo Nghị quyết, Phòng Tư pháp có thẩm quyền thực hiện cấp Phiếu LLTP cho công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú (nếu không có nơi thường trú) tại địa bàn cấp huyện nơi thực hiện thí điểm, công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, trước khi xuất cảnh có thời gian thường trú hoặc tạm trú (nếu không có nơi thường trú) tại địa bàn cấp huyện nơi thực hiện thí điểm. Phòng Tư pháp thực hiện thu phí cung cấp thông tin LLTP khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP theo quy định của pháp luật hiện hành về phí cung cấp thông tin LLTP.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết quy định Phòng Tư pháp được phân quyền tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia và tại Sở Tư pháp trên môi trường điện tử qua Phần mềm Quản lý LLTP dùng chung; thực hiện tra cứu, xác minh thông tin LLTP về án tích tại cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan khác có liên để cấp Phiếu LLTP. Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng quy định trường hợp đã quá thời hạn tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP theo quy định nhưng không nhận được kết quả tra cứu, xác minh của các cơ quan có liên quan.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trẩn Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp Hội đồng thẩm định - Ảnh: VGP/LS
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trẩn Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp Hội đồng thẩm định – Ảnh: VGP/LS

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến cụ thể về các điều khoản của Dự thảo Nghị quyết. Cụ thể, đại diện Bộ Công an cho biết Phiếu LLTP gồm có 18 trường thông tin do nhiều cơ quan cung cấp, trong đó có nhiều thông tin của cơ quan công an.

Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết mới chỉ nêu trách nhiệm của Bộ Công an, vì vậy, để phù hợp quy định của Luật LLTP và các văn bản liên quan, đồng chí đề nghị bổ sung thêm các quy định về nội dung, trách nhiệm của cơ quan Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan liên quan trong việc tra cứu thông tin cấp Phiếu LLTP.

Về phía các địa phương thực hiện thí điểm, Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An Hoàng Thu Trang cho biết dự thảo Nghị quyết đã giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí lựa chọn Phòng Tư pháp thực hiện thí điểm, tuy nhiên cần bổ sung quy định số lượng Phòng Tư pháp tối thiểu. Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng cần làm rõ hơn về chức năng thu phí của Phòng Tư pháp để đảm bảo phù hợp pháp luật hiện hành, không phát sinh biên chế.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM Nguyễn Thị Hồng Hạnh cho biết quy định Phòng Tư pháp thực hiện tra cứu, xác minh thông tin LLTP về án tích bởi công tác phối hợp đôi khi còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, đồng chí mong muốn cơ quan Toà án, Công an, Viện kiểm sát có chỉ đạo ngành dọc để phối hợp với Phòng Tư pháp trong công tác này.

Trao đổi tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương bổ sung thêm, khi Nghị quyết có hiệu lực, Sở Tư pháp sẽ phải từ chối giải quyết nhu cầu cấp Phiếu tại nơi thực hiện thí điểm. Do đó, đồng chí đề nghị cân nhắc nhiệm vụ của Sở Tư pháp 3 địa phương thí điểm theo hướng vẫn cấp Phiếu LLTP theo quy định pháp luật, tạo điều kiện cho công dân lựa chọn cấp Phiếu tại Sở hoặc Phòng Tư pháp.

Thông báo Quyết định chỉ định và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng thẩm định. Để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cụ thể hoá tối đa các nội dung để có thể triển khai luôn tại Nghị quyết như: trách nhiệm của UBND 3 địa phương thực hiện thí điểm; nguồn lực, điều kiện thực hiện; trách nhiệm của các cơ quan liên quan như Toà án, Viện Kiểm sát… ; qua đó làm rõ được chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư pháp trong quá trình thực hiện thí điểm.

Thứ trưởng lưu ý cần bổ sung rõ về thời hạn cấp Phiếu LLTP; thời hạn trả lời, cung cấp thông tin phối hợp; quy định về thu phí cấp Phiếu LLTP; về việc tra cứu, xác minh trong trường hợp không có thông tin…

Lê Sơn

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI