Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Phát hiện nhiều tài xế ‘đối phó’ đo nồng độ cồn

Theo đó, nhiều người không chấp hành, bỏ xe, không thổi vào ống đo để tránh xử phạt trong đợt kiểm soát vi phạm nồng độ cồn có quy mô nhất TP HCM từ trước tới nay.

Vừa qua, tối 27/11, hơn 20 cảnh sát thuộc 4 đội CSGT Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Tân Phú và Phú Nhuận phối hợp lập chốt kiểm tra tại ngã tư Phú Nhuận. Đây là một trong 10 cụm gồm 5 cụm nội đô và 5 cụm ở các cửa ngõ thành phố được Công an TP HCM triển khai kiểm soát vi phạm nồng độ cồn từ nay đến qua Tết Nguyên đán 2024.

Cảnh sát dùng máy đo nồng độ cồn gắn phễu kiểm tra ngẫu nhiên ở ngã tư Phú Nhuận. Nếu phát hiện có cồn, lực lượng tiếp tục dùng ống thổi để xác định mức độ vi phạm.
Cảnh sát dùng máy đo nồng độ cồn gắn phễu kiểm tra ngẫu nhiên ở ngã tư Phú Nhuận. Nếu phát hiện có cồn, lực lượng tiếp tục dùng ống thổi để xác định mức độ vi phạm.

Phát hiện nhiều tài xế ‘đối phó’ khi bị đo nồng độ cồn

Giữa dòng xe chờ đèn đỏ, 4 chiến sĩ cầm máy đo cồn gắn phễu kiểm tra ngẫu nhiên người đi xe máy, ôtô. Lực lượng chức năng dừng người đàn ông hơn 50 tuổi lái xe máy loạng choạng, yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn nhưng người này không chấp hành. Tài xế bị cảnh sát lập biên bản với lỗi không chấp hành, mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất, phạt 7 triệu đồng, tước bằng lái 18 tháng.

Ngoài trường hợp không chấp hành kiểm tra, nhiều người cố tình tránh bị phạt bằng cách ngậm ống nhựa, thổi không ra hơi. Nam thanh niên 31 tuổi chở bạn về quận Gò Vấp khi lái xe máy qua chốt bị yêu cầu kiểm tra. Dù đã ngà ngà say, nồng nặc mùi rượu song anh ta chỉ ngậm ống, không chịu thổi.

Người đàn ông dấu hiệu say xỉn ngồi dưới vỉa hè, không chấp hành khi cảnh sát kiểm tra.
Người đàn ông dấu hiệu say xỉn ngồi dưới vỉa hè, không chấp hành khi cảnh sát kiểm tra.

CSGT phải nhiều lần nhắc nhở, nam thanh niên thổi vào máy đo cho kết quả 0.859 mg/lít khí thở, hơn gấp đôi mức trần (0.4 mg/lít khí thở). Người này thừa nhận sau giờ làm buổi chiều tại công ty ở quận 1 đã uống 6 lon bia cùng đồng nghiệp nhưng nghĩ còn tỉnh táo nên vẫn lái xe về nhà.

Trong hai giờ tối qua, chốt ở ngã tư Phú Nhuận đã kiểm tra khoảng 100 tài xế, phát hiện hơn chục người vi phạm nồng độ cồn.

Theo một chỉ huy đội CSGT Tân Sơn Nhất, nhiều người khi bị kiểm tra đã cố tình không thổi vào máy đo, dắt bộ xe máy hoặc đổi tài xế. Cảnh sát đã kết hợp với camera giám sát ghi lại hình ảnh làm căn cứ xử phạt. Tổ công tác phối hợp công an khu vực xử lý một số người say xỉn không làm chủ hành vi, bỏ xe, thậm chí chửi bới, chống đối khi bị kiểm tra.

Cảnh sát đưa máy đo hiển thị nồng độ 0,859 mg/l của tài xế vi phạm.
Cảnh sát đưa máy đo hiển thị nồng độ 0,859 mg/l của tài xế vi phạm.

Xem thêm >>> Chửi thề, bỏ xe khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn?

Mặc khác, CSGT tăng cường kiểm soát vi phạm nồng độ cồn trong bối cảnh TP HCM liên tục xảy ra tai nạn do tài xế dùng rượu bia. Hôm 12/11, ông Phạm Cao Trí, 39 tuổi, sau khi nhậu đã chạy ôtô tông loạt xe, khiến nữ sinh 18 tuổi tử vong. Hồi giữa tháng 11, hàng loạt tài xế ôtô vi phạm nồng đồ cồn cũng bị cảnh sát xử phạt, tạm giữ xe.

Trong 9 tháng năm 2023, CSGT TPHCM đã phát hiện 93.507 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi chạy xe. Trong đó, có 421 ôtô và 93.086 xe máy; tước giấy phép với hơn 93.500 trường hợp.

Tính từ đầu năm, CSGT cả nước xử lý gần 700.000 trường hợp, trung bình mỗi ngày hơn 2.000 người vi phạm nồng độ cồn, chiếm 23% trong tổng lỗi vi phạm.

Người đi bộ vi phạm giao thông có thể bị phạt tù?

Từ đầu tháng 11 đến nay, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã ra quân xử lý nhiều trường hợp người đi bộ vi phạm luật an toàn giao thông. Thế nhưng trong trường hợp người đi bộ vi phạm dẫn tới tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Ghi nhận trên đường Phạm Hùng (đoạn giữa cầu vượt Mai Dịch và đường Vành đai 3 trên cao), mặc dù cơ quan chức năng đã dựng rào chắn để ngăn người đi bộ băng qua đường nhưng vẫn có nhiều người vi phạm.

Thời điểm 11h42 ngày 27/11, một người đàn ông bất chấp nguy hiểm, băng qua hàng loạt phương tiện đang đi với tốc độ cao từ cầu vượt Mai Dịch – đường Vành đai 3 trên cao.

Người đàn ông bất chấp nguy hiểm băng qua dòng phương tiện trên đường Phạm Hùng
Người đàn ông bất chấp nguy hiểm băng qua dòng phương tiện trên đường Phạm Hùng

Ít phút sau, ông T. (quê ở Thái Bình) cho biết, khi băng qua đường thì rất sợ bị ô tô đâm trúng nhưng điểm sang đường quá xa “đành phải liều”. “Tôi chờ đến lúc vắng xe nhất mới dám đi qua, khi đi cũng giơ tay cao để các xe nhận diện được mình“, ông T. chia sẻ.

Đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết, khi bị xử phạt, nhiều người vẫn không ý thức được hành vi của mình là rất nguy hiểm.

Tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ về vấn đề người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt“, vị đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 nói.

Người đi bộ vi phạm giao thông có thể bị phạt tù?

Theo đại diện Đội CSGT đường bộ số 6, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người đi bộ sẽ bị phạt tiền từ 60 – 100 nghìn đồng đối với các hành vi vi phạm như: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.

Trường hợp người đi bộ không đúng quy định dẫn đến tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.
Trường hợp người đi bộ không đúng quy định dẫn đến tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Trong trường hợp người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 100 – 200 nghìn đồng.

Vị đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 cho biết thêm, khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Nếu người đi bộ vi phạm giao thông như băng qua đường, đi dưới lòng đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông  gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể đối diện với việc bị phạt tù từ 7 – 15 năm.

Đại diện Đội CSGT đường bộ số 6 khuyến cáo, mỗi người tham gia giao thông cần phải có ý thức chấp hành để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

Xuân Quyên (tổng hợp)

Căn cước công dân đổi thành căn cước từ 1/7/2024

Sáng ngày 27/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, đổi tên căn cước công dân thành căn cước bắt đầu từ 1/7/2024.

Căn cước công dân đổi tên thành căn cước từ 1/7/2024

Sáng 27/11, với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,25%), Luật Căn cước chính thức được Quốc hội thông qua, bao gồm 7 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Đáng chú ý, tại Điều 18 Luật Căn cước mới vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng. Như vậy so với Luật Căn cước công dân hiện hành, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên căn cước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp… Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 22 của Luật quy định thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm: Thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Người được cấp thẻ căn cước bao gồm: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Hiện Bộ Công an đã cấp hơn 83 triệu thẻ căn cước cho công dân đủ điều kiện, chỉ còn một số ít công dân sử dụng chứng minh nhân dân và sẽ không thể cấp căn cước điện tử, không thể khai thác các tiện ích của thẻ căn cước gắn chip và căn cước điện tử trong các giao dịch trực tuyến cũng như sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu. Do vậy, việc tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người dân thực hiện một số giao dịch liên quan đến chứng minh nhân dân trong giai đoạn chuyển tiếp, luật quy định chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Căn cước công dân đổi tên thành căn cước từ 1/7/2024
Căn cước công dân đổi tên thành căn cước từ 1/7/2024

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Ngoài ra, luật cũng quy định thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Xem thêm >> Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới khẳng định, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…).

Xuân Quyên (tổng hợp)

“Quái xế” vị thành niên, phóng ngược chiều, lao chốt 141

Loạt “quái xế” khi thấy tổ công tác 141 – Công an Hà Nội đã nhanh chóng tăng ga, bỏ chạy. Thậm chí còn phóng xe ngược chiều, bất chấp nguy hiểm.

Vừa qua đêm 26/11, Tổ công tác liên ngành Y1/141 làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường Lê Duẩn (đoạn đối diện 151 Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Thời gian làm việc của tổ công tác từ 20h30 ngày 26/11 đến 1h ngày 27/11.

Tổ công tác Y1/141 làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đêm 26/11
Tổ công tác Y1/141 làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đêm 26/11

Theo thông tin mà xuphat.com cập nhật được, ngoài việc kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, tổ công tác Y1/141 còn kiểm tra, xử lý các vi phạm khác, trong đó có việc xử lý “quái xế”, gây náo loạn đường phố trong đêm.

“Quái xế” vị thành niên, phóng ngược chiều, lao chốt 141 

Lúc 21h30, cán bộ báo bộ đàm có một đôi nam nữ không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy phóng tốc độ cao hướng Ga Hà Nội – Công viên Thống Nhất, nên tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe.

Đôi nam, nữ không đội mũ bảo hiểm định "thông chốt" nhưng bất thành
Đôi nam, nữ không đội mũ bảo hiểm định “thông chốt” nhưng bất thành

Khi thấy tổ công tác từ xa, tài xế xe máy đã tăng ga, định “thông chốt“. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát đã khống chế, dừng được phương tiện và đưa đôi nam nữ vào chốt làm việc.

Tại đây, danh tính lái xe máy là N.T.N.K. (15 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội), người ngồi phía sau được xác định là bạn gái của nam thiếu niên này.

Nói với tổ công tác, thiếu niên N.T.N.K. cho biết bản thân cùng với bạn gái và 2 người khác đi từ Hà Đông lên phố cổ để uống nước. Sau khi quay trở về nhà thì thấy tổ công tác 141 làm nhiệm vụ, do lo sợ bị xử phạt nên đã lái xe bỏ chạy.

Một trường hợp "quái xế" tăng ga bỏ chạy khi thấy tổ công tác 141 ra hiệu lệnh dừng xe
Một trường hợp “quái xế” tăng ga bỏ chạy khi thấy tổ công tác 141 ra hiệu lệnh dừng xe

Đại diện tổ công tác Y1/141 cho biết, với trường hợp này, tổ công tác sẽ yêu cầu nam thiếu niên gọi phụ huynh lên chốt để làm việc.

Cũng theo một số thông tin mà xuphat.com cập nhật thêm, trong thời gian làm việc của tổ công tác Y1/141, cũng xuất hiện rất nhiều “quái xế” không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng và phóng tốc độ cao khi thấy tổ công tác.

Một số trường hợp còn hò hét khi phóng nhanh qua chốt 141 của Công an Hà Nội.

Rất nhiều trường hợp vi phạm là các thanh, thiếu niên
Rất nhiều trường hợp vi phạm là các thanh, thiếu niên

Thậm chí, có những trường hợp phóng ngược chiều đường Lê Duẩn, khi thấy tổ công tác Y1/141, thì những đối tượng này tăng ga, bất chấp đường đông nguy hiểm để né tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Tiếp đó, khoảng 30 phút sau, tổ công tác tiếp tục phát hiện xe máy kẹp 3 người không đội mũ bảo hiểm nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.

Tại chốt làm việc, danh tính người điều khiển xe máy được xác định là N.Đ.H. (14 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội).

Một trường hợp vi phạm bị tổ công tác mời phụ huynh lên làm việc
Một trường hợp vi phạm bị tổ công tác mời phụ huynh lên làm việc

Nói với tổ công tác, em H. cho hay bản thân chưa đủ tuổi lái xe, nhưng do nhà gần nên đã chủ quan và sử dụng xe máy đèo bạn về nhà.

Đại diện tổ công tác Y1/141 cho biết, đối với các trường hợp vi phạm như trên, tổ công tác sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm, đồng thời sẽ yêu cầu phụ huynh của các em lên để làm việc. Qua đó giáo dục cho họ biết việc con em của mình vi phạm, sẽ gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông và sức khỏe của người khác.

Ngoài ra, đối với các trường hợp “quái xế” bỏ chạy, “trêu” cảnh sát, tổ công tác sẽ ghi lại biển kiểm soát, từ đó sẽ xác minh, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Chửi thề, bỏ xe khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn?

Nhằm thực hiện nội dung công tác trọng tâm cuối năm 2023 do Công an TP.HCM chỉ đạo, lực lượng cảnh sát giao thông đồng loạt ra quân kiểm tra nồng độ cồn trên địa bàn TP.HCM.

Lực lượng cảnh sát giao thông ra quân kiểm tra nồng độ cồn
Lực lượng cảnh sát giao thông ra quân kiểm tra nồng độ cồn

Tối 24/11, tại cụm 7, Đội cảnh sát giao thông – trật tự Công an quận Phú Nhuận kết hợp với đội cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất, Đội cảnh sát giao thông – trật tự Công an quận Tân Bình và Đội cảnh sát giao thông – trật tự Công an quận Tân Phú lập chốt kiểm tra nồng độ cồn ở điểm giao Phan Đăng Lưu và Nguyễn Văn Đậu (quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Lúc 20h45, cảnh sát giao thông phát hiện ông P.V.R. (69 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chạy xe máy có biểu hiện say xỉn nên đã ra hiệu dừng xe. Qua kiểm tra nồng độ cồn, ông R. có mức 0,115 mg/l khí thở. Ngoài ra, ông R. không xuất trình được giấy phép lái xe và giấy tờ tùy thân.

Ông R. cho biết bản thân chỉ uống một chai bia nhân dịp “mừng sinh nhật bạn già”. Vì quán gần nhà nên ông R. đã tự lái xe về.

“Tôi uống một chai thôi, ngồi quán từ 19h đến 20h30. Quán cũng gần nhà nên chủ quan tự chạy về, không mang theo giấy tờ gì. Biết uống rượu bia mà lái xe là vi phạm, bị phạt nên tôi chịu chứ không có ý kiến phản đối gì”, ông R. nói.

Chửi thề, bỏ xe đi về khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn

Theo đó, cảnh sát giao thông phát hiện một người đàn ông lái xe máy, chở theo một người khác có biểu hiện say xỉn nên đã ra hiệu dừng xe kiểm tra. Tổ công tác ba lần yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn nhưng người lái xe kiên quyết không thổi và không xuất trình giấy tờ liên quan. Cả hai liên tục chửi bới, văng tục đối với tổ công tác.

“Không cần hỏi tên hay giấy tờ gì hết. Chúng tôi chỉ là công nhân, phụ hồ, uống lai rai thôi. Bắt xe thì chúng tôi bỏ luôn, không có tiền chuộc”, người ngồi sau nói.

Sau đó, lực lượng cảnh sát giao thông yêu cầu lập biên bản nhưng cả hai đều không đồng ý và bỏ xe ra về.

Hai người đàn ông liên tục chửi bới, văng tục với tổ công tác
Hai người đàn ông liên tục chửi bới, văng tục với tổ công tác

Lúc 21h10, cảnh sát giao thông dừng xe anh L.A.V. (41 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) và đo mức nồng độ cồn 1,701 mg/l khí thở (gấp hơn bốn lần so với mức kịch trần 0,4mg/l khí thở). Theo lời anh V., bản thân uống rất nhiều và “không nhớ bao nhiêu lon”.

“Bạn bè tôi có khuyên bỏ xe tại quán để bắt xe ôm về nhưng vì cố chấp, chủ quan gần nhà nên tự lái về. Chạy xe trên đường không biết gì, chỉ quen đường rồi về thôi”, anh V. cho hay.

Với mức nồng độ cồn này, anh V. có thể bị phạt tiền 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Trong hơn 2 tiếng lập chốt, tổ công tác đã kiểm tra 120 trường hợp. Ghi nhận 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Anh L.A.V. có mức nồng độ cồn 1,701 mg/l khí thở
Anh L.A.V. có mức nồng độ cồn 1,701 mg/l khí thở
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI