Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Có được nuôi chó trong chung cư không?

Việc nuôi chó trong khu dân cư phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phải tiêm vaccine, khi đưa chó ra nơi công cộng phải có rọ mõm… Tuy nhiên, nhiều người khi đưa chó ra đường vẫn không thực hiện đúng các quy định, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Những quy định người nuôi chó mèo cần biết

– Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã

Người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình (theo Quyết định 193/QĐ-TTg).

– Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại

Theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, chó, mèo là những vật nuôi thuộc đối tượng bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin Dại. Chủ nuôi phải tự chi trả việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo.

Nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

– Phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường

Cũng theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.

– Chó cắn người, chủ phải bồi thường và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 603 Bộ Luật dân sự năm 2015, nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường, trừ trường hợp vật nuôi bị người khác chiếm hữu trái pháp luật hoặc do người thứ 3 có lỗi…

Trong trường hợp chủ nuôi không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn khi nuôi chó, mèo (như không xích, nhốt, không đeo rỏ mõm, không tiêm phòng…) để chó mèo cắn người gây thương tích đến 31 % thì sẽ bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự, mức hình phạt có thể là cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.

Trong trường hợp gây thương tích cho nhiều người hoặc tỷ lệ thương tích từ 31% trở lên thì hình phạt sẽ là cải tạo không gian giữ từ 1 năm đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu hậu quả nghiêm trọng hơn thì mức phạt tù có thể lên đến 3 năm.

Trong trường hợp hậu quả nạn nhân bị chó, mèo cắn tử vong, chủ nuôi chó, mèo sẽ bị xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người theo điều 128 bộ luật hình sự với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trong trường hợp chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Quy định về nuôi chó mèo trong chung cư
Quy định về nuôi chó mèo trong chung cư

Có được nuôi chó trong chung cư không?

Việc nuôi chó hàm chứa hai yếu tố tích cực là làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của người nuôi và trông giữ tài sản cho họ. Pháp luật không có quy định nào về việc cấm nuôi chó kể cả việc nuôi chó ở nhà chung cư. Tuy nhiên, người nuôi chó phải trông giữ, nuôi nhốt cẩn thận để tránh trường hợp chó tấn công người (đặc biệt đối với trường hợp chó đã mắc bệnh dại).

Nhiều người cho rằng, việc nuôi chó mèo tại các khu chung cư ảnh hưởng rất lớn đến các hộ dân xung quanh, như mùi hôi, tiếng sủa…Do đó, trường hợp nội quy của chung cư cho phép nuôi thú cưng thì cư dân phải đảm bảo vệ sinh, không để thú cưng phóng uế bừa bãi. Cư dân cũng cần đeo rọ mõm cho vật nuôi khi đến những khu vực công cộng tránh nguy hiểm cho người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm:

Gia súc thả rông gây tai nạn, chủ sở hữu súc vật có thể bị phạt tù đến 10 năm

Thời gian qua, trên nhiều tuyến đường (cả quốc lộ và tỉnh lộ, huyện lộ), tình trạng thả rông gia súc không phải là hiếm gặp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Vậy nếu va chạm khiến trâu bò chết, phương tiện giao thông hư hỏng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Những quy định cần biết

Theo Điều 34 Chương II Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Luật số: 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008) quy định: Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Bên cạnh đó, Điểm c Khoản 2 Điều 35 Chương II Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ không được thả rông súc vật trên đường bộ.

Mức xử phạt

Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng.

Cụ thể, Điều 10 Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ:

– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng nếu không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố; điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Chó thả rông ngoài đường đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc
Chó thả rông ngoài đường đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc

Thả rông gia súc gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tù đến 10 năm

Trong khi đó, Điều 603 Mục 3 Chương XX Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015) quy định: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 đến 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.

Chủ súc vật thả rông có thể phải chịu thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu làm chết người

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 591 Bộ Luật dân sự năm 2015, người gây ra thiệt hại phải bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp không xảy ra thiệt hại về tính mạng con người nhưng khiến cho người tham gia giao thông tổn hại về sức khoẻ do hành vi thả rông súc vật gây ra, chủ súc vật thả rông phải bồi thường các chi phí theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài những chi phí trên, người chủ đàn gia súc còn phải bồi thường những chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần cho nạn nhân. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp chủ đàn súc vật thả rông không gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho người khác nhưng gây ra thiệt hại về tài sản thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 589 Bộ Luật dân sự năm 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên thực tế, nhiều trường hợp, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, không có người nào đứng ra nhận làm chủ vật nuôi. Do đó, việc bồi thường cho người bị nạn trong trường hợp này gặp khó khăn. Đây cũng là vấn đề còn tồn tại khá phổ biến, do mỗi khi xảy ra tai nạn, người chủ sở hữu gia súc thường có tâm lý, thậm chí chủ động né tránh, không nhận trách nhiệm, gây trở ngại cho lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý tai nạn.

Nếu xảy ra tai nạn, thiệt thòi nhất vẫn là người đi đường như gãy tay, gãy chân, hư hỏng phương tiện. Tuy nhiên nếu trâu bò bị thương, chết thì dường như có “luật bất thành văn” chủ nhân của chúng lại xuất hiện để bắt đền, trong khi đáng lý ra phải bồi thường các chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe… cho người bị hại.

Để hạn chế tối đa trường hợp vật nuôi gây tai nạn giao thông, mỗi người chủ cần có ý thức hơn nữa trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò trên đường giao thông. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời hệ thống luật pháp cần sớm nghiên cứu, bổ sung theo hướng tăng nặng hình phạt với người thực hiện hành vi vi phạm.

“Với thực tế hạ tầng giao thông, văn hóa tham gia giao thông và điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của từng địa phương, điều quan trọng nhất là người tham gia giao thông phải tập trung, chú ý quan sát, phán đoán tình huống”, luật sư Kỹ nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

 

Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật bị xử phạt ra sao?

Trong các quy định pháp luật hiện nay, khái niệm trẻ vị thành niên được đề cập rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng khái niệm trẻ vị thành niên. Vậy hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

1. Trẻ vị thành niên là gì?

trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên

Về mặt xã hội, trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và trách nhiệm. Tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.

Khi đến độ tuổi vị thành niên, trẻ vị thành niên sẽ có thay đổi lớn về mặt tâm lý.

  • Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.
  • Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.
  • Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt được đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mộng mơ, khi đổ vỡ niềm tin thì dễ chán nản), học cách bộc lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.
  • Tính thích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân, tạo niềm tự tin và cách ứng xử.
  • Về trí tuệ: Trẻ vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng. Tuổi vị thành niên ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên chưa hình thành nhân cách.

Về mặt pháp luật, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm “trẻ vị thành niên”. Nhưng chúng ta có thể hiểu trẻ vị thành niên là người chưa thành niên. Theo khoản 1 điều 21 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. Việc xác định ai là trẻ vị thành niên rất quan trọng vì nó sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.

2. Trẻ vị thành niên được chia thành mấy nhóm?

trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên

Hiện nay, trẻ vị thành niên được chia thành 03 nhóm:

  1. Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  2. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

3. Hình phạt áp dụng cho trẻ vị thành niên

trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên
  1. Cảnh cáo:
    • Tính chất: là loại giáo dục sâu sắc, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần.
    • Điều kiện áp dụng: Phạm tội thuộc loại ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
  2. Phạt tiền:
    • Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
    • Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài chính của người chưa thành niên, sự biến động của giá cả.
    • Mức phạt: Không quá 1/2 mức phạt Bộ luật hình sự quy định.
  3. Cải tạo không giam giữ:
    • Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiệm trọng, nghiêm trọng; hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.
    • Không bị khấu trừ thu nhập (nếu có).
    • Thời hạn: Không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.
  4. Tù có thời hạn:
    • Điều kiện áp dụng: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không đủ điều kiện áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn.
    • Hình phạt áp dụng với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 18 năm tù.
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì không quá 3/4 mức phạt.
    • Hình phạt áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 12 năm tù.
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì không quá 1/2 số năm phạt tù.
  5. Xóa án tích:
    • Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
      • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
      • Người bị áp dụng biện pháp tư pháp.
    • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

4. Câu hỏi thường gặp

  1. Trẻ em có phải trẻ vị thành niên không?
    Theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo quy định này thì trẻ em và trẻ vị thành niên là hai khái niệm khác nhau. Về mặt pháp luật, trẻ em là người dưới 16 tuổi còn trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi. Đây là hai khái niệm cần phải phân biệt.
  2. Trẻ vị thành niên có chịu trách nhiệm hình sự không?
    Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    • Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng là không quá 18 năm tù; nếu là phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
    • Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng là không quá 12 năm tù; nếu là phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

ĐÁNG QUAN TÂM>>Người dưới 16 tuổi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?

Không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu?

Đây là một lỗi phổ biến mà các tài xế hay mắc phải hoặc không chú ý, dễ gây tai nạn cho người khác đặc biệt ở những tuyến đường đông người qua lại như bệnh viện, trường học, ngã tư không có vạch kẻ đường…

Những quy định dành cho người đi bộ

Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ (Luật số: 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008) về vấn đề người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Cụ thể:

– Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

– Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

– Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

– Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Bên cạnh đó, việc chấp hành báo hiệu đường bộ có hoặc không có vạch kẻ đường được quy định theo Khoản 4, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Lỗi vi phạm không nhường đường cho người đi bộ
Lỗi vi phạm không nhường đường cho người đi bộ

Những trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể các trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ:

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường (khoản 4 Điều 11);

– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn (khoản 4 Điều 11);

– Khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác (khoản 2 Điều 15);

– Không được quay đầu xe, lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường (khoản 4 Điều 15, khoản 2 Điều 16).

Dù đã có quy định song việc đi bộ qua đường ở những nơi không có đèn tín hiệu tại các thành phố lớn không hề đơn giản, phần lớn các lái xe chưa có ý thức nhường đường cho người đi bộ.

Mức phạt dành cho người điều khiển phương tiện không nhường đường cho người đi bộ

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt dành cho người điều khiển phương tiện không nhường đường cho người đi bộ:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Người dưới 16 tuổi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?

Ngày nay, tình trạng học sinh được phụ huynh cho phép điều khiển xe gắn máy để phục vụ cho việc học dù chưa đủ tuổi diễn ra phổ biến. Vậy theo quy định hiện hành, người dưới 16 tuổi vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Xử phạt hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng có hành vi vi phạm hành chính do cố ý.

Như vậy, trường hợp được phép xử phạt người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ thực hiện khi họ có hành vi cố ý và hiểu rõ hành vi của mình làm là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Các hình thức xử lý đối với người dưới 16 tuổi

Theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) có quy định trong trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Mà thay vào đó sẽ áp dụng Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau: đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị phạt tiền
Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị phạt tiền

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi

Đối với người dưới 16 tuổi, Nhà nước chú trọng về giáo dục người chưa đủ nhận thức về năng lực hành vi dân sự. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền khi xử lý người dưới 16 tuổi thì có thể thay thế xử lý vi phạm hành chính bằng các hình thức quy định tại Điều 138 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

(1) Nhắc nhở

Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

  • Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
  • Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

(2) Quản lý tại gia đình

Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
  • Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Theo đó khoản 3 Điều 90 Luật vi phạm xử lý hành chính 2021 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép”.

Xem thêm bài viết khác của Xử phạt >> 5 TRƯỜNG HỢP VƯỢT ĐÈN ĐỎ MÀ KHÔNG LO BỊ XỬ PHẠT

Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người dưới 16 tuổi tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp người người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì sẽ không bị phạt tiền nhưng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc gửi về cho gia đình quản lý. Trường hợp vi phạm có gây thiệt hại thì người quản lý hoặc cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường.
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI