Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

“Nóng” sau ngày 15/9: Nếu người vi phạm không ký biên bản xử phạt, CSGT sẽ….

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 32/2023/TT-BCA với nhiều quy định mới về kiểm soát xử lý, xử phạt vi phạm giao thông từ 15/9/2023. Trong đó, có nhiều điểm mới như: nếu người vi phạm không ký biên bản thì chỉ cần một người làm chứng đủ lập biên bản.

Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để trang bị thêm kiến thức tránh bị xử phạt không đáng có…

Điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về thứ tự tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông như sau:

Thứ nhất, giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Thứ hai, giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính).

Thứ ba, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (xe phải kiểm định).

Thứ tư, giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt.

CSGT chỉ được giữ một trong các loại giấy tờ kể trên. Riêng trường hợp các giấy tờ có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan.

CSGT được kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa

Thêm một quy định mới về kiểm soát xử lý, xử phạt vi phạm giao thông từ 15/9 đó là CSGT được kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa trên xe.

Đây là hướng dẫn mới về nội dung kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Quy định này khẳng định, CSGT được kiểm soát tính hợp pháp của hàng hóa, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ.

Người vi phạm không ký biên bản xử phạt, chỉ cần một người làm chứng

Theo Điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản xử phạt hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ CSGT tiến hành mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất một người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản xử phạt đó.

Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì CSGT phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trước đó, Khoản 1 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA yêu cầu trường hợp này phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản xử phạt.

 

 

 

 

 

 

“Nóng” sau 15/9: 6 loại giấy tờ tối thiểu phải mang nếu không muốn bị CSGT xử phạt

Sau 15/9/2023, khi tham gia giao thông, nếu không muốn bị xử phạt, người dân cần mang tối thiểu 6 loại giấy tờ. Đó là các loại giấy tờ nào?

Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây để tránh rơi vào tình huống bị xử phạt không đáng có, quí vị nhé….

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 32/2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực từ 15-9.

Từ 15/9, khi tham gia giao thông, người dân cần mang tối thiểu 6 loại giấy tờ nếu không sẽ bị xử phạt. Ảnh: TN

Trong đó, người dân cần chú ý khi tham gia giao thông, CSGT sẽ kiểm tra, kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người, gồm 6 loại sau: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).

Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định).

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ).

“Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ”- điểm a khoản 2 Điều 12 của Thông tư 32/2023 quy định.

 

 

 

 

Cha giao xe cho con 16 tuổi lái gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

Hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên tiếp xảy ra khi người lớn giao xe cho con trẻ, chưa có bằng lái lái ô tô và sau đó gây tai nạn thương vong nhiều người.
Câu hỏi đang được nhiều người đặt ra: người cha giao ô tô cho con lái gây tai nạn sẽ chịu trách nhiệm  gì?
Cha giao xe con lái gây tai nạn kinh hoàng:

Vụ việc kinh hoàng xảy ra vào sáng sớm 2.9, tại chốt đèn đỏ trên QL1, thuộc xã Vĩnh Hảo (H.Tuy Phong), ô tô 4 chỗ BS 60A – 668.00 do Nguyễn Chí H. (16 tuổi, thường trú H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) điều khiển, lưu thông theo hướng từ Bình Thuận đi Ninh Thuận, tông thẳng vào 5 chiếc xe máy đang dừng chờ đèn đỏ, hất tung người ngồi trên xe máy lên và đẩy 5 xe máy văng ra xa.

Vụ tai nạn làm 5 người dân bị thương, 5 chiếc xe máy và ô tô 4 chỗ bị hư hỏng.

Theo điều tra ban đầu, trước đó người cha điều khiển ô tô 4 chỗ BS 60A – 668.00 chở gia đình đi du lịch, sau đó giao xe cho con là Nguyễn Chí H. Lái và gây ra tai nạn kinh hoàng tại ngã ba QL1 vào cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết.

Theo lãnh đạo Công an H.Tuy Phong, phải có kết luận về giám định thương tật của cơ quan giám định và thiệt hại vật chất do vụ tai nạn mới có cơ sở để xem xét có xử lý hình sự người cha (là tài xế chính) hay không.

Ảnh: Xe máy và người điều khiển nằm la liệt sau cú tông của ô tô. Ảnh: DT

Cha bị khởi tố vì giao xe cho con chưa đủ 16 tuổi gây chết người

Trước đó, một vụ việc tương tự xảy ra tại tỉnh Gia Lai. Vào trưa 28-3, em L.N.H. (15 tuổi, con ông Th.) điều khiển xe máy đến ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Trần Phú (thị trấn Đăk Đoa) thì xảy ra va chạm với một xe máy khác do em N. điều khiển, lưu thông cùng chiều.

Hậu quả, em N. bị thương nặng và được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã tử vong sau đó.

Sau khi vào cuộc xác minh, Công an huyện Đăk Đoa xác định Lê Văn Th. là người đã giao xe máy cho em H. điều khiển dù biết con mình chưa đủ 16 tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 10-8 vừa qua, Công an huyện Đăk Đoa (Gia Lai) – đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Th. (57 tuổi, ngụ TP Pleiku) về hành vi “giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Công an huyện Đăk Đoa nhận định hành vi của L.N.H. có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, do H. chưa đủ 16 tuổi – độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự – nên không bị truy cứu.

Riêng nạn nhân N. cũng có một phần lỗi nhưng đã qua đời nên không xem xét việc xử lý.

chưa đủ tuổi lái xe32

H.(áo xanh – con trai ông Th., chưa đủ 16 tuổi) lái xe gây tai nạn vào trưa 28-3 – Ảnh: Trích từ camera của nhà dân gần nơi xảy ra tai nạn.

Người cha vụ tai nạn Bình Thuận phải đối mặt mức xử phạt nào?

Theo một luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Thuận: nếu cơ quan điều tra chứng minh được người cha giao xe cho con trai mới 16 tuổi (chưa đủ tuổi để được cấp giấy phép lái xe) điều khiển ô tô gây tai nạn dẫn đến thương tích cho nạn nhân (1 người bị thương tích với tỷ lệ 61% trở lên, hoặc 2 người bị thương tích tỷ lệ 61% đến 121%), hoặc gây thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 264 bộ luật Hình sự năm 2015, về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

 

Theo Điều 264 bộ luật Hình sự năm 2015:

  1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng chất kích thích hoặc không đủ điều kiện điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong các trường hợp sau:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  5. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  7. a) Làm chết 02 người;
  8. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  9. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  10. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  11. a) Làm chết 03 người trở lên;
  12. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  13. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Anh Hiếu

Tài xế xe ben ép “xe con” trên cao tốc bị xử lý hình sự

Điều tra vụ 2 tài xế xe tải ép “xe con” trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Công an huyện Văn Yên (Yên Bái) ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng,  Vậy thế nào là “gây rối trật tự công cộng”? Và đối tượng có hành vi Gây rối trật tự công cộng khi đủ căn cứ kết luận vi phạm quy định pháp luật sẽ phải chịu xử phạt ra sao?

Mời quí đọc giả cùng xuphat.com tìm hiểu để rút ra bài học cho bản thân bởi sai một li có thể đi một dặm…

Sai một li đi một dặm

Theo thông tin từ Công an huyện Văn Yên (Yên Bái), đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Km150 cao tốc Nội Bài – Lào Cai (thuộc địa phận xã An Thịnh, huyện Văn Yên).

Tài xế xe ben ép “xe con” trên cao tốc bị xử lý hình sự

Hình ảnh xe ben chèn ép ô tô con trên cao tốc (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, ngày 16/8, mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh 2 xe tải chèn ép một ô tô con trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Sau đó, công an xác định một trong hai tài xế xe ben là Chu Việt C, sinh năm 1983, trú tại huyện Đoạn Hùng, Phú Thọ.

Tại cơ quan công an, Chu Việt C khai, khoảng 16h30 ngày 16/8, khi đang điều khiển xe đầu kéo biển số 19C-075.78 ở đoạn Km153 cao tốc Nội Bài – Lào Cai thì bất ngờ một ô tô con mang biển số 99A… vượt bên phải xe, tạt đầu ô tô của C.

Chu Việt C bức xúc nên gọi điện thoại cho tài xế Lê Hữu C đang lái chiếc xe đầu kéo đi cùng đoàn, yêu cầu cùng ép chiếc xe con nói trên để “nói chuyện phải trái”.

Đến Km149, tài xế Chu Việt C lái xe đầu kéo vượt lên trước, chèn ép ô tô con trong khoảng 300 – 400m, không cho vượt lên.

>> Xem Thêm : Tra cứu phạt nguội

Đối tượng Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt ra sao?

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi gây mất ổn định trật tự tại nơi công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trường hợp đủ căn cứ xác định truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, đối tượng vi phạm có thể phải đối diện với mức xử phạt mức cao nhất lên tới 07 năm tù (Điều 318, Mục 4, Chương XXI, Bộ luật Hình sự 2015). Cụ thể như sau:

Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính:

  • Về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Tóm lại, gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng khi bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, làm rõ các yếu tố liên quan, cơ quan chức năng sẽ ban hành mức xử phạt phù hợp.

Nhã Uyên

Tăng cường phạt nguội giao thông các tuyến đường tại TP.HCM

Nóng: TP.HCM tăng cường phạt nguội giao thông – Tại các tuyến đường nào nhiều phương tiện vi phạm nào?

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường xử lý, phạt nguội các trường hợp vi phạm dừng, đỗ xe sai quy định gây mất trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Hãy cùng xuphat.com tìm hiểu các hình thức xử phạt nóng và phạt nguội mới tại các khu vực đang có nhiều phương tiện vi phạm nhất.

Theo Sở GTVT TPHCM, hiện nay một số tuyến đường khu vực nội đô thành phố thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm quy định về dừng đỗ xe, gây mất trật tự an toàn giao thông.

Cụ thể, các vi phạm như tình trạng dừng, đỗ phương tiện bên trái chiều lưu thông trên đường Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1), đường Hoa Phượng (quận Phú Nhuận),…;

Dừng xe hàng hai trên đường Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1),…;

Dừng đỗ xe nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe trên đường Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn (Quận 1), đường Hoàng Sa, Trường Sa phía bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; đường 3 Tháng 2 (Quận 10); đường Bạch Đằng (quận Tân Bình); đường Phạm Văn Đồng – nhánh Bạch Đằng, từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Trường Sơn (quận Tân Bình, Gò Vấp);…

Tăng cương phạt nguội ở HCM
Tăng cương phạt nguội ở HCM

Ảnh: Tài xế dừng đỗ phương tiện trên đường Lê Thánh Tôn (Quận 1) trong khung giờ cấm từ 6-22h.

Do đó, Sở GTVT yêu cầu Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ, Trung tâm Quản lý Điều hành giao thông đô thị triển khai đến các đơn vị thực hiện công tác tuần đường, tuần kiểm khi phát hiện có phương tiện dừng xe, đỗ xe sai quy định trên đường bộ thì phải chụp ảnh, ghi hình và gửi lên các nhóm Viber của các Nhóm phản ứng nhanh bảo đảm trật tự an toàn giao thông để các lực lượng chức năng phối hợp xử lý và phạt nguội kịp thời.

Tra cứu thêm mức phạt nguội tại đây : Mức phạt nguội

Thanh tra Sở GTVT được giao tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng dừng, đỗ xe không đúng quy định gây mất trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, các tuyến Quốc lộ, đường trục chính đô thị, các tuyến đường có tai nạn giao thông tăng cao…

Sở GTVT đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp nêu trên, đẩy mạnh thực hiện hình thức xử phạt nguội nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị tại các khu vực nêu trên.

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI