Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

Ảnh: Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát
Ảnh: Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định như sau:

Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát

3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an. Được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định.

5. Phương tiện thông tin liên lạc, gồm: Bộ đàm, điện thoại, máy fax, máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu, máy in.

6. Còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng.

7. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì từ ngày 15/9/2023, khi tuần tra, kiểm soát cảnh sát giao thông được sử dụng các loại vũ khí công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

Hiện hành, tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi tuần tra, kiểm soát giao thông, cảnh sát giao thông được sử dụng các loại vụ khí, công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8.

Ảnh: Phương tiện công cụ hỗ trợ của CSGT
Ảnh: Phương tiện công cụ hỗ trợ của CSGT

Hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như sau:

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

  • Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

  • Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông:

  • Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

  • Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động:

  • Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

  • Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại điểm a khoản này.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

Ảnh: khi phát hiện xe vi phạm ATGT, CSGT sẽ tuýt còi và yêu cầu phương tiện tấp vào lề để xử lí.
Ảnh: khi phát hiện xe vi phạm ATGT, CSGT sẽ tuýt còi và yêu cầu phương tiện tấp vào lề để xử lí.

Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ như sau:

Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường

Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.

Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:

  • Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
  • Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Ảnh: Một trường hợp vi phạm bị CSGT xử lý
Ảnh: Một trường hợp vi phạm bị CSGT xử lý

Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2023.

Mức phạt nguội mới nhất và những lỗi vi phạm giao thông thường bị xử phạt

Mức phạt mới năm 2023
Mức phạt mới năm 2023

Những lỗi phạt nguội thường gặp và mức xử phạt

1. Mức phạt về lỗi chuyển làn không có tín hiệu báo trước – không xi-nhan

Đối với  tô:

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Điểm a, Khoản 2, Điều 5).

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc (Điểm g, Khoản 5), đồng thời tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Điểm i, Khoản 1, Điều 6).

2. Mức phạt lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

– Phạt 800.000 – 1.000.000 đồng đối xe ô tô (Điểm c, Khoản 3, Điều 5).

– Phạt 400.000 – 600.000 đồng đối với xe máy (Điểm a, Khoản 3, Điều 6).

3. Mức phạt nguội cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với ôtô (Điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐCP sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm a, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 100). Đồng thời, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng hoặc từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm b, c, Khoản 11, Điều 5).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với xe máy (Điểm g, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123, sửa đổi, bổ sung từ Điểm e, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 100). Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

4. Mức phạt  ;ỗi đi sai làn, không đúng đúng phần đường hoặc làn đường quy định

Đối với xe ôtô:

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Điểm đ, Khoản 5, Điều 5), tước GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5), đồng thời tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Điểm g, Khoản 3, Điều 6).

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6) đồng thời tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng.

5. Mức phạt nguội lỗi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”

Đối với xe ô tô:

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 5, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc (Điểm a, Khoản 8, Điều 5), tước quyền sử dụng GPLX từ 5 – 7 tháng.

Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng (Khoản 5, Điều 6), tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6), tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng.

6. Mức phạt đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với xe ô tô (Điểm b, Khoản 4, Điều 5), tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với xe máy (Điểm i, Khoản 3, Điều 6), áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

7. Mức phạt vi phạm lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ:

Đối với xe ô tô:

– Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 5 km/h (Điểm a, Khoản 3, Điều 5).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10km/h (Điểm a, Khoản 3, Điều 5).

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/h (theo Điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm i, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 100), tước GPLX từ 1 – 3 tháng.

– Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/h (Điểm a, Khoản 6, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ trên 35 km/h (Điểm c, Khoản 7, Điều 5), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

Đối với xe máy:

– Không phạt tiền nếu chạy quá tốc độ dưới 5 km/h.

– Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10 km/h (Điểm k, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm c, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100).

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng khi vi phạm chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/h (Điểm g, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm a, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 100).

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ trên 20 km/h (Điểm a, Khoản 7, Điều 6), tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

8. Vi phạm lỗi giao thông không đội mũ bảo hiểm, có mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng Theo điểm b, Khoản 4, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm i, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100.

Không nộp phạt nguội có sao không?

Khi phát hiện vi phạm giao thông, CSGT sẽ phân tích, kiểm tra và xác định các sai phạm từ những hình ảnh thu được. Sau đó, sẽ thông báo cho người điều khiển phương tiện vi phạm.

Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện không đến làm việc, CSGT sẽ gửi thông báo đến công an xã, phường nơi chủ phương tiện cư trú, đồng thời phối hợp với cơ quan đăng kiểm để cảnh báo phương tiện vi phạm.

Nếu quá thời gian nộp phạt mà chủ phương tiện vẫn chưa nộp phạt thì cơ quan chức năng sẽ gửi giấy báo phạt đến đơn vị đăng kiểm. Do đó, những chiếc xe chưa nộp phạt sẽ chỉ được đăng kiểm tạm với tem có thời hạn trong 15 ngày. Sau khi chủ xe đã giải quyết và nộp phạt theo đúng quy định thì phương tiện được xóa cảnh báo trên hệ thống, được đăng kiểm bình thường.

Kể từ ngày 21/5/2022, theo Thông tư 15/2022/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 65/2022 về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung, quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT, thời hạn gửi thông báo cảnh báo đăng kiểm ô tô sẽ là 20 ngày (tính theo ngày thông thường chứ không phải ngày làm việc), kéo dài 5 ngày so với trước.

Nếu sau 20 ngày kể từ ngày cơ quan Công an gửi thông báo phạt nguội mà người vi phạm không đến giải quyết thì phương tiện sẽ bị đưa vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm của Cục đăng kiểm Việt Nam. Sau đó, xe sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Lỗi vi phạm giao thông
Lỗi vi phạm giao thông

Các bạn có thể tra cứu phạt nguội tại cục csgt(cảnh sát giao thông):

Để thuận tiện cho người dân nắm bắt được các thông tin, Chính phủ đã thiết lập hệ thống tra cứu phạt nguội online (trực tuyến). Bạn có thể truy cập vào 3 trang web sau để tra cứu xử phạt nguội:

– Cục Cảnh sát giao thông: https://www.csgt.vn/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html
– Cục Đăng kiểm Việt Nam: http://app.vr.org.vn/ptpublic/
– Sở Giao thông vận tải TP.HCM: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM

Nếu truy cập vào cổng thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải TP.HCM, chủ phương tiện cần điền thêm số tem giấy chứng nhận hiện tại.

>>Xem thêm : Nộp phạt nguội oan chúng ta cần làm gì?

Tổng hợp mức phạt tiền cũng như các hình thức phạt bổ sung năm 2022 đối với những lỗi vi phạm giao thông thường gặp theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sau đây:

TT Lỗi Mức phạt tiền Hình phạt bổ sung

(nếu có)

Xe máy Xe ô tô
01 Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan) 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc

(Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

02 Chuyến hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

03 Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái/phải đối với loại phương tiện đang điều khiển 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100; Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm k Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100; Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

04 Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

05 Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100, Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

06 Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

07 Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn) 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

 

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

08 Đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

300.000 đồng đến 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100)

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

(Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

 

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

 

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

 

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

(Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc

(Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng

(Điểm đ Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

10 Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

11 Điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu 300.000 đồng đến 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100)

12 Điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100)

13 Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

14 Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách 400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

15 Không có  giấy phép lái xe

(Với người đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện)

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

16 Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 17; Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

17 Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực 100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100)

18 Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

(Điểm đ khoản 10 Điều 6; Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

(Điểm e Khoản 10 Điều 5; Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

 

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100)

30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điển a Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm g Khoản 10 Điều 5; Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

 

19 Điều khiển xe chạy quá tốc độ Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100)

Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100; Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

(Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

(Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6)

 

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

(Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

TP.HCM xử phạt vi phạm giao thông gần 1.000 tỉ đồng

Lực lượng CSGT ở TP.HCM xử phạt 912 tỉ đồng còn Thanh tra Sở GTVT phạt 59 tỉ đồng đối với gần 700.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 1 năm rưỡi.

TP.HCM thu gần 1.000 tỉ đồng từ xử phạt vi phạm giao thông

Nội dung xử phạt vi phạm giao thông được nêu trong báo của UBND TP.HCM gửi HĐND TP.HCM nhằm phục vụ hoạt động giám sát về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn, từ tháng 1.2022 đến tháng 6.2023.

Liên quan đến công tác tuần tra, xử phạt vi phạm giao thông, lực lượng CSGT tập trung xử lý các vi phạm về nồng độ cồn, chất kích thích, chở hàng quá tải, “xe mù, xe mờ”, các lò độ, chế xe…

Cụ thể, CSGT TP.HCM phát hiện, xử lý hơn 890.000 trường hợp, ban hành quyết định xử phạt gần 604.000 trường hợp với tổng số tiền hơn 902 tỉ đồng; đồng thời phạt theo thủ tục không lập biên bản gần 72.000 trường hợp với tổng số tiền hơn 10 tỉ đồng. Lực lượng CSGT cũng tước giấy phép lái xe hơn 131.000 trường hợp, tạm giữ 1.908 ô tô, gần 152.000 xe máy.

Trong khi đó, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM tập trung xử lý các bãi xe khách trung chuyển, xe khách trá hình, các điểm đón trả khách không đảm bảo an ninh trật tự, chở hàng quá tải. Tính chung trong 1 năm rưỡi, thanh tra giao thông xử phạt hơn 11.000 trường hợp với tổng số tiền 59 tỉ đồng.

TP.HCM thu gần 1.000 tỉ đồng từ xử phạt vi phạm giao thông trong 1 năm rưỡi, từ tháng 1.2022 đến tháng 6.2023.

TP.HCM thu gần 1.000 tỉ đồng từ xử phạt vi phạm giao thông trong 1 năm rưỡi, từ tháng 1.2022 đến tháng 6.2023. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Thanh tra giao thông TP.HCM tăng cường hình thức xử phạt nguội

Hiện nay, Thanh tra giao thông TP.HCM áp dụng phạt nguội đối với vi phạm về tốc độ, quá tải trọng, dừng đỗ sai quy định và xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm. Riêng lực lượng CSGT, trong 8 tháng đầu năm 2023 đã trích xuất hình ảnh, hoàn thiện hồ sơ xử lý hơn 80.000 trường hợp, trong đó 11.000 trường hợp đã nộp phạt hơn 16 tỉ đồng.

Liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa, toàn TP.HCM có 3.685 đơn vị kinh doanh với hơn 112.000 phương tiện, sản lượng vận tải năm 2022 đạt 273 triệu tấn. Các cơ quan chức năng của TP.HCM thường xuyên rà soát, chấn chỉnh đối với doanh nghiệp và tài xế có dấu hiệu vi phạm giao thông chở hàng quá tải trọng.

Lực lượng CSGT và thanh tra giao thông ở TP.HCM áp dụng biện pháp “phạt nguội” để xử lý triệt để vi phạm giao thông. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Về tình hình tai nạn giao thông, trong năm 2022, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 2.011 vụ, làm chết 630 người, bị thương 1.321 người, còn 6 tháng đầu năm 2023 xảy ra 779 vụ, làm chết 294 người. Tính đến cuối năm 2022, toàn TP.HCM còn 9 điểm đen tai nạn giao thông.

Một vụ TNGT nghiêm trọng tại TPHCM

Dù số vụ tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2023 được kéo giảm trên 10% trên cả 3 mặt (số vụ, số người chết, số người bị thương) nhưng UBND TP.HCM đánh giá tính bền vững chưa cao, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không có các giải pháp quyết liệt và tích cực.

 

 

Mở cửa xe bất cẩn chết người, tài xế đối mặt mức xử phạt nào?

Khi tài xế ô tô mở cửa, cô gái đi xe máy không kịp né tránh nên ngã ra đường đúng lúc xe chở rác chạy tới. Vụ tai nạn vừa  xảy ra khoảng 7h30 ngày 11/9, trên đường Phan Đăng Lưu, TP Vinh, Nghệ An.

Đây chỉ là 1 trong rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xuất phát từ hành vi mở cửa xe bất cẩn của người ngồi trong ô tô. Và hành vi mở cửa xe bất cẩn gây chết người, người gây ra vụ việc phải đối mặt mức xử phạt nào, mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu để rút ra bài học cảnh báo, tránh gây họa cho bản thân và người vô tội…

 

Hiện trường vụ tai nạn khiến nữ tài xế xe máy tử vong tại Nghệ An
Hiện trường vụ tai nạn khiến nữ tài xế xe máy tử vong tại Nghệ An

Vụ việc đau lòng

Theo thông tin ban đầu và hình ảnh camera hành trình trên ô tô ghi lại, vào thời điểm trên, chị L.T.T.T (SN 1989, trú ở Hưng Đạo, Hưng Nguyên, Nghệ An) điều khiển xe máy di chuyển hướng từ sông Lam vào trung tâm TP Vinh.

Đến đường Phan Đăng Lưu, tài xế ô tô con dừng bên đường, mở cửa. Do bất ngờ, chị T không đánh lái kịp nên đâm vào cửa ô tô con, sau đó ngã ra đường.

Đúng lúc này, xe chở rác chưa rõ người điều khiển chạy tới đã cán qua người nạn nhân khiến chị T tử vong tại chỗ.

Một vụ tai nạn khác bắt nguồn từ việc mở cửa xe bất cẩn
Một vụ tai nạn khác bắt nguồn từ việc mở cửa xe bất cẩn

Mở cửa ô tô không đúng cách có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, xác định việc mở cửa xe như vậy có đảm bảo quy tắc an toàn hay không để xem xét trách nhiệm pháp lý của người mở cửa xe trong tình huống này.

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy người mở cửa xe ô tô trong tình huống này đã không tuân thủ quy tắc an toàn, gây hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để xử lý, xử phạt người vi phạm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mở cửa xe ô tô là một trong những thao tác cơ bản của người điều khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thông bằng xe ô tô trên đường bộ.

Việc mở cửa không đúng cách, không tuân thủ quy tắc an toàn có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và người mở cửa không đúng cách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tại Việt Nam, lái xe nên dùng tay phải kéo lẫy mở cửa (như ảnh) để có thể quan sát được phía sau
Tại Việt Nam, lái xe nên dùng tay phải kéo lẫy mở cửa (như ảnh) để có thể quan sát được phía sau

Theo quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Theo đó, để mở cửa xe an toàn người tham gia giao thông cần chú ý: Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu; Mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa.

Nếu người nào không tuân thủ quy tắc an toàn theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Luật giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu hậu quả chưa nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt đến 600.000 đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể điểm g, Khoản 2 Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP nêu rõ, người điều khiển ôtô mở cửa xe không đảm bảo an toàn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Người vi phạm là người điều khiển phương tiện giao thông trên còn bị xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

 

Mở cửa xe bất cẩn chết người

Trường hợp mở cửa xe ô tô không đúng quy định dẫn đến tai nạn chết người hoặc thương tích cho người khác từ 61% trở lên hoặc thiệt hại đến tài sản của người khác từ 100 triệu đồng trở lên thì người mở cửa xe ô tô không đúng cách sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự với mức xử phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trường hợp gây hậu quả chết 3người trở lên thì mức xử phạt có thể ở mức cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.

Người say xỉn đi xe đạp, đi bộ có bị xử phạt?

Một số người cho rằng người uống rượu bia say xỉn đi xe đạp, đi bộ tham gia giao thông thì không bị xử phạt.  Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với các trường hợp này và hình thức chế tài cụ thể ra sao, mời quí vị cùng tìm hiểu…

Say xỉn đi xe đạp vẫn bị xử phạt

Cụ thể, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, “người tham gia giao thông” được định nghĩa là người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Còn tại khoản 21 điều này định nghĩa “phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Như vậy, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là: xe ôtô; máy kéo; rơ móc hoặc sơ mi rơ móc được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Căn cứ theo điều 8, Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng.

Người vi phạm vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở bị phạt 200.000-300.000 đồng.

Mức phạt tăng lên 400.000-600.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.

Người phụ nữ đi xe đạp ở Sơn La vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt. Ảnh: Công an huyện Yên Châu

Người đi bộ say xỉn bị xử phạt trường hợp nào?

Theo quy định pháp luật hiện nay không quy định xử phạt người đi bộ tham gia giao thông đã uống rượu, bia.

Tuy nhiên, trường hợp người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, đi sai làn, đi lên cao tốc, đu bám theo phương tiện giao thông đang chạy… sẽ bị xử lý tương ứng với hành vi vi phạm giao thông đó, kể cả người đi bộ này đã sử dụng rượu, bia hay chưa.

Ảnh: Một trường hợp say xỉn mất kiểm soát trên đường phố.

Cụ thể, Điều 9 Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

– Phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc”.

Quí vị đừng quên tra cứu xuphat.com để biết các phương tiện xe máy, ô tô của mình và người thân hiện có đang trong “vùng an toàn” hay “vùng báo động” xử phạt quí vị nhé.

 

 

 

 

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI