Ví dụ: 29A12345

Tra cứu mức phạt

Tra cứu mức phạt

Thông báo Quyết định chỉ định và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức

Ngày 07/02/2024, Bộ Công an ban hành Quyết định số 836/QĐ-BCA về việc chỉ định tổ chức thử nghiệm và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm số 505/BCA-GCN đối với Công ty TNHH Công nghệ Phòng cháy chữa cháy Phương Nam (có Quyết định và Giấy chứng nhận kèm theo).

Căn cứ quy định tại Mục 18đ Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó quy định Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành Quyết định chỉ định và công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử của mình danh sách Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để các cơ quan thanh tra, kiểm tra, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng.

Tăng thời hạn của giấy xác nhận thông tin về cư trú; bổ sung quy định về đăng ký tạm trú

Cổng Thông tin điện tử đăng toàn văn Quyết định và Giấy chứng nhận nêu trên tại file đính kèm dưới đây.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Lấy ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu

Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu, gồm: Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu; Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bộ Công an kết nối, ứng dụng dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ Công an kết nối, ứng dụng dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, đánh giá chung về kết quả thi hành các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu, dự thảo Báo cáo nêu rõ: Những năm qua, thực hiện các quy định pháp luật có liên quan đến dữ liệu đã cho thấy sự quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hành lang pháp lý giúp kiến tạo sự phát triển đối với lĩnh vực này, góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của dữ liệu tại Việt Nam. Dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị kinh tế. Phát triển dữ liệu tạo nền tảng cho triển khai, đảm bảo cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao, mở dữ liệu theo quy định pháp luật để phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thực hiện văn bản pháp luật có quy định về dữ liệu đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm mới sáng tạo; nhiều bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đẩy mạnh việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp theo hướng lấy người dân làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

Việc triển khai thi hành văn bản pháp luật về dữ liệu đã góp phần hoàn thiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dữ liệu, nâng cao vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới và đảm bảo an ninh, an toàn, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm, hiệu quả đã đạt được thì vẫn tồn tại một số hạn chế như: Hành lang pháp lý về dữ liệu của nước ta vẫn còn chưa đầy đủ; Chưa có tiêu chuẩn về dữ liệu thống nhất dẫn đến đang có nhiều loại dữ liệu gồm các độ mật dữ liệu, dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu mở… cơ chế kết nối, chia sẻ giữa các đơn vị không thống nhất và phù hợp.

Các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, hạ tầng thông tin có quy mô từ trung ương đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai, đưa vào khai thác trên quy mô quốc gia (điển hình như CSDL đất đai quốc gia).

Hạ tầng dữ liệu quốc gia còn rời rạc, chất lượng không đồng đều và chưa cao. Đồng thời, sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu để tạo lập nguồn tài nguyên dữ liệu quốc gia quan trọng còn yếu và thiếu đồng bộ chưa đáp ứng  tốt việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Kinh phí đầu tư trang bị hạ tầng, trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và kết quả mang lại chưa tương xứng. Nhân lực về công nghệ thông tin còn hạn chế.

Việc chia sẻ dữ liệu quốc gia nói riêng và các CSDL từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu; dữ liệu của doanh nghiệp nằm một cách rời rạc, cục bộ, khép kín trong phạm vi của mỗi doanh nghiệp. Dữ liệu cá nhân vẫn bị khai thác, mua bán trái pháp luật; an ninh, an toàn thông tin tại một số cơ quan chưa đảm bảo…

Vì vậy, đề xuất, kiến nghị xây dựng Luật Dữ liệu với bốn chính sách lớn, gồm:

– Chính sách 1. Quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu.

– Chính sách 2. Quy định về CSDL tổng hợp quốc gia.

– Chính sách 3. Quy định về Trung tâm dữ liệu quốc gia.

– Chính sách 4. Quy định về sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu.

Theo dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu, tại nước ta, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, có các nhiệm vụ về “khuyến khích đầu tư, phát triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn” (Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị); “Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất” (Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-09-2019 của Bộ Chính trị); “đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm dữ liệu khu vực. Xây dựng các trung tâm dữ liệu gắn với các vùng động lực, cực tăng trưởng, hành lang kinh tế; phát triển các cụm trung tâm dữ liệu quốc gia tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam.” (Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội); “Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia” (Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2023 của Chính phủ)…

Quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu đã đạt được một số kết quả tích cực như: Bước đầu khởi tạo và hình thành được 07 Cơ sở dữ liệu quốc gia; một số Cơ sở dữ liệu quốc gia đã có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu góp phần cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân; hạ tầng công nghệ xây dựng các Trung tâm dữ liệu bước đầu được quan tâm đầu tư hơn…

Hiện nay việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương đang được triển khai thực hiện quyết liệt đem lại những kết quả thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu riêng hoặc không cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu riêng khi đã được kết nối, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung là xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay. Do vậy, việc xây dựng, phát triển Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia với dữ liệu gắn với con người và các dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp từ đó triển khai các giải pháp kết nối để chia sẻ, sử dụng lại và phát triển các mô hình/ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tạo ra nhiều giá trị mới, sản phẩm dịch vụ mới và động lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số của Việt Nam…

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước

Qua rà soát, Bộ Công an thấy có 69 Luật đang quy định về Cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành). Trong đó, chỉ có một số luật có quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu trong việc xây dựng, thu thập, quản lý, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu. Hiện nay trên cơ sở các quy định pháp luật, các bộ ngành, địa phương đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, trong đó có gần 40 cơ sở dữ liệu quốc gia và gần 50 cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tuy nhiên, hầu hết các luật đều không quy định cụ thể hoặc thống nhất về việc xây dựng, thu thập, quản lý, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong các cơ sở dữ liệu; chưa có luật nào quy định về các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, điều chỉnh các nền tảng phát triển, ứng dụng dữ liệu đang có xu hướng phát triển phổ biến trên thế giới như công nghệ trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối, công nghệ truyền thông dữ liệu, công nghệ internet vạn vật và công nghệ dữ liệu lớn…

Do đó, cần có Luật Dữ liệu để điều chỉnh các vấn đề nêu trên nhằm thực hiện thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

Toàn văn dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu và dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến tại Cổng TTĐT Bộ Công an.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Bắt giữ hơn 480 tấn đá thạch anh thô không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ

Ngày 01/3/2024, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường chủ trì, phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh vừa phát hiện, bắt giữ hơn 480 tấn đá thạch anh thô không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, ngày 22/02/2024, tại Quốc lộ 1A thuộc phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường chủ trì, phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông kiểm tra xe ô tô đầu kéo, kéo theo rơ móc do L.M.K. (sinh năm 1988, trú tại huyện Nghĩa Đàn) điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 83 tấn đá thạch anh thô không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Cơ quan Công an đã tiến hành tạm giữ tang vật để điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.

Lực lượng chức năng phát hiện 83 tấn đá thạch anh thô trên xe vận chuyển không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng phát hiện 83 tấn đá thạch anh thô trên xe vận chuyển không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Quá trình mở rộng vụ việc, lực lượng chức năng xác định số đá được vận chuyển nói trên là của đối tượng V.X.Tr. (sinh năm 1991, trú tại xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp) mua của đối tượng V.V.S. (sinh năm 1992, trú tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp); sau đó thuê K. vận chuyển đi tiêu thụ. Tiến hành kiểm tra tại khu vực tập kết đá của V.V.S. thuộc xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường phát hiện hơn 400 tấn đá thạch anh thô. Đối tượng S. khai nhận, toàn bộ số đá nói trên được S. khai thác trái phép.

Thêm hai đối tượng trong đường dây phù phép xe máy cũ thành mới sa lưới

Tiến hành kiểm tra tại khu vực tập kết đá, cơ quan Công an phát hiện hơn 400 tấn đá.
Tiến hành kiểm tra tại khu vực tập kết đá, cơ quan Công an phát hiện hơn 400 tấn đá.
Cơ quan Công an làm việc với các đối tượng.
Cơ quan Công an làm việc với các đối tượng.

Hiện, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường đang tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Công an Tiền Giang giải cứu thành công 03 cháu bé bị đối tượng đe dọa tính mạng

Sáng 01/3/2024, nhận được tin báo, tại 01 trường mầm non trên địa bàn phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có 03 cháu bé bị 01 đối tượng nghi “ngáo đá” dùng dao khống chế, đe dọa, nguy hiểm đến tính mạng.
Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo, huy động lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh và Công an thành phố Mỹ Tho đến hiện trường triển khai các biện pháp giải cứu 03 cháu bé. Lúc này, đối tượng cầm dao trên tay, khống chế, đưa 03 cháu bé vào 01 phòng học cố thủ và có nhiều biểu hiện manh động, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé. Sau gần 1h30′ thuyết phục, đánh lạc hướng đối tượng; các lực lượng đã khống chế, bắt giữ đối tượng, giải cứu thành công các cháu bé.
Qua xác minh đối tượng tên Nguyễn Bá Quân (sinh năm 1987, cư trú ấp Châu Thành, thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Kiểm tra nhanh, đối tượng dương tính với chất ma túy.
Đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và Đại tá Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo các lực lượng xử lý vụ việc.
Đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và Đại tá Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo các lực lượng xử lý vụ việc.
Đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và Đại tá Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công an tỉnh cũng đã đến hiện trường thăm hỏi sức khỏe, động viên gia đình các cháu bé, động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ, ghi nhận thành tích của lực lượng Công an. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng thực hiện tốt các biện pháp vận động quần chúng giữ gìn tốt an ninh, trật tự trên địa bàn dân cư; hướng dẫn nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trụ sở, trấn an tâm lý phụ huynh…
Đối tượng Nguyễn Bá Quân.
Đối tượng Nguyễn Bá Quân.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

Trà Vinh: Khởi tố, bắt tạm giam 12 đối tượng gây rối trật tự công cộng

Ngày 01/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cầu Kè cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 12 đối tượng về hành vi gây rối trật tự công cộng, xảy ra vào ngày 03/02/2024 tại ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Cơ quan Công an thi hành các quyết định đối với Nguyễn Văn Thích
Cơ quan Công an thi hành các quyết định đối với Nguyễn Văn Thích
Các đối tượng bị bắt tạm giam gồm, Nguyễn Văn Thích (sinh năm 1992), Hứa Thanh Diệp (sinh năm 1997) cùng cư trú xã Tam Ngãi; Nguyễn Hoàng Sáng (sinh năm 2000), Nguyễn An Tiêm (sinh năm 2001), Nguyễn Văn An (sinh năm 1997) cùng cư trú xã An Phú Tân; Huỳnh Công Tạo (sinh năm 1987), Trịnh Minh Trung (sinh năm 1987) cùng cư trú xã Hòa Tân; Nguyễn Hoàng Thiện (sinh năm 2000), Lưu Thanh Liêm (sinh năm 1983), Lê Đại Dương (sinh năm 1977) cùng cư trú thị trấn Cầu Kè; Nguyễn Hữu Phúc (sinh năm 1981) cư trú xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1992) cư trú xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Cơ quan Công an áp giải đối tượng Lê Đại Dương
Cơ quan Công an áp giải đối tượng Lê Đại Dương
Theo kết quả điều tra, ngày 31/01/2024, Thích xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau với Dương tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè. Ngày 03/02/2024, Dương hẹn với Thích giải quyết mâu thuẫn và thông báo cho 09 đối tượng khác, mang theo nhiều hung khí nguy hiểm như dao tự chế, mã tấu, ống tuýp sắt có gắn mũi chĩa đến điểm hẹn. Riêng đối tượng Thích cũng gọi thêm 05 đối tượng khác, đồng thời chuẩn bị nhiều hung khí nguy hiểm như dao tự chế, mã tấu…
Cơ quan Công an tống đạt các quyết định đối với các đối tượng có liên quan.
Cơ quan Công an tống đạt các quyết định đối với các đối tượng có liên quan.
Khi đến điểm hẹn tại ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi, hai nhóm lập tức thách thức, cầm hung khí rượt đuổi, đánh nhau dẫn đến 05 đối tượng bị thương tích. Ngoài ra, nhóm người của Thích còn dùng hung khí đập phá 03 xe mô tô của các đối tượng trong nhóm người Dương để hủy hoại tài sản. Vụ việc xảy ra gây mất an ninh trật tự tại địa phương, gây lo lắng trong Nhân dân. Công an huyện Cầu Kè nhanh chóng bố trí lực lượng tiến hành điều tra, xác minh sự việc, đồng thời thu giữ nhiều hung khí nguy hiểm. Bằng các biện pháp công tác, cơ quan Công an đã làm rõ, mời các đối tượng có liên quan làm việc, bước đầu các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Một số đối tượng cùng hung khí tại cơ quan Công an
Một số đối tượng cùng hung khí tại cơ quan Công an
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI