Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Thông tư 11/2023/TT-BNV hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng cho cán bộ cấp xã già yếu đã nghỉ việc

Mời các bạn cùng xuphat.com tìm hiểu về Thông tư 11/2023/TT-BNV hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng cho cán bộ cấp xã già yếu đã nghỉ việc có hiệu lực từ 15/9/2023.

Thông tư 11/2023/TT-BNV hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng cho cán bộ cấp xã già yếu đã nghỉ việc có hiệu lực từ 15/9/2023
Thông tư 11/2023/TT-BNV hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng cho cán bộ cấp xã già yếu đã nghỉ việc có hiệu lực từ 15/9/2023

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC TRỢ CẤP HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIÀ YẾU ĐÃ NGHỈ VIỆC

Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường (sau đây gọi là cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc).

Điều 2. Điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:

1. Tăng thêm 12,5% mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023

=

Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023

x

1,125

Trong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 là mức trợ cấp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, sau khi điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có mức trợ cấp được hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

a) Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng;

b) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) như sau:

a) Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3.000.000 đồng/tháng;

b) Đối với các chức danh còn lại: 2.817.000 đồng/tháng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo hướng dẫn tại Thông tư này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.

2. Chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

3. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ ngành địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.

Vui Lòng đánh giá

Buôn bán lương thực, thực phẩm “bẩn” “dỏm” có thể bị tù nặng (tiếp theo)

Trong kỳ 1: Phát hiện ớn lạnh hơn 120.000 bánh Trung thu “dỏm”, quý vị đã theo dõi tình trạng rất đáng sợ khi vừa qua, cơ quan chức năng hàng loạt tỉnh thành liên tiếp bắt giữ rất nhiều bánh trung thu giả, dỏm, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, số lượng lên đến hàng trăm ngàn cái.

Ở kỳ tiếp theo này, mời quí vị cùng tìm hiểu qui định pháp luật trong xử phạt việc  bán lương thực, thực phẩm giả như thế nào?

Buôn bán hàng thực phẩm “dỏm” có bị xử phạt tù?

Hình phạt tù có thời hạn hay hình phạt tù không có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân phạm tội (theo quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015).

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì chỉ được áp dụng các hình phạt được quy định tại Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 như: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

Công an Đà Nẵng bắt bánh trung thu “bẩn”, tiến hành xử phạt tù
Công an Đà Nẵng bắt bánh trung thu “bẩn”

Có thể thấy, theo quy định pháp luật hình sự thì hình phạt tù chỉ được áp dụng đối với cá nhân phạm tội. Như vậy, hình phạt tù đối với tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) cũng chỉ được áp dụng đối với cá nhân phạm tội. Các trường hợp bị phạt tù cụ thể như sau:

1. Trường hợp buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14), người nào thực hiện hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì bị phạt tù từ 02 đến 05 năm. Đây là mức phạt tù thấp nhất đối với hành vi phạm tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm đối với cá nhân phạm tội.

2. Trường hợp buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Buôn bán qua biên giới;
  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Trường hợp buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
Công an Bắc Giang bắt 2 giám đốc sản xuất, bán thực phẩm chức năng giả với số lượng cực lớn
Công an Bắc Giang bắt 2 giám đốc sản xuất, bán thực phẩm chức năng giả với số lượng cực lớn

4. Trường hợp buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo khoản 5 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây là những kiến thức pháp luật rất cần thiết mà xuphat.com cung cấp đến quý vị. Rất mong những kiến thức đối phó với nạn kinh doanh thực phẩm bẩn sẽ giúp ích cho nhiều người bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Riêng những quy định pháp luật mới bổ sung sẽ đủ sức răn đe các đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn.

TIN NÓNG>>Manh động húc xe vào CSGT đo nồng độ cồn ở Bình Dương rồi bỏ chạy

 

Vui Lòng đánh giá

Manh động húc xe vào CSGT đo nồng độ cồn ở Bình Dương rồi bỏ chạy

Trong diễn biến mới nhất tình hình xử lý xử phạt vi phạm nồng độ cồn vào tối 25-9, Tổ công tác số 4 thuộc Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Dĩ An (Bình Dương) tiến hành kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là nồng độ cồn. Hàng chục người điều khiển phương tiện ở Bình Dương vi phạm nồng độ cồn khi bị kiểm tra, lập biên bản, trong đó có người manh động húc xe vào CSGT rồi bỏ chạy. Mời quý vị cùng xuphat.com theo dõi vụ việc nóng này và tìm câu trả lời cho câu hỏi hành vi chống đối CSGT sẽ đối mặt mức xử phạt nào?

Tích tắc 50 trường hợp bị xử phạt

Theo ghi nhận bắt đầu từ 18 giờ, lực lượng công an gồm hàng chục cán bộ chiến sĩ lập chốt tại ngã tư Chiêu Liêu (phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An) tiến hành kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn và các vi phạm khác.

Hầu hết các phương tiện xe máy và xe ô tô đi qua khu vực này đều bị lực lượng công an đo nồng độ cồn.

Người điều khiển phương tiện xe máy và ô tô đều bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: LA

Người điều khiển phương tiện xe máy và ô tô đều bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: LA
Người điều khiển phương tiện xe máy và ô tô đều bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: LA

Chỉ trong vài giờ, khoảng hơn 50 trường hợp điều khiển phương tiện (đa số là xe máy) vi phạm về nồng độ cồn. Tất cả các trường hợp xe máy vi phạm đều bị lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện.

Đáng chú ý, khi một cán bộ Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn một nam thanh niên, thì người này bất ngờ tăng ga húc thằng vào cán bộ công an để bỏ chạy.

Nam thanh niên húc thẳng xe máy vào cán bộ Cảnh sát giao thông để bỏ chạy có nồng độ cồn ở mức cao. Ảnh: LA
Nam thanh niên húc thẳng xe máy vào cán bộ Cảnh sát giao thông để bỏ chạy có nồng độ cồn ở mức cao. Ảnh: LA

Tuy nhiên, lực lượng công an gần đó đã nhanh chóng hỗ trợ và giữ được người và phương tiện. Khi đo nồng độ cồn, nam thanh niên cũng đã vi phạm nồng độ cồn ở mức khá cao.

Ngoài, một người đàn ông khác điều khiển xe máy chở theo vợ mang bầu và con nhỏ nhưng cũng vi phạm nồng độ cồn ở mức cao.

Người đàn ông chở theo vợ bầu và con nhỏ nhưng vẫn điều khiển phương tiện sau khi nhậu. Ảnh: LA
Người đàn ông chở theo vợ bầu và con nhỏ nhưng vẫn điều khiển phương tiện sau khi nhậu. Ảnh: LA

Trong khoảng vài giờ, hầu hết những người lao động khi đi làm về thì đi nhậu cùng bạn bè, đồng nghiệp. Sau đó, điều khiển phương tiện đi về nhà thì bị xử phạt.

Do có hơi men trong người, cùng với mức phạt cao và tạm giữ phương tiện nên nhiều người vi phạm nóng nảy thiếu hợp tác với lực lượng công an.

Hàng chục người bị lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện. Ảnh: LA
Hàng chục người bị lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện. Ảnh: LA

Trong những ngày tới, tổ công tác tiếp tục phối hợp với công an các địa phương tại Bình Dương, tiếp tục xử lý các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là hành vi vi phạm về nồng độ cồn.

Say xỉn chống đối CSGT bị xử phạt như thế nào?

Đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-24 tháng.

Điều 6 Nghị định này quy định rõ 3 mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng;

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 16-18 tháng;

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

Đặc biệt, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/ 100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở.

Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 – 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,25 – 0,4mg/ l khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,4mg/ l khí thở.

Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như Tội chống người thi hành công vụ, Tội gây rối trật tự công cộng…

XEM THÊM TIN HOT>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

TIN NÓNG TRONG NGÀY>>“Nóng”: Phát hiện thêm nhiều cán bộ, lãnh đạo vi phạm nồng độ cồn

 

 

Vui Lòng đánh giá

Dịch vụ mới: phá khóa bánh xe đỗ sai quy định gây tranh cãi

Bạn sẽ làm gì khi xe bị khóa bánh do đỗ sai qui định? Thay vì chịu xử phạt và đi đóng phạt thì bạn chỉ cần móc điện thoại ra gọi. Hai người phụ nữ bịt mặt sẽ giúp bạn phá khóa bánh xe với chi phí 50 USD (1,2 triệu đồng) mỗi khóa. Điều này đã và đang gây ra nhiều tranh cãi dữ dội bởi tính hợp pháp chưa rõ ràng. Mời quí vị cùng xuphat.com tiếp tục tìm hiểu vụ việc chưa từng có tiền lệ này…

Nghề mới: dịch vụ phá khóa bánh xe

Nhiều tài xế có thể từng bị xử phạt khi dừng đỗ xe không đúng quy định. Ở một số khu vực, hình thức phạt có thể là khóa bánh, khiến xe không thể di chuyển cho đến khi nộp phạt.

Bên cạnh một số xe bị khóa bánh do chính quyền địa phương, nhiều vụ lại được thực hiện bởi các công ty tư nhân.

Dịch vụ phá khóa bánh xe đang bùng nổ ở Atlanta, Mỹ
Dịch vụ phá khóa bánh xe đang bùng nổ ở Atlanta, Mỹ

Điều này đã khiến nhiều người không hài lòng. Ở Atlanta, Mỹ, người dân tìm đến Boot Girls – hai người phụ nữ không rõ danh tính kinh doanh dịch vụ phá khóa bánh xe

Theo đài NPR, một trong hai người là Boot Sheisty cũng từng trải qua cảnh xe bị khóa bánh. Thay vì trả tiền, cô gọi điện cho một người bạn có dụng cụ phá khóa. Sau đó cô quyết định tự sắm một bộ dụng cụ.

Cùng nhau, họ tự gọi là Boot Girls, kinh doanh dịch vụ phá khóa bánh xe với chi phí 50 USD/khóa. Dù không phải số tiền nhỏ nhưng so với mức phí 75 USD trở lên của đơn vị khóa bánh, nhiều người vẫn sẵn lòng bỏ tiền.

Khi có dụng cụ, dễ dàng mở khóa bánh xe chỉ trong 1 phút
Khi có dụng cụ, dễ dàng mở khóa bánh xe chỉ trong 1 phút

Vấn đề là, dịch vụ này có hợp pháp ở Mỹ hay không?

Theo bài đăng trên mạng xã hội của Sở Cảnh sát thành phố Atlanta, việc sở hữu dụng cụ phá khóa bánh xe là hợp pháp, song “thay đổi, can thiệp, hay mở một thiết bị khóa bánh xe” có thể dẫn đến án xâm phạm, trộm cắp, gây thiệt hại tài sản.

Chủ các doanh nghiệp này được cấp phép để khóa bánh hoặc cẩu xe đi nếu phương tiện vi phạm các quy định tại các khu vực đỗ xe tư nhân thông qua những bản hợp đồng độc lập”, bài đăng viết.

Tuy nhiên, luật sư Matt Wetherington, cũng là giám đốc của Công ty luật Wetherington Law Firm chuyên về án dân sự, không đồng tình.

Doanh số bán chìa mở khóa bánh đã tăng vọt kể từ khi Boot Girls trở nên nổi tiếng
Doanh số bán chìa mở khóa bánh đã tăng vọt kể từ khi Boot Girls trở nên nổi tiếng

Ông cho biết hằng năm phải giải quyết vô số tranh chấp liên quan đến việc khóa bánh xe không được thực hiện bởi cảnh sát. Ông cho rằng vấn đề phá khóa bánh xe chỉ là tranh chấp dân sự, không nên đẩy lên thành án hình sự.

Một vụ kiện nổi tiếng xảy ra vào năm 2018 khi một người đàn ông bị kiện vì tự phá khóa bánh xe của mình. Cuối cùng, tòa án đã xử thắng cho chủ xe, với lập luận không thể dùng cái sai này để trừng phạt cái sai khác. Về cơ bản, chánh án tòa cho rằng việc chủ xe không thực hiện đúng quy định đỗ xe là xâm phạm tài sản của người khác, nhưng việc khóa bánh xe cũng là hành vi xâm phạm ngược lại.

Xem thêm >> GOOGLE MAPS BỊ KIỆN VÌ CHỈ ĐƯỜNG QUA CẦU SẬP GÂY CHẾT NGƯỜI

Theo luật sư Wetherington, dịch vụ Boot Girls có thể làm thay đổi luật định ở Mỹ. Josh McLaurin – thượng nghị sĩ bang Georgia – cho rằng có nhiều biện pháp để xử phạt những xe không đúng quy định, như giấy phạt, cẩu xe, thay vì khóa bánh.

Thực tế ông từng đưa ra dự thảo về việc cấm khóa bánh xe, song không được thông qua. Ông có kế hoạch lại đưa ra dự thảo trong phiên họp tiếp theo.

Wetherington đánh giá lần này dự luật có thể được thông qua, bởi xu hướng khóa bánh và phá khóa đã lên cao đến mức trở thành mâu thuẫn xã hội, khi Boot Girls đang trở thành hiện tượng trên mạng xã hội.

Vui Lòng đánh giá

Trộm cướp, cướp giật đồ giả có bị xử lý hình sự?

Vừa qua có một câu hỏi gây tranh luận rất lớn giữa nhiều người sau khi xảy ra vụ cướp giật dây chuyền của người đi đường nhưng thực chất tang vật vụ cướp chỉ là đồ giả, không có giá trị.

Câu hỏi gây tranh cãi: trong trường hợp này, đối tượng có bị xử lý hình sự về tội cướp giật không? Mời các bạn cùng xuphat.com tìm hiểu…

Thế nào là hành vi cướp giật tài sản?

Cướp giật tài sản là việc tội phạm công khai lấy trộm tài sản một cách nhanh chóng nhằm tránh bị chủ sở hữu phản kháng. Hành động này không chỉ gây nguy hiểm đối với xã hội mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu cá nhân của người khác và đe dọa an ninh trật tự tại khu vực.

Khi cướp giật tài sản, kẻ phạm tội tấn công một cách táo tợn và khẩn cấp, tận dụng sự bất ngờ và sức mạnh thể chất để giành lợi thế trước chủ tài sản. Trong khoảnh khắc ngắn, chúng chiếm đoạt các tài sản có giá trị như tiền bạc, đồ trang sức, điện thoại di động và các vật phẩm có thể dễ dàng bán được. Bằng cách này, chúng hy vọng thoát khỏi sự truy đuổi của các bên liên quan và trốn thoát một cách nhanh chóng.

Theo Điều 171 BLHS 2015, về mặt chủ quan, kẻ thực hiện hành vi cướp giật tài sản với lỗi cố ý và trực tiếp. Động cơ của tội cướp giật tài sản là động lực nội tại thúc đẩy kẻ phạm tội tiến hành hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý. Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả mà người phạm tội hướng đến trong ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi phạm tội này.

Hành vi cướp giật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phân biệt đồ giả hay đồ thật. Ảnh minh họa
Hành vi cướp giật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phân biệt đồ giả hay đồ thật. Ảnh minh họa

 

Mục tiêu của chúng có thể là chiếm đoạt tài sản có giá trị, đạt được lợi ích tài chính hoặc khẳng định sự quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Qua mục đích này, kẻ phạm tội hy vọng đạt được mục tiêu cá nhân và tránh bị trừng phạt của pháp luật.

Về mặt khách quan, tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc kẻ phạm tội không che giấu hành vi của mình mà thực hiện trước mặt mọi người, táo bạo và đột ngột, chỉ trong thời gian ngắn.

Trong quá trình thực hiện tội phạm, kẻ phạm tội không sử dụng vũ lực (mặc dù có những trường hợp sử dụng sức mạnh như đạp, xô để làm người bị hại ngã để cướp), không đe dọa hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản. Thay vào đó, chúng tận dụng sự nhanh nhẹn của bản thân và những lúc người bị hại sơ hở để giật lấy tài sản và tẩu thoát.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội cướp giật là sự bất ngờ và tốc độ. Tội phạm thực hiện hành vi này một cách nhanh chóng, thường chỉ trong vài giây, khiến người bị hại không có thời gian để phản ứng. Ngay sau khi lấy được tài sản, tội phạm cũng nhanh chóng tẩu thoát để tránh bị truy đuổi.

Trong tội cướp giật tài sản, khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu của tài sản bị tác động. Hành vi cướp giật tài sản đặt trong tình huống mà người phạm tội nhanh chóng tấn công và chiếm đoạt tài sản một cách bất ngờ.

Điều này thường áp dụng đối với các tài sản có tính di động cao như điện thoại di động, ví tiền, túi xách, đồ trang sức và các vật phẩm cá nhân khác. Do tính chất nhanh chóng và bất ngờ của hành vi này, người bị hại thường không có đủ thời gian và cơ hội để phản kháng hoặc bảo vệ tài sản của mình.

Hành vi cướp giật hàng giả vẫn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Từ những căn cứ trên có thể khẳng định, hành vi cướp giật phải đồ giả vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi vẫn có đủ dấu hiệu cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015 mà không phân biệt đó là đồ giả hay đồ thật.

Cảnh giác cướp giật
Cảnh giác cướp giật

Về chế tài xử phạt, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm.

Mức phạt tù từ 3-10 năm áp dụng với một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; dùng thủ đoạn nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-30%; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 7-15 năm trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60%; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; làm chết người; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI