Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Bỏ quy định thông báo công khai kế hoạch tuần tra của CSGT

Thông tư 32/2023 không còn quy định lực lượng chức năng thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, xử lý vi phạm theo chuyên đề.

Phân cấp việc ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát

Ban hành Thông tư 32/2023 (có hiệu lực từ ngày 15/9) quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an đã bỏ một số nội dung so với Thông tư 65/2020 đang hiện hành.

Cụ thể, Điều 14 Thông tư 65/2020 quy định, Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT), trưởng phòng CSGT cấp tỉnh hay trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, xử lý vi phạm theo chuyên đề…

Từ 15/9, CSGT tuần tra theo địa bàn sau khi cấp trên ban hành kế hoạch (ảnh minh họa).

Hình thức thông báo công khai gồm: Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị; đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT hoặc cổng thông tin điện tử công an cấp tỉnh, phòng CSGT.

Ngoài ra, kế hoạch được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung thông báo công khai về đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; tuyến đường tuần tra kiểm soát; loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát và thời gian thực hiện kế hoạch.

Tuy nhiên, Thông tư 32/2023 đã bỏ những quy định nêu trên và nêu rõ, Cục trưởng Cục CSGT tham mưu cho Bộ trưởng Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi trên các tuyến giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc.

Giám đốc công an cấp tỉnh ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh.

Trưởng phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; trưởng phòng CSGT; trưởng công an cấp huyện ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định.

Còn đội trưởng các đơn vị gồm: Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc; Đội CSGT; Đội CSGT đường bộ; Đội Tuần tra, dẫn đoàn; Đội CSGT – trật tự; Trạm trưởng trạm CSGT tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho các tổ CSGT trực thuộc mình quản lý.

CSGT kiểm soát những loại giấy tờ nào?

Điều 12 Thông tư 32/2023 quy định, CSGT khi tuần tra được quyền kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực.

CSGT cũng kiểm soát giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe.

Ngoài ra, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử (VNeID) có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.

Đối với phương tiện, Thông tư 32/2023 quy định CSGT thực hiện kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông; kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ…

Người dân không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch khi làm việc trực tiếp với CSGT.

Theo Thông tư 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từ ngày 15/1/2020, người dân có quyền giám sát lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình.

Ngoài ra, Thông tư 67/2019 cũng nêu rõ, người dân có quyền được biết về kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua các hình thức công khai kế hoạch tuần tra kiểm soát.

Tuy nhiên, người dân không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch khi làm việc trực tiếp với CSGT.

 

 

 

 

 

Vui Lòng đánh giá

Quy định mới về bảo hiểm xe máy, ô tô bắt buộc

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo nghị định mới, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.

Ảnh: Mỗi ngày cả nước xảy ra rất nhiều vụ TNGT

Tối đa 150 triệu đồng/người/vụ

Trong đó, nghị định quy định mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với mô tô 2 bánh từ 50cc trở lên là 60.000 đồng, xe ô tô không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ là 437.000 đồng, từ 6-11 chỗ là 794.000 đồng…

Theo quy định, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.

Đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

Nếu do xe ô tô; máy kéo; rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

Nghị định quy định rõ một số trường hợp mà doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.

Chẳng hạn như hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Hoặc trong trường hợp người lái xe không có giấy phép lái xe (GPLX) hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ theo quy định của pháp luật, GPLX bị tẩy xóa hoặc sử dụng GPLX hết hạn sử dụng, sử dụng GPLX không phù hợp đối với loại xe đang điều khiển…

Ảnh: Một loại bảo hiểm mô tô-xe máy

Để được bồi thường, cần làm gì? 

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh đó, phải tuân thủ theo nguyên tắc khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn.

Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp.

Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

Quí vị đừng quên tra cứu xuphat.com để biết các phương tiện xe máy, ô tô của mình và người thân hiện có đang trong “vùng an toàn” hay “vùng báo động” xử phạt quí vị nhé.

 

 

 

 

 

Vui Lòng đánh giá

Sau 15/9: CSGT không bắt buộc nói lời chào, cảm ơn tài xế

Thông tư hiện hành đang yêu cầu CSGT nói lời chào, cảm ơn tài xế khi kiểm soát. Tuy nhiên, từ ngày 15/9/2023, CSGT khi dừng kiểm soát phương tiện không phải chào bằng lời nói và cảm ơn tài xế.

Bỏ quy định buộc CSGT phải nói lời chào, cảm ơn tài xế

Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9.

Một trong những nội dung khác biệt so với Thông tư 65/2020/TT-BCA hiện nay, đó là quy định về điều lệnh của cán bộ CSGT khi tiếp xúc với tài xế trong quá trình kiểm soát phương tiện.

Ảnh: Thông tư hiện hành đang yêu cầu CSGT nói lời chào, cảm ơn tài xế khi kiểm soát.

Theo Thông tư 32/2023, sau khi đề nghị người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện, CSGT chào theo điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã). Khi tiếp xúc, CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.

Trong khi đó, Thông tư 65/2020 yêu cầu CSGT chào theo điều lệnh ngành hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…”. Sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

Kiểm soát xong, CSGT nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị… đã hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Như vậy, Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 15/9 không còn yêu cầu CSGT khi dừng kiểm soát phương tiện phải chào bằng lời nói và cảm ơn tài xế phương tiện.

Sẽ kiểm tra đăng ký xe, bằng lái qua VNeID?

Theo Điều 12 của Thông tư 32/2023, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử (VNeID) có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.

Điều 18 của Thông tư mới nêu rõ, khi tiến hành kiểm soát, cán bộ CSGT đề nghị người điều khiển phương tiện xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong VNeID để kiểm soát.

Tài khoản định danh điện tử có thể thay thế giấy tờ bản cứng trong thời gian tới.

Trường hợp người lái xe trình các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó. Còn người điều khiển mà cung cấp thông tin của các giấy tờ trong tài khoản VNeID thì kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử.

Hiện nay, VNeID đã tích hợp căn cước công dân, xác nhận cư trú, bằng lái xe các loại, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, người phụ thuộc…

Theo Cục Đường bộ VN, tính đến hết tháng 7, đơn vị phối hợp với Bộ Công an xác thực thành công hơn 31 triệu bản ghi giấy phép lái xe với dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này nhằm đảm bảo hệ thống định danh tự động tra cứu để hiển thị lên VNeID cho công dân.

Quí vị cũng đừng quên tra cứu xuphat.com để biết các phương tiện xe máy, ô tô của mình và người thân hiện có đang trong “vùng an toàn” hay “vùng báo động” xử phạt quí vị nhé.

Vui Lòng đánh giá

Cha giao xe cho con 16 tuổi lái gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

Hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên tiếp xảy ra khi người lớn giao xe cho con trẻ, chưa có bằng lái lái ô tô và sau đó gây tai nạn thương vong nhiều người.
Câu hỏi đang được nhiều người đặt ra: người cha giao ô tô cho con lái gây tai nạn sẽ chịu trách nhiệm  gì?
Cha giao xe con lái gây tai nạn kinh hoàng:

Vụ việc kinh hoàng xảy ra vào sáng sớm 2.9, tại chốt đèn đỏ trên QL1, thuộc xã Vĩnh Hảo (H.Tuy Phong), ô tô 4 chỗ BS 60A – 668.00 do Nguyễn Chí H. (16 tuổi, thường trú H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) điều khiển, lưu thông theo hướng từ Bình Thuận đi Ninh Thuận, tông thẳng vào 5 chiếc xe máy đang dừng chờ đèn đỏ, hất tung người ngồi trên xe máy lên và đẩy 5 xe máy văng ra xa.

Vụ tai nạn làm 5 người dân bị thương, 5 chiếc xe máy và ô tô 4 chỗ bị hư hỏng.

Theo điều tra ban đầu, trước đó người cha điều khiển ô tô 4 chỗ BS 60A – 668.00 chở gia đình đi du lịch, sau đó giao xe cho con là Nguyễn Chí H. Lái và gây ra tai nạn kinh hoàng tại ngã ba QL1 vào cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết.

Theo lãnh đạo Công an H.Tuy Phong, phải có kết luận về giám định thương tật của cơ quan giám định và thiệt hại vật chất do vụ tai nạn mới có cơ sở để xem xét có xử lý hình sự người cha (là tài xế chính) hay không.

Ảnh: Xe máy và người điều khiển nằm la liệt sau cú tông của ô tô. Ảnh: DT

Cha bị khởi tố vì giao xe cho con chưa đủ 16 tuổi gây chết người

Trước đó, một vụ việc tương tự xảy ra tại tỉnh Gia Lai. Vào trưa 28-3, em L.N.H. (15 tuổi, con ông Th.) điều khiển xe máy đến ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Trần Phú (thị trấn Đăk Đoa) thì xảy ra va chạm với một xe máy khác do em N. điều khiển, lưu thông cùng chiều.

Hậu quả, em N. bị thương nặng và được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã tử vong sau đó.

Sau khi vào cuộc xác minh, Công an huyện Đăk Đoa xác định Lê Văn Th. là người đã giao xe máy cho em H. điều khiển dù biết con mình chưa đủ 16 tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 10-8 vừa qua, Công an huyện Đăk Đoa (Gia Lai) – đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Th. (57 tuổi, ngụ TP Pleiku) về hành vi “giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Công an huyện Đăk Đoa nhận định hành vi của L.N.H. có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, do H. chưa đủ 16 tuổi – độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự – nên không bị truy cứu.

Riêng nạn nhân N. cũng có một phần lỗi nhưng đã qua đời nên không xem xét việc xử lý.

chưa đủ tuổi lái xe32

H.(áo xanh – con trai ông Th., chưa đủ 16 tuổi) lái xe gây tai nạn vào trưa 28-3 – Ảnh: Trích từ camera của nhà dân gần nơi xảy ra tai nạn.

Người cha vụ tai nạn Bình Thuận phải đối mặt mức xử phạt nào?

Theo một luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Thuận: nếu cơ quan điều tra chứng minh được người cha giao xe cho con trai mới 16 tuổi (chưa đủ tuổi để được cấp giấy phép lái xe) điều khiển ô tô gây tai nạn dẫn đến thương tích cho nạn nhân (1 người bị thương tích với tỷ lệ 61% trở lên, hoặc 2 người bị thương tích tỷ lệ 61% đến 121%), hoặc gây thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 264 bộ luật Hình sự năm 2015, về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

 

Theo Điều 264 bộ luật Hình sự năm 2015:

  1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng chất kích thích hoặc không đủ điều kiện điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong các trường hợp sau:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  5. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  7. a) Làm chết 02 người;
  8. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  9. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  10. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  11. a) Làm chết 03 người trở lên;
  12. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  13. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Anh Hiếu

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI