Ví dụ: 29A12345

Search Results for: phạt nguội

Vụ thầy giáo xe tập lái bị tông tử vong: Ai chịu trách nhiệm?

Liên quan đến vụ tai nạn ô tô CX5 tông xe tập lái khiến thầy giáo tử vong, nữ học viên may mắn bị thương nhẹ vào ngày 18/9, nhiều câu hỏi được đặt ra về trách nhiệm của người gây ra vụ tai nạn, về điều kiện của phương tiện bị tai nạn. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi những thông tin mới nhất…

Xe tập lái đủ điều kiện an toàn dạy lái

Qua kiểm tra, chiếc xe tập lái BKS 48A-094.26 (nhãn hiệu KIA, loại ô tô con tập lái) thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Đại Lợi. Xe còn hạn đăng kiểm đến ngày 8/3/2024 và đủ điều kiện an toàn tham gia dạy lái.

Xe được cấp Giấy phép tập lái có thời hạn đến 8/3/2024, được phép tập lái trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông. Xe hoàn toàn đủ điều kiện tham gia dạy lái nhưng tai nạn xảy ra khiến thầy giáo tử vong là điều đáng tiếc.

Hiện, nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ“, Phó giám đốc Sở GTVT Đắk Nông nói.

Chiếc xe tập lái bị xe CX5 tông bể nát phần đầu khiến thầy giáo ngồi ghế phụ tử vong
Chiếc xe tập lái bị xe CX5 tông bể nát phần đầu khiến thầy giáo ngồi ghế phụ tử vong

Trước đó, vào lúc 16h45 ngày 17/9, tại Km 1849+700 đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thôn Thuận Nam, xã Thuận An, Đắk Mil) xảy ra vụ tai nạn giữa hai ô tô khiến thầy dạy xe tập lái tử vong.

Vào thời điểm trên, ô tô CX5 BKS 48A – 045.57 do anh Phạm Văn Thương (26 tuổi) điều khiển lưu thông trên đường Hồ Chí Minh theo hướng huyện Đắk Mil đi huyện Đắk Song. Khi chạy đến địa điểm trên, bất ngờ tông mạnh vào bên phụ xe tập lái BKS 48A-094.26 do học viên Ng.Tr.T.T (26 tuổi) điều khiển lưu thông theo hướng ngược lại, bên cạnh có thầy giáo Y Win (34 tuổi, ngụ xã Thuận An, Đắk Mil).

Hậu quả khiến anh Y Win tử vong, học viên T may mắn bị thương nhẹ. Về phần xe BKS 48A-045.57, sau cú tông mạnh các túi khí bung, tài xế cũng bị thương nhẹ.

Ai sẽ chịu trách nhiệm vụ tai nạn?

Trả lời câu hỏi “Ai sẽ chịu trách nhiệm vụ tai nạn?”, một số Luật sư cho biết: “Đối với học viên lái xe, nếu đã đăng ký theo đúng quy định chương trình đào tạo sát hạch giấy phép lái xe, về phía trung tâm đào tạo cũng đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật tại thời điểm xảy ra tai nạn học viên đi đúng làn đường, đúng tốc độ thì học viên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Trường hợp tại thời điểm xảy ra tai nạn, học viên cố ý điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép hoặc đi sai làn đường theo hướng dẫn của giáo viên dạy thực hành, khi đó sẽ có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự với “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Cả 2 xe nát phần đầu
Cả 2 xe nát phần đầu

Đối với người đàn ông điều khiển ô tô CX5, nếu qua quá trình điều tra xác định đi đúng làn đường, tốc độ, có đầy đủ giấy phép lái xe, không sử dụng rượu bia, các chất kích thích và nguyên nhân xảy ra tai nạn do lỗi từ phía xe của học viên lái xe thì khi đó sẽ không chịu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp nếu xác định khi điều khiển phương tiện có một trong các lỗi như đi sai làn đường, quá tốc độ hoặc sử dụng rượu bia, các chất kích thích dẫn đến tai nạn hậu quả làm chết người thì có thể phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, nếu có thêm các tình tiết định khung như điều khiển phương tiện trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì khung hình phạt là 3-10 năm.

Về mặt dân sự, căn cứ Điều 590, 591 Bộ luật Dân sự năm 2015, người được xác định có lỗi sai dẫn đến chết người sẽ phải chịu các loại chi phí bồi thường gồm: Thiệt hại bồi thường về tài sản, chi phí mai táng, chi phí cấp dưỡng, bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì không quá 100 lần mức lương cơ sở (lương cơ sở hiện tại là 1.800.000 đồng).

Vui Lòng đánh giá

Thầy giáo dạy lái xe tử vong nữ học viên thoát chết gang tấc

Xe Mazda CX5 bất ngờ tông mạnh vào ô tô tập lái của Trung tâm dạy nghề Đại Lợi khiến thầy giáo dạy lái xe tử vong.

Sáng 18/9, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông xác nhận một vụ tai nạn vừa xảy ra giữa ô tô Mazda CX5 và xe tập lái khiến một thầy dạy lái tử vong.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CTV
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CTV

Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 17/9, ô tô hiệu Mazda CX5 mang BKS 48A-045.XX do một người đàn ông điều khiển lưu thông trên quốc lộ 14 theo hướng Đắk Lắk – Đắk Nông.

Khi chạy đến khu vực Eo Gió, thuộc xã Thuận An (huyện Đắk Mil), xe Mazda CX5 lao sang làn đường ngược chiều rồi tông vào ô tô dạy lái của Trung tâm dạy nghề Đại Lợi do một nữ học viên điều khiển, dưới sự giám sát của thầy giáo dạy lái.

Xe tập lái bị nát phần đầu. Ảnh: CTV
Xe tập lái bị nát phần đầu. Ảnh: CTV

Cú tông mạnh vào ghế phụ khiến thầy dạy lái xe tên Y Win (34 tuổi, ngụ huyện Đắk Mil) bị thương, được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Nữ học viên bị thương nhẹ.

Về phần xe Mazda CX5, sau cú tông mạnh, các túi khí bung ra, tài xế xe này cũng bị thương và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tại hiện trường, cả hai ô tô đều bị bể nát phần đầu.

Vui Lòng đánh giá

Chuốc họa vì nhận tiền chuyển khoản nhầm nhưng không trả lại

Bà V.T.H đã nhiều lần liên lạc với Trương Đức Thanh để xin nhận lại số tiền chuyển khoản nhầm, đồng thời, trình báo công an. Công an yêu cầu Thanh trả lại toàn bộ số tiền nhưng đối tượng không chấp hành nên bị bắt giữ.

Vậy khi bạn chuyển khoản nhầm, dù đã liên hệ với chủ tài khoản nhưng không nhận được hồi âm và bạn cũng đã thông tin vụ việc đến ngân hàng nhưng người nhận không trả lại. Vậy phải xử lý ra sao? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu nhé!

Tham thì thâm

Công an huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) cho biết vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Đức Thanh (SN 1996, ở thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Trước đó, ngày 24/7/2023, bà V.T.H. (SN 1973, ở xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng) dùng điện thoại di động thực hiện việc chuyển khoản cho bạn hàng số tiền 389,2 triệu đồng, nhưng lại chuyển nhầm vào tài khoản của người khác.

Đối tượng Trương Đức Thanh
Đối tượng Trương Đức Thanh

Bà V.T.H đã đến ngân hàng nhờ tra soát thông tin và biết được đã chuyển khoản nhầm sang tài khoản của Trương Đức Thanh.

Bà H đã nhiều lần liên lạc với Trương Đức Thanh để xin nhận lại số tiền chuyển nhầm, đồng thời, trình báo công an. Mặc dù được công an ra yêu cầu trả lại toàn bộ số tiền trước ngày 4/8 nhưng đối tượng không chấp hành.

Thanh chỉ chuyển lại cho bà H. hai lần vào các ngày 1 và 11/8, với tổng số tiền là 219 triệu đồng, số tiền còn lại Thanh hứa sẽ trả dần nhưng không đưa ra thời hạn, sau đó không nghe điện thoại hay trả lời tin nhắn của bà H.

Quá trình điều tra, công an làm rõ sau khi nhận tiền chuyển nhầm, Trương Đức Thanh đã chuyển số tiền trên sang hai tài khoản khác. Tại Cơ quan điều tra, Thanh khai nhận do trả nợ và tiêu xài nên không còn tiền để trả cho bà V.T.H.

Phải xử lý sao khi bạn chuyển khoản nhầm, dù đã liên hệ với chủ tài khoản nhưng không nhận được hồi âm?
Phải xử lý sao khi bạn chuyển khoản nhầm, dù đã liên hệ với chủ tài khoản nhưng không nhận được hồi âm?

Chuyển khoản nhầm nhưng người nhận không trả lại: Cần xử lý ra sao?

Về mặt thực tế và pháp lý thì khi ngân hàng đã liên hệ với chủ tài khoản yêu cầu chuyển hoàn số tiền bạn chuyển khoản nhầm nhưng người này không thực hiện thì bạn cần phải nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây là cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận nơi chi nhánh ngân hàng bạn chuyển tiền.

Theo điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

  1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Ngân hàng sẽ không được phép cung cấp thông tin số điện thoại, địa chỉ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm khi bạn có yêu cầu. Tuy nhiên, khi ngân hàng nhận được công văn của cơ quan cảnh sát điều tra yêu cầu cung cấp thông tin trên thì ngân hàng phải có nghĩa vụ cung cấp.

Từ số điện thoại, địa chỉ này, cơ quan cảnh sát điều tra theo đúng công vụ, tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự sẽ mời, triệu tập người chủ tài khoản đến đề làm việc.

Tại buổi làm việc này, yêu cầu của bạn sẽ được cán bộ điều tra chuyển đến cho người bị tố cáo. Người bị tố cáo nếu sau khi kiểm tra lại thông tin tài khoản xác định đúng là nhầm thì sẽ chuyển hoàn lại.

Khi cơ quan cảnh sát điều tra xác định rõ tiền bị chuyển khoản nhầm, người nhận tiền biết số tiền đó bị chuyển nhầm nhưng không chịu trả lại mặc dù đã có yêu cầu của người chuyển tiền thì tuân thủ đúng quy định của Bộ luật hình sự, việc khởi tố về hành động chiếm giữ trái phép tài sản chắc chắn sẽ được thực hiện.

 

Vui Lòng đánh giá

Khi nào CSGT được mặc thường phục xử lý vi phạm?

Theo Thông tư 32/2023/TT-BCA, từ ngày 15/9 CSGT được mặc thường phục phối hợp xử lý vi phạm giao thông trong một số trường hợp. Vậy trường hợp nào? Mời quý vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Thông tư 32/2023/TT-BCA (thay thế Thông tư 65/2020/TT-BCA) của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/9.

Kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trong hai trường hợp

Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định tổ CSGT sẽ được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Mục đích để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

Một cán bộ CSGT hướng dẫn tài xế thổi nồng độ cồn. Ảnh: PHI HÙNG
Một cán bộ CSGT hướng dẫn tài xế thổi nồng độ cồn. Ảnh: PHI HÙNG

Cũng tại Điều này, việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang (mặc thường phục) sẽ chỉ được thực hiện trong 2 trường hợp sau:

Thứ nhất, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Thứ hai, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.

Phải đáp ứng được một số điều kiện gì?

Bên cạnh đó, việc CSGT mặc thường phục phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau:

Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền theo quy định ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, trang phục, phương thức liên lạc…

Cục trưởng Cục CSGT; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng CSGT; Trưởng Công an cấp huyện theo quy định quyết định việc mặc trang phục cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong tổ CSGT phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định.

CSGT mặc thường phục xử lý vi phạm. Ảnh minh họa
CSGT mặc thường phục xử lý vi phạm. Ảnh minh họa

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Sau đó, thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

CSGT được mặc thường phục khi bắn tốc độ không?

Bộ Công an mới đây ban hành văn bản hợp nhất quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.

Theo quy định, CSGT khi tuần tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm sử dụng trang phục cảnh sát, đeo số hiệu CAND. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn, CSGT phải mặc áo phản quang.

Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trong đó có việc bắn tốc độ – PV), CSGT được bố trí một bộ phận mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

CSGT được mặc thường phục khi bắn tốc độ. (Ảnh minh họa)
CSGT được mặc thường phục khi bắn tốc độ. (Ảnh minh họa)

Khi phát hiện vi phạm, cán bộ CSGT mặc thường phục phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT, Trưởng Công an cấp huyện trở lên quyết định việc mặc trang phục cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Đồng thời, việc này phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

Kế hoạch tuần tra, kiểm soát được công khai bằng việc niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị; hoặc đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT, Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng CSGT; hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng…

Vẫn theo quy định, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà CSGT được sử dụng gồm: hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; thiết bị ghi âm và ghi hình; phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; thiết bị đo, thử chất ma túy; thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả; thiết bị định vị vệ tinh…

Ảnh: Một trường hợp vi phạm tốc độ trên cao tốc
Ảnh: Một trường hợp vi phạm tốc độ trên cao tốc

Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Vui Lòng đánh giá

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

Ảnh: Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát
Ảnh: Cảnh sát giao thông được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định như sau:

Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát

3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an. Được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định.

5. Phương tiện thông tin liên lạc, gồm: Bộ đàm, điện thoại, máy fax, máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu, máy in.

6. Còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng.

7. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì từ ngày 15/9/2023, khi tuần tra, kiểm soát cảnh sát giao thông được sử dụng các loại vũ khí công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

Hiện hành, tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi tuần tra, kiểm soát giao thông, cảnh sát giao thông được sử dụng các loại vụ khí, công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8.

Ảnh: Phương tiện công cụ hỗ trợ của CSGT
Ảnh: Phương tiện công cụ hỗ trợ của CSGT

Hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như sau:

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

  • Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

  • Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông:

  • Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

  • Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động:

  • Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

  • Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại điểm a khoản này.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

Ảnh: khi phát hiện xe vi phạm ATGT, CSGT sẽ tuýt còi và yêu cầu phương tiện tấp vào lề để xử lí.
Ảnh: khi phát hiện xe vi phạm ATGT, CSGT sẽ tuýt còi và yêu cầu phương tiện tấp vào lề để xử lí.

Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ như sau:

Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường

Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.

Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:

  • Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
  • Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Ảnh: Một trường hợp vi phạm bị CSGT xử lý
Ảnh: Một trường hợp vi phạm bị CSGT xử lý

Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2023.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI