Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Truy tìm kẻ tung tin bịa đặt “phạt nguội 9.000 trường hợp”

Hàng loạt cơ quan chức năng các tỉnh thành cả nước từ Quảng Ninh tới Vĩnh Long, Cần Thơ thậm chí  1 số tỉnh Tây Nguyên đã lên tiếng về thông tin các tỉnh, TP này lắp 199 camera giám sát và phạt nguội gần 9.000 trường hợp vi phạm an toàn giao thông.

Hiện cơ quan công an đang truy tìm kẻ tung tin bịa đặt này để làm rõ nguyên nhân vụ việc…

Cần Thơ, Vĩnh Long xôn xao tin “phạt nguội qua camera từ ngày 30/10”
Cần Thơ, Vĩnh Long xôn xao tin “phạt nguội qua camera từ ngày 30/10”

Cần Thơ, Vĩnh Long xôn xao tin “phạt nguội qua camera từ ngày 30/10”

Thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long khẳng định, nội dung trong thông báo về việc phạt nguội vi phạm trật tự an toàn giao thông qua camera từ ngày 30/10 là không chính xác.

Mới đây trên mạng xã hội Facebook lan truyền một thông báo với nội dung “UBND thành phố đã lắp đặt 199 camera giám sát” và sẽ chính thức phạt nguội các lỗi vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Theo nội dung thông báo được đăng tải, việc lắp đặt các camera giám sát nói trên là nhằm xử lý vi phạm giao thông và thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Trong ba ngày vận hành đã phát hiện gần 9.000 trường hợp vi phạm, trong đó hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông gần 6.000 trường hợp. Còn lại là các hành vi: Không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, đi sai làn đường, vứt rác không đúng nơi quy định…

“Thực hiện chỉ đạo của chủ tịch UBND thành phố, bắt đầu từ thứ hai ngày 30/10/2023 sẽ chính thức phạt nguội các lỗi vi phạm nói trên.

Do số lượng vi phạm trong ngày rất lớn, nên thông báo xử phạt sẽ chuyển đến người vi phạm sau, hoặc khi người vi phạm thực hiện các giao dịch khác sẽ được thông báo. Đồng thời sẽ truy nghề nghiệp của người vi phạm và gửi thông báo về nơi làm việc để có hình thức xử lý theo quy định”, nội dung thông báo thể hiện.

Thông báo này thu hút sự quan tâm của nhiều người và được chia sẽ nhanh chóng trên mạng xã hội.

Đáng lưu ý, trong thông báo này lại không nêu rõ cụ thể là của địa phương nào. Từ đó dẫn đến thông tin cho rằng, đây là thông báo của UBND thành phố Cần Thơ và UBND thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long)

Hiện, công an thành phố Vĩnh Long, Cần Thơ đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ khẩn trương điều tra, truy tìm đối tượng soạn và tán phát thông tin sai sự thật trên để xác định động cơ, mục đích và xử lý theo qui định pháp luật…

Hiện công an TP. Gia Nghĩa, TP Phú Quốc, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu …đang xác định đối tượng tung tin và nhằm mục đích gì.
Hiện công an TP. Gia Nghĩa, TP Phú Quốc, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu …đang xác định đối tượng tung tin và nhằm mục đích gì.

TIN HOT>>Bắt giam 2 người ‘làm phép trừ quỷ’ khiến 2 người thân tử vong

Lan tràn tin “phạt nguội”từ Hạ Long tới Tây Nguyên

Ngày 2.11, Cổng thông tin điện tử TP Hạ Long thông tin về việc trên các nhóm Zalo lan truyền hình ảnh một thông báo có nội dung “chính thức phạt nguội đối với một số hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ trên địa bàn từ ngày 30.10.2023”. Sau 3 ngày vận hành 199 camera giám sát trên toàn địa bàn đã phát hiện gần 9.000 trường hợp vi phạm và sẽ chính thức phạt nguội các lỗi vi phạm trên…

Theo đó, Công an thành phố Hạ Long khẳng định, thành phố Hạ Long không tuyên truyền những nội dung trên.

Tại Đắc Nông, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Văn phòng UBND TP. Gia Nghĩa khẳng định: Thông tin lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua về việc TP. Gia Nghĩa triển khai phạt nguội vi phạm giao thông từ ngày 30.10.2023 là thông tin giả.

Thông báo này bịa đặt số liệu “trong 3 ngày vận hành đã phát hiện gần 9.000 trường hợp vi phạm”. “Thông báo” còn cho hay, “từ thứ hai ngày 30/10/2023 sẽ chính thức phạt nguội các lỗi vi phạm trên”.

Chưa hết, hiện thông tin giả này tiếp tục lan tràn đến TP Phú Quốc, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu..

Hiện công an TP. Gia Nghĩa, TP Phú Quốc, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu …đang xác định đối tượng tung tin và nhằm mục đích gì.

Công an các tỉnh và thành phố cũng khuyến cáo người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo, không nên chia sẻ các thông tin không đúng sự thật ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Tra cứu phạt nguội nhanh và chính xác nhất, quí vị truy cập vào ứng dụng xuphat.com sẽ có kết quả nhanh chính xác nhất, tránh bị lừa đảo quí vị nhé!

TIN LIÊN QUAN:

Vui Lòng đánh giá

Thuê xe rồi cầm cố bị xử phạt 15 năm tù

Thuê xe rồi mang đi cầm cố là một trong những nổi lo của người cho các đối tượng lừa đảo thuê xe. TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa mở phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” liên quan đến thuê xe rồi cầm cố. Đứng trước vành móng ngựa là đối tượng Nguyễn Văn Hoành (SN 1995, trú tại xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).  Sau đây là chi tiết vụ việc và vì sao đối tượng này nhận mức xử phạt cao đến như vậy…

3 lần thuê xe ô tô tự lái rồi mang đi cầm cố

Điểm cầu trung tâm được đặt tại hội trường xét xử của TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng, một số người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Điểm cầu thành phần được đặt tại TAND tỉnh Quảng Bình với người tham gia tố tụng là bị cáo Hoành và cảnh sát hỗ trợ tư pháp.

Toàn cảnh phiên toà tại đầu cầu TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế

Theo kết quả điều tra, trong khoảng thời gian từ 19/3/2022 đến 30/5/2022, Nguyễn Văn Hoành đã 3 lần thuê xe ô tô tự lái ở TP Đà Nẵng để làm phương tiện đi lại. Sau đó, Hoành nảy sinh ý định chiếm đoạt các xe ô tô này để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Để thực hiện hành vi chiếm đoạt, Hoành lên mạng xã hội tìm và làm giả 1 căn cước công dân, 3 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô BKS 43A-629.XX, 43A-664.XX và 43A-644-XX, mà chủ sở hữu đứng tên là Nguyễn Văn Hoành để thuận lợi cho việc cầm cố.

Sau đó, Hoành lần lượt đưa 3 chiếc xe ô tô cùng giấy tờ đã làm giả đến cầm cố tại tiệm cầm đồ trên địa bàn TP Huế. Tổng giá trị tài sản mà Nguyễn Văn Hoành chiếm đoạt là hơn 2,1 tỷ đồng.

Phiên toà  thuê xe ô tô rồi cầm cố được xét xử bằng hình thức trực tuyến
Phiên toà thuê xe ô tô rồi cầm cố được xét xử bằng hình thức trực tuyến

Ngày 6/6/2022, Hoành bị Công an tỉnh Quảng Bình khởi tố về tội “Vận chuyển hàng cấm”.

Sau đó, ngày 19/7/2022, Hoành bị Công an tỉnh TT-Huế khởi tố về tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Đến ngày 04/1/2023 thì bị khởi tố tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”…

Tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối hận, xin được hưởng mức án nhẹ nhất để sớm về với gia đình.

Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hoành 15 năm tù về hai tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hoành 15 năm tù về hai tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hoành 15 năm tù về hai tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

TIN LIÊN QUAN>>Mức xử phạt hành vi sử dụng, làm giả giấy phép lái xe ra sao?

Xử lý tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về xử phạt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

  1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

Nếu thực hiện các hành vi dưới đây chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị từ 4 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích hoặc chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ:

  1. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  2. Phạt tù từ 02 – 07 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
  3. a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
  4. Phạt tù từ 05 – 12 năm

Nếu chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng

4. Phạt tù từ 12 – 20 năm

Nếu phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị:

– Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng

– Cấm đảm nhiệm chức vụ

– Cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy, người nhận giúp đỡ em bạn đã nhận 50 triệu và không có ý trả, em gái bạn có thể tố cáo người đó với cơ quan công an để được điều tra, xử lý. Đơn tố cáo cần kèm theo chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, giấy đưa tiền, tin nhắn về việc lảng tránh việc giúp đỡ, trả lại tiền…

Nếu đủ chứng cứ buộc tội, người này có thể bị xử phạt tù từ 02 – 07 năm tù.

TIN HOT>>“Hotgirl” trộm tiền mừng đám cưới ở Hà Nội đối diện mức xử phạt nào?

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Quen biết và yêu đương với một tài khoản Facebook có tên và hình ảnh là cô gái xinh đẹp sống ở Bắc Giang, anh S. đã nhận “trái đắng”. Sau đây là chi tiết vụ việc rất đáng cảnh giác bởi trước đó không lâu một đại gia miền tây cũng sập bẫy yêu qua mạng với một mỹ nhân nhưng thực chất là gã đàn ông xấu xí và mất đến 7 tỷ đồng một cách cay đắng…

Hám của lạ bị sập bẫy tại Bắc Giang

Ngày 27/10, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hiệp Hòa đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) để làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, khoảng tháng 7/2023, Nguyễn Văn Huy sử dụng tài khoản Facebook “Thúy Moon” với ảnh đại diện là hình ảnh cô gái trẻ, xinh đẹp rồi kết bạn với anh S. để làm quen, tán tỉnh, nhận lời yêu…

Quá trình nhắn tin, Huy đề nghị anh S. gửi những hình ảnh nhạy cảm hoặc gọi video trong khi Huy không bật camera của mình. Sau đó, Huy tải những hình ảnh hoặc video về rồi sử dụng những hình ảnh, video nhạy cảm của anh S., dọa đăng lên mạng xã hội để ép anh S. phải chuyển tiền cho mình qua tài khoản không chính chủ.

Đối tượng đã cưỡng đoạt số tiền 3.000.000 đồng của anh S. và buộc người đàn ông này phải mua cho mình 1 chiếc điện thoại di động iPhone 7.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Qua vụ việc trên, Công an huyện Hiệp Hòa khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những lời mời kết bạn trên mạng xã hội từ các tài khoản không rõ nguồn gốc, không tin tưởng vào những lời hứa và những đề nghị không rõ ràng.

Đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
Đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)

TIN HOT>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Mê “em gái mưa ảo” đại gia Cà Mau trả giá đắt

Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cà Mau cho biết: đơn vị đang tạm giữ hình sự Lâm Hoàng Ngân (39 tuổi, ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra ban đầu, vào khoảng tháng 4/2023, Ngân sử dụng tài khoản mạng xã hội Zalo mang tên “Hoang Ngan” kết bạn với ông H.

Nhắn tin qua lại, ông H (ngụ thành phố Cà Mua, tỉnh Cà Mau) hứa giúp đỡ “nữ sinh” vì mới ra trường, đang tìm việc làm.

Để tạo lòng tin với ông H, Ngân lên mạng tải ảnh nữ gửi cho ông H và hẹn đến khách sạn.

Sau đó, Ngân đồng ý đến khách sạn với ông H với điều kiện phải chuyển tiền cho Ngân và ông H đã chuyển cho Ngân 13 triệu đồng.

Nhiều lần hẹn, nhưng Ngân không đến với nhiều lý do và đề nghị ông H tiếp tục nhiều lần chuyển tiền. Không gặp được, ông H đã xóa kết bạn Zalo với Ngân.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Đại gia liên tục bị lừa vì mê gái trẻ

Biết ông H là người có điều kiện, Ngân tiếp tục dùng mạng xã hội kết bạn với ông và giới thiệu mình là Phượng Hằng ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau.

Sau khi tạo được lòng tin, Ngân giới thiệu mình là nữ sinh mới ra trường, gia đình khá giả, có anh làm kiến trúc sư, cần tiền mua xe đi làm, dựng chuyện cha tử vong, anh trai tự tử để ông H chuyển tiền…

Tin lời, ông H chuyển vào số tài khoản của Nguyễn Thị Phượng Hằng 16 lần, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông H còn dùng số tài khoản của một doanh nghiệp chuyển vào tài khoản Nguyễn Thị Phượng Hằng 800 triệu đồng.

Khi đã chuyển tiền gần 3 tỷ đồng, ông H yêu cầu Ngân đưa số tài khoản khác để tránh… bị vợ ông phát hiện.

Ngân liền mượn số tài khoản của bạn là Lâm Quốc Trung, nói Trung là luật sư của anh ruột mình. Sau đó, ông H chuyển vào tài khoản của Trung hai lần, với số tiền hơn 220 triệu đồng.

Trong một lần đi đường, thấy cửa hàng bán điện thoại có dịch vụ chuyển tiền, Ngân nói với ông H mình đang làm tại công trình cầu Rạch Miễu 2, cần chuyển tiền nhưng tài khoản gặp sự cố, phải nhờ tài khoản để xử lý công việc và trả phí cho chủ tài khoản.

Ngân dùng tài khoản tên Nguyễn Thanh Liêm để ông H chuyển tiền 16 lần, tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng.

Về phần ông H, sau khi đã chuyển cho Ngân hơn 5 tỷ đồng, nhưng vẫn không được gặp mặt nên nhắn tin nhắc về số nợ.

Đến giữa tháng 6/2023, ông H tiếp tục truy hỏi về số nợ, Ngân nói không có Liêm, Hằng, Cường nào hết, mà do Trung kẹt tiền kinh doanh bất động sản nên mượn vốn và hứa hai tuần sẽ trả. Nhưng sau đó Ngân trốn và không liên lạc được.

Sau đó, ông H làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an.

Tiếp nhận tin báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau xác định được Ngân là nghi phạm và đã mời lên làm việc.

Được biết, bản thân Ngân có hai tiền án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội không tố giác tội phạm.

XEM THÊM>>Công an tỉnh Bắc Giang ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn

Vui Lòng đánh giá

Người dưới 16 tuổi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?

Ngày nay, tình trạng học sinh được phụ huynh cho phép điều khiển xe gắn máy để phục vụ cho việc học dù chưa đủ tuổi diễn ra phổ biến. Vậy theo quy định hiện hành, người dưới 16 tuổi vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng xuphat.com tìm hiểu ngay.

Xử phạt hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng có hành vi vi phạm hành chính do cố ý.

Như vậy, trường hợp được phép xử phạt người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ thực hiện khi họ có hành vi cố ý và hiểu rõ hành vi của mình làm là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Các hình thức xử lý đối với người dưới 16 tuổi

Theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) có quy định trong trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Mà thay vào đó sẽ áp dụng Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau: đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị phạt tiền
Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị phạt tiền

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi

Đối với người dưới 16 tuổi, Nhà nước chú trọng về giáo dục người chưa đủ nhận thức về năng lực hành vi dân sự. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền khi xử lý người dưới 16 tuổi thì có thể thay thế xử lý vi phạm hành chính bằng các hình thức quy định tại Điều 138 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

(1) Nhắc nhở

Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

  • Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
  • Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

(2) Quản lý tại gia đình

Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
  • Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Theo đó khoản 3 Điều 90 Luật vi phạm xử lý hành chính 2021 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép”.

Xem thêm bài viết khác của Xử phạt >> 5 TRƯỜNG HỢP VƯỢT ĐÈN ĐỎ MÀ KHÔNG LO BỊ XỬ PHẠT

Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người dưới 16 tuổi tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp người người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì sẽ không bị phạt tiền nhưng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc gửi về cho gia đình quản lý. Trường hợp vi phạm có gây thiệt hại thì người quản lý hoặc cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường.
Vui Lòng đánh giá

Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Thời gian gần đây, khá nhiều người hoang mang khi nhận được cuộc gọi từ số lạ tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) thông báo nộp phạt nguội. Vậy theo quy định, CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?
CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thông qua hình ảnh từ hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, các ngã tư trọng điểm hoặc hình ảnh được người dân quay chụp gửi về địa điểm, hòm thư điện tử của Đội CGST hoặc đăng tải trên mạng xã hội.

Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý. Sau đó Trung tâm này tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin chủ phương tiện rồi thông báo vi phạm để xử phạt.

CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử theo quy định tại điểm c Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Vậy làm cách nào để biết mình có bị phạt nguội hay không? Bạn hãy làm theo hướng dẫn nhé:

Quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông thực hiện như sau:

Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông

Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hình ảnh phương tiện vi phạm giao thông được ghi lại.

Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất

Lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… Sau đó in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.

Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 3: Xác định thông tin phương tiện, chủ xe

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, CSGT nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:
– Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;

– Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính thì chuyển kết quả thu thập được đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

Bước 4: Gửi thông báo phát hiện vi phạm

Gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì yêu cầu đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).

Bước 5: Chủ phương tiện đến giải quyết vi phạm, nộp phạt.

Cảnh giác khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Đến nay, đã có rất nhiều người dân phản ánh việc bị những số điện thoại lạ hoặc số điện thoại không xác định gọi đến tự xưng là số tổng đài CSGT.

Kịch bản thường thấy của các cuộc gọi này là yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản định sẵn hoặc cung cấp mã OTP nhằm chuyển tiền vào tài khoản của chúng để “xác minh, điều tra, xử lý phạt nguội”:

Nội dung cuộc gọi thường gặp
Nội dung cuộc gọi thường gặp

Như đã phân tích, CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản cho người dân, vì vậy mọi cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội đều là lừa đảo.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, cảnh giác với các cuộc gọi thông báo liên quan đến biên lai “phạt nguội”.

Đặc biệt là không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) cho bất kỳ ai.

Có thể bạn quan tâm:

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI