Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm nồng độ cồn còn giả mạo nhà báo VTV

Trong diễn biến mới nhất chiến dịch lập lại trật tự ATGT và xử lý vi phạm nồng độ cồn do Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an tiến hành. Sau khi vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung, Nguyễn Quang Hưng đến cơ quan chức năng trình ra 3 thẻ công tác ở VTV. Ngay sau đó, Hưng đã bị tạm giữ  khẩn cấp vì các thẻ này đều là giả. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi chi tiết vụ việc…

Vi phạm nồng độ cồn mức “kịch khung” còn giả mạo nhà báo

Ngày 29-9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Nguyễn Quang Hưng (SN 1986; trú tại Hà Nội) để điều tra hành vi phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trước đó, tối 20-9, Tổ công tác của Cục CSGT và Công an TP Thái Nguyên phối hợp kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn tại đường Bến Oánh (TP Thái Nguyên). Khoảng hơn 21 giờ cùng ngày, Tổ công tác dừng ôtô mang BKS 30E- 317.xx do tài xế Nguyễn Quang Hưng điều khiển.

Qua kiểm tra, CSGT phát hiện tài xế Hưng vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,497 mg/L khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với tài xế Hưng. Quá trình lập biên bản, tài xế này khai nhận nghề nghiệp là nhà báo.

Đến 8 giờ phút 30 ngày 28-9, Nguyễn Quang Hưng đến Phòng CSGT Công an Thái Nguyên để giải quyết vi phạm về nồng độ cồn. Tài xế Hưng xuất trình 3 thẻ gồm: 1 thẻ nhà báo phóng viên với chức vụ “phó quyền trưởng ban thời sự – ban an toàn giao thông của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)”; 1 thẻ nhà báo phóng viên VTV và 1 thẻ nhà báo với chức danh “phó trưởng ban thời sự VTV”.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định số thẻ trên của Nguyễn Quang Hưng là giả nên đã báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tiến hành xác minh tại Công an phường nơi tài xế Hưng cư trú, cơ quan chức năng sở tại cho biết Nguyễn Quang Hưng đã có 2 tiền án, 1 tiền sự.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ hình sự 3 ngày với Nguyễn Quang Hưng để tiếp tục điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn

Giả mạo giấy tờ bị xử lý xử phạt như thế nào?

Theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được qui định như sau:

+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…).

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.

+ Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, mức xử phạt được quy định như sau:

– Khung 01:

Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 – 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 03:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt  rất nặng
Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt rất nặng

Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo, người phạm tội còn có thể bị xử phạt về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức xử phạt cao nhất là 12 – 20 năm tù hoặc tù chung thân.

XEM THÊM>>Dắt xe máy sau khi uống rượu bia có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

 

Vui Lòng đánh giá

Tra cứu phạt nguội ô tô xe máy nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Không ít tài xế chưa hiểu rõ phạt nguội là gì và cách tra cứu phạt nguội ô tô xe máy như thế nào.  Đừng lo, quí vị hãy cùng xuphat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé.

1.Khi nào có thể tra cứu phạt nguội nếu vi phạm?

Tính đến hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào thể hiện chính xác khi nào có thể tra cứu thông tin phạt nguội. Vì thời gian tra cứu sớm hay muộn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện hành vi sai phạm. Trong trường hợp vi phạm được phát hiện ngay lập tức thì bạn hãy tra cứu sau 10 ngày.

2.Tìm hiểu phạt nguội là gì?

Phạt nguội là một trong các hình thức xử lý vi phạm quy định an toàn giao thông phổ biến. Điểm đặc biệt của hình thức này là chủ phương tiện không bị xử lý ngay lập tức, mà hình ảnh vi phạm (được ghi lại bởi hệ thống camera an ninh) tự động gửi về trung tâm xử lý. Tiếp đến, cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành ban hành thông báo nộp phạt vi phạm giao thông sau một khoảng thời gian nhất định.

Xe ô tô vi phạm "dính" phạt nguội tại một tuyến đường trung tâm TPHCM
Xe ô tô vi phạm “dính” phạt nguội tại một tuyến đường trung tâm TPHCM

TIN HOT>>Hướng dẫn tra cứu xử phạt, phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc

3.Cách tra cứu phạt nguội trên điện thoại bằng ứng dụng

Công dân Việt Nam có thể tra cứu mình có bị phạt nguội hay không thông qua một số ứng dụng và app tra cứu phạt nguội toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những ứng dụng có thể giúp quí vị dễ dàng tìm kiếm thông tin phạt nguội nhất chính là www.xuphat.com

CSGT tăng cường phạt nguội
CSGT tăng cường phạt nguội
  1. Một số lưu ý cần biết khi bị phạt nguội ô tô

Một số điều quan trọng công dân Việt Nam cần biết nếu vi phạm an toàn giao thông và nhận hình thức phạt nguội:

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2021 quy định cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định; trong trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

– Một số lỗi phạt nguội phổ biến là chuyển làn/chuyển hướng không có tín hiệu đèn báo trước, vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, đi vào đường có biển báo cấm, điều khiển xe chạy quá nhanh…

– Đối tượng vi phạm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Thương mại hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Mức phạt nguội dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo sai phạm.

5. Các thắc mắc liên quan đến phạt nguội ô tô

Liên quan đến vấn đề phạt nguội giao thông, có một số câu hỏi thường gặp cần được giải đáp ngay như:

5.1. Không nộp phạt nguội có sao không?

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn thì hồ sơ cá nhân, tổ chức bị phạt được thông báo cho cơ quan đăng kiểm (*) để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính và bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cứ mỗi ngày nộp phạt chậm thì đối tượng vi phạm phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền chưa nộp.

(*) Đăng kiểm là một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy cũng như an toàn của người và hàng hóa trên các phương tiện đó.

5.2. Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?

Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tước bằng lái xe của đối tượng vi phạm. Chẳng hạn, chủ phương tiện bị tước bằng lái khi sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe hoặc dừng xe/quay đầu xe/đỗ xe sai vị trí.

5.3. Cảnh sát giao thông (CSGT) có gọi điện thông báo phạt nguội không?
Mọi trường hợp phạt nguội đều nhận được văn bản thông báo hoặc giấy mời nộp phạt tại trụ sở Công an cấp xã, phường tiếp nhận thông báo từ CSGT. Vì thế, CSGT không gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho bất kỳ đối tượng vi phạm nào.

Trong trường hợp bạn nhận được điện thoại hoặc tin nhắn nộp phạt trực tuyến thì đây có khả năng cao là một hình thức lừa đảo tài sản từ nhóm đối tượng lừa đảo nguy hiểm. Điều bạn nên làm là ghi lại số điện thoại và gửi thông tin đến đầu số 156 để Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.

Trên đây là một số cách tra cứu phạt nguội. Tuy nhiên, nhanh chóng và hiệu quả và ít mất thời gian nhất, bạn chĩ cần truy cập www.xuphat.com là có ngay kết quả và những lời khuyên cần làm gì ngay, hữu ích nhất.

XEM THÊM>>Nóng: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường “phạt nguội” thay vì trực tiếp

 

Vui Lòng đánh giá

Trục lợi từ thiện bị xử phạt như thế nào?

Từ bao đời nay, từ thiện là việc làm tốt đẹp, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn vượt qua nghịch cảnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt số tiền này. Vậy hành vi bất chấp đạo lý tình người này sẽ bị xử phạt như thế nào theo qui định pháp luật? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Phát hiện kẻ trục lợi từ việc ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư

Ngày 22/9, Công an TP Hà Nội cho biết, sau vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra quyên góp tiền ủng hộ, chia sẻ nỗi đau, mất mát với gia đình các nạn nhân.

Tuy nhiên, người dân cần cẩn trọng khi gửi tiền ủng hộ trên mạng xã hội, tránh để lòng tốt bị lợi dụng. Qua rà soát, Công an Hà Nội phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng việc ủng hộ các nạn nhân trong vụ cháy trên, đăng thông tin thất thiệt lên mạng xã hội để trục lợi.

Cụ thể, ngày 12/9, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện N.Q.T (SN 1999, trú quận Long Biên) lập nhóm hóng biến cháy lớn tại chung cư mini Khương Hạ. Mục đích để chia sẻ bài viết, thông tin liên quan đến vụ việc nhằm câu like.

Đến ngày 14/9, N.Q.T đã lợi dụng việc đăng bài kêu gọi ủng hộ nạn nhân vụ hỏa hoạn để mọi người trong nhóm quyên góp tiền vào tài khoản của anh ta. Sau khi đăng bài, T chưa nhận được bất kỳ khoản tiền ủng hộ nào.

Hiện trường vụ cháy ở Khương Hạ.
Hiện trường vụ cháy ở Khương Hạ.

Hai ngày sau đó, chị N.T.H (vợ của T) thấy chồng giả mạo bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, lên mạng xã hội kêu gọi ủng hộ tiền về tài khoản cá nhân là vi phạm pháp luật, nên đã xóa bài viết.

Hiện, Phòng Cảnh sát hình sự đang củng cố hồ sơ để xem xét các biện pháp xử lý đối với hành vi của N.Q.T.

Công an Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước những tài khoản mạng xã hội kêu gọi ủng hộ. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo mọi người cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện.

Khi ủng hộ, người dân cần yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ. Chỉ lựa chọn các quỹ, chương trình quyên góp ủng hộ do Nhà nước, đoàn thể được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ các cấp…

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mọi người báo cho cơ quan công an để kịp thời xử lý nghiêm, ngăn chặn vi phạm.

Chiếm đoạt tiền từ thiện bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Trách nhiệm hành chính

Nếu người kêu gọi quyên góp từ thiện có một trong các hành vi trên thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người vi phạm có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tịch thu toàn bộ số tiền đã kêu gọi, quyên góp được.

Chiếm đoạt, trục lợi tiền từ thiện sẽ bị xử phạt nghiêm minh
Chiếm đoạt, trục lợi tiền từ thiện sẽ bị xử phạt nghiêm minh

Trách nhiệm hình sự

Bên cạnh đó, nếu hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, cần xác định “hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền từ thiện” có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện.

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội.

Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, hành vi làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó.

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

TIN HOT>>Xem tại đây!!!

Vui Lòng đánh giá

Hướng dẫn Tra cứu phạt nguội – Tra cứu vi phạm giao thông qua hình ảnh camera

Hướng dẫn tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Để tra cứu phạt nguội, check lỗi vi phạm phạt nguội giao thông đường bộ cho xe ô tô, xe máy, xe máy điện tại Việt Nam. Đơn giãn bạn chỉ cần nhập thông tin biển số xe của mình vào thanh công cụ tra cứu trên website xuphat.com và nhấn nút tra cứu

Thời gian gần đây, nhiều kẻ gian đã lợi dụng việc phạt nguội ô tô, xe máy để lừa đảo. Do đó, các bác tài phải biết cách tra cứu phạt nguội là gì? Giải pháp hữu ích để phòng “tiền mất tật mang”. Cùng xuphat.com tham khảo cách tra cứu và nộp phạt nguội trong bài viết này nhé!

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử phạt những người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua thiết bị kỹ thuật của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng camera quan sát, bằng phương tiện kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng. Các kênh mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử lý ngay lúc đó được.

Theo Nghị định 100 ban hành vào năm 2019, Cảnh sát giao thông hoàn toàn được dùng hình ảnh người dân cung cấp để xử phạt. Cụ thể:

  • Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các hình ảnh, thông tin thu được từ thiết bị ghi hình hoặc ghi âm của cá nhân, tổ chức để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm an toàn giao thông quy định tại Nghị định này.
  • Kết quả thu được từ các thiết bị (không phải là thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) được cá nhân, tổ chức cung cấp sẽ được chuyển hóa thành bằng chứng để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Phạt nguội là gì - xuphat.com
Phạt nguội là gì – xuphat.com

Ngoài ra, theo Thông tư 65, Cảnh sát giao thông còn được xử phạt dựa vào video đăng tải trên Facebook, thông tư này xác định thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được tiếp nhận từ các nguồn sau:

  • Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức hoặc cá nhân;
  • Đăng tải trên các kênh mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng.

Ở Việt Nam, việc xử phạt đã được triển khai từ năm 2004, mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức của những người tham gia giao thông.

Dù còn nhiều điều hạn chế, nhưng với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng được phủ rộng, xử phạt hứa hẹn sẽ “siết chặt” hành lang pháp lý đối với việc xử phạt phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông.

TIN HOT

Xử lý nhóm thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc ở độ cao, lạng lách và đánh võng ở tỉnh Hà Nam

Xử lý nhóm thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc ở độ cao, lạng lách và đánh võng ở tỉnh Hà Nam

Chiều ngày 13/4/2024, Công an huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã phối hợp xác minh, điều tra làm rõ nhóm 18 thanh thiếu niên tụ tập điều...
Trong quý I năm 2024: Số người tử vong do tai nạn giao thông đã giảm so với cùng kỳ

Trong quý I năm 2024: Số người tử vong do tai nạn giao thông đã giảm so với cùng kỳ

Quý I năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã quyết liệt trong việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao...
Dùng gạch đánh một phụ nữ bất tỉnh để cướp tài

Bắt kẻ đánh cô gái bất tỉnh để cướp của trong đêm

Ngày 24/2, Công an TP Hà Nội cho biết Công an quận Cầu Giấy đã bắt giữ Nguyễn Thành Trung, 20 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội...
Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai

Truy tố nữ nhân viên môi giới, lừa đảo 31 tỷ đồng ở Đồng Nai

Ngày 21/2, Viện KSND tỉnh Đồng Nai hoàn tất cáo trạng truy tố đối với Nguyễn Thị Thanh Tâm (42 tuổi, ngụ Đồng Nai) về tội lừa đảo...
Luật sư sao chụp tài liệu vụ án phải trả số tiền như thế nào

Luật sư sao chụp tài liệu vụ án phải trả số tiền như thế nào?

Bộ Tư pháp vừa công bố Tài liệu cho ý kiến về Hồ sơ dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng gửi Ủy ban Thường vụ Quốc...
Cách tính giá điện cho sinh viên và người lao động thuê nhà ở

Cách tính giá điện cho sinh viên và người lao động thuê nhà ở

Tìm hiểu cách tính giá điện hiệu quả cho sinh viên và người lao động thuê nhà ở. Chúng tôi xin cung cấp thông tin hữu ích để...

VĂN BẢN & GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

No post found

Quy trình nộp phạt nguội như sau:

Bước 1:

Phương tiện vi phạm sau khi được ghi lại bằng hình ảnh sẽ chuyển cho bộ phận trích xuất để lưu các thông tin về phương tiện vi phạm như: biển số xe, thời gian xảy ra vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm, đồng thời trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Sau đó, hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông khu vực để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, việc giao nhận hình ảnh vi phạm cùng phiếu xác nhận kết quả sẽ được ghi chép vào sổ theo dõi, có chữ ký của bộ phận xử lý hình ảnh vi phạm và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 2:

Sau khi nhận hình ảnh vi phạm an toàn giao thông và phiếu xác nhận kết quả, cảnh sát giao thông sẽ thông báo đến tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm và yêu cầu người này đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 3:

Sau khi đã xác định đúng người vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và kèm theo hình ảnh vi phạm thu được bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Nộp phạt nguội tại chỗ CSGT
Nộp phạt nguội tại chỗ CSGT

Các cách nộp phạt nguội nhanh chóng nhất

1. Nộp phạt tại chỗ CSGT

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà nhiều chủ phương tiện lựa chọn.

2. Nộp phạt nguội qua chuyển khoản cho kho bạc nhà nước:

Khoảng gần 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản được ghi rõ trong biên bản vi phạm giao thông.

Nếu quá thời hạn 10 ngày mà cá nhân/ tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/tổ chức đó phải chịu mức lãi suất trả chậm là 0,05% tổng số tiền phạt phải nộp.

nộp phạt nguội kho bạc nhà nước
Nộp phạt nguội qua chuyển khoản cho kho bạc nhà nước

3. Nộp phạt thông qua ngân hàng

Nghị định 11/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục hành chính, hướng dẫn người dân nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Nếu thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân/tổ chức cần làm theo các bước sau:

Bước 1:

Đến trụ sở giao dịch của ngân hàng hoặc đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng mà cá nhân/tổ chức đang sử dụng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc bất cứ hình thức thanh toán điện tử tương ứng nào của ngân hàng)

Bước 2:

Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp tiền phạt của bạn vào ngân sách nhà nước.

Bước 3:

Ngân hàng tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.

  • Nếu kiểm tra phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đầy đủ và kịp thời.
  • Nếu kiểm tra không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo chưa thực hiện thành công giao dịch cho người thực hiện thanh toán để thực hiện lại các bước.
Nộp phạt thông qua ngân hàng
Nộp phạt thông qua ngân hàng

4. Nộp phạt thông qua bưu điện

Thỏa thuận số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có hướng dẫn cá nhân/tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện như sau:

  • Sau khi đã đăng ký với lực lượng cảnh sát giao thông về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/tổ chức vi phạm phải đến bưu điện gần nhất để nộp tiền.
  • Cá nhân/tổ chức vi phạm sẽ nhận lại số giấy tờ bị tạm giữ bởi cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở trung tâm thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh lân cận). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển, bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm (miễn phí).
nộp phạt nguội qua bưu điện
nộp phạt nguội qua bưu điện

5. Nộp phạt nguội theo hình thức online tại cổng dịch vụ công quốc gia

Các bước thực hiện việc nộp phạt vi phạm giao thông qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

Bước 1:

Truy cập vào link website sau:
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html, chọn vào mục “Thanh toán trực tuyến”.

Bước 2:

Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Tra cứu phạt nguội- cổng thông tin
Tra cứu phạt nguội- cổng thông tin

Bước 3:

Chọn vào mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.

Bước 4:

Có 2 cách để tra cứu:

  • Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của cá nhân/tổ chức vi phạm)
  • Cách 2: Chọn “Tra cứu theo biên bản vi phạm” và nhập các thông tin cá nhân tương ứng.

Bước 5:

Sau khi đã nhập các thông tin đầy đủ theo yêu cầu, người vi phạm chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo đúng hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.

Nếu không nộp phạt có bị sao không?

Nếu người vi phạm không nộp phạt nguội đúng hạn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày chậm nộp thì phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp (quy định trong khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Trường hợp xe ô tô vi phạm giao thông không nộp phạt đúng thời hạn quy định còn có thể bị từ chối đăng kiểm. Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019, nếu quá hạn nộp phạt mà người vi phạm chưa hoàn thành khoản tiền phạt, CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào danh sách cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trong chương trình Quản lý kiểm định.

Đây là một trong những lý do để đơn vị đăng kiểm không thể kiểm định xe tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT. Như vậy, nếu chủ xe ô tô không nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị cảnh cáo trên Chương trình Quản lý kiểm định và không được kiểm định. Trường hợp quá hạn đăng kiểm sẽ bị phạt nặng lên đến 16 triệu đồng.

Chính vì những lý do trên, người vi phạm nên tiến hành nộp phạt đúng hạn để không bị đưa vào danh sách cảnh báo và không phải chịu phí trả chậm tiền phạt.

Hình ảnh kiểm tra phạt nguội theo dõi lỗi giao thông qua camera
Hình ảnh kiểm tra phạt nguội theo dõi lỗi giao thông qua camera

Những tỉnh có gắn camera phạt nguội

Thành phố Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Giang, Hà Nam,Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Hậu Giang, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Long An, Lào Cai, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Đồng thời, các tỉnh thành đang tăng cường các tuyến đường, gắn camera kiểm tra vi phạm giao thông.

Lưu ý điều gì khi check lỗi phạt nguội

Chỉ cần làm theo những chỉ dẫn bên trên, các bạn có thể dễ dàng kiểm tra phạt nguội. Tuy nhiên, trong quá trình tra cứu cần phải chú ý những điểm sau:

  • Khi nhập biển số xe của mình, bạn lưu ý nhập đúng theo hướng dẫn. Chẳng hạn, biển số phải viết liền nhau, có dấu gạch nối giữa phần chữ và phần số;
  • Phải nhập đầy đủ cả biển số xe, số tem và giấy chứng nhận kiểm định;
  • Trong trường hợp bạn không phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm (cho mượn xe, cho thuê xe,…) nhưng lại không giải trình hay đưa ra bằng chứng chứng minh được thì bạn cũng sẽ bị xử phạt theo đúng lỗi vi phạm.

Trên đây xuphat.com đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về việc kiểm tra và tra cứu phạt nguội, cũng như việc hướng dẫn bạn cách nộp phạt nguội đúng thời hạn quy định. Bạn cần lưu ý kiểm tra xem phương tiện của mình có bị phạt nguội hay không để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đồng thời khi lưu thông trên đường bạn nên cố gắng chấp hành nghiêm túc Luật giao thông nhé!

Vui Lòng đánh giá

Xử lý nhóm thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc ở độ cao, lạng lách và đánh võng ở tỉnh Hà Nam

Chiều ngày 13/4/2024, Công an huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã phối hợp xác minh, điều tra làm rõ nhóm 18 thanh thiếu niên tụ tập điều khiển xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, có biểu hiện gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.

Trước đó vào lúc khoảng 20 giờ 30, ngày 12/4/2024, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc có nhiều thanh thiếu niên tụ tập, mang theo hung khí, không đội mũ bảo hiểm, đi xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng trên một số tuyến đường thuộc địa bàn huyện Bình Lục, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Công an huyện Bình Lục phối hợp với Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Phòng Cảnh sát giao thông điều tra, xử lý.

Nhóm thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc độ cao, lạng lách, đánh võng.
Nhóm thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc độ cao, lạng lách, đánh võng.

Sau 02 giờ, lực lượng Công an đã tiến hành xác minh, điều tra làm rõ, triệu tập làm việc 18 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi ở trên địa bàn huyện Bình Lục; thu giữ 10 xe mô tô, 04 dao, kiếm, tuýp sắt. Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm tin khác >> Phú Quốc lắp 6 camera xử phạt người bỏ rác không đúng chỗ

Qua vụ việc trên, cơ quan Công an khuyến cáo các gia đình cần quản lý chặt chẽ con em mình; đồng thời phối hợp với nhà trường trang bị những kỹ năng sống cần thiết để các em không có các hành vi vi phạm pháp luật.

 

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

5/5 - (1 bình chọn)
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI