Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Ai sẽ bị phạt khi người mượn xe vi phạm nồng độ cồn?

Trong việc cho phép người khác sử dụng xe của mình, chủ xe cần phải biết một số trường hợp có thể dẫn đến việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Việc cho mượn xe sẽ được áp đặt các khoản phạt như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc cho mượn xe sẽ được áp đặt các khoản phạt cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự:

Khi giao xe hoặc cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.

Trường hợp 2: Cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

Khi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.

Điều kiện về tuổi tác và sức khỏe được quy định cụ thể như sau:

Điều kiện về độ tuổi:

Người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung  btích xi-lanh dưới 50 cm3.

Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có cấu trúc tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

Người đủ 21 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).

Người đủ 24 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).

Người đủ 27 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Điều kiện về sức khỏe:

Sức khỏe của người lái xe được quy định theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Ai sẽ bị phạt khi người mượn xe vi phạm nồng độ cồn?
Ai sẽ bị phạt khi người mượn xe vi phạm nồng độ cồn?

Quy định xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn?

Theo Nghị định 123 năm 2021 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng thì mức xử phạt đối với việc vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy khi tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:

Mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 6-8 triệu đồng và tước GPLX từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 16-18 triệu đồng và tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 30-40 triệu đồng và tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 4-5 triệu đồng và tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 6-8 triệu đồng và tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.

Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn thì chủ xe có bị phạt không?

Khoản 10 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi “giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ”.

Hiện nay pháp luật quy định sẽ phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn. Chủ phương tiện chỉ bị phạt trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông mà vẫn giao xe.

Như vậy trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà vẫn cố tình cho mượn thì sẽ bị xử phạt. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau.

Mức phạt khi chủ xe cho người không đủ điều kiện mượn xe

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với việc chủ xe cho người không đủ điều kiện mượn xe được quy định chi tiết như sau:

Chủ xe ô tô, xe gắn máy cho người khác mượn xe không đủ các điều kiện theo quy định:

Đối với cá nhân, mức phạt có thể là từ 800.000 đến 02 triệu đồng.

Đối với tổ chức, mức phạt có thể là từ 1,6 triệu đến 04 triệu đồng.

Đối với chủ xe là xe ô tô, xe máy chuyên dùng cho người khác mượn xe mà người mượn không đủ điều kiện lái xe:

Đối với cá nhân, mức phạt có thể là từ 04 triệu đến 06 triệu đồng.

Đối với tổ chức, mức phạt có thể là từ 08 triệu đến 12 triệu đồng.

Những quy định này nhằm tạo ra một cơ chế rõ ràng và công bằng để đảm bảo rằng người cho mượn xe sẽ tuân thủ đúng quy định về điều kiện lái xe và tránh việc tiềm ẩn rủi ro và tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm:

 

Vui Lòng đánh giá

Vi phạm nồng độ cồn cán bộ, công chức bị kỷ luật như thế nào?

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định về pháp luật nói chung, vi phạm nồng độ cồn và Luật Giao thông đường bộ nói riêng, sẽ bị xem xét kỷ luật theo Nghị định 112/2020 và Nghị định 71/2023. Mức xử phạt như thế nào?

Xem xét xử lý kỷ luật hành chính

Từ ngày 30/8-15/10, 6 tổ công tác đặc biệt của Bộ Công an do Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) chủ trì triển khai ở 58 địa phương để xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy.

Với quy trình xác minh chặt chẽ, trong 45 ngày qua, các tổ công tác đã phát hiện, xác minh và ghi nhận 232 trường hợp người vi phạm nồng độ cồn là đảng viên, cán bộ, công chức.

Đại diện Cục CSGT cho biết, tất cả trường hợp cán bộ, đảng viên mà vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị nơi họ công tác. Từ đây, các cơ quan quản lý có cơ sở để đưa ra hình thức kỷ luật.

Hơn 230 đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn bị CSGT phát hiện trong 45 ngày.
Hơn 230 đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn bị CSGT phát hiện trong 45 ngày.

Ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức thuộc Bộ Nội vụ cho biết, đối với cán bộ, công chức và viên chức mà có vi phạm các quy định về pháp luật nói chung, vi phạm Luật Giao thông đường bộ nói riêng, sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo hai văn bản đang có giá trị hiệu lực.

Cụ thể là Nghị định 112/2020 ngày 18/9/2020 và Nghị định 71/2023 ngày 20/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020.

Trong hai văn bản trên không nêu quy định cụ thể trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào.Tuy nhiên, theo ông Ninh, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tức là đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Các cán bộ, viên chức này cũng vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Vi phạm đạo đức, lối sống… thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

Nếu cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà có vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Còn người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xem xét khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc.

XEM THÊM>>“Nóng”: Phát hiện thêm nhiều cán bộ, lãnh đạo vi phạm nồng độ cồn

Áp dụng thêm quy định của ngành

Đối với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân mà vi phạm nồng độ cồn, như trường hợp ông P.T.A (SN 1976, trưởng công an phường ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vi phạm vượt mức 0,4mg/lít khí thở, việc kỷ luật còn được chiếu theo quy định của ngành.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng bị Công an Thái Nguyên khởi tố sau khi vi phạm nồng độ cồn, dùng thẻ nhà báo giả.
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng bị Công an Thái Nguyên khởi tố sau khi vi phạm nồng độ cồn, dùng thẻ nhà báo giả.

Theo  Điều 44 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Cán bộ công an bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi vi phạm lái xe trong tình trạng có sử dụng rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm còn bị xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng, xử lý kỷ luật theo quy định ngành công an.

Các hình thức kỷ luật gồm: Phê bình; Hạ bậc danh hiệu thi đua năm; Không xét tặng danh hiệu thi đua năm; Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương; Cách chức, giáng chức; Tước danh hiệu công an nhân dân.

Nhiều trường hợp cán bộ, công chức bị xem xét xử lý kỷ luật do vi phạm nồng độ cồn

– Tối 14/9, tổ công tác đặc biệt của Bộ Công an phối hợp với Công an TP Phan Thiết (Bình Thuận) kiểm tra xe ô tô do ông C.S.D điều khiển. Khi kiểm tra, CSGT xác định tài xế này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,124 mg/lít khí thở. Kết quả xác minh ông D là Bí thư Huyện ủy tại tỉnh Bình Thuận.

– Khuya 18/9, ông Lê Hải Q lái ô tô Mazda CX5 sau khi đã sử dụng rượu, bia, lưu thông trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Khi tổ công tác CSGT Công an Hà Nội đề nghị kiểm tra nồng độ cồn, tài xế này không chấp hành, không xuất trình giấy tờ liên quan. Ngày 22/9, Phòng CSGT Hà Nội làm rõ tài xế Q là Chủ tịch UBND phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.

– Chiều 20/9, tổ công tác Cục CSGT phát hiện Thượng tá N.M.H (Phó trưởng Công an TP Thái Nguyên) điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở).

TIN HOT>>Không cho chồng đi tụ tập bạn bè, vợ có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng

Vui Lòng đánh giá

Công an tỉnh Bắc Giang ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn

Từ tối ngày 24/10, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bắc Giang đã đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về “Nồng độ cồn” trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh Bắc Giang. Hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết sau đây.

Công an tỉnh Bắc Giang ra quân tổng kiểm tra

công an tỉnh Bắc Giang
Lực lượng công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra nồng độ cồn với các tài xế.

Theo kế hoạch đề ra, tổng số cán bộ, chiến sĩ được huy động vào tối ngày 24/10 là 233, trong đó gồm 161 cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông phối hợp với gần 60 đồng chí lực lượng khác và 13 đồng chí Công an cấp xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát giao thông đã huy động 100% quân số trực tiếp tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm tại địa bàn thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang và chủ trì, phối hợp Công an huyện Việt Yên, Hiệp Hòa thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra.

Kết quả lực lượng Công an giao thông đã kiểm tra, xử lý 184 trường hợp (18 ô tô, 166 mô tô) vi phạm trật tự an toàn giao thông, gồm 151 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (18 ô tô, 133 mô tô) và 33 trường hợp vi phạm khác.

XEM THÊM>>Bình Dương: phát hiện hơn 900 trường hợp vi phạm nồng độ cồn chỉ trong 4 ngày

Làm rõ người vi phạm có phải là cán bộ, đảng viên, công chức hay không

Ngoài việc lập biên bản vi phạm hành chính tại địa điểm vi phạm, lực lượng Công an đã xác minh, làm rõ người vi phạm có phải là cán bộ, đảng viên, công chức hay không, nếu phát hiện thì thông báo về cơ quan, đơn vị, nơi cư trú để xử lý nghiêm theo quy định.

Trong thời gian tới, Công an tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục huy động tối đa lực lượng để tổng kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện trên đường vi phạm các quy định về nồng độ cồn” trên tất cả các tuyến, địa bàn. Qua đó nâng cao ý thức “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” cho mọi người dân tại Bắc Giang.

TIN HOT>>Xử phạt xe container đi ngược chiều vào cao tốc Hà Nội – Bắc Giang

Vui Lòng đánh giá

Ăn mừng 20/10, nữ tài xế bị xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn

Tối 19/10, một nữ tài xế bị CSGT phát hiện nồng độ cồn và xử phạt 7 triệu, cho biết mình vừa cùng bạn bè liên hoan ăn mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Tối 19/10, tổ công tác của Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai cắm chốt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn tại nút giao phố Miếu Đầm – Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Khoảng hơn 21h, tổ công tác dừng chiếc xe ô tô BKS 20A-492.XX do một nữ tài xế điều khiển để thực hiện kiểm tra nồng độ cồn. Máy đo định tính cho kết quả phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, nữ tài xế liên tục khẳng định mình không sử dụng rượu, bia mà chỉ uống trà sữa.

Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn vì mải mê "nâng cốc" mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn vì mải mê “nâng cốc” mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Tổ công tác sau đó tiếp tục kiểm tra lại với người này bằng máy đo định lượng và cho ra kết quả vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,045 mg/L khí thở.

Đến lúc này, nữ tài xế mới thừa nhận trước đó đi liên hoan chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 cùng bạn bè và có uống bia. Đáng chú ý trên xe của nữ tài xế này còn có một trẻ em khoảng bốn tuổi ngồi cùng.

Biện minh cho mình, nữ tài xế nói bản thân không nắm được loại bia đã uống có chứa cồn nên vẫn điều khiển ô tô.

Sau đó, tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 đã lập biên bản xử phạt nữ tài xế với số tiền 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Xem thêm bài viết khác  >> TẠI ĐÂY

Tương tự nữ tài xế trên, nhiều nam tài xế khác cũng bị phát hiện và xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn mà nguyên do được đưa ra đều xuất phát từ việc đi liên hoan cùng bạn bè, công ty để chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam.

Như trường hợp của tài xế T.V.T (SN 1994, trú tại Yên Khánh, Ninh Bình) điều khiển xe máy BKS 35B1-830.XX bị cảnh sát kiểm tra phát hiện xử phạt vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,275 mg/L khí thở.

Tài xế T cho biết, trước đó có mải vui uống vài cốc bia để chúc mừng chị, em trong công ty. Sau lần này sẽ rút kinh nghiệm nếu có uống thì đi xe ôm hoặc xe buýt về nhà cho an toàn.

Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt tài xế T số tiền 4,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Trường hợp vi phạm khác là tài xế N.Đ.T (SN 1987, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) điều khiển xe máy BKS 30Z5-58XX có biểu hiện né tránh kiểm tra khi gặp CSGT. Người này sau đó thừa nhận đã uống bia và kết quả đo được vi phạm ở mức 0,350 mg/L khí thở.

Với mức vi phạm trên, hai tài xế T.V.T và N.Đ.T sẽ bị xử phạt số tiền 4,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Nguồn: Báo Giao thông

Vui Lòng đánh giá

Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật bị xử phạt ra sao?

Trong các quy định pháp luật hiện nay, khái niệm trẻ vị thành niên được đề cập rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng khái niệm trẻ vị thành niên. Vậy hãy cùng xuphat.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

1. Trẻ vị thành niên là gì?

trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên

Về mặt xã hội, trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và trách nhiệm. Tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.

Khi đến độ tuổi vị thành niên, trẻ vị thành niên sẽ có thay đổi lớn về mặt tâm lý.

  • Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.
  • Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.
  • Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt được đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mộng mơ, khi đổ vỡ niềm tin thì dễ chán nản), học cách bộc lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.
  • Tính thích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân, tạo niềm tự tin và cách ứng xử.
  • Về trí tuệ: Trẻ vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng. Tuổi vị thành niên ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên chưa hình thành nhân cách.

Về mặt pháp luật, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm “trẻ vị thành niên”. Nhưng chúng ta có thể hiểu trẻ vị thành niên là người chưa thành niên. Theo khoản 1 điều 21 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. Việc xác định ai là trẻ vị thành niên rất quan trọng vì nó sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.

2. Trẻ vị thành niên được chia thành mấy nhóm?

trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên

Hiện nay, trẻ vị thành niên được chia thành 03 nhóm:

  1. Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  2. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

3. Hình phạt áp dụng cho trẻ vị thành niên

trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên
  1. Cảnh cáo:
    • Tính chất: là loại giáo dục sâu sắc, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần.
    • Điều kiện áp dụng: Phạm tội thuộc loại ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
  2. Phạt tiền:
    • Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
    • Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài chính của người chưa thành niên, sự biến động của giá cả.
    • Mức phạt: Không quá 1/2 mức phạt Bộ luật hình sự quy định.
  3. Cải tạo không giam giữ:
    • Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiệm trọng, nghiêm trọng; hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.
    • Không bị khấu trừ thu nhập (nếu có).
    • Thời hạn: Không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.
  4. Tù có thời hạn:
    • Điều kiện áp dụng: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không đủ điều kiện áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn.
    • Hình phạt áp dụng với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 18 năm tù.
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì không quá 3/4 mức phạt.
    • Hình phạt áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 12 năm tù.
      • Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì không quá 1/2 số năm phạt tù.
  5. Xóa án tích:
    • Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
      • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
      • Người bị áp dụng biện pháp tư pháp.
    • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

4. Câu hỏi thường gặp

  1. Trẻ em có phải trẻ vị thành niên không?
    Theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo quy định này thì trẻ em và trẻ vị thành niên là hai khái niệm khác nhau. Về mặt pháp luật, trẻ em là người dưới 16 tuổi còn trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi. Đây là hai khái niệm cần phải phân biệt.
  2. Trẻ vị thành niên có chịu trách nhiệm hình sự không?
    Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    • Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng là không quá 18 năm tù; nếu là phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
    • Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng là không quá 12 năm tù; nếu là phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

ĐÁNG QUAN TÂM>>Người dưới 16 tuổi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI