Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

1 tháng CSGT Lạng Sơn xử phạt hơn 1.400 trường hợp vi phạm nồng độ cồn 

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ đối với vi phạm về nồng độ cồn, không chấp nhận việc người vi phạm nhờ can thiệp để xin, giảm nhẹ mức xử phạt dù là bất kỳ ai. Với phương châm này, lực lượng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục phối hợp Công an các đơn vị, địa bàn triển khai quyết liệt việc kiểm tra, xử lý người có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

CSGT Lạng Sơn xử phạt “không vùng cấm”

Theo báo cáo, tính từ ngày 15/9 đến nay, toàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra nồng độ cồn đối với gần 30.000 lượt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trong đó đã phát hiện, xử lý 1.408 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, tổng số tiền phạt lên đến trên 6 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 1.068 trường hợp.

Tổ công tác CSGT Lạng Sơn kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế ô tô.
Tổ công tác CSGT Lạng Sơn kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế ô tô.

Khi phát hiện các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, ngoài xử phạt vi phạm hành chính, lực lượng CSGT đã phối hợp với Công an các huyện, thành phố tiến hành xác minh, gửi thông báo về nơi cư trú đối với 1.038 trường hợp; đã nhận được phản hồi 497 trường hợp, trong đó có 88 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên vi phạm. Công an Lạng Sơn đã gửi thông báo để các cơ quan, đơn vị có trường hợp vi phạm về nồng độ cồn nắm và có hình thức xử lý theo quy định.

Theo Thượng tá Đặng Thái Thành, qua công tác kiểm tra, xử lý kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, người dân trên địa bàn đã có sự thay đổi nhận thức rõ rệt và từng bước hình thành thói quen “đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

Tổ công tác  CSGT Lạng Sơn lập biên bản, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn
Tổ công tác  CSGT Lạng Sơn lập biên bản, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn

Trong thời gian tới, Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp tăng cường tổ chức các ca kiểm tra chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn và các hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. “Xử lý nghiêm minh với quan điểm không có vùng cấm, không có ngoại lệ kết hợp tuyên truyền” chính là mục tiêu quan trọng được lực lượng CSGT Lạng Sơn đề ra và quán triệt thực hiện nghiêm, nhằm làm thay đổi nhận thức, hình thành thói quen và xây dựng văn hóa giao thông “đã uống rượu bia thì không lái xe” trong mỗi người dân.

ĐIỀU BẠN QUAN TÂM>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Vị trí các điểm lắp camera phạt nguội Lạng Sơn

Việc triển khai lắp đặt hệ thống camera thông minh giám sát giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm vừa qua đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của các tài xế lái xe.

Hệ thống camera thông minh giám sát vi phạm trật tự an toàn giao thông được lắp đặt tại 16 vị trí trọng điểm trên 3 tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 4A của tỉnh Lạng Sơn với 29 bộ camera chuyên dùng, tạo thành chuỗi hệ thống trong việc phát hiện các phương tiện vi phạm Luật ATGT, đồng thời phục vụ cho công tác đấu tranh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự cho tỉnh Lạng Sơn.

Sau đây là tổng hợp vị trí các điểm lắp camera phạt nguội Lạng Sơn:

  • Quốc lộ 1A đoạn qua Lạng Sơn
  • Quốc lộ 1B (điểm đầu tại thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn)
  • Quốc lộ 4A đoạn qua Lạng Sơn
  • Nút giao đường Ngô Quyền – Nguyễn Lương Bằng
  • Nút giao ngã tư đường Hải Tân
  • Đối diện Viện Y học Cổ truyền
  • Đại lộ Võ Nguyên Giáp
  • Cầu Lộ Cương, hướng di chuyển vào thành phố

TIN NÓNG>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

 

Vui Lòng đánh giá

Tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn tông nhiều phụ huynh thương vong ở Bình Dương đối diện mức xử phạt nào?

Sáng 16/10, Ban ATGT tỉnh Bình Dương đã có thông tin ban đầu về nguyên nhân vụ tai nạn ô tô tông nhiều phụ huynh đang chờ đón con đi học thêm ở Bình Dương khiến nhiều người thương vong. Khi xảy ra vụ việc tài xế này vi phạm nồng độ cồn

Tài xế vi phạm nồng độ cồn, vi phạm Luật giao thông

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Bình Dương, qua kiểm tra và khám nghiệm hiện trường, bước đầu xác định tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn, lái xe không chú ý quan sát, đi không đúng phần đường làn đường theo quy định.

Chiếc ô tô tông hàng loạt xe máy phụ huynh đang chờ đón con khiến một người tử vong, nhiều người bị thương.
Chiếc ô tô tông hàng loạt xe máy phụ huynh đang chờ đón con khiến một người tử vong, nhiều người bị thương.

Khoảng 17h ngày 15/10, chiếc ô tô biển số 61K-077.41 do tài xế Huỳnh Thanh Bàng (49 tuổi, ngụ Bình Dương) điều khiển chạy trên đường Huỳnh Văn Luỹ hướng từ đường Lý Thái Tổ đi đường Võ Văn Kiệt (thuộc địa bàn phường Hoà Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Khi đến trước căn nhà trên đường Huỳnh Văn Luỹ, khu phố 3, phường Hoà Phú, ô tô lao lên vỉa hè, tông vào nhóm phụ huynh đang ngồi trên xe máy đợi đón con học thêm chuẩn bị ra về.

Cú tông loạn xạ làm nhiều xe máy và phụ huynh nằm la liệt. Trong đó có ông Trần Văn L (60 tuổi, ngụ địa phương) bị húc văng về trước hơn 10m khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Ngoài ra, 4 phụ huynh khác bị thương ở hiện trường sau đó được các xe cấp cứu đến đưa vào bệnh viện. Tại hiện trường, 5 xe máy nằm la liệt trên vỉa hè kéo dài một đoạn gần 20m. Còn chiếc ô tô một nửa trên vỉa hè nửa dưới lòng đường.

TIN LIÊN QUAN>>1 tháng, Cục CSGT xử phạt 5.053 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Say rượu lái xe tông chết người bị xử phạt ra sao?

Say rượu lái xe tông chết người được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi thì sẽ bị xử phạt với các mức hình phạt tương ứng nêu trên.

Trường hợp say rượu lái xe tông chết 03 người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

TIN NÓNG >>Xử phạt nam thanh niên bốc đầu xe trước khu tòa nhà Quốc hội

XEM THÊM>>Manh động húc xe vào CSGT đo nồng độ cồn ở Bình Dương rồi bỏ chạy

Vui Lòng đánh giá

1 tháng, Cục CSGT xử phạt 5.053 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Liên quan đến chiến dịch xử phạt vi phạm giao thông đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa cho biết, trong thời gian từ ngày 30/8 đến ngày 5/10/2023, 6 tổ công tác của Cục Cảnh sát giao thông phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an đã kiểm tra tại 45 tỉnh, thành phố tiến hành kiểm soát hơn 150.000 phương tiện, phát hiện và bàn giao cho công an địa phương xử lý hơn 5.200 trường hợp vi phạm, trong đó có gần 200 đảng viên, cán bộ, công chức…

1 tháng có 5.053 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn

Trong số trên, xác định có 5.053 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 44 trường hợp không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, 24 trường hợp người điều khiển phương tiện trong cơ thể có chất ma túy, 10 trường vi phạm về tải trọng và kích thước hàng hóa, 157 trường hợp vi phạm khác.

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết: đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn qua xác minh nhanh, ghi nhận 192 người vi phạm là đảng viên, cán bộ, công chức.

Những trường hợp vi phạm này bên cạnh việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cảnh sát giao thông sẽ gửi thông tin vi phạm về các cơ quan, đơn vị để xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật về công chức, viên chức và điều lệ của cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang.

Trong quá trình kiểm tra, xử lý nồng độ cồn, các tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản, bàn giao cho công an địa phương khởi tố 3 vụ đối với 4 đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng chất ma túy trái phép; 3 vụ chống người thi hành công vụ (Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng); 2 vụ và 2 đối tượng về hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Cao Bằng và Thái Nguyên giả danh nhà báo).

9 tháng, Cục CSGT xử phạt hơn nửa triệu trường hợp vi phạm nồng độ cồn
9 tháng, Cục CSGT xử phạt hơn nửa triệu trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TIN LIÊN QUAN>>Người đàn ông đòi đốt xe khi bị Cục CSGT kiểm tra vi phạm nồng độ cồn

9 tháng 547.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, trong 9 tháng đầu năm 2023, lực lượng cảnh sát giao thông cả nước đã phát hiện xử lý hơn 547.000 trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn, hơn 1.700 người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có chất ma túy trong cơ thể.

Hiện công an một số tỉnh, thành phố đã thành lập các tổ kiểm tra vi phạm trật tự an toàn giao thông, tập trung vào kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, gồm nhiều lực lượng như cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy và công an cấp huyện, bố trí kiểm tra chéo, xử lý vi phạm với tinh thần “không có ngoại lệ”, “không có vùng cấm”.

NÓNG TRONG NGÀY>>1 tháng gần 200 công chức, cán bộ vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt

Vụ việc điển hình vừa vi phạm nồng độ cồn vừa dùng giấy tờ giả

Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa ban hành quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Hưng (SN 1975, trú tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trước đó, lúc 21h40 ngày 20/9, tại đường Bến Oánh, tổ công tác của Cục CSGT và Công an TP Thái Nguyên phối hợp kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn đã dừng ô tô BKS 30E-317.xx do Nguyễn Quang Hưng điều khiển.

Qua kiểm tra, phát hiện lái xe Nguyễn Quang Hưng có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,497mg/lít khí thở, tổ tuần tra đã lập biên bản vi phạm hành chính.

Đến ngày 28/9, Nguyễn Quang Hưng đến Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Thái Nguyên để giải quyết vi phạm về nồng độ cồn theo lịch hẹn.

Tại đây, Hưng đã xuất trình 3 thẻ, gồm: 1 “Thẻ nhà báo phóng viên”, với chức vụ Quyền Trưởng ban Thời sự – Ban An toàn giao thông của Đài Truyền hình Việt Nam; 1 “Thẻ nhà báo phóng viên” với chức Phó quyền Trưởng ban Thời sự – Ban An toàn giao thông của Đài Truyền hình Việt Nam; 1 “Thẻ nhà báo” với chức vụ Phó trưởng Ban Thời sự.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng và các thẻ nhà báo giả đã xuất trình với cơ quan chức năng.
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng và các thẻ nhà báo giả đã xuất trình với cơ quan chức năng.

Ngay sau đó, vụ việc đã được báo cáo đến lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên, đơn vị này cũng đã phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên xác minh tại Đài Truyền hình Việt Nam, Cục Phát thanh Truyền hình Bộ Thông tin và truyền thông xác định, những thẻ trên của Nguyễn Quang Hưng đều không phải do các cơ quan liên quan cấp ra. Hưng không phải là cán bộ, nhân viên hay cộng tác viên của Đài Truyền hình Việt Nam.

Xác minh tại nơi cư trú của Hưng, cơ quan chức năng sở tại cho biết, Hưng có 2 tiền án và 1 tiền sự.

Ngay lập tức Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên đã tạm giữ hình sự đối với Hưng để điều tra theo quy định.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Quang Hưng thừa nhận không phải là nhà báo của Đài Truyền hình Việt Nam và thẻ nhà báo, phóng viên Hưng xuất trình với cán bộ CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên là giả.

XEM THÊM>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

LIÊN QUAN>>Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe đạp và xe cơ giới mới nhất năm 2023

Vui Lòng đánh giá

Nghiên cứu nộp phạt vi phạm giao thông trên VNeID

Tại phiên họp Chính phủ thường vừa qua, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tích hợp, đồng bộ dữ liệu giấy phép lái xe để phục vụ nộp phạt vi phạm giao thông trên VNeID.

Cài đặt và tra cứu thông tin trên VNeID
Cài đặt và tra cứu thông tin trên VNeID

VNeID là gì?

Hiện tại, việc số hóa dữ liệu quốc gia về dân cư và quản lý bằng công nghệ là một trong số các mục tiêu lớn khi chuyển đổi số toàn diện. Vì thế, app định danh điện tử (VNeID) đã được Bộ Công an chính thức giới thiệu và đưa vào sử dụng từ ngày 18/7/2022 dành cho những thiết bị di động thông minh.

VNeID là một ứng dụng trên các thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công An Việt Nam trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư cũng như xác thực điện tử. Đây là phần mềm được dùng trên kỹ thuật số đầu tiên được phát hành cho những cư dân đang sinh sống hoặc người nước ngoài đang đi du lịch, cư trú ở Việt Nam. Độ bảo mật khi dùng ứng dụng này là rất cao.

Những chức năng nổi bật mới nhất trên ứng dụng VNeID

Tích hợp giấy tờ cá nhân dạng điện tử thay cho bảng giấy

Tính năng quan trọng nhất của VNeID là tích hợp tất cả các giấy tờ cá nhân của người dân trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này giúp giảm thiểu số lượng giấy tờ cần mang theo khi thực hiện các giao dịch hành chính. Ví dụ, khi thanh toán các hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội và y tế, chuyển tiền, người dùng chỉ cần sử dụng ứng dụng này để xác thực.

Khai báo di chuyển trong nước và di biến động dân cư

Với ứng dụng VNEID, người dân trên toàn quốc có thể dễ dàng khai báo di chuyển nội địa khi di chuyển trên đường và cập nhật thông tin di chuyển của mình để quét mã QR nhanh chóng tại các chốt kiểm soát dịch. Điều này giúp chúng ta chống dịch hiệu quả hơn trong quá khứ, giảm thời gian chờ đợi khai báo và giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Khai báo y tế toàn dân

Với ứng dụng VNeID, tất cả cư dân tại Việt Nam có thể dễ dàng khai báo thông tin y tế bất cứ nơi đâu, miễn là có kết nối internet. Điều này giúp cho việc truy vết các bệnh nhân F0, F1, F2 trở nên dễ dàng hơn và hạn chế sự bùng phát của dịch COVID-19, trong bối cảnh các biến thể của virus vẫn đang tiếp tục phát triển.

Đăng ký thường trú, tạm trú và tạm vắng

Từ ngày 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy và Sổ tạm trú giấy sẽ không còn có giá trị pháp lý. Thay vào đó, cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng cách sử dụng phương thức điện tử. Khi đăng ký tạm trú, thường trú hay tạm vắng, bạn có thể sử dụng ứng dụng VNeID để thực hiện mọi thủ tục một cách nhanh chóng và dễ dàng tại nhà.

Nộp phạt vi phạm giao thông trên VNeID

Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu nộp phạt vi phạm giao thông thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông trên VNeID.

Tháng 3/2021, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã thử nghiệm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm giao thông cung cấp mã số định danh cá nhân (12 số) trên thẻ căn cước có QR code để cảnh sát tra cứu dữ liệu ở Cổng dịch vụ công Quốc gia, phục vụ nộp phạt qua mạng.

Trước đó, người dân cả nước đã có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và nhận giấy tờ tại nhà từ tháng 7/2020.

Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng hoặc trung tâm thanh toán và nhận biên lai.

Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Tích hợp thêm nhiều giấy tờ vào VNeID

Hiện nay, VNeID đã tích hợp căn cước công dân, xác nhận cư trú, bằng lái xe các loại, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, người phụ thuộc…

Thủ tướng đã yêu cầu tích hợp thêm hàng loạt tiện ích lên ứng dụng VNeID gồm trình độ học vấn, quan hệ họ hàng, giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, điện nước, viễn thông, công chức, viên chức, đảng viên…

Các đô thị loại 3 (thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị) sớm nghiên cứu thí điểm tích hợp ứng dụng quản lý xã hội trên VNeID như tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng.

Các tiện ích cho người dân như cấp lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, giấy khai sinh, kết hôn, ly hôn, dịch vụ ngân hàng, tiện ích cho nhóm yếu thế (người già, trẻ em, người có công) cũng sẽ được tích hợp vào ứng dụng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Phát sóng phim vi phạm bản quyền bị xử phạt 14 tỷ đồng

Liên quan đến việc VNG khai thác 3 bộ phim độc quyền của Công ty Cổ phần truyền thông TK-L trên nền tảng tv.zing.vn, TK-L đã kiện VNG đòi bồi thường hơn 14 tỉ đồng. Sau đây là chi tiết vụ việc liên quan sở hữu trí tuệ thu hút sự quan tâm lớn của dư luận…

Buộc VNG phải bồi thường hơn 14 tỉ đồng

Ngày 13-10, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam giữa Công ty Cổ phần truyền thông TK-L và bị đơn Công ty cổ phần VNG (VNG).

Phiên xét xử phúc thẩm xem xét kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của phía bị đơn là Công ty VNG.

Theo bản án sơ thẩm, TK-L ký hợp đồng với đối tác nước ngoài được quyền khai thác độc quyền ba bộ phim: Minh Lan truyện, Bạch Phát Vương Phi, Phượng Dịch trên mọi nền tảng truyền hình (truyền hình miễn phí, trả tiền, trực tuyến, Facebook, Youtube…) trong lãnh thổ Việt Nam.

Sau đó, TK-L đã phát hiện VNG đã khai thác ba bộ phim trên bằng hình thức đăng tải trực tiếp lên trang điện tử tv.zing.vn (thuộc quyền quản lý và sở hữu của VNG). Việc VNG khai thác ba bộ phim này khi TK-L không được cho phép đã gây thiệt hại cho TK – L.

Công ty TK-L đã khởi kiện yêu cầu VNG bồi thường 45 tỉ đồng và xin lỗi công khai trên ba tờ báo.

Tại phiên tòa sơ thẩm (tháng 9-2022), TK-L rút một phần yêu cầu khởi kiện, buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng và giữ nguyên các yêu cầu còn lại.

HĐXX sơ thẩm sau đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK-L hơn 14,3 tỉ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên ba báo.

Tất cả tiền trả một lần khi bản án có hiệu lực.

Đại diện nguyên đơn tại tòa phúc thẩm
Đại diện nguyên đơn tại tòa phúc thẩm

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện của VNG thừa nhận trang tv.zing.vn có chiếu 3 bộ phim trên là do người dùng mạng đăng tải. Phía VNG sau đó cung cấp địa chỉ email và số điện thoại được cho là của người đăng tải các bộ phim trên.

Trang web này được công ty thiết lập theo mô hình mạng xã hội và theo quy định VNG không phải rà soát và đảm bảo về bản quyền đối với nội dung thông tin số do người sử dụng mạng đăng tải.

Về yêu cầu xin lỗi công khai, đại diện VNG cũng không đồng ý.

Đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của VNG và tuyên y án sơ thẩm.

2 bên nhiều lần vướng tranh chấp sở hữu trí tuệ

Trong năm 2022, TAND TP.HCM cũng đã xét xử vụ án tranh chấp sở hữu trí tuệ khác giữa nguyên đơn là TK-L và bị đơn là VNG.

TK–L khởi kiện VNG vì tự ý sao chép, lưu trữ, khai thác bộ phim truyền hình của Thái Lan “The Leaves – Chiếc lá cuốn bay” bằng hình thức đăng tải trực tiếp lên trang điện tử Zing TV (quyền quản lý, sở hữu của Công ty VNG). Bộ phim này được TK-L mua độc quyền phát sóng từ Công ty TNHH ONE 31 của Thái Lan.

HĐXX đã tuyên buộc phía VNG bồi thường cho TK – L hơn 829,4 triệu đồng và 120 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên ba báo.

Hiện phán quyết này đã có hiệu lực pháp luật.

Một trong những bộ phim bị kiện vi phạm bản quyền
Một trong những bộ phim bị kiện vi phạm bản quyền

XEM THÊM>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hình thức xử phạt

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+   Cảnh cáo;

+   Phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+   Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu,  phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

+   Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt nói trên, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+   Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

+   Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Mức tiền phạt quy định ở trên được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.

Phát sóng phim vi phạm bản quyền bị xử phạt 14 tỷ đồng
Phát sóng phim vi phạm bản quyền bị xử phạt 14 tỷ đồng

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính:

+   Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+   Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;

+   Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

+   Tạm giữ người;

+   Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;

+   Khám người;

+   Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;

TIN NÓNG>>Vụ án Bà Nguyễn Phương Hằng: yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI