Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có gì mới?

Cùng xuphat.com tìm hiểu về Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.

Từ ngày 12/12/2022, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt đến 20 triệu đồng theo Nghị định 88/2022/NĐ-CP
Từ ngày 12/12/2022, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt đến 20 triệu đồng theo Nghị định 88/2022/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp).

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan, gồm:

a) Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về các khoản chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về chế độ hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhà giáo làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp);

b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên;

c) Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;

d) Cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp các ngành, nghề chuyên môn đặc thù hoặc thuộc các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù);

đ) Trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

e) Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

g) Doanh nghiệp tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp);

h) Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

i) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

k) Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

l) Cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

m) Cơ sở đào tạo, nghiên cứu được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

n) Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, hoạt động đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm);

o) Tổ chức khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

3. Phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức.

4. Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề.

5. Cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp.

6. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

1. Hình thức xử phạt chính

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

b) Trục xuất;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.

3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;

c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;

d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 41 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm bằng 1/2 lần thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

6. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

7. Biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; các khoản 3, 7 và 8 Điều 7; điểm c khoản 2 Điều 8; các khoản 5, 6 và 7 Điều 19; khoản 5 Điều 22; điểm b và c khoản 2 Điều 24; Điều 31; điểm d khoản 2 và điểm d khoản 7 Điều 35 và khoản 3 Điều 36 Nghị định này, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Nghị định này phải lập biên bản đánh giá mức độ vi phạm, lý do đình chỉ và chuyển ngay biên bản đến cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo với nước ngoài, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia xem xét, quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định.

Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2. Buộc nộp lại văn bản, giấy tờ, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa cho cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc chuyển về địa điểm đào tạo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả.

4. Buộc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

5. Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; hủy bỏ kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đã cấp; hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học; hủy bỏ kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

6. Buộc tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá lại kết quả học tập của người học.

7. Buộc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

8. Buộc bảo đảm quyền lợi của người học; hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học; hoàn trả các khoản hỗ trợ được hưởng từ ngân sách nhà nước; hoàn trả các khoản chi sai quy định.

9. Buộc thực hiện công khai về cấp văn bằng, chứng chỉ; giấy phép, chứng chỉ hành nghề; điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, điều kiện bảo đảm đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.

10. Buộc thu hồi văn bản ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật; buộc ban hành quy định, quy chế theo quy định.

11. Buộc thực hiện công tác y tế trường học theo quy định.

12. Buộc bảo đảm đủ các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

13. Buộc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo; cập nhật chương trình đào tạo.

14. Buộc dạy đủ số giờ, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo, sử dụng đúng chương trình đào tạo.

15. Buộc xây dựng, sử dụng, ghi chép đủ nội dung trong biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo.

16. Buộc sử dụng nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học.

17. Buộc phê duyệt mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ; báo cáo mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ; ban hành quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ.

18. Buộc lập hồ sơ quản lý việc in, bảo mật, cấp phát, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ.

19. Buộc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý văn bằng, chứng chỉ và cập nhật dữ liệu văn bằng, chứng chỉ.

20. Buộc cấp phát văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ; nộp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

21. Buộc sử dụng nhà giáo, người dạy bảo đảm đủ số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; buộc thực hiện đúng chính sách đối với nhà giáo; buộc bố trí đủ nhà giáo cơ hữu giảng dạy theo từng ngành, nghề đào tạo.

22. Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

23. Buộc lập hồ sơ, lưu trữ, bảo quản hồ sơ người học; trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học; yêu cầu người học bổ sung hồ sơ theo quy định.

24. Buộc bổ sung đủ điều kiện bảo đảm về diện tích đất sử dụng tối thiểu, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo.

25. Buộc hủy bỏ bộ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học.

26. Buộc cung cấp thông tin về kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nội dung hồ sơ đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài.

27. Buộc thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

a) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 1, 2, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 25 và 26 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

b) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 4, 6, 7, 13, 15, 22 và 27 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

c) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 3, 5, 8, 11 và 12 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 14 và khoản 24 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thời hạn thi hành thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ, ĐỔI TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRƯỜNG TRUNG CẤP; VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC, CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM; ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, DOANH NGHIỆP; BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 6. Vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai tên gọi theo quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại khi làm mất hoặc rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;

b) Không nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền đối với hành vi thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc dễ gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép thành lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bị tẩy xóa, sửa chữa cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này;

e) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều này;

g) Buộc thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo; đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi làm mất, hư hỏng, rách nát giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;

b) Không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới;

b) Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp;

c) Thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo; chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo;

d) Bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

đ) Đổi tên doanh nghiệp.

5. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tuyển sinh vượt quá tổng quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề mã cấp III hoặc giữa các nghề trình độ sơ cấp có cùng tên gọi với ngành, nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hoặc giữa các nghề trình độ sơ cấp trong cùng nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp tại từng địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 11% đến 15%;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 16% đến 20%;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 21% đến 25%;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 26% đến 30%;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 31% đến 35%;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 36% đến 40%;

g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh vượt từ 41% trở lên.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng không thực hiện báo cáo điều kiện bảo đảm tự chủ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, điều kiện tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền;

b) Tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được cấp không đúng thẩm quyền.

8. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài khi không đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e và g khoản 5 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 8 Điều này;

d) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều này;

đ) Buộc hủy bỏ kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp của người học; buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đã cấp; buộc bảo đảm quyền lợi của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a và d khoản 4, các khoản 7, 8 và 9 Điều này;

e) Buộc chuyển người học về địa điểm đào tạo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc chuyển sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và d khoản 4 Điều này;

g) Buộc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và đ khoản 4 và khoản 5 Điều này;

h) Buộc giảm số lượng chỉ tiêu tuyển sinh của năm sau tối thiểu bằng số lượng tuyển sinh vượt quá quy mô do không được cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

i) Buộc báo cáo điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

k) Buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 7, 8 và 9 Điều này, trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 8. Vi phạm quy định về tổ chức quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai không đầy đủ các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp;

b) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng chế độ báo cáo theo quy định;

c) Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất có nội dung không chính xác theo quy định;

d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm giải trình theo quy định;

đ) Ban hành văn bản không chính xác, không đầy đủ các nội dung trong văn bản thuộc trách nhiệm ban hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ban hành đủ quy định, quy chế thuộc trách nhiệm ban hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp;

b) Không thực hiện công khai các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp;

c) Không thực hiện công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình; không gửi kết quả công khai về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

d) Không thực hiện chế độ báo cáo thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đề nghị thành lập hội đồng trường, công nhận hội đồng quản trị của trường cao đẳng, trường trung cấp;

b) Ban hành văn bản trái thẩm quyền hoặc văn bản có nội dung trái pháp luật;

c) Không thực hiện công tác y tế trường học hoặc thực hiện không bảo đảm nội dung theo quy định;

d) Gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận trường chất lượng cao nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong thời gian bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm b và c khoản 2 Điều này;

b) Buộc ban hành quy định, quy chế; thực hiện chế độ báo cáo, trách nhiệm giải trình hoặc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1, điểm a và d khoản 2 Điều này;

c) Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Buộc thực hiện công tác y tế trường học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

đ) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định công nhận trường chất lượng cao đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

e) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

g) Buộc chuyển người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp; buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả; bảo đảm quyền lợi của người học đối với hành vi vi phạm quy định khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp hoặc quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hồ sơ để được cơ quan quan có thẩm quyền giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao thực hiện tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định giao nhiệm vụ thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

đ) Buộc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đã cấp và chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Mục 2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYỂN SINH

Điều 10. Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;

b) Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành;

c) Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh;

b) Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;

c) Thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng có quy định ngưỡng đầu vào.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi hoặc xét tuyển người vào học các ngành, nghề đào tạo hoặc chương trình đào tạo của nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Trục xuất người nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này;

c) Buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

d) Buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b và c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

đ) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh

1. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học trình độ sơ cấp theo các mức phạt sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học trình độ trung cấp theo các mức phạt sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học trình độ cao đẳng theo các mức phạt sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển các trình độ giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hồ sơ tuyển sinh để được hưởng chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển; buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nếu hành vi vi phạm không do lỗi của người học hoặc có lỗi của cả đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và người học;

b) Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển, kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, thu hồi văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đã cấp cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc hoàn trả các khoản được hỗ trợ hoặc được hưởng từ ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO; CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; QUY MÔ LỚP HỌC; LIÊN THÔNG, LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Điều 12. Vi phạm quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành, cập nhật, sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật chương trình đào tạo theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo theo quy định.

3. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng, ban hành chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp không đúng với mục tiêu, cấu trúc, nội dung, không bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

4. Phạt tiền đối với hành vi không xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chương trình, giáo trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000

đồng đối với chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ chương trình, giáo trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không biên soạn hoặc lựa chọn ban hành chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở chương trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

7. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng không đúng chương trình đào tạo của ngành, nghề, trình độ đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài để tổ chức giảng dạy cho người học theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cập nhật, xây dựng, ban hành chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp bảo đảm mục tiêu, cấu trúc, nội dung, khối lượng kiến thức tối thiểu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc giảng dạy bổ sung đủ nội dung, khối lượng kiến thức tối thiểu còn thiếu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc có đủ chương trình, giáo trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

d) Buộc biên soạn hoặc lựa chọn ban hành chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định đối với hành vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

đ) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và thu hồi văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đã cấp; buộc sử dụng đúng chương trình đào tạo đã đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan có thẩm quyền để giảng dạy cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ giáo án;

b) Không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số giờ học hoặc khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm dưới 5% tổng số giờ học;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 5% đến dưới 10% tổng số giờ học;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 15% tổng số giờ học;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 15% đến dưới 20% tổng số giờ học;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% tổng số giờ học trở lên.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc dạy đủ số giờ học, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này;

c) Buộc hủy bỏ kết quả đánh giá khóa luận tốt nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về quy mô lớp học

Phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định theo các mức phạt sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên.

Điều 15. Vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết đào tạo

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo liên thông không đủ điều kiện theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về liên kết đào tạo theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng liên kết đào tạo không đủ các nội dung thực hiện liên kết đào tạo; quyền, trách nhiệm của đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp liên kết đào tạo theo quy định;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết đào tạo theo quy định;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi liên kết đào tạo không bảo đảm đủ điều kiện liên kết đào tạo theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đào tạo liên thông có thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với ngành, nghề đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với ngành, nghề đào tạo khác khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bảo đảm đủ điều kiện đào tạo liên thông hoặc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, thu hồi văn bằng tốt nghiệp đã cấp cho người học, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

b) Buộc bảo đảm đủ điều kiện liên kết đào tạo hoặc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, THI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP; BIỂU MẪU, SỔ SÁCH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điều 16. Vi phạm quy định về kiểm tra, thi, tổ chức đánh giá kết quả học tập, xét công nhận tốt nghiệp

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự kiểm tra, dự thi và người tổ chức kiểm tra, thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ kiểm tra, thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, thi, chấm thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức kiểm tra, thi, chấm kiểm tra, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, vật dụng, thiết bị không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài kiểm tra, bài thi hoặc sửa điểm bài kiểm tra, bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài kiểm tra, bài thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm kiểm tra, chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

3. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài kiểm tra, bài thi của thí sinh.

4. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học không đúng quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 01 đến 05 người học;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 06 đến 10 người học;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 11 người học trở lên.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xét công nhận tốt nghiệp cho người học khi chưa đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, d và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá lại kết quả học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ kết quả xét công nhận tốt nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định về biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo đối với chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp với các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi ghi chép không đủ nội dung trong biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập danh sách người dạy, phiếu học viên, kế hoạch đào tạo, sổ theo dõi kết quả học tập của học viên theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi ghi chép không đủ nội dung trong biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ trung cấp;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ cao đẳng.

3. Phạt tiền đối với hành vi không ghi chép biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ trung cấp;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo trình độ cao đẳng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng tiến độ đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, sổ lên lớp, sổ theo dõi đào tạo tại doanh nghiệp, sổ quản lý học sinh, sinh viên không bảo đảm nội dung theo quy định.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, không sử dụng tiến độ đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, sổ lên lớp, sổ theo dõi đào tạo tại doanh nghiệp, sổ quản lý học sinh, sinh viên.

6. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ ít nhất 01 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ ít nhất 10 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp;

d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ vĩnh viễn.

7. Phạt tiền đối với hành vi tiêu hủy sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp không đúng quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiêu hủy hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ ít nhất 01 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu hủy hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiêu hủy hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ ít nhất 10 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu hủy hồ sơ, tài liệu phải lưu trữ vĩnh viễn.

8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập hội đồng tiêu hủy, không ban hành quyết định tiêu hủy hồ sơ, tài liệu, không lập biên bản tiêu hủy và các hồ sơ khác liên quan đến việc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu quản lý đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

9. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xây dựng, ghi chép biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc xây dựng, sử dụng đủ biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Buộc lập lại và lưu trữ hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Mục 5. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC, RA NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP, GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRAO ĐỔI HỌC THUẬT TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 18. Vi phạm quy định về hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định về hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học chương trình liên kết đào tạo trình độ sơ cấp theo các mức phạt sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học chương trình liên kết đào tạo trình độ trung cấp theo các mức phạt sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học chương trình liên kết đào tạo trình độ cao đẳng theo các mức phạt sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng không đúng chương trình đào tạo của ngành, nghề, trình độ đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài để tổ chức giảng dạy cho người học theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ trung cấp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ cao đẳng.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo không bảo đảm về trình độ chuyên môn hoặc trình độ ngoại ngữ trong giảng dạy chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam theo quy định.

6. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thực tập, cơ sở sản xuất thử nghiệm dùng cho học tập, giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp của từng ngành, nghề liên kết đào tạo với nước ngoài theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 04 m2/chỗ học đến dưới 05 m2/chỗ học;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 03 m2/chỗ học đến dưới 04 m2/chỗ học;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 02 m2/chỗ học đến dưới 03 m2/chỗ học;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 01 m2/chỗ học đến dưới 02 m2/chỗ học;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất dưới 01 m2/chỗ học.

7. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo liên kết đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết đào tạo theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo từ 10% đến dưới 20%;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo từ 20% đến dưới 30%;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo từ 30% đến dưới 50%;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo từ 50% trở lên.

8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian bị đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.

9. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển; buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và thu hồi văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đã cấp; buộc sử dụng đúng chương trình đào tạo đã đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với cơ quan có thẩm quyền để giảng dạy cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc bố trí, sử dụng nhà giáo đủ tiêu chuẩn, số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề liên kết đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

d) Buộc bổ sung đủ điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này;

đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.

Điều 20. Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tư vấn không trung thực, không chính xác về các điều kiện liên quan đến tình trạng kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục nước ngoài; học phí, sinh hoạt phí dự kiến và các loại phí liên quan; điều kiện sinh sống, chính sách làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận du học sinh; những khó khăn, rủi ro và bất trắc có thể gặp phải trong quá trình du học;

b) Không thực hiện niêm yết công khai thông tin tại trụ sở và tại trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về các nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;

c) Không thực hiện chế độ báo cáo việc tuyển sinh và đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; không báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;

d) Không thực hiện lưu trữ hồ sơ gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập theo quy định;

đ) Sử dụng nhân viên tư vấn du học không có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ký hợp đồng tư vấn du học với người có nhu cầu đi du học hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp hoặc ký hợp đồng không bảo đảm nội dung, nguyên tắc theo quy định;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với người học đã được tư vấn và ra nước ngoài học tập.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Ủy quyền hoặc cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

b) Nhận ủy quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học khác để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho người có nhu cầu đi du học ở nước ngoài.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên trang thông tin điện tử của tổ chức vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc niêm yết công khai các nội dung thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này;

d) Buộc sử dụng nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;

e) Buộc hoàn trả các khoản đã thu của cá nhân và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này; trường hợp không xác định được cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

g) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 21. Vi phạm quy định về ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ để được ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật mà không bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc bồi hoàn các khoản kinh phí đã được hưởng và chịu mọi chi phí bồi hoàn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Mục 6. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM, CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ban hành quyết định phê duyệt mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định;

b) Không báo cáo mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

c) Ban hành quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ không đúng trình tự, thủ tục, nội dung, thời hạn và thẩm quyền quy định;

d) Không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cháy nổ để bảo quản văn bằng, chứng chỉ;

đ) Không thực hiện cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định;

e) Không lập hoặc lập hồ sơ không đầy đủ, không chính xác thông tin quản lý việc in, sử dụng, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ; không lưu trữ hồ sơ cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định;

g) Không quy định việc lập số hiệu, các ký hiệu nhận dạng phôi văn bằng, chứng chỉ để phục vụ việc bảo mật, nhận dạng và chống làm giả phôi văn bằng, chứng chỉ;

h) In phôi văn bằng, chứng chỉ có nội dung không đúng mẫu quy định;

i) Thực hiện việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cấp phát văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng thời hạn;

b) Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ của người học không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng mẫu quy định;

c) Cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng thẩm quyền theo quy định.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý văn bằng, chứng chỉ.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên trang thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

6. Phạt tiền đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng tên ngành, nghề đào tạo hoặc ngành, nghề đào tạo không được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; ngành, nghề đào tạo không có tên trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm dưới 10 người học;

b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10 đến dưới 20 người học;

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20 đến dưới 30 người học;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 30 đến dưới 40 người học;

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 40 người học trở lên.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 6 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phê duyệt mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc báo cáo mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ với cơ quan có thẩm quyền theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc ban hành quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Buộc bảo đảm đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Buộc thực hiện cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

e) Buộc lập hồ sơ quản lý việc in, bảo mật, cấp phát, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ và lưu trữ hồ sơ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều này;

g) Buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này;

h) Buộc cấp phát văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

i) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về việc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ của người học không đúng quy định; cấp lại và chịu mọi chi phí cấp lại văn bằng, chứng chỉ cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

k) Buộc nộp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

l) Buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đã cấp và cấp lại văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều này;

m) Buộc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

n) Buộc cập nhật dữ liệu văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trên trang thông tin tra cứu văn bằng, chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

o) Buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

p) Buộc bảo đảm quyền, lợi ích của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;

b) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc công khai đầy đủ, chính xác thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Mục 7. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC

Điều 24. Vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định;

b) Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bố trí, sử dụng nhà giáo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và đúng chuyên ngành được đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ nhà giáo cơ hữu

1. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ nhà giáo cơ hữu theo từng ngành, nghề, trình độ đào tạo theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bảo đảm tỷ lệ nhà giáo cơ hữu giảng dạy theo từng ngành, nghề, trình độ đào tạo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên

1. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 30% đến dưới 50%;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 50% đến dưới 100%;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên vượt từ 100% trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bảo đảm tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 27. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vi phạm quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai;

b) Buộc thực hiện đúng quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học;

b) Lập hồ sơ quản lý người học không đúng quy định;

c) Vi phạm quy định về lưu trữ, bảo quản hồ sơ của người học.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu, giữ hồ sơ, giấy tờ của người học không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không quản lý đầy đủ hồ sơ, tài liệu của người học là người nước ngoài theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lập hồ sơ, lưu trữ, bảo quản, quản lý hồ sơ, tài liệu của người học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 1 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 29. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng đào tạo

1. Phạt tiền đối với hành vi giao kết hợp đồng đào tạo không đầy đủ nội dung quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm dưới 10 người học;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người học;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người học;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 100 đến dưới 200 người học;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 200 người học trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi không giao kết hợp đồng đào tạo theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm dưới 10 người học;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người học;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người học;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 100 đến dưới 200 người học;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 200 người học trở lên.

Điều 30. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kỷ luật người học không đúng quy định;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người học hoặc người đại diện hợp pháp của người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai;

c) Buộc thực hiện đúng chính sách đối với người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Mục 8. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT SỬ DỤNG TỐI THIỂU, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ ĐÀO TẠO; TÀI CHÍNH; KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Điều 31. Vi phạm quy định về điều kiện diện tích đất sử dụng tối thiểu, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo

1. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 10% đến dưới 20% diện tích đất sử dụng tối thiểu;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 20% đến dưới 30% diện tích đất sử dụng tối thiểu;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 30% đến dưới 50% diện tích đất sử dụng tối thiểu;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 50% đến dưới 70% diện tích đất sử dụng tối thiểu;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 70% diện tích đất sử dụng tối thiểu trở lên.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí ký túc xá, thư viện, phòng y tế, khu rèn luyện thể chất theo quy định.

4. Phạt tiền đối với hành vi không bố trí đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn bảo đảm diện tích bình quân tối thiểu đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân tối thiểu đối với trình độ trung cấp;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân tối thiểu đối với trình độ cao đẳng.

5. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm diện tích phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, phòng, xưởng thực hành, thực tập, cơ sở sản xuất thử nghiệm dùng cho học tập, giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung, trình độ sơ cấp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 4,5 m2/chỗ học đến dưới 5,5 m2/chỗ học đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và từ 03 m2/chỗ học đến dưới 04 m2/chỗ học đối với trình độ sơ cấp;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 3,5 m2/chỗ học đến dưới 4,5 m2/chỗ học đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và từ 02 m2/chỗ học đến dưới 03 m2/chỗ học đối với trình độ sơ cấp;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 2,5 m2/chỗ học đến dưới 3,5 m2/chỗ học đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và từ 01 m2/chỗ học đến dưới 02 m2/chỗ học đối với trình độ sơ cấp;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất từ 1,5 m2/chỗ học đến dưới 2,5 m2/chỗ học đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và dưới 01 m2/chỗ học đối với trình độ sơ cấp;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích bình quân ít nhất dưới 1,5 m2/chỗ học đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

6. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo đối với từng ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo tối thiểu từ 10% đến dưới 20%;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo tối thiểu từ 20% đến dưới 30%;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo tối thiểu từ 30% đến dưới 50%;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ thiết bị, dụng cụ đào tạo tối thiểu từ 50% trở lên.

7. Phạt tiền đối với hành vi không bố trí đủ số lượng phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, phòng, xưởng thực hành, thực tập, cơ sở sản xuất thử nghiệm để tổ chức đào tạo đối với từng ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 01 đến 03 ngành, nghề đào tạo;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 04 đến 05 ngành, nghề đào tạo;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm từ 06 ngành, nghề đào tạo trở lên.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ điều kiện bảo đảm về diện tích đất sử dụng tối thiểu, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về mua sắm, tiếp nhận, sử dụng sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm, tiếp nhận, sử dụng sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học có nội dung phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, chủ quyền biên giới, biển và đảo, lợi ích cộng đồng và hòa bình, an ninh thế giới; xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc lịch sử; kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược; ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín, truyền bá tôn giáo, hủ tục, tệ nạn xã hội nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy bộ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài trợ, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong cơ sở giáo dục nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quy trình vận động, tiếp nhận viện trợ;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ, viện trợ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 34. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản; thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp

1. Phạt tiền đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng trên 01 đơn vị tài sản;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100.000.000 đồng trở lên trên 01 đơn vị tài sản;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thu các khoản không thuộc giá dịch vụ, phí trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Chi không đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định được người hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 35. Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại thẻ kiểm định viên theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin cá nhân để được tham gia đoàn đánh giá ngoài;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp thẻ kiểm định viên;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ kiểm định viên của người khác;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không đúng thực tế về kết quả kiểm định hoặc tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định hoặc của cơ quan có thẩm quyền;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch nội dung hồ sơ đánh giá ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả đánh giá ngoài của đoàn đánh giá ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi làm mất giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp lại giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu để được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp không đúng thực tế.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp thông tin sai về điều kiện để được tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc không công khai thông tin theo quy định;

b) Không công bố công khai giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc kết quả đánh giá ngoài để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Gian lận hồ sơ để được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Không thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp từ 02 năm trở lên.

7. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai về kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thành lập đoàn đánh giá ngoài không đúng quy định hoặc không cập nhật cơ sở dữ liệu về kết quả đánh giá ngoài vào dữ liệu quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc không lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả đánh giá ngoài theo quy định;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp không đúng trình tự, thủ tục;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không khách quan, không trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sai so với thực tế.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu tang vật là thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về kết quả kiểm định, nội dung hồ sơ đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này;

c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a (trừ trường hợp làm mất nhưng không báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) và điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều này;

đ) Buộc bảo đảm đủ các điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

g) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về điều kiện để được tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

h) Buộc công bố công khai giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc kết quả đánh giá ngoài để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

i) Buộc nộp lại và kiến nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm d khoản 7 Điều này;

k) Buộc thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

l) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;

m) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về kết quả đánh giá ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.

Điều 36. Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia của người khác;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gian lận nội dung kê khai trong hồ sơ để được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không tuân thủ các quy định trong quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi làm mất hoặc bị hư hỏng, rách nát; không nộp lại giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công khai các điều kiện bảo đảm hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không bảo đảm điều kiện hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước khi thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

b) Làm mất kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự hoặc không lưu trữ kết quả kiểm tra theo quy định.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc gian lận kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành cho người không tham dự hoặc đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người không tham dự nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Làm sai lệch kết quả đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Không triển khai hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không bảo đảm quy trình, thủ tục quy định;

b) Không cập nhật dữ liệu cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia vào hệ thống văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này;

c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a (trừ trường hợp làm mất giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia) và điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc công khai các điều kiện bảo đảm hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

đ) Buộc bảo đảm đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

e) Buộc lưu trữ kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp làm mất kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự);

g) Buộc hủy bỏ kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này;

h) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

i) Buộc cập nhật dữ liệu cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 37. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 41 Nghị định này.

2. Công chức Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về giáo dục nghề nghiệp theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

1. Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 105.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Trưởng trạm, Đội trưởng của chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh (Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

5. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

6. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 150.000.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 42. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với hành vi vi phạm quy định tại:

a) Các khoản 1, 2 và 3 Điều 6; các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 7; Điều 8; khoản 1, điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 10; khoản 1, điểm a và b khoản 2, điểm a và b khoản 3, khoản 4 và 5 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 12; các Điều 13, 14, 16 và 17; khoản 1 và 2 Điều 18; điểm a và b khoản 1, điểm a và b khoản 2, các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 19; Điều 20; Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 22; các Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33 và 34 Nghị định này;

b) Khoản 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 10; khoản 3 Điều 18 Nghị định này, trừ trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài.

2. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 10; khoản 3 Điều 18 Nghị định này trong trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài.

3. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 40 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, các khoản 3, 4 và 5 Điều 6; điểm a khoản 1, khoản 2 và 3 Điều 7; khoản 1, điểm b và d khoản 3, khoản 4 Điều 8; khoản 1 và 3 Điều 9; điểm a và b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều 10; khoản 1, điểm a và b khoản 2, điểm a và b khoản 3, khoản 4 và 5 Điều 11; các khoản 1, 2 và 3 Điều 16; khoản 1 và 3 Điều 18; điểm a và b khoản 1, điểm a và b khoản 2 và khoản 8 Điều 19; các khoản 3, 4 và 5 Điều 20; khoản 1 và 3 Điều 21; khoản 3 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 30; Điều 33; khoản 1 Điều 34; điểm b và c khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 6 Điều 35; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Nghị định này.

4. Người đứng đầu của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 41 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.

2. Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử lý nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.

2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để giải quyết.

Điều 45. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

Vui Lòng đánh giá

Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An làm hàng trăm người ngộ độc thực phẩm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính 96 triệu đồng, đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm thời hạn 3 tháng đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2, và buộc chi trả toàn bộ chi phí khắc phục, điều trị sau khi khiến 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Sau đây là chi tiết vụ việc…

Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An
Xử phạt 96 triệu đồng hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 ở Hội An

Hàng trăm người, du khách “dính” bánh mì nhiễm khuẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 (địa chỉ số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An).

Theo đó, cơ sở này bị xử phạt vì các hành vi: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; Lưu mẫu thức ăn không đúng quy định; Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

Cơ quan chức năng cũng xác định cơ sở này vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể có 313 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì ngày 11/9 và ngày 12/9. Các mẫu thịt heo xíu, rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo… của quán bánh mì này được đưa đi xét nghiệm phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella spp.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam quyết định xử phạt hành chính là 96 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Bánh mì Phượng 2, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm thời hạn 3 tháng.

Chủ hộ kinh doanh này cũng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả và hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm.

Sau đây mời quí vị tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là gì…

TIN NÓNG>>Nóng: Ăn bánh trung thu 9 cháu bé ngộ độc và 1 cháu tử vong, ai chịu trách nhiệm?

Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhưng vi trùng gây bệnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Chúng không chỉ gây hư hỏng thức ăn mà còn gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người. Cơ chế gây bệnh của vi sinh vật chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

Do nhiễm trùng: Người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh và chúng tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hóa hoặc bị nhiễm độc của vi khuẩn sản xuất ra trong quá trình phát triển tại ruột. Ví dụ như vi khuẩn Salmonella được phát hiện trong vụ ngộ độc bánh mì, vi khuẩn tụ cầu vàng trong vụ ngộ độc ở trẻ mầm non…

Do nhiễm độc là hậu quả của việc ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố sinh ra từ các vi sinh vật kể cả khi chúng không xâm nhập vào cơ thể. Điển hình là vi khuẩn Clostridium botulinum – một vi khuẩn kỵ khí gây ra chùm ca bệnh ngộ độc do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam hồi tháng 3/2023.

Nhóm thực phẩm có chứa sẵn chất gây độc tố như cá nóc, củ sắn, nấm độc…

Hàng ngàn vi sinh vật luôn hiện hữu trong môi trường tự nhiên từ trước đến nay. Ngày nay, mặc dù có sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, quy trình chế biến có kiểm duyệt và ý thức của người dân về an toàn thực phẩm được nâng cao. Tuy nhiên các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn vẫn diễn ra ở cả thành phố, nông thôn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quí vị có thêm những kinh nghiệm trong việc đối phó vấn nạn ngộ độc thực phẩm. Riêng mức xử phạt mà pháp luật qui định, cụ thể trong trường hợp vụ Bánh Mì Phượng 2 sẽ đủ sức răn đe những hộ buôn bán kinh doanh mà bỏ quên việc tăng cường phòng tránh ngộ độc thực phẩm…

TIN LIÊN QUAN>>Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

ĐÁNG QUAN TÂM>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Tạm giữ khẩn cấp đối tượng vi phạm nồng độ cồn còn giả mạo nhà báo VTV

Trong diễn biến mới nhất chiến dịch lập lại trật tự ATGT và xử lý vi phạm nồng độ cồn do Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an tiến hành. Sau khi vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung, Nguyễn Quang Hưng đến cơ quan chức năng trình ra 3 thẻ công tác ở VTV. Ngay sau đó, Hưng đã bị tạm giữ  khẩn cấp vì các thẻ này đều là giả. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi chi tiết vụ việc…

Vi phạm nồng độ cồn mức “kịch khung” còn giả mạo nhà báo

Ngày 29-9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Nguyễn Quang Hưng (SN 1986; trú tại Hà Nội) để điều tra hành vi phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trước đó, tối 20-9, Tổ công tác của Cục CSGT và Công an TP Thái Nguyên phối hợp kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn tại đường Bến Oánh (TP Thái Nguyên). Khoảng hơn 21 giờ cùng ngày, Tổ công tác dừng ôtô mang BKS 30E- 317.xx do tài xế Nguyễn Quang Hưng điều khiển.

Qua kiểm tra, CSGT phát hiện tài xế Hưng vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,497 mg/L khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với tài xế Hưng. Quá trình lập biên bản, tài xế này khai nhận nghề nghiệp là nhà báo.

Đến 8 giờ phút 30 ngày 28-9, Nguyễn Quang Hưng đến Phòng CSGT Công an Thái Nguyên để giải quyết vi phạm về nồng độ cồn. Tài xế Hưng xuất trình 3 thẻ gồm: 1 thẻ nhà báo phóng viên với chức vụ “phó quyền trưởng ban thời sự – ban an toàn giao thông của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)”; 1 thẻ nhà báo phóng viên VTV và 1 thẻ nhà báo với chức danh “phó trưởng ban thời sự VTV”.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định số thẻ trên của Nguyễn Quang Hưng là giả nên đã báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tiến hành xác minh tại Công an phường nơi tài xế Hưng cư trú, cơ quan chức năng sở tại cho biết Nguyễn Quang Hưng đã có 2 tiền án, 1 tiền sự.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ hình sự 3 ngày với Nguyễn Quang Hưng để tiếp tục điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng vi phạm nồng độ cồn

Giả mạo giấy tờ bị xử lý xử phạt như thế nào?

Theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được qui định như sau:

+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…).

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.

+ Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, mức xử phạt được quy định như sau:

– Khung 01:

Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 – 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 03:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt  rất nặng
Pháp luật qui định: Làm và sư dụng giấy tờ giả bị xử phạt rất nặng

Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo, người phạm tội còn có thể bị xử phạt về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức xử phạt cao nhất là 12 – 20 năm tù hoặc tù chung thân.

XEM THÊM>>Dắt xe máy sau khi uống rượu bia có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

 

Vui Lòng đánh giá

Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Cùng xuphat.com tìm hiểu về Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2023.

Nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông được quy định trong Thông tư 32/2023/TT-BCA
Nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông được quy định trong Thông tư 32/2023/TT-BCA

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Luật Xử lý vphạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết;

Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung; trang phục; trang bị, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; huy động lực lượng Cảnh sát khác, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác) phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông (sau đây gọi chung là cán bộ Cảnh sát giao thông) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm).

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát khác được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

3. Công an các đơn vị, địa phương.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Yêu cầu đối với cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm

1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ; pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.

3. Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật phải có lễ tiết, tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.

4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.

5. Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.

Điều 4. Biểu mẫu dùng trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu:

1. Quyết định về việc phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (Mẫu số 01).

2. Thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 02).

3Phiếu chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ về hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 03).

4. Phiếu gửi Thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc Thông báo dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 04).

5. Sổ tiếp nhận dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 05).

6. Thông báo dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Mẫu số 06).

Chương II

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TUYẾN, ĐỊA BÀN TUẦN TRA, KIỂM SOÁT; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT; TRANG PHỤC; TRANG BỊ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG KHI TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Mục 1. PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TUYẾN, ĐỊA BÀN TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Điều 5. Tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Cục Cảnh sát giao thông

1. Cục Cảnh sát giao thông chỉ đạo Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường cao tốc đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Trường hợp cần thiết, tổ chức lực lượng trực tiếp thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương, các lực lượng liên quan thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc theo kế hoạch của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông trở lên ban hành.

Điều 6. Tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương, gồm:

a) Các tuyến đường cao tốc chỉ nằm trong phạm vi địa giới hành chính của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Các tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp (bao gồm cả các đoạn đường tránh quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn thuộc huyện); các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương;

c) Các tuyến đường đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Các tuyến đường chínhtuyến đường có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp;

d) Trường hợp cần thiết, tổ chức lực lượng trực tiếp thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), các lực lượng liên quan thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ theo kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành (sau đây gọi chung là Giám đốc Công an cấp tỉnh).

2. Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện, gồm:

a) Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành;

c) Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã và đường khác thuộc địa bàn quản lý; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh.

3. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tình hình thực tế các tuyến giao thông đường bộ của địa phương, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ giữa Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này). Quyết định gửi về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để theo dõi, chỉ đạo.

Mục 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRONG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Điều 7. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

3. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

4. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

5. Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnhthiên tai, hỏa hoạncứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.

6. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:

a) Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;

b) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.

2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

4. Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụvũ khí, công cụ hỗ trợphương tiện thông tin liên lạcphương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.

5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Mục 3. HÌNH THỨC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Điều 9. Kiểm soát thông qua Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Hệ thống giám sát) được trang bị, lắp đặt, quản lý, vận hành, sử dụng theo quy định tại Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP) và quy định của Bộ Công an về tiêu chuẩn, quy chuẩn, việc quản lý, vận hành, sử dụng, bảo vệ Hệ thống giám sát.

2. Đơn vị Cảnh sát giao thông được giao quản lý Hệ thống giám sát phải bố trí cán bộ trực tại Trung tâm điều hành 24/24 giờ để vận hành hệ thống hoạt động liên tục, thông suốt, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trên tuyến, phát hiện các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Việc phát hiện, xử lý vi phạm thông qua Hệ thống giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 28 Thông tư này.

Điều 10. Tuần tra, kiểm soát công khai

1. Tuần tra, kiểm soát cơ động

Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông

a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;

b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;

c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm trên đường giao thôngtại Trạm Cảnh sát giao thông

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

4. Khi tổ chức tuần tra, kiểm soát công khai theo quy định tại khoản 1khoản 2, khoản 3 Điều này phải có kế hoạch của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên và bảo đảm các quy định sau:

a) Sử dụng trang phục Cảnh sát theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

b) Sử dụng phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công;

c) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụvũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Thông tư này.

Điều 11. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

1. Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

2. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm:

a) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.

3. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 3 Điều này quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang;

b) Bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ Cảnh sát giao thông phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy địnhTrường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhântổn hại đến tính mạngsức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

Mục 4. NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT; TRANG PHỤC; TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ VÀ VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Điều 12. Nội dung tuần tra, kiểm soát

1. Nội dung tuần tra

a) Quan sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên tuyến giao thông đường bộ; phòng ngừa vi phạm, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thôngduy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

b) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định;

c) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;

d) Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;

đ) Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định.

2. Nội dung kiểm soát

a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe); Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ). Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;

b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung: Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định;

c) Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ

Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ;

d) Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát

1. Trang phục của Cảnh sát giao thông

Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

2. Phương tiện giao thông, gồm: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát; xe chuyên dùng

a) Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng)xe chuyên dùng: Có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật;

b) Xe ô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên thành xe có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;

c) Xe mô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T”, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang); kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;

d) Xe chuyên dùng: Hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ (trắng hoặc xanh) cho cân đối và phù hợp;

đ) Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau: Tuần tra, kiểm soát cơ động; kiểm soát tại một điểm vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an. Được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định.

5. Phương tiện thông tin liên lạc, gồm: Bộ đàmđiện thoạimáy fax, máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệumáy in.

6. Còi, loarào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng.

7. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Chương III

TRÌNH TỰ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM

Mục 1. XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Điều 14. Xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh.

3. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thôngTrưởng Công an cấp huyện ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

4. Đội trưởng các Đội: Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc; Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông đường bộ; Đội Tuần tra, dẫn đoàn; Đội Cảnh sát giao thông – trật tựĐội Cảnh sát giao thông – trật tự – cơ độngĐội Cảnh sát quản lý hành chính – giao thông – trật tự – cơ động (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông – trật tự); Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho các Tổ Cảnh sát giao thông trực thuộc (theo mẫu quy định của Bộ Công an).

Điều 15. Triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát

1. Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông: Trước khi tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải phổ biến, quán triệt cho các Tổ viên về nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát và những nội dung khác có liên quan; kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; điểm danh quân số; kiểm tra trang phục; số hiệu Công an nhân dân; Giấy chứng minh Công an nhân dân (khi bố trí cán bộ hóa trang); điều lệnh nội vụ; phương tiện giao thôngphương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụvũ khí, công cụ hỗ trợ; các biểu mẫu có liên quan và phương tiện kỹ thuật khác; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng Tổ viên; phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu và an toàn.

2. Tổ viên: Nắm vững nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, hình thức thông tin liên lạc; chủ động thực hiện công tác chuẩn bị theo sự phân công của Tổ trưởng.

3. Phương tiện giao thôngphương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụvũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện kỹ thuật khác trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông phải được quản lý, sử dụng theo quy định; được thống kê cụ thể trong Sổ theo dõi, quản lý (theo mẫu quy định của Bộ Công an).

Mục 2. TIẾN HÀNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát

1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hộikế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông;

b) Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

3. Khi dừng, kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông phải bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này và yêu cầu sau:

a) Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm tuyến đường giao thông để triển khai chiều dài đoạn rào chắn cho phù hợp, bảo đảm an toàn;

b) Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý vi phạm; căn cứ tình hình thực tế tại khu vực kiểm soát, chuyên đề kiểm soát, có thể bố trí cán bộ Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.

4. Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và yêu cầu sau:

a) Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

b) Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; cứu nạn, cứu hộ; tin báo, tố giác, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Sau khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay;

c) Đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ.

Điều 17. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông

1. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

a) Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

b) Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

2. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thôngtại Trạm Cảnh sát giao thông

a) Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát;

b) Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

3. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động

a) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông;

b) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại điểm a khoản này. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

Điều 18. Tiến hành kiểm soát

Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện như sau:

1. Đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện.

2. Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã). Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ Cảnh sát giao thông phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.

3. Thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này để kiểm soát

a) Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó;

b) Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cung cấp thông tin của các giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử thì kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử. Quá trình kiểm soát, nếu phát hiện tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả hoặc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu giấy tờ hoặc các trường hợp vi phạm cần phải xác minh về giấy tờ thì đề nghị xuất trình các giấy tờ đó để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện kiểm soát các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này.

Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông chở người có kích thước tương đương với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, phải trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

4. Kết thúc kiểm soát, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.

5. Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thôngphương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám ngườikhám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 19. Phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

1. Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiệnthu thập hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông.

2. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụđược thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.

3. Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:

a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;

b) Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

Điều 20. Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát

Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) chưa thi hành ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư này để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

a) Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Biên bản vi phạm hành chính được lập bằng mẫu in sẵn hoặc lập trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính;

b) Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính, cán bộ lập biên bản đọc lại cho những người có tên trong biên bản cùng nghe; hướng dẫn quyền, thời hạn giải trình về vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức có quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); đề nghị người vi phạm cung cấp số điện thoại liên hệ (nếu có) để nhận thông tin xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an; ký vào biên bản (trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ), trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Trường hợp có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cùng phải ký vào biên bản; biên bản vi phạm hành chính gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;

c) Trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 0người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận vụ việc và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt;

d) Việc giao biên bản vi phạm hành chính cho người vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).

Điều 21. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

1. Trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ áp dụng theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ trưởng đơn vị là người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

a) Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông trực tiếp thông báo hoặc phân công cán bộ trong Tổ thông báo cho người vi phạm và những người liên quan có mặt tại đó biết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải niêm phong thì tiến hành niêm phong theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để xem xét ra quyết định tạm giữ. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo ngay Thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

c) Trường hợp khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản làm việc, biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi nhận vụ việc; sử dụng các biện pháp đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ (trực tiếp thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện); xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số này); người vi phạm phải chịu chi phí cho việc thuê đưa tang vật, phương tiện vi phạm về nơi tạm giữ;

d) Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì cán bộ Cảnh sát giao thông tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giảcần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): Giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt;

đ) Trường hợp giao phương tiện giao thông bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho người vi phạm quản lý, bảo quản thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;

e) Thẩm quyền, thủ tục tạm giữ và trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được giao cho người vi phạm 01 bản; trường hợp không giao được trực tiếp thì gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bằng phương thức điện tử (khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).

Điều 22. Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ

Việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Điều 23. Giải quyết, xử lý tai nạn giao thông; ùn tắc giao thông; sự cố về đường bộ; sự cố cháy nổ xe trên đường bộ

1. Giải quyết, xử lý tai nạn giao thông

Tổ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo đơn vị phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, phải khẩn trương triển khai lực lượng có mặt tại hiện trường và thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông theo quy định của Bộ Công an về phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

2. Giải quyết ùn tắc giao thông

a) Trường hợp ùn tắc giao thông không nghiêm trọng, phạm vi hẹp, Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phân công nhiệm vụ cụ thể của từng Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để giải toả ùn tắc. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương sở tại để giải quyết;

b) Trường hợp ùn tắc giao thông mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên phạm vi rộng thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông sơ bộ xác định nguyên nhân ùn tắc, phân công Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để làm giảm mức độ ùn tắc; thông báo và phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức phân luồng, điều hoà giao thông từ xa; kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, chính quyền địa phương sở tại để huy động, tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết.

3. Giải quyết sự cố về đường bộ

a) Đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đối ngoại); bố trí cán bộ hướng dẫn điều tiết giao thông;

b) Thông báo cho đơn vị quản lý, khai thác, bảo trì đường bộ triển khai lực lượng thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn;

c) Thông báo và phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông từ xa.

4. Giải quyết sự cố cháy nổ xe trên đường bộ

a) Đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đối ngoại);

b) Báo cháy, sự cố, tai nạn giao thông có người bị mắc kẹt trong phương tiện giao thông trên đường bộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn xảy ra cháy theo số điện thoại 114;

c) Tổ chức cứu người, thoát hiểm cho người ngồi trên xe; tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có);

d) Sử dụng phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; huy động thiết bị, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường hoặc của cá nhân, tổ chức lân cận theo quy định để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

đ) Tham gia thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

e) Điều tiết, phân luồng giao thông không để xảy ra ùn tắc giao thông.

Điều 24. Ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ

1. Khi giải quyết xong từng vụ việc phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian).

2. Đối với vụ việc vi phạm: Ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số; người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát giao thông: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số quyết định), biên bản vi phạm hành chính đã lập (số biên bản), áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác.

3. Các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác: Ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày), địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn) xảy ra vụ việc; tóm tắt vụ việc; kết quả giải quyết; lực lượng phối hợp (nếu có).

Điều 25. Kết thúc tuần tra, kiểm soát

Khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:

1. Tổ trưởng phải họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận.

2. Báo cáo tình hình, kết quả của Tổ.

3. Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ liên quan, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.

Mục 3. GIẢI QUYẾT, XỬ LÝ VI PHẠM TẠI TRỤ SỞ ĐƠN VỊ

Điều 26. Bố trí cán bộ và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm

1. Công an các đơn vị, địa phương bố trí cán bộ và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

2. Địa điểm giải quyết vi phạm bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp công dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp công dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.

Điều 27. Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm

1. Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau:

a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị. Đối với vụ việc cần xác minh làm rõ, thì báo cáo đề xuất người có thẩm quyền tổ chức xác minh;

b) Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định;

c) Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;

d) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;

đ) Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) theo quy định của pháp luật;

e) Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định.

2. Trường hợp người vi phạm thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an

a) Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; Cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã đăng ký với cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;

b) Người vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ bưu chính công ích;

c) Người có thẩm quyền xử phạt tra cứu biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống Cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại giấy tờ bị tạm giữ theo quy định của pháp luật;

d) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, hết thời hạn tước cho người vi phạm qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Trường hợp người vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

4Trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm chưa đến giải quyết, xử lý (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan Đăng kiểm để phối hợp xử lý theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08/6/2023 của Chính phủ) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ).

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Điều 28. Trình tự xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:

a) Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;

b) Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử).

Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nhưng Công an xã, phường, thị trấn chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm;

c) Gửi thông báo (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP. Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).

2. Khi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an cấp huyện tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.

3. Trường hợp vụ việc vi phạm do Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay (trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính) kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi ngay thông báo kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan Đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan Đăng kiểm trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính (nếu đã có thông tin cảnh báo từ cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm đối với vụ việc quy định tại khoản 5 Điều này).

4. Trường hợp vụ việc vi phạm do cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay (trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính) kết quả giải quyết vụ việc cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi ngay thông báo kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan Đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan Đăng kiểm trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính đối với vụ việc quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện như sau:

a) Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, liên hệ giải quyết theo quy định;

b) Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan Đăng kiểm (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); cập nhật trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan Đăng kiểm trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Đối với phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, tiếp tục gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này). Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chuyển thông báo đến cho chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính và yêu cầu họ thực hiện theo thông báo vi phạm; kết quả làm việc, thông báo lại cho cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

6. Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông báo kết quả giải quyết vụ việc vi phạm được thực hiện bằng phương thức điện tử.

Điều 29. Thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính

Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và quy định sau đây:

1. Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm:

a) Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt;

b) Phòng Cảnh sát giao thông;

c) Đội Cảnh sát giao thông – trật tự thuộc Công an cấp huyện.

2. Đơn vị Cảnh sát giao thông quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh).

3. Cán bộ Cảnh sát giao thông khi tiếp nhận, thu thập được dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm yêu cầu quy định thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Trường hợp dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Việc xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

5. Căn cứ kết quả xác minh quy định tại khoản 4 Điều này, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông không đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền thụ lý vụ việc tiếp tục gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này)Công an xã, phường, thị trấn khi nhận được thông báo có trách nhiệm chuyển đến chủ phương tiện, đề nghị chủ phương tiện thực hiện theo thông báo và thông báo lại cho cơ quan Công an đã gửi thông báo (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 30. Phối hợp, tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kinh doanh vận tải cung cấp

1. Đơn vị Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, theo tuyến, địa bàn phụ trách phối hợp với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải để thực hiện:

a) Khai thác, sử dụng dữ liệu camera quản lý, điều hành giao thông, thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý vận tải để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông theo quy định của pháp luật;

b) Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật (thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, thiết bị ghi âm và ghi hình, hệ thống camera điều hành giao thông, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tảitheo quy định tại Điều 22 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP, để xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 28 Thông tư này (người vi phạm đến cơ quan Công an đã gửi thông báo vi phạm để giải quyết, xử lý vụ việc).

2. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 135/2021/NĐ-CP .

3. Khi tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật), phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký giao nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Chương IV

HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT KHÁC PHỐI HỢP VỚI CẢNH SÁT GIAO THÔNG THAM GIA TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT

Điều 31. Yêu cầu, nguyên tắc huy động lực lượng Cảnh sát khác

1. Tuân thủ theo quy định tại Luật Công an nhân dân, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết (sau đây viết gọn là Nghị định số 27/2010/NĐ-CP), Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm đúng tuyến đườngđịa bàn, thời gian đã đề ra trong kế hoạch. Việc xử lý vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải theo đúng quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.

3. Việc huy động lực lượng Cảnh sát khác tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông phải theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ và chỉ trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng được huy động theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với thực tế nhiệm vụ.

Điều 32. Lực lượng được huy động và điều kiện của cán bộ, chiến sĩ được huy động

1. Lực lượng được huy động: Các lực lượng Cảnh sát khác trong Công an nhân dân.

2. Điều kiện đối với cán bộ, chiến sĩ được huy động

Cán bộ, chiến sĩ được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được quán triệt, nắm vững các quy định của pháp luật giao thông đường bộ, quy định về xử lý vi phạm hành chính, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy định về tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.

Điều 33. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông và nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác

1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông

a) Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc huy động thì Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch. Trường hợp Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc huy động thì Phòng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc huy động thì Đội Cảnh sát giao thông – trật tự thuộc Công an cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch;

b) Thời gian xây dựng kế hoạch và nội dung của kế hoạch

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định huy động, các đơn vị Cảnh sát giao thông quy định tại điểm a Khoản này phải xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền đã ra quyết định huy động ban hành để tổ chức triển khai thực hiện. Nội dung của kế hoạch phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thời gian, tuyến, địa bàn huy động, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

c) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác

a) Bố trí lực lượng, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch;

b) Xử lý vi phạm theo thẩm quyền; thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch;

c) Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông.

Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý. Khi phát hiện người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ có các hành vi vi phạm pháp luật như: Không đội mũ bảo hiểm theo quy định; chở quá số người quy địnhchở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn quy định; dừng, đỗ xe không đúng quy định; phóng nhanh, lạng lách, đánh võngkhông có gương chiếu hậu ở bên trái; sử dụng ô (dù); chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định hoặc phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thì được xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc của các hành vi vi phạm nêu trên, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyềnnếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông, tiến hành kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12, Điều 17, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27 Thông tư này.

Điều 34. Trang bị và điều kiện bảo đảm của lực lượng Cảnh sát khác thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Lực lượng Cảnh sát khác khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị gồm: còi, loa, gậy chỉ huy giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác theo quy định và các biểu mẫu xử lý vi phạm.

Việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu thực hiện theo quy địnhPhương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ; khi thực hiện xong nhiệm vụ, phải bàn giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu phải ghi vào sổ theo dõi, ký giao nhận và quản lý theo quy định.

2. Các lực lượng Cảnh sát khác trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng, phụ cấp theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.

2. Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Điều 4, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14 Điều 7 Thông tư số 15/2022/TT-BCA ngày 06/4/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ, Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu, Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy, Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan, hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Thông tư này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thi hành Thông tư này.

2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để có hướng dẫn kịp thời./.

Vui Lòng đánh giá

Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn trong trường hợp nào?

Như quí vị thấy, thực trạng thực phẩm “bẩn, không rõ nguồn gốc” đang tràn lan trên khắp mọi miền đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn là hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nếu tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi đó thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử lý hình sự tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn sẽ bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

  1. e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  2. a) Làm chết 03 người trở lên;
  3. b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
  4. c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  5. d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

  1. e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù lên đến 20 năm hoặc bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cận cảnh thịt bẩn bị cơ quan chức năng bắt giữ
Cận cảnh thịt bẩn bị cơ quan chức năng bắt giữ

TIN HOT>>Thêm nhiều trưởng, phó công an phường và thành phố bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn

Xử lý hành chính tội mua bán kinh doanh nội tạng động vật bẩn

Nếu tính chất, mức độ của hành vi Buôn bán, tiêu thụ nội tạng bẩn gây ra chưa đủ để xử lý hình sự thì cá nhân hay tổ chức sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

Điều 4. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
  3. b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  4. c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
  5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
  6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
  7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  8. a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
  9. b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  10. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  11. Hình thức xử phạt bổ sung:
  12. a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
  13. b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
  14. c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
  15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  16. a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
  17. b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.”

“Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 4 trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thực phẩm bẩn qua chế biến vô tư lên bàn ăn của thực khách
Thực phẩm bẩn qua chế biến vô tư lên bàn ăn của thực khách

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng,… Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;…

TIN LIÊN QUAN>>Ớn lạnh cả trăm tấn nội tạng động vật bẩn sắp lên bàn ăn

 

 

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI