Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Bị bắt giam Ngọc Trinh đối mặt mức xử phạt nào?

Chiều 19/10, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định số 20231041/QĐ-CQCSĐT(PC01-Đ3) về việc khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Với tội danh này Ngọc Trinh có thể đối mặt với mức án nào?

Hình phạt cao nhất dành cho Ngọc Trinh hơn 2 năm tù giam

Cơ quan CSĐT cũng ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự.

Theo khoản 1, Điều 318 Bộ luật hình sự, tội danh “Gây rối trật tự công cộng” có khung hình phạt là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Theo các luật sư, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9, Bộ luật hình sự. Trong trường hợp bị kết tội về tội danh này thì hình phạt cao nhất đến 2 năm tù, trừ trường hợp bị can, bị cáo còn phạm tội khác (nếu có).

Trường hợp Ngọc Trinh bị điều tra theo khoản 2, Điều 318 (hình phạt trên 2 năm tù) và có căn cứ cho thấy nếu không bắt giam thì bị can có thể bỏ trốn hoặc cản trở hoạt động điều tra thì cơ quan điều tra mới tiến hành bắt giam để điều tra theo quy định pháp luật.

Nếu không đồng ý với quyết định bắt giam, Ngọc Trinh có quyền khiếu nại đối với quyết định này.

Cơ quan điều tra cũng sẽ giải thích và làm rõ Ngọc Trinh đã bị khởi tố theo khoản nào của điều luật, thuộc tội ít nghiêm trọng hay tội nghiêm trọng và căn cứ để bắt giam trong trường hợp này. Nếu bị can thấy giải thích không thỏa đáng, không đồng ý với quyết định tạm giam thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Bị bắt giam Ngọc Trinh đối mặt mức xử phạt nào?
Bị bắt giam Ngọc Trinh đối mặt mức xử phạt nào?

Hành vi Ngọc Trinh tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội

Theo một số luật sư nhận định: Trong vụ án này, có lẽ căn cứ vào văn bản kiến nghị của chính quyền địa phương và đánh giá những tác động tiêu cực từ hành vi vi phạm giao thông đường bộ đăng tải trên các tài khoản mạng xã hội nên cơ quan tiến hành tố tụng đã quyết liệt xử lý, xác định hành vi là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nên đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với nữ diễn viên, người mẫu này”.

Với những người nổi tiếng, được coi là người của công chúng thì những hành vi ứng xử đòi hỏi phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phù hợp với văn hóa, với thuần phong mỹ tục.

Đặc biệt là phải phù hợp với các quy định của pháp luật để tránh hành vi của người nổi tiếng không phù hợp với chuẩn mực xã hội gây ra những hệ lụy, tiêu cực cho xã hội, tạo ra những quan điểm sống, lối sống lệch lạc, ảnh hưởng đến nhận thức và hình thành nhân cách của giới trẻ.

Riêng tội danh “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” của Ngọc Trinh vẫn đang được điều tra làm rõ.

Riêng tội danh “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” của Ngọc Trinh vẫn đang được điều tra làm rõ.
Riêng tội danh “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” của Ngọc Trinh vẫn đang được điều tra làm rõ.

TIN LIÊN QUAN>>Qui định xử phạt tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức

Ngọc Trinh sai một ly đi một dặm

Ngọc Trinh cho quay phim lại các lần biểu diễn trên mô tô để biên tập và tự đăng lên các clip này lên các tài khoản cá nhân trên nền tảng mạng xã hội gồm:

Tài khoản Titok “Ngoc Trinh” (ID: @ngoctrinh89; hiện có 6.8 triệu người theo dõi; đã nhận tổng cộng hơn 163.3 triệu lượt thích cho tất cả các video) đã đăng tải 5 video có nội dung liên quan đến hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với các động tác lái xe phản cảm, nguy hiểm vào các ngày 24-28/9/2023, 02-06-08/10/2023.

Tính đến 10h00 ngày 12/10/2023, các video này đã nhận được 478.000 lượt thích; 4.881 lượt bình luận; 9.848 lưu video; 5.787 lượt chia sẻ;

Tài khoản Facebook “Trần Thị Ngọc Trinh (Cô bé ăn hàng)” (facebook.com/ngoctrinhfashion89; hiện có hơn 3.1 triệu người theo dõi) cũng đăng tải các video nêu trên thu hút 5.9 ngàn lượt tương tác, 438 lượt bình luận, 266 lượt gửi;

Tài khoản Fanpage Facebook “NGỌC TRINH” (hiện có 2.7 triệu lượt thích; 5.9 triệu người theo dõi) đăng tải 1 video thể hiện Ngọc Trinh lái xe mô tô phân khối lớn và bị tai nạn dẫn đến chấn thương ở chân.

Sau đó các video này đã lan truyền trên không gian mạng với hơn 240 bài post trên Facebook, hơn 650 bài viết trên Website; hơn 3000 video liên quan trên Youtube. Dư luận trên báo chí chính thống và không gian mạng lên án gay gắt hành vi của Ngọc Trinh.

TIN HOT>>Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: bà Hằng còn ngồi tù bao lâu?

 

Vui Lòng đánh giá

3 cách tra cứu thông tin giấy phép lái xe cực nhanh

Hướng dẫn tra cứu thông tin giấy phép lái xe (hay giấy phép lái xe) thì hãy thực hiện theo 3 cách sau đây.

1. Tra cứu thông tin giấy phép lái xe trực tuyến

Với cách này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ được khai thác dữ liệu giấy phép lái xe trực tiếp từ Trang Thông Tin Giấy Phép Lái Xe (trang thông tin điện tử) theo quy định về cấp độ bảo mật và phân quyền sử dụng, khai thác dữ liệu giấy phép lái xe.

Tra cứu thông tin giấy phép lái xe qua Trang Thông Tin Giấy Phép Lái Xe
Tra cứu thông tin giấy phép lái xe qua Trang Thông Tin Giấy Phép Lái Xe

– Bước 1: Người dùng truy cập vào Trang Thông Tin Giấy Phép Lái Xe

– Bước 2: Khi trang hiện lên hãy nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu và nhấn nút “Tra cứu giấy phép lái xe“:

  • Chọn loại GPLX tương ứng với loại bằng lái của bạn: GPLX PET (có thời hạn) cho hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE; GPLX PET (không thời hạn) cho hạng A1, A2 và A3; GPLX cũ (làm bằng giấy bìa) cho bằng lái được cấp trước 07/2013.
  • Số GPLX: Nhập số được ghi trên giấy phép lái xe.
  • Ngày/tháng/năm sinh: Nhập ngày, tháng, năm sinh được ghi trên giấy phép lái xe.
  • Mã bảo vệ: Nhập mã bảo vệ được cung cấp trên trang web.

Nếu trang hiển thị thông tin về giấy phép lái xe giống với nội dung trên giấy phép lái xe, thì giấy phép lái xe của bạn là hợp lệ.

Nếu trang thông báo “Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia!”, có thể có một số lý do như bạn đã nhập sai thông tin, thông tin chưa được cập nhật hoặc có khả năng giấy phép lái xe của bạn là giả.

2. Tra cứu thông tin giấy phép lái xe qua tin nhắn SMS

Cách tra cứu này chỉ thực hiện được đối với giấy phép lái xe mới vật liệu PET.

Để tra cứu, người dùng hãy soạn tin nhắn theo cú pháp sau: TC [dấu cách] [Số GPLX] gửi đến 0936.083.578 hoặc 0936.081.778.

Ví dụ: TC AX12345xxxx gửi đến 0936.083.578.

Sau khi gửi tin nhắn thành công thì hệ thống sẽ tự động phản hồi những thông tin giấy phép lái xe mà bạn cần tra cứu trên điện thoại như: Hạng bằng lái, ngày hết hạn, số seri, trạng thái vi phạm,…

Lưu ý: Người dùng tra cứu thông tin giấy phép lái xe bằng tin nhắn SMS sẽ phải trả phí.

3. Khai thác gián tiếp từ thông tin trên giấy phép lái xe

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu giấy phép lái xe chi tiết, tùy mức độ bảo mật được cung cấp thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

– Các thông tin ghi trên giấy phép lái xe.

– Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoài thông tin in trên giấy phép lái xe còn được cung cấp thêm thông tin về đào tạo, sát hạch, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Xem thêm >>> MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2023

Nguyên tắc khai thác dữ liệu trên hệ thống tra cứu thông tin giấy phép lái xe

– Việc khai thác dữ liệu, tra cứu giấy phép lái xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.

– Cơ quan quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 07/2013/TT-BGTVT có trách nhiệm bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.

– Các dịch vụ khai thác thông tin dữ liệu giấy phép lái xe được cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.

Theo Thông tư 07/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Vui Lòng đánh giá

Mức xử phạt hành vi sử dụng, làm giả giấy phép lái xe ra sao?

Hiện nay tình trạng rao bán giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) rất phổ biến và không ít người cả tin đã sử dụng nó để đối phó CSGT. Về hành vi này nhiều người thắc mắc “Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?” Mời quí vị cùng xuphat.com cùng theo dõi để rút ra bài học kinh nghiệm nếu không muốn tiền mất hoạ mang…

Thế nào là bằng lái xe giả và cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng lái xe?

Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

Như vậy, bằng lái xe không phải do các cơ quan có thẩm quyền trên cấp sẽ bị coi là bằng lái xe giả. Việc cấp và sử dụng bằng lái xe giả là trái với quy định của pháp luật. Vậy sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Các fanpage quảng cáo và rao bán công khai bằng lái xe giả trên Facebook, với cam kết không cần học và sát hạch vẫn có bằng (Ảnh chụp màn hình).
Các fanpage quảng cáo và rao bán công khai bằng lái xe giả trên Facebook, với cam kết không cần học và sát hạch vẫn có bằng (Ảnh chụp màn hình).

TIN HOT>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Sử dụng giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc xử phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
Hồ sơ, giấy phép lái xe giả bị cơ quan công an tỉnh Phú Thọ thu giữ
Hồ sơ, giấy phép lái xe giả bị cơ quan công an tỉnh Phú Thọ thu giữ

Sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ không được cấp GPLX trong 05 năm

Theo quy định tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT:

Người tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng.

Ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe; hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học; và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

ĐIỀU BẠN QUAN TÂM>>Cách tra cứu giấy phép lái xe trên Căn cước công dân gắn chip năm 2023

Làm giả giấy phép lái xe bị xử phạt ra sao?

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu; tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật;thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  6. d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng; hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  3. a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  4. b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  5. c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

TIN HOT>>“Nóng: Sẽ đổi 22 triệu giấy phép lái xe ?

 

 

Vui Lòng đánh giá

Gia súc thả rông gây tai nạn, chủ sở hữu súc vật có thể bị phạt tù đến 10 năm

Thời gian qua, trên nhiều tuyến đường (cả quốc lộ và tỉnh lộ, huyện lộ), tình trạng thả rông gia súc không phải là hiếm gặp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Vậy nếu va chạm khiến trâu bò chết, phương tiện giao thông hư hỏng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Những quy định cần biết

Theo Điều 34 Chương II Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Luật số: 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008) quy định: Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Bên cạnh đó, Điểm c Khoản 2 Điều 35 Chương II Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ không được thả rông súc vật trên đường bộ.

Mức xử phạt

Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng.

Cụ thể, Điều 10 Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ:

– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng nếu không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố; điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Chó thả rông ngoài đường đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc
Chó thả rông ngoài đường đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc

Thả rông gia súc gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tù đến 10 năm

Trong khi đó, Điều 603 Mục 3 Chương XX Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015) quy định: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 đến 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.

Chủ súc vật thả rông có thể phải chịu thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu làm chết người

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 591 Bộ Luật dân sự năm 2015, người gây ra thiệt hại phải bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp không xảy ra thiệt hại về tính mạng con người nhưng khiến cho người tham gia giao thông tổn hại về sức khoẻ do hành vi thả rông súc vật gây ra, chủ súc vật thả rông phải bồi thường các chi phí theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài những chi phí trên, người chủ đàn gia súc còn phải bồi thường những chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần cho nạn nhân. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp chủ đàn súc vật thả rông không gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho người khác nhưng gây ra thiệt hại về tài sản thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 589 Bộ Luật dân sự năm 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên thực tế, nhiều trường hợp, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, không có người nào đứng ra nhận làm chủ vật nuôi. Do đó, việc bồi thường cho người bị nạn trong trường hợp này gặp khó khăn. Đây cũng là vấn đề còn tồn tại khá phổ biến, do mỗi khi xảy ra tai nạn, người chủ sở hữu gia súc thường có tâm lý, thậm chí chủ động né tránh, không nhận trách nhiệm, gây trở ngại cho lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý tai nạn.

Nếu xảy ra tai nạn, thiệt thòi nhất vẫn là người đi đường như gãy tay, gãy chân, hư hỏng phương tiện. Tuy nhiên nếu trâu bò bị thương, chết thì dường như có “luật bất thành văn” chủ nhân của chúng lại xuất hiện để bắt đền, trong khi đáng lý ra phải bồi thường các chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe… cho người bị hại.

Để hạn chế tối đa trường hợp vật nuôi gây tai nạn giao thông, mỗi người chủ cần có ý thức hơn nữa trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò trên đường giao thông. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời hệ thống luật pháp cần sớm nghiên cứu, bổ sung theo hướng tăng nặng hình phạt với người thực hiện hành vi vi phạm.

“Với thực tế hạ tầng giao thông, văn hóa tham gia giao thông và điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của từng địa phương, điều quan trọng nhất là người tham gia giao thông phải tập trung, chú ý quan sát, phán đoán tình huống”, luật sư Kỹ nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

 

Vui Lòng đánh giá

Đề nghị xử phạt nghiêm vụ tấn công thầy giáo trọng thương

Liên quan đến vụ Phó Hiệu trưởng Trường PTTH Hàm Tân, Bình Thuận bị phụ huynh học sinh hành hung, gây chấn thương nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận vừa có báo cáo nhanh đề nghị xử lý nghiêm vụ việc để giáo viên và học sinh an tâm trong công tác giảng dạy, giáo dục. Mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi chi tiết vụ việc gây rúng động dư luận này…

Phụ huynh học sinh tấn công thầy Hiệu phó trọng thương

Sở GD&ĐT đã có báo cáo, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm vụ việc tại Trường THPT Hàm Tân để đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh tại Trường THPT Hàm Tân an tâm trong công tác giảng dạy, giáo dục”, báo cáo của Sở GD&ĐT nêu.

Theo báo cáo nhanh của Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Tân, ngày 13-10, Ban ngoài giờ của nhà trường gồm thầy Hiệu phó Nguyễn Đình Thiều, thầy Phạm Quốc Trọng, Bí thư đoàn trường, Trưởng Ban Quản sinh, và cô Nguyễn Thị Thanh Lành, giáo viên chủ nhiệm lớp 11a2, mời một nam sinh lớp 11a2 xuống phòng quản sinh để phối hợp làm việc.

Cụ thể gần đây có hiện tượng học sinh lớp 11a2 nhận được lời mời kết bạn của nhiều tài khoản Facebook lạ. Các tài khoản Facebook này đã lấy hình của nhiều học sinh và giáo viên trong nhà trường làm đại diện đồng thời đăng tải những thông tin xấu độc thiếu chuẩn mực, không có văn hóa, không lành mạnh làm ảnh hưởng môi trường giáo dục của nhà trường.

Đến ngày 14-10, cha của học sinh trên tìm đến nhà của thầy Trọng và thầy Thiều để bày tỏ sự bức xúc, không đồng tình với cách mời phối hợp và làm việc của 2 thầy đối với con họ.

Phụ huynh của học sinh trên cùng một số người tìm đến nhà thầy Thiều và một thanh niên đi cùng đã tấn công thầy Thiều gây thương tích nghiêm trọng dẫn đến thầy phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM).

Sau khi hành hung thầy Thiều, phụ huynh và những người đi cùng đến nhà thầy Phạm Quốc Trọng nhưng rất may thầy Trọng do nắm được tình hình nên đã rời nhà để lánh nạn.

Hiện thầy Nguyễn Đình Thiều vẫn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) trong tình trạng gãy mũi, chấn thương hàm và tụ máu mắt trái, phải phẫu thuật mũi.

Riêng các đối tượng hành hung thầy giáo đang bị cơ quan công an mời làm việc để điều tra xử lý theo đúng pháp luật…

TIN ĐÁNG XEM>>Phát sóng phim vi phạm bản quyền bị xử phạt 14 tỷ đồng

Đối tượng hành hung thầy giáo. Ảnh cắt từ clip
Đối tượng hành hung thầy giáo. Ảnh cắt từ clip

Hành hung người khác bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?

Hành hung người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích. Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật hình sự.

Tội cố ý gây thương tích theo quy định sẽ có 7 khung hình phạt. Trong đó hình phạt cao nhất của tội này là từ 12-20 năm; thấp nhất là cải tạo không giam giữ; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp gây thương tích cho người khác thì người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Bị phạt tù từ 02-05 năm với tỉ lệ thương tật là từ 11-30%.
  • Tỉ lệ thương tật từ 31% đến dưới 60% thì hình phạt đó là hình phạt tù từ 04-07 năm.
  • Tỉ lệ thương tật từ 31% đến dưới 60% thì hình phạt đó là hình phạt tù từ 07-12 năm; nhưng thuộc các trường hợp quy định ở các điểm a, b, c,d,đ,e,g,h,i,k,l,m,n tại Khoản 1 Điều 134 .
  • Phạt tù từ 10-15 năm nếu người phạm tội gây ra tỉ lệ tổn thương cho người khác trên 61%; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người
  • Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm; nếu thuộc một trong các trường hợp sau như: làm chết 02 người trở lên; hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc; gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hành hung người khác bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào?

Theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt). Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là: Phạt tiền 2.000.000-3.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Phó Hiệu trưởng Trường PTTH Hàm Tân, Bình Thuận bị hành hung, chấn thương nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu
Phó Hiệu trưởng Trường PTTH Hàm Tân, Bình Thuận bị hành hung, chấn thương nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu

Trách nhiệm dân sự đối với hành vi hành hung người khác

Hành vi hành hung người khác dù bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải bồi thường thiệt hại về sức theo quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Cụ thể trách nhiệm liên đới bồi thường những khoản tiền sau:

  1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
  4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

TIN NÓNG>>Tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn tông nhiều phụ huynh thương vong ở Bình Dương đối diện mức xử phạt nào?

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI