Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Thượng úy Trần Trung Hiếu hy sinh khi làm nhiệm vụ

Khi áp sát để bắt quả tang nhóm mua bán trái phép chất ma túy, Thượng úy Trần Trung Hiếu bị đâm trọng thương dẫn đến không qua khỏi.

Sáng 17-11, Thượng úy Trần Trung Hiếu (cán bộ Công an xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã được người thân, đồng đội đưa từ bệnh viện về quê nhà tại thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Thượng úy Trần Trung Hiếu.
Thượng úy Trần Trung Hiếu.

Thượng úy Trần Trung Hiếu đã hy sinh trong niềm tiếc thương vô hạn của người thân, gia đình, đồng chí, đồng đội và người dân.

Những ngày qua, nhiều cán bộ chiến sĩ công an, người thân, người dân đã hiến máu để cứu Trung úy Hiếu.

Mặc dù được các y, BS của BV Đa khoa TP Vinh, BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An tận tình nỗ lực cứu chữa, đồng đội và người thân hết lòng chăm sóc nhưng do bị thương quá nặng, Thượng úy Hiếu đã hy sinh.

Thượng úy Trần Trung Hiếu cùng đồng đội giúp người dân đi làm căn cước cho công dân.
Thượng úy Trần Trung Hiếu cùng đồng đội giúp người dân đi làm căn cước cho công dân.

Như PLO đã thông tin, chiều 13-11, Thượng úy Hiếu làm nhiệm vụ tại Đền chợ Củi (xã Xuân Hồng).

Lúc này anh Hiếu phát hiện Trần Trọng Gia Bảo (26 tuổi, ngụ xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nghi vấn mua bán trái phép chất ma túy với một người khác nên đã áp sát để bắt quả tang.

Bất ngờ Bảo dùng kéo tấn công vào vùng cổ Thượng úy Hiếu.

Bị đâm bất ngờ, Thượng úy Hiếu gục xuống nhưng Bảo tiếp tục dùng kéo tấn công thêm nhiều nhát vào người.

Với tinh thần "tương thân, tương ái", "nghĩa tình đồng đội", chiều 16-11, Công an huyện Nghi đã quyên góp ủng hộ gia đình và Trung úy Hiếu.
Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “nghĩa tình đồng đội”, chiều 16-11, Công an huyện Nghi đã quyên góp ủng hộ gia đình và Trung úy Hiếu.

Sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng Công an xã Xuân Hồng cùng người dân đưa Thượng úy Hiếu đi cấp cứu tại BV Đa khoa TP Vinh, Nghệ An, đồng thời bắt giữ Bảo đưa về trụ sở để điều tra, làm rõ.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Bảo về tội giết người và đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Trưa 14-11, ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã đến bệnh viện để thăm hỏi, động viên, biểu dương tinh thần cương quyết đấu tranh với tội phạm của Thượng úy Hiếu.

Thượng úy Hiếu đã lập gia đình, các con còn nhỏ, hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Chiều 16-11, Công an huyện Nghi Xuân tổ chức lễ phát động học tập gương chiến đấu dũng cảm của Thượng úy Hiếu.

Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “nghĩa tình đồng đội” công an huyện đã ủng hộ, quyên góp, động viên, chia sẻ, góp phần vơi bớt khó khăn đối với gia đình anh Hiếu.

XEM THÊM:>>Siết chặt xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy ở Sóc Trăng

Vui Lòng đánh giá

Mức án cưỡng đoạt tài sản cao nhất bao nhiêu năm tù?

Thế nào là cưỡng đoạt tài sản? Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự? Và mức án cao nhất dành cho Tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu năm tù? Liệu Tội cưỡng đoạt tài sản có thể hưởng án treo không? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu ngay sau đây…

  1. Thế nào là cưỡng đoạt tài sản?

Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mức án cưỡng đoạt tài sản cao nhất bao nhiêu năm tù?
Mức án cưỡng đoạt tài sản cao nhất bao nhiêu năm tù?
  1. Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi. bổ sung năm 2017) quy định người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý như sau:

Khung 1: 

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khung 2: 

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  •  Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp:

  •  Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  •  Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: 

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với trường hợp:

  •  Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  •  Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hai đối tượng bị bắt tội Cưỡng đoạt tài sản và môi giới mại dâm tại Hà Nội
Hai đối tượng bị bắt tội Cưỡng đoạt tài sản và môi giới mại dâm tại Hà Nội
  1. Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không?

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
  •  Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

+ Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

+ Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo

+Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015.

+Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

+Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

+Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

+Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, nếu người bị phạt tù tội cưỡng đoạt tài sản có đủ các điều kiện nêu trên thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM

 

Vui Lòng đánh giá

Đăng lên MXH vị trí chốt làm việc của CSGT bị xử lý như thế nào?

Hành vi cố tình đăng lên MXH chốt làm việc của CSGT có thể bị phạt tiền hoặc có thể bị xem xét xử lý hình sự.

Công an Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, nhiều nhóm trên mạng xã hội có hành vi đăng tải nội dung thông báo vị trí các chốt làm việc của CSGT và cảnh sát 141.

Đáng chú ý, một số thanh, thiếu niên còn tụ tập xung quanh các chốt của các tổ CSGT chéo địa bàn hay tổ công tác 141, dùng điện thoại phát trực tiếp (livestream) lên mạng xã hội.

Cơ quan chức năng khẳng định, kế hoạch làm việc của các lực lượng này được giữ bí mật để đấu tranh, trấn áp tội phạm trên đường phố, ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu phát sinh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông.

Nhiều thanh niên nghiện MXH có dấu hiệu gây rối trật tự tại chốt làm việc của CSGT
Nhiều thanh niên nghiện MXH có dấu hiệu gây rối trật tự tại chốt làm việc của CSGT

Theo quy định, người dân có quyền giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT hay tổ công tác 141. Tuy nhiên, Công an Hà Nội khuyến cáo việc giám sát phải tuân thủ pháp luật.

Hành vi cố tình đăng lên MXH chốt làm việc của CSGT có thể bị phạt tiền hoặc có thể bị xem xét xử lý hình sự.

Còn hành vi thông báo chốt, đăng bài lên MXH (kể cả việc báo chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng tiếng lóng) về vị trí làm việc của cảnh sát là hành vi có dấu hiệu gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của lực lượng thực thi công vụ.

Thậm chí, báo chốt cảnh sát lên mạng xã hội còn gây ảnh hưởng đến công tác của lực lượng công an khi cần đấu tranh, mở rộng các vụ án, có thể tạo điều kiện cho tội phạm biết mà lẩn trốn.

Trên thực tế, nhiều trường hợp thông báo chốt cảnh sát lên mạng xã hội đã bị xử phạt hành chính theo điểm e, Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về hành vi, thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định, người nào thực hiện hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở những nơi công cộng mà gây mất trật tự công cộng, sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Người có hành vi tổ chức, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động những người khác gây rối trật tự công cộng, sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng hoặc Chống người thi hành công vụ.

Do đó, Công an Hà Nội đề nghị người dân không tụ tập tại các vị trí bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lượng CSGT nói chung, các Tổ công tác 141 nói riêng để bảo đảm TTATGT và không cản trở lực lượng thi hành công vụ.

Ngoài ra, người dân không đăng bài viết, đăng thông tin, hình ảnh, clip về các vị trí cảnh sát làm việc lên mạng xã hội; không tham gia bình luận, cổ vũ cho các hành vi vi phạm trật tự ATGT và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

XEM THÊM:>>Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên mạng để không bị xử phạt

Vui Lòng đánh giá

Nhức nhối thực trạng làm giả CCCD gắn chip coi thường pháp luật

Hiện nay, tình trạng làm giả CCCD gắn chip đang trở nên phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Người làm giả và sử dụng CCCD giả sẽ bị xử lý theo đúng tội trạng.

Không khó để tìm thấy những fanpage đăng bài quảng cáo dịch vụ làm giả CCCD gắn chip. Đáng ngạc nhiên là những fanpage này thu hút khá đông thành viên.

Điều đáng nói là làm giả CCCD gắn chíp đều thu hút cả 2 bên cung và cầu
Điều đáng nói là làm giả CCCD gắn chíp đều thu hút cả 2 bên cung và cầu

Theo tìm hiểu, bên nhận làm dịch vụ này đưa ra mức giá từ 2 – 4 triệu đồng/1 CCCD. Và càng ngạc nhiên hơn khi phía dưới những bài đăng có đông đảo thành viên hỏi về giá, thời gian và hình thức giao hàng.

Thành viên T.K.V., người quảng cáo thông tin làm giả CCCD gắn chip trên fanpage Làm giả căn cước công dân, cho biết: “Chỉ cần gửi thông tin cá nhân gồm: họ và tên, địa chỉ, tên người thân, số điện thoại, hình ảnh… là bên này sẽ nhận làm. Mỗi CCCD gắn chip có giá 2 triệu đồng”.

Khi hỏi về hình thức giao dịch, người này trả lời: “Chuyển khoản hoặc gửi vào tài khoản Momo trước 50%. Sau khi nhận hàng thì chuyển số tiền còn lại. Cứ đưa địa chỉ, sẽ có dịch vụ giao hàng tận nhà”.

Hình ảnh các nhóm làm giả CCCD gắn chíp trên mạng xã hội
Hình ảnh các nhóm làm giả CCCD gắn chíp trên mạng xã hội

Còn thành viên T.H.S. đăng trên fanpage Làm căn cước công dân giả lấy nhanh: “Bên tôi có nhận làm giả CCCD gắn chip. Mỗi cái có giá 4 triệu đồng. Sau khi nhận thông tin cá nhân thì 2 ngày sau sẽ làm xong”.

T.H.S. cũng đăng tải một số hình ảnh để chứng minh đã từng giao hàng thành công cho nhiều người làm giả CCCD gắn chip.

Người này từ chối giao dịch trực tiếp, đồng thời thừa nhận rằng “đây là hành vi bất hợp pháp”. T.H.S. nói: “Nếu muốn làm thì gửi thông tin, chuyển tiền đặt cọc. Chúng tôi làm xong sẽ gửi hàng qua dịch vụ chuyển phát nhanh”.

Nhiều người rao về dịch vụ làm giả CCCD gắn chip
Nhiều người rao về dịch vụ làm giả CCCD gắn chip

Làm giả CCCD gắn chip là vi phạm pháp luật

Lãnh đạo Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (thuộc Bộ Công an), cho biết có tồn tại thực trạng làm giả thẻ CCCD gắn chip.

“Trong hơn 2 năm qua, nhiều đường dây làm giả CCCD gắn chip ở một số tỉnh, thành đã bị cơ quan chức năng triệt phá”, vị này nói.

Theo vị này, thực tế tội phạm làm giả CCCD gắn chip chỉ có thể làm giả hình thức bên ngoài. Và dù được in màu 3D, có cả mã QR-Code, có miếng đồng giả chip ở phía ngoài… nhưng những CCCD gắn chip được làm giả sẽ không có tích hợp được hàng chục loại giấy tờ khác như: giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, sổ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng…

Vị này khuyến cáo: “Mọi người cần tránh tình trạng làm lộ, lọt thông tin cá nhân, kẻo bị kẻ xấu đánh cắp để làm giả CCCD gắn chip”.

Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần ở TP.HCM thông tin: “Có những trường hợp làm giả CCCD gắn chip. Sau đó đem CCCD gắn chip ấy đến để mở tài khoản ngân hàng. Sau khi kiểm tra kỹ thì phát giác là giả mạo nên yêu cầu cơ quan công an xử lý”.

Theo luật sư Nguyễn Trọng Hiếu, đoàn luật sư TP.HCM, thời gian qua trên Facebook xuất hiện nhiều người thiết lập các fanpage để quảng cáo, mồi chài làm giả CCCD gắn chip. Ở những fanpage này có nhiều người cùng tham gia bình luận để “đặt hàng”.

“Đó là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án, phê phán. Mọi người cần tránh xa và nói không với việc làm giả CCCD gắn chip”, LS Hiếu nói.

Luật sư Hiếu cho biết pháp luật quy định rất cụ thể về hành vi làm giả CCCD gắn chip hay sử dụng CCCD gắn chip giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

“Mức xử phạt hành chính hành vi làm giả CCCD hay sử dụng CCCD giả được quy định tại Điều 10 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP là phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng. Còn nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người làm giả CCCD hay sử dụng CCCD giả có thể bị xử lý hình sự theo Điều 341 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, luật sư Hiếu cho biết thêm.

Luật sư Hiếu cũng mong rằng mọi người nên cẩn thận trong việc bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân. Qua đó tránh trường hợp bị lộ để người khác ăn cắp thông tin, làm giả CCCD gắn chip. Ngoài ra, ông Hiếu cũng kiến nghị Facebook cần “xóa sổ” những fanpage đăng tin về dịch vụ làm giả CCCD gắn chip.

XEM THÊM:>>Những quy định mới nhất về CCCD gắn chip năm 2023

Đừng nên tin những kẻ nhận làm giả CCCD gắn chip

Nhiều người cũng sử dụng tài khoản để “bóc phốt” về vấn nạn làm giả CCCD gắn chip. Một bài đăng: “Đừng nên tin những kẻ nhận làm giả CCCD gắn chip. Hoàn thành việc chuyển khoản tiền đặt cọc là những kẻ ấy sẽ chặn Facebook, lập tài khoản khác để tiếp tục lừa người khác”.

Vui Lòng đánh giá

Tình huống xử phạt học sinh đánh nhau phải ngồi tù

Những ngày qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, khiến học sinh bất an, thầy cô và gia đình các em lo lắng. Chỉ trong vòng 1 tuần qua, ít nhất xảy ra 3 vụ học sinh đánh nhau tại TPHCM, Hà Nội, Nghệ An.

Thực trạng học sinh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tiếp xảy ra đánh nhau, tung clip lên mạng khiến dư luận quan tâm, bất bình. Câu hỏi nhiều người đặt ra là những học sinh đánh bạn ngoài kỷ luật của nhà trường thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình?

Học sinh đánh nhau tại Hà Nội
Học sinh đánh nhau tại Hà Nội

Học sinh mâu thuẫn nhỏ cũng đánh nhau

Tối 12/11, video một nữ sinh bị đánh hội đồng được lan truyền rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội. Trong video, nạn nhân ngã trên nền gạch, liên tiếp bị nhóm nữ sinh đánh, đá vào đầu… nên chỉ ôm mặt khóc. Sự việc sau đó được xác định xảy ra tại Trường THCS Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Theo điều tra ban đầu: vụ việc xảy ra lúc 16 giờ 45 ngày 10/11/2023, 4 học sinh, gồm Tố U. (học sinh đã nghỉ học); Bảo A., Hương L. và Mai U., đều là học sinh Trường THCS Tân Minh đã đến gặp để gây sự với em Thu N, học sinh lớp 6D, sau đó quay clip rồi đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội. Đáng lưu ý, trong nhóm nữ sinh này có Mai U. vừa đến trường sau thời gian bị đình chỉ học do có xô xát với bạn học.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã cùng công an địa phương vào cuộc lập biên bản sự việc và kịp thời đưa em N. đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Cùng việc thăm nom, động viên em N., Cơ quan công an huyện Thường Tín và Công an xã Tân Minh đang tích cực củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.

Chiều 13/11, một lãnh đạo Trường THCS Khánh Sơn (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) xác nhận: hôm 10/11, ở ngay trong trường nhưng ngoài giờ làm việc, một nữ sinh lớp 7 của trường đã bị bạn đánh và lột áo ngay trong trường.

Thời điểm hai em đánh nhau, xung quanh có nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không em nào có động thái can ngăn.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc là vì B.T.N (lớp 7D) cho rằng bị nạn nhân là Q (lớp 7B) “nhìn đểu”.

Trước đó cũng xảy ra các vụ nam nữ sinh tại Đắk Lắk và TP Hồ Chí Minh xô xát đánh nhau cũng vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng xã hội hay xuất phát từ sự kích động của bạn bè.

Một vụ học sinh đánh nhau khác
Một vụ học sinh đánh nhau khác

Khi nào học sinh đánh nhau bị xử lý hình sự?

Đa số các vụ học sinh đánh người ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường. Nhưng nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đối với những hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau, tụ tập, gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc nếu đủ dấu hiệu tội phạm thì có thể bị xử lý theo điều Điều 134, Bộ Luật Hình sự 2015 – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Xử phạt hành chính Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Xử lý hình sự Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Như vậy: Học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi của các em đã có dấu hiệu tội phạm.

Học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Còn học sinh dưới 14 tuổi, nếu hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thì đã có các trung tâm trường giáo dưỡng để phục vụ công tác giáo dục các em một mức độ cao hơn mức độ nhà trường để các em có nhận thức đúng đắn để không tái diễn hành vi vi phạm

Như quí vị thấy, tình trạng bạo lực học đường nhất là tụ tập đánh nhau, đánh người diễn ra ngày càng nhiều đến mức báo động, rất cần được ngăn chặn trước khi để lại nhiều hậu quả xấu.

Để làm được điều đó, rất cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và cả xã hội nhất là rất cần có những buổi tuyên truyền để học sinh hiểu rằng, hành vi của mình là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, thậm chí có thể ngồi tù nếu gây thương tích cho người khác.

XEM THÊM: 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI