Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Bạo lực học đường có thể bị phạt tù

Việc học sinh đánh nhau đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội; việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề của các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện tư tưởng; đạo đức trong cuộc sống đã phần nào sai lệch. Vậy, theo quy định học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao?

Thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường được hiểu là các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến thân thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay các hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi; cùng các hành vi cố ý khác gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần của các đối tượng là học sinh sinh viên xảy ra trong phạm vi cơ sở giáo dục hoặc bên ngoài.

Hành vi của bạo lực học đường

+ Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh: Bạo lực học đường thể hiện qua hành vi dùng vũ lực đe dọa, mang vũ khí đến trường, lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng, tra tấn, hành hạ… nhằm tác động vật lý lên cơ thể, khiến họ rơi vào tình trạng không thể chống đỡ, gây ra những tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho người bị hại.

+ Bạo lực tinh thần: Dùng từ ngữ, lời nói xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần, đẩy họ vào chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bất an, sợ hãi.

+ Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hiếp dâm… mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên. Đây là hành vi ngày càng diễn ra phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Theo đó, học sinh nữ bị xâm hại tình dục tại trường. Đây là một trong những hình thức xấu xa và đáng sợ nhất của bạo lực học đường.

+ Cách hình vi khác…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường

+ Do mâu thuẫn cá nhân giữa các học sinh với nhau, bằng nhiều lý do như nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu,… Sự bồng bột trong suy nghĩ ở độ tuổi đang phát triển, suy nghĩ của các bạn chưa đủ chín chắn, tính hiếu thắng và mong muốn thể hiện cao, không biết tự điều chỉnh cảm xúc để giải quyết mâu thuẫn, mà luôn hướng tới việc “trả thù” bằng việc gây ra những tổn thương về sức khỏe, tinh thần cho đối phương.

+ Do ảnh hưởng tác động của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa, (xem phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực…).

Bạo lực học đường có thể bị phạt tù
Bạo lực học đường có thể bị phạt tù

Hậu quả của hành vi bạo lực học đường

+ Đối với nạn nhân của bạo lực học đường: Các bạn sẽ bị tổn thương về sức khỏe lẫn tâm lý; luôn hoang mang, sợ hãi, ám ảnh khi đến trường.

+ Đối với người thực hiện hành vi bạo lực học đường: Bị bạn bè xung quanh xa lánh, cô lập.

+ Đối với công tác giáo dục: Môi trường học đường bị gây rối loạn. Điều này khiến các học sinh khác bị ảnh hưởng, không có nền tảng môi trường học đường toàn diện nhất để học tập, vui chơi và rèn luyện.

Giải pháp phòng chống bạo lực học đường

Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), trước thực trạng bạo lực học đường có tính chất phức tạp, công tác phòng chống cần các giải pháp sau:

Thứ nhất: cần nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở giáo dục, giáo viên chủ nhiệm, nơi để xảy ra hành vi bạo lực học đường. Xây dựng quy trình xử lý đối với hành vi bạo lực học đường.

Thứ hai: tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường với các nội dung cụ thể, hình thức phong phú, đa dạng.

Thứ ba: nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.

Thứ tư: lựa chọn các nội dung cần thiết để lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường trong các môn học trong chương trình giáo dục một cách hợp lý, hiệu quả.

Thứ năm: tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường; thực hiện nghiêm túc thực chất ứng xử văn hóa trong trường học. Giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho học sinh để không bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường nói riêng và các tệ nạn xã hội.

Thứ sáu: xây dựng cổng thông tin phòng chống bạo lực học đường nhằm đánh giá sàng lọc, phát hiện và dự báo sớm cho địa phương nguy cơ bạo lực, tổn thương sức khỏe tâm thần; tiếp nhận phản ánh nhanh các nguy cơ tự hại và tự sát.

Cổng thông tin phòng chống bạo lực học đường cũng sẽ giúp cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, quy trình hướng dẫn, kết quả ứng dụng của các mô hình phòng chống bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn; kết nối chuyên gia để xử lý nhanh các khủng hoảng phát sinh.

Thứ bảy: đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng đơn vị thực hiện chức năng tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong cơ sở giáo dục; xây dựng vị trí việc làm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.

Thứ tám: tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình về các hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục học sinh.

Nhà trường cần hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan thông qua việc ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực học đường.

Thứ chín: tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành về xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Phối hợp xử lý nghiêm các hành vi bạo lực học đường và hành vi cổ xúy cho bạo lực học đường.

Thứ mười: nghiên cứu, học tập kinh nghiệm một số mô hình quốc tế phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả đã được quốc tế công nhận để tiến hành Việt hóa, cung cấp cho các địa phương, cơ sở giáo dục xem xét, lựa chọn, đưa vào sử dụng.

Bạo lực học đường sẽ bị xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính

– Theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.

– Cũng theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì cá nhân có hành vi bạo lực học đường có thể bị phạt cảnh cáo nếu hành vi đó chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Bồi thường dân sự

– Theo Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thực hiện hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự. Bao gồm các chi phí sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thực hiện hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những chi phí được xác định như sau:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

– Nếu người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự năm 2015).

– Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Xử phạt hình sự

– Theo nguyên tắc, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, đối với những học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường khi đã đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:

– Theo khoản 22 Điều 1 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.

– Ngoài ra, cá nhân thực hiện hành vi bạo lực học đường cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

+ Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Lưu ý: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi bạo lực học đường gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bị hại.

 

Vui Lòng đánh giá

Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Quen biết và yêu đương với một tài khoản Facebook có tên và hình ảnh là cô gái xinh đẹp sống ở Bắc Giang, anh S. đã nhận “trái đắng”. Sau đây là chi tiết vụ việc rất đáng cảnh giác bởi trước đó không lâu một đại gia miền tây cũng sập bẫy yêu qua mạng với một mỹ nhân nhưng thực chất là gã đàn ông xấu xí và mất đến 7 tỷ đồng một cách cay đắng…

Hám của lạ bị sập bẫy tại Bắc Giang

Ngày 27/10, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hiệp Hòa đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) để làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, khoảng tháng 7/2023, Nguyễn Văn Huy sử dụng tài khoản Facebook “Thúy Moon” với ảnh đại diện là hình ảnh cô gái trẻ, xinh đẹp rồi kết bạn với anh S. để làm quen, tán tỉnh, nhận lời yêu…

Quá trình nhắn tin, Huy đề nghị anh S. gửi những hình ảnh nhạy cảm hoặc gọi video trong khi Huy không bật camera của mình. Sau đó, Huy tải những hình ảnh hoặc video về rồi sử dụng những hình ảnh, video nhạy cảm của anh S., dọa đăng lên mạng xã hội để ép anh S. phải chuyển tiền cho mình qua tài khoản không chính chủ.

Đối tượng đã cưỡng đoạt số tiền 3.000.000 đồng của anh S. và buộc người đàn ông này phải mua cho mình 1 chiếc điện thoại di động iPhone 7.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Qua vụ việc trên, Công an huyện Hiệp Hòa khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những lời mời kết bạn trên mạng xã hội từ các tài khoản không rõ nguồn gốc, không tin tưởng vào những lời hứa và những đề nghị không rõ ràng.

Đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
Đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1997, trú tại Thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)

TIN HOT>>Nóng: Sát hại cô gái bán hàng quần áo ở Bắc Ninh rồi tự tử

Mê “em gái mưa ảo” đại gia Cà Mau trả giá đắt

Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cà Mau cho biết: đơn vị đang tạm giữ hình sự Lâm Hoàng Ngân (39 tuổi, ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra ban đầu, vào khoảng tháng 4/2023, Ngân sử dụng tài khoản mạng xã hội Zalo mang tên “Hoang Ngan” kết bạn với ông H.

Nhắn tin qua lại, ông H (ngụ thành phố Cà Mua, tỉnh Cà Mau) hứa giúp đỡ “nữ sinh” vì mới ra trường, đang tìm việc làm.

Để tạo lòng tin với ông H, Ngân lên mạng tải ảnh nữ gửi cho ông H và hẹn đến khách sạn.

Sau đó, Ngân đồng ý đến khách sạn với ông H với điều kiện phải chuyển tiền cho Ngân và ông H đã chuyển cho Ngân 13 triệu đồng.

Nhiều lần hẹn, nhưng Ngân không đến với nhiều lý do và đề nghị ông H tiếp tục nhiều lần chuyển tiền. Không gặp được, ông H đã xóa kết bạn Zalo với Ngân.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lâm Hoàng Ngân bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Đại gia liên tục bị lừa vì mê gái trẻ

Biết ông H là người có điều kiện, Ngân tiếp tục dùng mạng xã hội kết bạn với ông và giới thiệu mình là Phượng Hằng ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau.

Sau khi tạo được lòng tin, Ngân giới thiệu mình là nữ sinh mới ra trường, gia đình khá giả, có anh làm kiến trúc sư, cần tiền mua xe đi làm, dựng chuyện cha tử vong, anh trai tự tử để ông H chuyển tiền…

Tin lời, ông H chuyển vào số tài khoản của Nguyễn Thị Phượng Hằng 16 lần, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông H còn dùng số tài khoản của một doanh nghiệp chuyển vào tài khoản Nguyễn Thị Phượng Hằng 800 triệu đồng.

Khi đã chuyển tiền gần 3 tỷ đồng, ông H yêu cầu Ngân đưa số tài khoản khác để tránh… bị vợ ông phát hiện.

Ngân liền mượn số tài khoản của bạn là Lâm Quốc Trung, nói Trung là luật sư của anh ruột mình. Sau đó, ông H chuyển vào tài khoản của Trung hai lần, với số tiền hơn 220 triệu đồng.

Trong một lần đi đường, thấy cửa hàng bán điện thoại có dịch vụ chuyển tiền, Ngân nói với ông H mình đang làm tại công trình cầu Rạch Miễu 2, cần chuyển tiền nhưng tài khoản gặp sự cố, phải nhờ tài khoản để xử lý công việc và trả phí cho chủ tài khoản.

Ngân dùng tài khoản tên Nguyễn Thanh Liêm để ông H chuyển tiền 16 lần, tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng.

Về phần ông H, sau khi đã chuyển cho Ngân hơn 5 tỷ đồng, nhưng vẫn không được gặp mặt nên nhắn tin nhắc về số nợ.

Đến giữa tháng 6/2023, ông H tiếp tục truy hỏi về số nợ, Ngân nói không có Liêm, Hằng, Cường nào hết, mà do Trung kẹt tiền kinh doanh bất động sản nên mượn vốn và hứa hai tuần sẽ trả. Nhưng sau đó Ngân trốn và không liên lạc được.

Sau đó, ông H làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an.

Tiếp nhận tin báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau xác định được Ngân là nghi phạm và đã mời lên làm việc.

Được biết, bản thân Ngân có hai tiền án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội không tố giác tội phạm.

XEM THÊM>>Công an tỉnh Bắc Giang ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn

Vui Lòng đánh giá

Mức xử phạt chiêu trò tua công-tơ-mét bán xe giá cao như thế nào?

Tua ngược công-tơ-mét được xác định là hành vi gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng nên bị xử phạt rất nặng, thậm chí phải ngồi tù. Mời quí vị cùng xuphat.com cùng tìm hiểu…

Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện

Việc ô tô cũ bị tua công-tơ-mét trước khi đến tay khách hàng không phải hiếm gặp tại Việt Nam, thậm chí diễn ra rất phổ biến.

Ngay cả với dân mua bán xe cũ chuyên nghiệp, việc mua xe bị tua công-tơ-mét cũng là chuyện rất hay xảy ra chứ không riêng gì với người mua xe bình thường. “Check” hãng là căn cứ duy nhất để có thể biết chiếc xe đó đã chạy được bao nhiêu kilomet.

Còn nếu không kiểm tra được thông qua đại lý hãng thì chỉ có thể mua theo cảm tính, rất khó nhận biết xe có bị tua công-tơ-mét hay không: “Ví dụ như nhìn vào tình trạng da trong xe, đời lốp… để đoán liệu chiếc xe này có số kilomet chính xác hay không. Tuy nhiên nếu tua chuyên nghiệp, bọc lại da ghế, thậm chí thay cả vô-lăng, mua lốp cùng đời xe… thì cũng khó có thể nhận biết được. Bản thân mình từ vài năm nay cũng đã né kinh doanh những dòng như Vios, City… vì đây là những xe hay chạy dịch vụ, để hạn chế việc mua phải xe bị tua công-tơ-mét”.

Bên cạnh đó, người kinh doanh ô tô cũ cũng chia sẻ, hiện khi mua ô tô cũ, tuỳ từng đại lý hãng có thể sẽ có hạng mục kiểm tra xe nhưng hầu như không bên nào cam kết số kilomet xe đã đi.

“Theo kinh nghiệm làm nghề mua bán xe cũ, hiện chỉ có các đại lý Mercedes-Benz nhận kiểm tra và có xác nhận bằng văn bản về số kilomet của xe. Tuy nhiên, con số cụ thể sẽ không được khẳng định. Do trên xe có nhiều hộp đen, có thể lưu giữ được số kilomet thật nên họ chỉ kiểm tra và xác nhận việc số kilomet ở các hộp đen có trùng hoặc không trùng nhau hay không. Bởi vẫn có thể xảy ra trường hợp tất cả các hộp đen đều đã bị chỉnh lại số kilomet”, một người bán xe cũ tiết lộ.

PGS.TS Nguyễn Thành Công, Phó trưởng bộ môn cơ khí ô tô (Đại học GTVT) cho biết, ô tô bị “tua công” sẽ làm sai lệch về thời hạn chu kì bảo dưỡng của xe. Việc không được bảo dưỡng đúng sẽ gây nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng tới chất lượng của các hệ thống tổng thành cũng như tính năng khai thác của ô tô.

Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện
Chiêu trò tua công-tơ-mét tinh vi đến thợ cũng khó phát hiện

XEM THÊM>>Vi phạm nồng độ cồn cán bộ, công chức bị kỷ luật như thế nào?

Tua công-tơ-mét nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù

Theo các Luật sư: hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể chế tài đối với hành vi tua công – tơ – mét ô tô do đó các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này vẫn lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật. Nếu tham chiếu đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là hành vi gian dối thì mức xử phạt hiện vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

“Điều 61 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định mức xử phạt đối với hành vi đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng thì mức xử phạt cao nhất cũng chỉ có 20 triệu đồng.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 198, Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội lừa dối khách hàng, người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng từ thông qua việc gian lận hàng hóa để lừa dối khách hàng.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng là hành vi có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

“Tua công-tơ-mét” nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù
“Tua công-tơ-mét” nâng giá xe cũ có thể bị xử phạt tù

Trên Thế giới xử phạt hành vi gian lận này ra sao?

Trên thế giới, nhiều trường hợp tua công-tơ-mét đã bị phạt tiền và tù. Tại Mỹ, đạo luật Liên bang số 49 (được thông qua năm 1972) nghiêm cấm hành vi quảng cáo, rao bán, lắp đặt, hoặc sử dụng thiết bị để vặn lùi công-tơ-mét.

Cá nhân vi phạm sẽ đối diện với mức phạt tiền tối đa 250.000 USD hoặc gấp đôi số tiền lãi ròng hoặc lỗ ròng có được từ hành vi tội phạm, tùy mức nào nhiều hơn.

Mức phạt tù cho hành vi này cao nhất là 3 năm. Pháp nhân vi phạm bị phạt tiền tối đa 500.000 USD. Giám đốc hoặc nhân viên của công ty nếu cố ý vi phạm cũng sẽ bị áp dụng hình phạt như với cá nhân.

Mới đây nhất ở Anh, một người đàn ông 34 tuổi đã phải chịu 2 năm tù treo sau khi tua ngược công-tơ-mét của 46 ôtô trong nhiều năm qua.

Ngoài mức án treo 2 năm là 100 giờ lao động công ích và 15 ngày phục hồi nhân phẩm.

TIN HOT>>Đấu giá hai biển tứ quý 8888, 9999 giá bao nhiêu?

 

Vui Lòng đánh giá

Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân

Cùng xuphat.com tìm hiểu về Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021.

Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân
Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2015/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẰNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2021/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2021

Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

Căn cứ Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 (sau đây viết gọn là Nghị định số 137/2015/NĐ-CP) về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công an các đơn vị, địa phương.

2. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

Chương II

THU THẬP, CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA THÔNG TIN CÔNG DÂN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ; MÃ SỐ TRONG SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN; THÔNG BÁO SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN VÀ THÔNG TIN CÔNG DÂN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ; HỦY, XÁC LẬP LẠI SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN

Điều 3. Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư

1. Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư được thực hiện thông qua công tác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, cấp thẻ Căn cước công dân và trực tiếp từ công dân.

2. Việc cập nhật, chỉnh sửa thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) phê duyệt.

3. Khi có yêu cầu thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã tiến hành phát phiếu, hướng dẫn công dân kê khai, thu Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư; tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân kê khai với giấy tờ pháp lý, giấy tờ hộ tịch của người được thu thập.

Trường hợp thông tin về công dân đã đầy đủ, chính xác thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu.

Trường hợp thông tin về công dân chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác thì yêu cầu công dân kê khai bổ sung, chỉnh lý và xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ xác thực thông tin.

Trường hợp thông tin của công dân không đồng nhất thì Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với công dân, cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó, sau khi xác định thông tin chính xác của công dân thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu. Trường hợp không đủ căn cứ để phê duyệt thì thông báo và đề nghị công dân bổ sung, hoàn thiện.

4. Công an cấp xã tiến hành cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong thời hạn 02 ngày làm việc phải chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) để lưu vào tàng thư hồ sơ cư trú.

5. Khi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phát hiện thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bị thiếu, có sai sót hoặc không phù hợp thì yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú kiểm tra, rà soát tính chính xác của thông tin; chỉnh sửa, bổ sung thông tin của công dân khi có đủ căn cứ.

Điều 4. Mã số trong số định danh cá nhân

1. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo.

3. Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 6. Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân

1. Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.

2. Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.

3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác.

4. Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại.

5. Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định.

Chương III

CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 7. Thu thập, cập nhật thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

1. Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân qua công tác thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

2. Thông tin của công dân thu thập qua công tác thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định.

Điều 8. Cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

1. Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

a) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.

b) Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

c) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

d) Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

2. Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này.

b) Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Điều 9. Thẩm quyền cho phép cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

1. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp huyện.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp tỉnh.

3. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc; cho phép kết nối, chia sẻ thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân với các cơ sở dữ liệu khác sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.

Chương IV

CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 10. Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Điều 12. Xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân

1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.

2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Trường hợp thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân (nếu có). Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để xác định chính xác nội dung thông tin.

Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Công dân có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân khi công dân có thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.

Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Điều 14. Tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp tiến hành thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động nếu xét thấy cần thiết.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại cơ quan, tổ chức khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng các cơ quan này và xét thấy cần thiết.

3. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG AN CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN, CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai thực hiện công tác về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thu thập, cập nhật, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân.

3. Quản lý, khai thác, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

4. Tổ chức sản xuất, thống nhất quản lý thẻ Căn cước công dân; phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính, Cục Trang bị và kho vận, Viện Khoa học và công nghệ và các đơn vị có liên quan để bảo đảm kinh phí sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân, trang cấp vật tư, phương tiện, biểu mẫu phục vụ công tác cấp thẻ Căn cước công dân.

5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

7. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an

1. Cục Tổ chức cán bộ, Cục Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

2. Cục Kế hoạch và tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội bố trí kinh phí thường xuyên, đột xuất phục vụ xây dựng và duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

3. Cục Công nghệ thông tin, Viện Khoa học và công nghệ, Cục Viễn thông và cơ yếu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn, đảm bảo cho Công an các đơn vị, địa phương về kỹ thuật, công nghệ, bảo mật thông tin trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

4. Cục Hậu cần, Cục Trang bị và kho vận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn, đảm bảo cho Công an các đơn vị, địa phương về vật tư, trang thiết bị trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý Căn cước công dân.

5. Các đơn vị khác thuộc Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong công tác liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

Điều 17. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh

1. Trực tiếp thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.

2. Tổ chức thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo sự phân công, phân cấp của Bộ Công an.

3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân trong phạm vi quản lý.

4. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân tại địa bàn quản lý và báo cáo về Bộ Công an.

Điều 18. Trách nhiệm của Công an cấp huyện

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an cấp xã về thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Tổ chức thực hiện công tác cấp, quản lý Căn cước công dân, kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân của công dân trong địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Điều 19. Trách nhiệm của Công an cấp xã

1. Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Nắm tình hình, thống kê, rà soát người đến độ tuổi được cấp Căn cước công dân; phối hợp với Công an cấp trên trong tổ chức thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân tại địa bàn.

3. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 và thay thế Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân; Thông tư số 40/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.

Vui Lòng đánh giá

Không cho chồng đi tụ tập bạn bè, vợ có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng

Theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè.

Những quy định cần biết

– Theo quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng thì: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

Không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên trong nội dung viết về quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình. Khác với quan hệ vợ chồng trong các chế độ xã hội xưa, người vợ thường chấp nhận phục tùng người chồng, ít khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng là thước đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị mới nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn đã hàng trăm năm nay luôn bị quan niệm là hậu phương, là “ngồi xó bếp”, là “lấy chồng phải theo chồng”.

– Tại Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý thì việc cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Đồng thời, người vợ có hành vi vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi người chồng có yêu cầu.

Hình minh họa
Hình minh họa

Chế tài đối với hành vi cấm cản vô cớ thành viên trong gia đình ra ngoài

Theo quy định Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

– Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

– Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Có thể bạn quan tâm

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI