Ví dụ: 29A12345

Search Results for: tội phạm

Thắc mắc: Khi nào được hoãn thi hành án tử hình ?

VKSND Tối cao cho biết việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoãn thi hành án.

Vừa qua, VKSND Tối cao đã ban hành công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự.

VKSND Tối cao đã ban hành công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự.
VKSND Tối cao đã ban hành công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự.

VKSND Tối cao cho biết, qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự và kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND Tối cao nhận được ý kiến phản ánh đề nghị hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng một số quy định của Bộ luật nêu trên.

Do vậy, VKSND Tối cao đã hướng dẫn 12 vướng mắc liên quan đến quy định tại BLHS, 4 vướng mắc liên quan đến quy định tại BLTTHS và 5 vướng mắc liên quan đến quy định về thi hành tạm giữ, thi hành án hình sự.

Trong đó, liên quan đến thi hành án tử hình, thực tiễn đặt ra tình huống: Trường hợp người bị kết án  không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình mà chỉ có đơn kêu oan (Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì có được coi là đủ điều kiện để thi hành án tử hình không hoặc đến khi tiến hành thi hành án bị án mới viết đơn ân giảm lên Chủ tịch nước thì có được hoãn thi hành án không?

Về vấn đề này, theo VKSND Tối cao, khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015 quy định đơn xin ân giảm hình phạt tử hình là đơn người bị kết án xin được giảm án, không phải chấp hành án tử hình và được gửi lên Chủ tịch nước trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; còn đơn kêu oan là đơn người bị kết án cho rằng mình bị oan, không có tội. Đây là hai loại đơn khác nhau.

Việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoàn thi hành án tử hình.
Việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoàn thi hành án tử hình.

Hiện nay pháp luật chỉ quy định việc bản án tử hình được thi hành khi có đủ hai điều kiện:

(i) Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và (ii) người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nên cần phải xác định: Nếu người bị kết án chỉ có đơn kêu oan, không có đơn xin ân giảm thì Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án TAND Tối cao phải xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không kháng nghị, người bị kết án không có đơn xin ân giảm trong thời hạn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015 (Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật) thì đủ điều kiện thi hành án tử hình theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015.

Về việc hoãn thi hành án tử hình, VKSND Tối cao cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS gồm: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

(ii) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

(iii) Ngay trước khi thi hành án, người bị kết án khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

Trong đó, Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc có quy định về “có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình nêu trên được hiểu là: trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác không thể tổ chức thực hiện được việc thi hành án tử hình hoặc các trường hợp như: trên đường áp giải, người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện; trường hợp trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được.

XEM THÊM:>>Bắt giữ tài xế vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người thương vong ở Thủ Đức

Theo đó, việc viết đơn xin ân giảm hình phạt tử hình khi tiến hành thi hành án không phải điều kiện để hoàn thi hành án tử hình.

Tuy nhiên, VKSND Tối cao cũng cho rằng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, bảo đảm tính thận trọng trong việc thi hành án tử hình.

Vui Lòng đánh giá

Có được quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT không?

Câu hỏi về quyền của người dân kiểm tra giấy tờ của CSGT đã trở thành một đề tài đáng quan tâm trong thời gian gần đây. Mời quý vị cùng xuphat.com giải đáp câu hỏi này.

Để đưa ra câu trả lời chính xác về việc liệu người dân có quyền được kiểm tra giấy tờ của CSGT hay không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và xem xét một số quy trình cụ thể liên quan đến hoạt động kiểm soát của CSGT trong thời kỳ hiện nay.

Câu hỏi về quyền của người dân kiểm tra giấy tờ của CSGT đã trở thành một đề tài đáng quan tâm trong thời gian gần đây
Câu hỏi về quyền của người dân kiểm tra giấy tờ của CSGT đã trở thành một đề tài đáng quan tâm trong thời gian gần đây

Theo đó, khi phương tiện giao thông được yêu cầu thực hiện kiểm soát và dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT được phân công làm nhiệm vụ, thực hiện các bước như sau:

  • Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
  • Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó yêu cầu người đó cho phép kiểm tra các giấy tờ liên quan và kiểm tra phương tiện giao thông.
  • Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định.
  • Ngay sau khi hoàn tất kiểm soát, cán bộ CSGT báo cáo kết quả kiểm soát cho Tổ trưởng, thông báo cho người điều khiển phương tiện và những người trên xe biết về kết quả kiểm soát, cũng như về hành vi vi phạm nếu có, cùng với biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Đối với các phương tiện chở người từ 10 chỗ trở lên, cán bộ CSGT có thể tiến thẳng lên khoang chở người để tiến hành kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

Nếu có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, hoặc đồ vật có thể ẩn chứa tang vật, phương tiện hoặc tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính, CSGT được phép thực hiện khám người và kiểm tra phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật để xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm tội phạm, CSGT sẽ tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự để thực hiện các biện pháp cần thiết.

Xem thêm >> MUA XE MỚI CÓ ĐƯỢC GẮN BIỂN SỐ ĐÃ ĐỊNH DANH TỪ XE CŨ?

Có được quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT không?

Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã đặt ra một tập hợp các nguyên tắc quan trọng để bảo vệ quyền tiếp cận thông tin, một vấn đề mà cộng đồng dân cư đang rất quan tâm. Các quy định này không chỉ giúp tôn trọng sự bình đẳng của mọi công dân mà còn đảm bảo rằng thông tin cung cấp là chính xác và đầy đủ.

Người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp
Người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp

Một số nguyên tắc cụ thể đã được nêu tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 bao gồm:

  • Bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
  • Thông tin chính xác và đầy đủ.
  • Cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
  • Hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  • Quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Ngoài ra, Luật còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cho những người khuyết tật và những người sinh sống ở những vùng có khó khăn đặc biệt như khu vực biên giới, hải đảo, miền núi và các vùng kinh tế – xã hội khó khăn.

Thừa theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 67/2019/TT-BCA, Công an nhân dân đã xác định rõ các nội dung phải được công khai liên quan đến công tác bảo đảm trật tự và an toàn giao thông. Những nội dung này bao gồm:

  • Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính: Luật đề cập đến quy trình, tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, và cách thức liên hệ với cơ quan Công an nhân dân có nhiệm vụ thực hiện kiểm soát vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, việc công khai các kế hoạch kiểm soát, thời gian thực hiện và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, chiến sỹ cũng là điểm quan trọng.
  • Công tác đăng ký, cấp biển số xe: Thông tin liên quan đến việc đăng ký, cấp biển số xe cũng được quy định rõ ràng. Các quy trình, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan Công an và người dân trong quá trình này cũng được công khai để đảm bảo tính minh bạch và đúng trình tự.
  • Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông: Cách thức chỉ huy, điều khiển giao thông và các thông tin liên quan đến việc này cũng được Công an nhân dân công khai để đảm bảo an toàn và minh bạch trong việc quản lý giao thông.
  • Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông: Luật cũng quy định về quy trình, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ trong việc điều tra và giải quyết tai nạn giao thông. Điều này giúp đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan.

Đồng thời, Điều 6 của Thông tư 67/2019/TT-BCA cũng rõ ràng về việc áp dụng các hình thức công khai khác nhau để thông tin về Công an nhân dân được truyền tải đến cộng đồng. Điều này có thể là thông qua các trang thông tin điện tử, Công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an, hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được rằng người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp được; mà chỉ được kiểm tra các giấy tờ của CSGT một cách gián tiếp thông qua các quy định về hình thức nội dung của công khai của Công an nhân dân như đề cập ở trên.

Nguồn: VTC

Vui Lòng đánh giá

Từ 11/2023 chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực

Theo đó, quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công; giảm 30% tiền thuê đất năm 2023; nhiều tổ chức được thu phí xuất cảnh, nhập cảnh… là một số chính sách sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 11 năm 2023.

Từ tháng 11/2023 chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực. Ảnh minh hoạ
Từ tháng 11/2023 chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực. Ảnh minh hoạ

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công

Căn cứ theo Nghị định 72/2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11.

Theo đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên 1 ôtô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá.

Chức danh được sử dụng thường xuyên 1 xe ôtô trong thời gian công tác, không quy định mức giá: Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Đối với các chức danh được sử dụng thường xuyên một ôtô công trong thời gian công tác, Nghị định số 72/2023/NĐ-CP chia làm ba bậc với ba mức giá mua xe là 1,5 tỉ đồng, 1,55 tỉ đồng và 1,6 tỉ đồng/xe.

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023

Từ ngày 20/11, Quyết định 25 của Thủ tướng về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 chính thức có hiệu lực.

Theo đó, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (người thuê đất).

Từ ngày 20/11, Quyết định 25 của Thủ tướng về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 chính thức có hiệu lực.
Từ ngày 20/11, Quyết định 25 của Thủ tướng về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 chính thức có hiệu lực.

Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, hết thời hạn được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan.

Nhiều tổ chức được thu phí xuất cảnh, nhập cảnh

Thông tư 62 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2021 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam) của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 18/11.

Theo đó, tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh; công an, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố; công an cấp quận/huyện thuộc tỉnh, thành phố; công an xã/phường/thị trấn.

Tổ chức thu phí được trích lại 25% (thay cho mức 20% quy định tại Thông tư 25) số tiền phí thu được để trang trải các nội dung chi theo quy định tại Nghị định 120/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và Lệ phí.

Những thông tin cảu ngành công an công bố trên mạng Internet

Theo Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 45/2023/TT-BCA (có hiệu lực từ 15/11), Bộ Công an phải cung cấp các thông tin sau đây trên môi trường mạng, bao gồm:

Thông tin chỉ đạo, điều hành, hoạt động của lãnh đạo Bộ Công an; Tình hình, kết quả các mặt công tác công an. Nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí của người phát ngôn Bộ Công an, người được ủy quyền phát ngôn về các vấn đề liên quan đến công tác công an mà dư luận xã hội quan tâm.

Thông tin về các vụ án, vụ việc đang được cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh mà xét thấy việc cung cấp thông tin trên môi trường mạng là cần thiết.

Nội dung Bộ Công an trả lời kiến nghị của cử tri; Lịch tiếp công dân của lãnh đạo Bộ Công an; Thông tin đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai lệch về Đảng, Nhà nước, ngành công an và công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; Điểm tin Interpol.

Thông tin về đối tượng truy nã, truy tìm; Thông tin về các tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Các thông tin chuyên đề.

Thông tin về các dịch vụ công trực tuyến Bộ Công an đang triển khai thực hiện; Các thông tin khác do lãnh đạo Bộ Công an hoặc Chánh Văn phòng Bộ Công an quyết định.

Xem thêm >>> 7 TRƯỜNG HỢP CON KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ NHÀ ĐẤT TỪ CHA MẸ KỂ TỪ NĂM 2023

Vui Lòng đánh giá

Môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Môi giới mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Chính vì lý do đó pháp luật Việt Nam quy định môi giới mại dâm là một loại tội phạm.

Vậy tội Môi giới mại dâm sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu…

Thế nào là môi giới mại dâm?

Mại dâm có thể được hiểu hành hành vi quan hệ tình dục trái pháp luật của một người nào đó nhằm để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình mà dùng những khoản tiền hay lợi ích vật chất khác với người khác để thực hiện hành vi quan hệ tình dục.

Còn môi giới có thể hiểu là người trung gian giữa hai hoặc nhiều người để thực hiện hợp đồng, giao kết, thiết lập quan hệ giữa các bên các nhau. Người môi giới có thể nhận được thù lao bằng tiền hoặc một lợi ích nào đó hoặc không nhận được lợi ích.

Theo khoản 7, Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 thì “môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.”

Cũng theo khoản 1 và 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 thì

– Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

– Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

Từ các phân tích trên có thể hiểu môi giới mại dâm là hành vi cố ý dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua, bán dâm. Hành vi này thường thì bên môi giới sẽ nhận được một lợi ích nào đó.

Các đối tượng môi giới mại dâm ra đứng trước toà
Các đối tượng môi giới mại dâm ra đứng trước toà

TIN LIÊN QUAN>>“Bắt nóng” nhóm cầm đầu đường dây mại dâm quy mô lớn showbiz Việt

Các dấu hiệu pháp lý tội môi giới mại dâm.

Chủ thể của tội môi giới mại dâm là cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác.” Nghĩa là chủ thể của tội môi giới mại dâm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự thì mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Tội môi giới mại dâm có hành vi là dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm. Tức là người nào đó có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người khác để thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm. Dụ dỗ có thể được hiều là hành vi thuyết phục người bán dâm, mua dâm bằng một lợi ích nào đó (tiền bạc, thỏa mãn nhu cầu cá nhân) để đồng ý thực hiện hành vi mại dâm. Còn dẫn dắt có thế là hành vi tiếp cận, hướng dẫn người mua dâm, người bán dâm thực hiện hành vi mại dâm.

Một vụ bán dâm bị phát hiện
Một vụ bán dâm bị phát hiện

Môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Chế tài xử lý được quy định cụ thể, tội môi giới mại dâm được quy định tại điều 328 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  2. a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  3. b) Có tổ chức;
  4. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  5. d) Phạm tội 02 lần trở kên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

  1. e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  5. b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, người có hành vi môi giới mại dâm ngoài bị áp dụng hình thức phạt tù còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 328 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 là từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tình tiết tăng nặng tội môi giới mại dâm

Tội môi giới mại dâm được quy định tại Điều 328 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có ba khung hình phạt tù như sau:

– Khung hình phạt tù thứ nhất: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

-Khung hình phạt tù thứ hai: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với các trường hợp có các dấu hiệu, tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

+ Phạm tội có tổ chức, (có thể hiểu là hành vi đã được bàn bạc thống nhất để thực hiện với nhau);

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt tù thứ ba: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với hai trường hợp sau là đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

Qua các phân tích trên có thể thấy tội môi giới mại dâm khung hình phạt tù có thể lên tới 15 năm đối với các trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xem xét với hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều này.

TIN HOT

Vui Lòng đánh giá

Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

Thi thể người có phải là tài sản được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự; có thể trở thành đối tượng tranh chấp hay tính vào việc chia thừa kế hay không? Quả là câu trả lời rất khó vì vụ việc tranh chấp thi thể và quyền mai táng được xem là hy hữu nhất từ trước đến nay tại Việt Nam…

Khai quật thi thể để xác định nguyên nhân tử vong

Theo nội dung vụ việc, năm 2008, bà TTNS (ngụ xã Đắk Lao) chung sống với ông NBT (ngụ Vĩnh Phúc) và có với nhau hai con. Cả hai đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Đắk Mil.

Tháng 7-2023, ông T qua đời. Gia đình đã tổ chức mai táng cho ông T theo phong tục địa phương. Tuy nhiên, ngày 11-9, Công an tỉnh Đắk Nông nhận được đơn của mẹ ông T (82 tuổi, ngụ Vĩnh Phúc) đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Sau đó, mẹ ông T đã ủy quyền giải quyết vụ việc cho con gái là bà Ng (em ông T).

Qua xác minh ban đầu, xác định trước khi chết, ông T không có dấu hiệu bị tác động ngoại lực; tuy nhiên để khách quan, cơ quan chức năng đã khai quật tử thi để giám định.

Bà Ng đồng ý nhưng yêu cầu giao xác anh bà cho bà đem về quê chôn cất. Tuy nhiên, công an giải thích “khai quật tử thi ở đâu thì chôn lại đó”. Bà Ng đồng ý và tiếp tục yêu cầu tuyệt đối không được lấy mẫu xác định ADN.

Ngày 25-10, cơ quan CSĐT đã khai quật, lấy mẫu vật gửi cơ quan chuyên môn để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông T.

“Đơn tố giác cho rằng ông T chết chưa rõ nguyên nhân, có dấu hiệu tội phạm; người tố giác đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Việc khai quật tử thi có sự giám sát của VKSND cùng cấp” – công an Đắk Nông cho biết thêm.

Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng
Hy hữu tranh chấp thi thể và quyền mai táng

XEM THÊM>>Sập bẫy “mỹ nữ” Bắc Giang qua mạng

Việc đăng ký kết hôn không còn lưu trong hồ sơ

Vợ chồng ông NBT thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Đắk Mil nhưng hiện hồ sơ, sổ sách tại UBND thị trấn không lưu danh sách kết hôn có tên ông T và bà S.

Lãnh đạo UBND thị trấn Đắk Mil khẳng định dù không lưu sổ sách nhưng chữ ký của phó chủ tịch UBND thị trấn Đắk Mil trong giấy chứng nhận kết hôn là chữ ký thật. “Hiện chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra lại để xem có còn lưu lại hay không” – vị lãnh đạo này cho hay.

Bà S cho biết ông T chết do đột quỵ, dù được cấp cứu kịp thời nhưng chồng bà không qua khỏi. “Chồng tôi mới mất hơn ba tháng nên tôi và các con rất đau lòng khi phải khai quật hài cốt. Tuy nhiên, với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc, gia đình đồng ý quyết định của cơ quan điều tra” – bà S chia sẻ.

Bà yêu cầu việc khai quật phải được thực hiện đúng quy định. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục khám nghiệm tử thi phải nhanh chóng chôn cất lại tại vị trí cũ, tuyệt đối không được di chuyển hài cốt hoặc giao cho người khác. Nếu có việc cố tình vi phạm, bà S sẽ đề nghị xử lý về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Bà S cho rằng trước khi chồng bà mất, tình cảm của bà với gia đình bên chồng bình thường. Sau đó, hai bên có khúc mắc về tài sản nên mới phát sinh những yêu cầu đau lòng này.

Bà S cũng không hiểu vì lý do gì mà giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng bà lại không có chữ ký của hai vợ chồng.

Về phía em gái ông T, bà Ng cho biết phía gia đình bà đang chờ kết quả giám định để xác định nguyên nhân tử vong của anh bà. Sau đó, bà kiện để phân chia di sản của anh bà…

Thi thể không phải là tài sản

Luật sư Tạ Quang Tòng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong luật pháp hôn nhân gia đình chưa có quy định về việc khi người thân chết thì người nào sẽ có trách nhiệm chôn cất. Nhưng theo đạo lý thông thường của người Việt Nam, chồng chết thì vợ chôn. Mà pháp luật cũng dựa trên đạo lý này.

Việc cha mẹ đòi đưa con về chôn có thể xuất phát từ mặt tình cảm. Tuy nhiên, chính quyền địa phương thừa nhận có đăng ký kết hôn thì về mặt pháp lý, họ là vợ chồng. Do đó, khi ông T chết, bà S lo tang lễ rồi chôn cất là chuyện đương nhiên.

Theo luật sư Lê Ngô Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất trình tự, thủ tục giải quyết tin báo về tội phạm và an táng người quá cố lại vị trí ban đầu, nếu không có dấu hiệu về tội phạm thì việc giải quyết phải đúng theo trình tự về pháp luật dân sự.

Đầu tiên, phải xác định thi thể người không phải là tài sản được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự để trở thành đối tượng tranh chấp hay tính vào việc chia thừa kế.

Thứ hai, tại Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định “việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Trong trường hợp trên, nếu có cơ sở xác định được về hôn nhân và vợ, con của người quá cố thông qua các tài liệu theo quy định như giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con… thì các yêu cầu không xuất phát từ vợ, con sẽ không có cơ sở xem xét bởi họ không có quyền theo luật định.

Trường hợp các con của người quá cố còn nhỏ, chưa thành niên thì người mẹ (người giám hộ) sẽ thực hiện các quyền này thay cho con mình.

ĐÁNG QUAN TÂM>>Cách đăng ký cấp lại biển số xe online

 

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI