Ví dụ: 29A12345

Search Results for: lừa đảo

Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ

Hãy cùng xuphat.com tìm hiểu về Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ.

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 5/9/2023.

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Nghị định số 55/2023/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2021/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi

1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).

2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

1. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thâm niên thì sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ thì số tháng lẻ được tính tròn số theo nguyên tắc: từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 01 năm, dưới 06 tháng được tính là 06 tháng. Trường hợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến thì được tính từ ngày 01 tháng 7 của năm đó”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 12 như sau:

a) Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 12 như sau:

“c) Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ: mức chi 50.000 đồng/01 mộ thực hiện lấy mẫu”.

b) Sửa đổi khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Lấy mẫu để đối chứng ADN theo dòng mẹ của liệt sĩ (sau đây gọi chung là mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ):

Cơ quan, đơn vị tổ chức đi lấy mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ: nội dung chi được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; hỗ trợ người thuộc diện được lấy mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ: mức hỗ trợ 500.000 đồng/người”.

c) Sửa đổi khoản 3 Điều 12 như sau:

“3. Bảo quản mẫu hài cốt liệt sĩ, mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ còn thiếu thông tin ở dạng thô trong thời gian chờ giám định ADN tại các cơ sở giám định ADN: Mức chi 500 đồng/01 mẫu/01 ngày”.

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 12 như sau:

“4. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN:

a) Giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin là dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực sự nghiệp đảm bảo xã hội được thực hiện bằng phương thức đặt hàng.

b) Mẫu thực hiện giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bao gồm: mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ.

c) Điều kiện đặt hàng:

Đặt hàng cung cấp dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (sau đây gọi tắt là nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN) khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN: là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân, có chức năng cung cấp dịch vụ giám định ADN được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn đặt hàng.

Dịch vụ giám định ADN hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở để đặt hàng.

d) Phương thức thực hiện: đặt hàng.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định đặt hàng dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN.

Căn cứ Quyết định đặt hàng được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) ký Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ giám định ADN với các nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN.

đ) Đơn giá đặt hàng:

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đơn giá tối đa dịch vụ giám định AND xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí thực hiện dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; quyết định đơn giá đặt hàng đảm bảo không vượt giá tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

e) Nội dung đặt hàng:

Số lượng mẫu thực hiện đặt hàng giám định ADN;

Chất lượng dịch vụ giám định ADN;

Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành;

Đơn giá đặt hàng;

Giá trị hợp đồng đặt hàng;

Nguồn kinh phí đặt hàng;

Phương thức thanh toán, quyết toán;

Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm;

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ giám định ADN;

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan đặt hàng;

Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật”.

đ) Sửa đổi khoản 7 Điều 12 như sau:

“7. Vận chuyển mẫu hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ còn thiếu thông tin thanh toán theo thực tế”.

5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 13 như sau:

“a) Hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm. Hình thức hỗ trợ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe do Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng quyết định phù hợp với tình trạng sức khỏe của người có công và đặc thù của đơn vị (bao gồm cả chi bồi dưỡng phục hồi sức khỏe khi đối tượng đi điều trị tại cơ sở y tế)”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 13 như sau:

“5. Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/01 năm”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 13 như sau:

“6. Hỗ trợ phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp người có công tại các cơ sở điều dưỡng, đón tiếp do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý để đảm bảo các khoản chi phí như quy định tại khoản 5 Điều này được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng, đón tiếp thực tế. Mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/01 người/01 lượt điều dưỡng, đón tiếp. Trường hợp các địa phương chưa có cơ sở điều dưỡng thì cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội được phép sử dụng kinh phí này để thuê các cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của khách sạn từ 3 sao trở lên) thực hiện điều dưỡng tập trung”.

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 13 như sau:

“7. Người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện vận chuyển thì được hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm (bao gồm tiền đi lại và tiền ăn) cho bản thân đối tượng và 01 người thân đi cùng (nếu có) từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình, quê quán người có công và theo chiều ngược lại:

Hỗ trợ thanh toán theo hóa đơn, bao gồm vé phương tiện vận tải hành khách công cộng, chứng từ hợp pháp hoặc giấy biên nhận theo quy định của pháp luật; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu; đối với phương tiện máy bay thì được thanh toán tối đa theo giá vé hạng phổ thông tiêu chuẩn và tiền cước hành lý (nếu giá vé chưa bao gồm cước hành lý) theo đơn giá cước hành lý của chuyến đi và khối lượng hành lý nhưng không vượt quá khối lượng hành lý được mang theo của loại vé thông thường khác; hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/lượt.

Trường hợp đối tượng nhận hỗ trợ theo hình thức khoán thì được hỗ trợ với mức 3.000 đồng/km/người theo quãng đường nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/đối tượng và người thân/năm”.

đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 10 Điều 13 như sau:

“a) Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 15 tỷ đồng/công trình, trong đó hỗ trợ tối đa 100% giá trị công trình đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do trung ương và các địa phương chưa tự cân đối ngân sách quản lý, hỗ trợ tối đa 70% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do địa phương tự cân đối ngân sách quản lý”.

e) Sửa đổi khoản 11 Điều 13 như sau:

“11. Chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công:

a) Quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

b) Quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 như sau:

“4. Bố trí kinh phí chi quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trong dự toán ngân sách hằng năm (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tổ chức thực hiện Pháp lệnh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo quản lý chặt chẽ, minh bạch ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

2. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và mức hưởng trợ cấp quy định tại Điều 8, Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

3. Mức chi chế độ điều dưỡng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

4. Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe; cơ sở nuôi dưỡng người có công do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý được hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng những trường hợp này. Nội dung và mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

PHỤ LỤC I

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ)

Đơn vị: đồng

MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG

STT

Đối tượng

Mức trợ cấp, phụ cấp

Trợ cấp

Phụ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và thân nhân

1.1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945:

Diện thoát ly

2.297.000

390.000/01 thâm niên

Diện không thoát ly

3.899.000

1.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ trần:

Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

2.055.000

Vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

1.644.000

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân

2.1

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

2.125.000

2.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần:

Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.153.000

Vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

1.644.000

3

Thân nhân liệt sĩ:

3.1

Thân nhân của 01 liệt sĩ

2.055.000

3.2

Thân nhân của 02 liệt sĩ

4.110.000

3.3

Thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên

6.165.000

3.4

Cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn; con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng

1.644.000

3.5

Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống

2.055.000

4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

6.165.000

1.722.000

Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình

2.055.000

5

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

1.722.000

6

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và thân nhân

6.1

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Phụ lục II

Thương binh loại B

Phụ lục III

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

1.031.000

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng

2.113.000

Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên ở gia đình

2.055.000

Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng ở gia đình

2.640.000

6.2

Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.153.000

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

1.644.000

7

Bệnh binh và thân nhân

7.1

Bệnh binh:

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% – 50%

2.145.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% – 60%

2.673.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% – 70%

3.406.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% – 80%

3.927.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% – 90%

4.700.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% – 100%

5.235.000

Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

1.031.000

Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

2.055.000

Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

2.055.000

Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

2.640.000

7.2

Thân nhân của bệnh binh:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.153.000

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

1.644.000

8

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và thân nhân

8.1

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% – 40%

1.562.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% – 60%

2.610.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% – 80%

3.658.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

4.685.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

1.031.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

2.055.000

Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình

2.055.000

8.2

Thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.153.000

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

1.644.000

Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%

1.233.000

Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

2.055.000

9

Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày

1.233.000

10

Người có công giúp đỡ cách mạng:

10.1

Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được hưởng trợ cấp hằng tháng

2.055.000

10.2

Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp hằng tháng

1.208.000

10.3

Trường hợp người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

1.644.000

11

Trợ cấp ưu đãi hằng tháng khi theo học tại các cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:

11.1

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thân nhân liệt sĩ; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, con của bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên

2.055.000

11.2

Con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 60%; con của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 60%

1.031.000

PHỤ LỤC II

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
(Kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ)

Đơn vị tính: đồng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.384.000

21

41%

2.702.000

2

22%

1.451.000

22

42%

2.766.000

3

23%

1.513.000

23

43%

2.829.000

4

24%

1.580.000

24

44%

2.899.000

5

25%

1.648.000

25

45%

2.965.000

6

26%

1.712.000

26

46%

3.031.000

7

27%

1.777.000

27

47%

3.095.000

8

28%

1.846.000

28

48%

3.161.000

9

29%

1.908.000

29

49%

3.229.000

10

30%

1.977.000

30

50%

3.293.000

11

31%

2.041.000

31

51%

3.361.000

12

32%

2.109.000

32

52%

3.427.000

13

33%

2.174.000

33

53%

3.490.000

14

34%

2.240.000

34

54%

3.557.000

15

35%

2.308.000

35

55%

3.624.000

16

36%

2.371.000

36

56%

3.691.000

17

37%

2.435.000

37

57%

3.753.000

18

38%

2.505.000

38

58%

3.821.000

19

39%

2.571.000

39

59%

3.889.000

20

40%

2.635.000

40

60%

3.953.000

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

41

61%

4.016.000

61

81%

5.335.000

42

62%

4.086.000

62

82%

5.403.000

43

63%

4.148.000

63

83%

5.469.000

44

64%

4.216.000

64

84%

5.532.000

45

65%

4.281.000

65

85%

5.601.000

46

66%

4.349.000

66

86%

5.664.000

47

67%

4.414.000

67

87%

5.728.000

48

68%

4.481.000

68

88%

5.796.000

49

69%

4.547.000

69

89%

5.865.000

50

70%

4.611.000

70

90%

5.932.000

51

71%

4.674.000

71

91%

5.994.000

52

72%

4.743.000

72

92%

6.059.000

53

73%

4.812.000

73

93%

6.127.000

54

74%

4.876.000

74

94%

6.189.000

55

75%

4.943.000

75

95%

6.260.000

56

76%

5.007.000

76

96%

6.324.000

57

77%

5.073.000

77

97%

6.388.000

58

78%

5.136.000

78

98%

6.456.000

59

79%

5.203.000

79

99%

6.522.000

60

80%

5.269.000

80

100%

6.589.000

PHỤ LỤC III

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH LOẠI B
(Kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ)

Đơn vị tính: đồng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.144.000

21

41%

2.222.000

2

22%

1.198.000

22

42%

2.276.000

3

23%

1.249.000

23

43%

2.331.000

4

24%

1.306.000

24

44%

2.383.000

5

25%

1.362.000

25

45%

2.435.000

6

26%

1.413.000

26

46%

2.490.000

7

27%

1.467.000

27

47%

2.538.000

8

28%

1.518.000

28

48%

2.594.000

9

29%

1.575.000

29

49%

2.647.000

10

30%

1.629.000

30

50%

2.702.000

11

31%

1.680.000

31

51%

2.757.000

12

32%

1.736.000

32

52%

2.807.000

13

33%

1.791.000

33

53%

2.864.000

14

34%

1.846.000

34

54%

2.918.000

15

35%

1.899.000

35

55%

3.023.000

16

36%

1.950.000

36

56%

3.076.000

17

37%

2.004.000

37

57%

3.134.000

18

38%

2.060.000

38

58%

3.188.000

19

39%

2.114.000

39

59%

3.239.000

20

40%

2.166.000

40

60%

3.293.000

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

41

61%

3.348.000

61

81%

4.425.000

42

62%

3.401.000

62

82%

4.481.000

43

63%

3.457.000

63

83%

4.531.000

44

64%

3.508.000

64

84%

4.587.000

45

65%

3.563.000

65

85%

4.645.000

46

66%

3.619.000

66

86%

4.695.000

47

67%

3.672.000

67

87%

4.750.000

48

68%

3.723.000

68

88%

4.802.000

49

69%

3.776.000

69

89%

4.859.000

50

70%

3.832.000

70

90%

4.910.000

51

71%

3.889.000

71

91%

4.964.000

52

72%

3.940.000

72

92%

5.019.000

53

73%

3.995.000

73

93%

5.073.000

54

74%

4.048.000

74

94%

5.129.000

55

75%

4.105.000

75

95%

5.181.000

56

76%

4.157.000

76

96%

5.235.000

57

77%

4.209.000

77

97%

5.287.000

58

78%

4.261.000

78

98%

5.340.000

59

79%

4.318.000

79

99%

5.396.000

60

80%

4.374.000

80

100%

5.451.000

PHỤ LỤC IV

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI MỘT LẦN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ)

STT

Đối tượng người có công

Mức trợ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:

1.1

Thân nhân

31,0 lần mức chuẩn

1.2

Người thờ cúng

6,2 lần mức chuẩn

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:

2.1

Thân nhân

15,5 lần mức chuẩn

2.2

Người thờ cúng

6,2 lần mức chuẩn

3

Liệt sĩ

Trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ

20,0 lần mức chuẩn

Hỗ trợ chi phí báo tử

1,0 lần mức chuẩn

4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

20,0 lần mức chuẩn

5

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến

20,0 lần mức chuẩn

6

Người hoạt động cách mạng , kháng chiến , bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

1,5 lần mức chuẩn

7

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế

(Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến)

0,3 lần mức chuẩn/ thâm niên

8

Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến

1,5 lần mức chuẩn

9

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

1,5 lần mức chuẩn

10

Người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

1,5 lần mức chuẩn

Vui Lòng đánh giá

“Nóng: Sẽ đổi 22 triệu giấy phép lái xe ?

Ở Việt Nam theo thống kê hiện có ít nhất 22 triệu giấy phép lái xe. Theo dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải được đổi sang giấy phép lái xe mới. Sau đây là thông tin chi tiết…

Giấy phép lái xe cấp trước ngày 1/7/2012

Trong bản cập nhật mới nhất của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã bổ sung điều khoản: “Giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải được đổi sang giấy phép lái xe mới theo lộ trình do Chính phủ quy định“. Thông tin này thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi số người phải đổi bằng lái xe nhất là xe máy là vô cùng lớn.

Ở Việt Nam theo thống kê hiện có ít nhất 22 triệu giấy phép lái xe
Ở Việt Nam theo thống kê hiện có ít nhất 22 triệu giấy phép lái xe

Một lãnh đạo Phòng Quản lý người lái và phương tiện, Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết: Bộ Công an đã bổ sung điều khoản này căn cứ theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để thuận lợi hơn trong việc quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo ước tính, số lượng giấy phép lái xe được cấp trước ngày 1/7/2012 là khoảng 22 triệu giấy phép. Trong đó 100% là bằng lái xe mô tô.

Ông Thống cho biết 22 triệu giấy phép lái xe này thiếu dữ liệu về ngày tháng sinh nên không thể tích hợp được vào dữ liệu quốc gia về dân cư và các ứng dụng đi kèm (như tài khoản định danh điện tử, ứng dụng VNeID…).

Không giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt
Không giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt

Khi nào áp dụng xử phạt?

Trả lời câu hỏi về lộ trình cấp đổi cho 22 triệu giấy phép lái xe này, lãnh đạo Phòng Quản lý người lái và phương tiện cho biết: khi dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng lộ trình chi tiết.

Trong thời gian này, người dân có bằng lái xe máy cấp trước ngày 1/7/2012 có thể chủ động đi làm thủ tục cấp đổi bằng lái xe mới để tích hợp được bằng lái vào ứng dụng VNeID

TIN NÓNG XEM NGAY>>“Giỡn mặt” với quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cái giá phải trả

XEM THÊM>>Xử phạt thầy dạy lái xe vì không nhường đường cho xe… ưu tiên

Vui Lòng đánh giá

“Giỡn mặt” với quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cái giá phải trả

Những ngày qua, thông tin hàng loạt cán bộ, viên chức, công chức, nhà báo thậm chí lãnh đạo nhiều địa phương bị tổ tuần tra xử lý Cục CSGT Bộ Công an xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông thu hút sự quan tâm lớn của người dân.

Từ những vụ vi phạm liên quan đến những người có chức trách, dư luận lại bàn quyết tâm thực thi các quy định xử phạt tài xế lái xe khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Mời quí vị cùng xuphat.com cùng tìm hiểu câu chuyện nóng này để rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người…

Tổ CSGT Cục CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại Bình Dương
Tổ CSGT Cục CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại Bình Dương

TIN NÓNG >>Cấp dưới nhậu xỉn lái xe, “sếp” đứng đầu có thể bị xử phạt

Khổ lắm nói mãi…

Ai vi phạm phải chịu xử phạt, cho dù người vi phạm là ai, đang làm việc gì. Khi người có chức trách hoặc tài xế của người có chức trách bị thổi phạt, mức độ quan tâm của dư luận cao hơn. Bởi vì họ hiểu hơn người khác về mức độ nguy hiểm của hành vi này, không chỉ là chuyện họ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền mà điển hình về việc xem thường pháp luật về giao thông, coi nhẹ an toàn cho mình và người khác.

Nhưng nhìn ở một góc khác, khi người có chức trách bị thổi phạt và thông tin vi phạm được công khai cho thấy quyết tâm xử lý vi phạm của cơ quan chức năng, mạnh mẽ xử lý, không kiêng dè. Mọi công dân đều công bằng trước pháp luật. Mong là sau khi vi phạm được phát hiện, sai ở mức nào được xử lý đúng mức đó.

Nghĩ rộng hơn, anh tài xế lái xe chở giám đốc bệnh viện hay một anh cảnh sát giao thông vi phạm nồng độ cồn cũng là những ví dụ điển hình cho hàng trăm, hàng ngàn người đã vi phạm lỗi tương tự. Chỉ khác nhau ở chỗ ai từng vi phạm nhưng đã không bị phát hiện. Và số người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn còn cao gấp bội so với tài xế ô tô. Vùng miền nào cũng có người vi phạm, có nam và cả nữ, độ tuổi nào cũng có, nghề nghiệp nào cũng có.

Dân đi nhậu vẫn luôn bất bình trước những thông tin cảnh sát giao thông lập chốt gần quán nhậu. Thử hỏi: nếu mọi người đều chấp hành nghiêm chỉnh “đã uống rượu bia, không lái xe” thì lo gì chuyện bị xử phạt! Còn ngược lại, ai cũng là người vi phạm, chỉ là chưa bị thổi phạt thôi.

Mọi quy định pháp luật đều hướng đến trật tự, lợi ích và an toàn cho xã hội. Khi nghị định 100/2019 có hiệu lực pháp luật, phần lớn người uống rượu bia đã hạn chế lái xe sau khi uống các thứ có cồn. Nhưng ít lâu sau đó, người người lại quên! Cho nên khoan vội cười ai khi mình cũng có lúc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.

Không phải là chuyện ai bị xử phạt bao nhiêu tiền, điều đáng mong đợi nhất là việc dần dần có thêm số đông người không lái xe khi có men.

Chưa nói đến những hệ lụy do say xỉn gây ra về an ninh trật tự và tai nạn giao thông thì việc xử phạt của CSGT cũng chỉ là một trong những cách thực thi pháp luật.

Tốt hơn hết là thay đổi ở mỗi người, dù bạn là ai! Đó là sự thay đổi văn minh và an toàn cho bản thân, gia đình mình, cho xã hội.

 

Thượng tôn pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân
Thượng tôn pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân

TIN HOT>>“Nóng”: Phát hiện thêm nhiều cán bộ, lãnh đạo vi phạm nồng độ cồn

Thủ Tướng yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ say xỉn lái xe,  không có ngoại lệ

Đầu tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Thủ tướng yêu cầu xử lý, xử phạt các vi phạm giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm giao thông; nghiêm cấm lực lượng chức năng “xuê xoa”, bỏ qua trong xử lý, xử phạt vi phạm dưới mọi hình thức.

Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị.

Cương quyết khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm và đối tượng chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Chiến dịch tổng kiểm soát vi phạm giao thông của Cục CSGT sẽ còn tiếp diễn 
Chiến dịch tổng kiểm soát vi phạm giao thông của Cục CSGT sẽ còn tiếp diễn

Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, phải tiếp tục thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý, xử phạt đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn nhằm tạo chuyển biến tích cực, tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe”, trước hết trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đến nhân dân.

Hi vọng, câu chuyện này sẽ giúp cho quý vị, nhất là cán bộ, công viên chức…sẽ có cái nhìn “chuẩn” hơn về qui định xử phạt nồng độ cồn trước khi xảy ra những điều đáng tiếc…

TIN HOT>>Bán lương thực, thực phẩm giả năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

XEM THÊM>>Buôn bán lương thực, thực phẩm năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào? (tiếp theo)

 

 

 

 

Vui Lòng đánh giá

Xử phạt thầy dạy lái xe vì không nhường đường cho xe… ưu tiên

Thêm một vụ việc nóng liên quan xe tập lái thu hút sự quan tâm của dư luận khi cơ quan chức năng vừa xử phạt một thầy dạy lái xe về hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên. Bị CSGT xử phạt, thầy giáo L nói gì mời quí vị cùng xuphat.com theo dõi vụ việc để rút ra bài học kinh nghiệm khi tham gia giao thông đúng luật nếu không muốn nhận cái kết đắng…

Hành vi coi thường Luật lệ giao thông

Ngày 25/9, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, cơ quan chức năng vừa xử phạt một thầy dạy lái xe về hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên.

Hồi 8h18 ngày 24/9, lực lượng dẫn đoàn của Cục CSGT và CSGT tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiệm vụ dẫn đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Khi đến đoạn quốc lộ 2 thuộc xã Thái Long, TP Tuyên Quang, lực lượng dẫn đoàn phát hiện xe ô tô tải tập lái biển số 22C-089.XX phía trước nên ra tín hiệu thông báo nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Xe tập lái phớt lờ tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường của lực lượng CSGT
Xe tập lái phớt lờ tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường của lực lượng CSGT

Dù lực lượng CSGT liên tục phát tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường, nhưng xe tải tập lái vẫn tiếp tục di chuyển và không nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Ngay sau đó, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an Tuyên Quang đã dừng phương tiện trên để kiểm tra, xử lý.

Theo Cục CSGT, xe tải trên thuộc Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe của Công ty TNHH Tâm Anh.

Người điều khiển là N.T.A (SN 1998, học viên tập lái xe), được hướng dẫn trực tiếp bởi ông L.H.L (SN 1981, giáo viên dạy lái xe hạng C thuộc trung tâm nói trên).

Thầy dạy lái xe viết bản tường trình sự việc tại cơ quan Công an
Thầy dạy lái xe viết bản tường trình sự việc tại cơ quan Công an

Thầy giáo dạy lái xe nói gì?

Làm việc với công an, giáo viên L.H.L đã thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình. Ông L tường trình rằng mình có nghe tín hiệu còi đèn ưu tiên từ lực lượng CSGT, nhưng nghĩ sắp đến đoạn rẽ trái phía trên nên đã không nhắc nhở học viên nhường đường.

Cán bộ CSGT đo nồng độ cồn của học viên N.T.A
Cán bộ CSGT đo nồng độ cồn của học viên N.T.A

Công an Tuyên Quang đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông L.H.L về hành vi “Điều khiển xe ô tô không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.

Theo quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 5, Nghị định số 100/2019 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 123/2021), mức tiền phạt đối với hành vi này từ 6-8 triệu đồng, phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

TIN NÓNG>>Thầy giáo dạy lái xe tử vong nữ học viên may mắn thoát chết

 

Vui Lòng đánh giá

Cấp dưới nhậu xỉn lái xe, “sếp” đứng đầu có thể bị xử phạt

UBND tỉnh Nghệ An sẽ xem xét, xử phạt nghiêm minh về trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu có cán bộ, đảng viên vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là lỗi vi phạm nồng độ cồn. Mời quí vị cùng xuphat.com tìm hiểu văn hóa giao thông rất đáng học hỏi từ quê hương Bác…

“Văn hóa giao thông” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn dân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An,  Lê Hồng Vinh đã ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể và huyện, thị trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường chấp hành pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, ATGT trong tình hình mới và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong tình hình mới.

Lực lượng CSGT TP. Vinh điều tiết giao thông. Ảnh: CA
Lực lượng CSGT TP. Vinh điều tiết giao thông. Ảnh: CA

Thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương tăng cường triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp với quyết tâm hình thành “văn hóa giao thông” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn dân.

Gần đây nhất, Bộ Công an đã chỉ đạo thành lập các tổ công tác chủ trì, phối hợp với công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chuyên đề “Tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container” và chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”.

Sau một thời gian ngắn triển khai, các tổ công tác của Bộ Công an đã phát hiện rất nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, trong đó lỗi chủ yếu là vi phạm về nồng độ cồn.

Với tất cả các trường hợp vi phạm, tổ công tác của Bộ Công an đều làm rõ thông tin cá nhân người vi phạm và gửi thông báo xử phạt vi phạm, kiến nghị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm.

Kiên quyết xử phạt “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”

Để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tối đa việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu, các đơn vị tổ chức quán triệt đến 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về trật tự ATGT, nhất là thực hiện nghiêm quy định “đã uống rượu, bia, không điều khiển phương tiện giao thông”.

Công an Nghệ An kiểm tra nồng độ cồn và tiến hành xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô. Ảnh: Hồ Hưng
Công an Nghệ An kiểm tra nồng độ cồn và tiến hành xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô. Ảnh: Hồ Hưng

Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An sẽ xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nếu có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức:

  • Vi phạm pháp luật về trật tự ATGT gây ra tai nạn giao thông, nhất là lỗi vi phạm về nồng độ cồn;
  • Bị tổ công tác của Bộ Công an phát hiện và có văn bản thông báo gửi về cho đơn vị, địa phương quản lý;
  • Khi nhận được văn bản thông báo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật về trật tự ATGT không chỉ đạo xử lý hoặc xử phạt không nghiêm.

Xem thêm >> Phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Công an tỉnh Nghệ An được giao chủ trì, giúp lãnh đạo UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương; chỉ đạo lực lượng CSGT trong quá trình xử lý, xử phạt các vi phạm về giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Vui Lòng đánh giá
xe oto phạt nguộiTRA CỨU
PHẠT NGUỘI